Hôm nay,  

Đôi Đường Khó Vẹn

07/03/200500:00:00(Xem: 4970)
Cảnh Thập Bát người ở huyện Tân thành, tỉnh Hoài dương, làm nghề buôn bán, nên thường bôn ba khắp mọi miền đất nước. Một hôm, Thập Bát đang ngồi chờ hàng của người ta đưa đến, bỗng trông thấy một bà lão đi qua, bèn rúng động tâm can mà nhủ thầm trong dạ:
- Mùa báo hiếu đã gần kề, mà ta mãi miết chạy theo đồng tiền, đến nỗi quên mẹ vẫn còn trên… dương thế, thì thiệt là không phải!
Rồi bồn chồn trong dạ. Ngồi đứng chẳng đặng yên, khiến bao người đẹp đi qua mà chẳng thấy ép phê gì hết cả. Thời may lúc ấy có đôi vợ chồng từ đâu bang đến. Sảng khoái nói với nhau:
- Anh đi thi chuyến này. Nếu mà đỗ đạt, thì em mặc tình sắm… hột sắm ly. Cho đời thêm hương sắc!
Người vợ mừng vui đáp:
- Vợ chồng lấy nhau để làm… khổ nhau. Chớ vui hoài sao đặng" Nay chàng đi học xa, may ra đỗ đạt. Trên thì cha mẹ vẻ vang, dưới thì vợ con cũng thêm phần sung sướng. Nay chàng hãy tạm gác tình nhi nữ, đặng ra sức học hành, để tạo dựng công danh, thì cái sướng kia mới bên ta cho hết đời hết kiếp. Còn như việc phụng thờ cha mẹ. Sớm hỏi tối chào. Miếng ngọt miếng ngon - thì thiếp sẽ vì chữ phu thê - mà chu toàn tới bến!
Thập Bát nghe tới đâu cháy lòng theo tới đó, bèn rộn ràng mà tự nhủ lấy thân:
- Đã là nam tử hán, thì không thể trong cùng một lúc: Vừa phụng thờ cha mẹ, vừa tạo lập công danh. Vậy, nếu muốn vuông tròn hiếu đạo mà tạo được công danh, thì cách hay nhất là… dồn chữ Hiếu lên vai người khác!
Bèn sảng khoái như vất được gánh nặng ngàn cân. Sung sướng nói:
- Dễ dàng như vậy mà lại nghĩ không ra. Thiệt là bết bát!
Ngày nọ, mẹ của Thập Bát là Cảnh thị, đang ngôài tập chia bài. Chợt Thập Bát chạy tới ôm chầm lấy mẹ. Tha thiết nói:
- Mẹ! Tóc đã rẽ phân hai màu đen trắng, mà thành thạo thế này, thì có gọi là phúc ấm của tổ tiên, cũng không gì quá đáng!
Rồi nhìn thẳng vào mắt mẹ. Chậm rãi nói rằng:
- Sáng dọn dẹp nhà cửa. Trưa sửa soạn miếng ăn. Tối lo bầy gia súc, thì còn giờ ở đâu mà lo… xì lo phé"
Cảnh thị rầu rầu đáp:
- Thuở còn sinh tiền. Cha con thường nói với mẹ rằng: "Anh thích xì phé, là tại em đó thôi!". Mẹ bàng hoàng chợt hỏi: "Một bên là thú tiêu khiển. Một bên là nghĩa keo sơn. Làm sao cho giống"" Cha con đáp lại rằng: "Xì phé là… chiến tranh tâm lý. Chơi đòn cân não. Y hệt ở với em. Mần răng mà khác đặng"" Từ đó, mẹ mới để ý tới bộ bài, thì thấy hỉ nộ đau thương đều chất đầy ở trong đó, nên sinh lòng cảm phục, đâm ra chữ phu thê lại mặn nồng ấm áp…
Rồi dõi mắt vào cõi hư không, mà trải phơi bầu tâm sự:
- Cho nên mỗi lần mẹ nhớ cha con, thì phải đi đánh bài, để cảm xúc trong tim, hướng về nơi xa vắng!
Thập Bát cảm động, đáp:
- Mẹ chẳng những chấp nhận cảnh mình không chiếc bóng, mà còn chấp luôn miệng đời dị nghị - hầu đi đánh bài - để thương tưởng về cha, thì nỗi hy sinh ấy đã ra ngoài kim cổ. Đáng cho hậu thế noi theo. Ngàn sau lưu dấu!
Đoạn, móc trong túi xách ra một đôi hài màu đỏ. Một mảnh lụa màu vàng. Một chiếc trâm bằng bạc. Một vòng cẩm thạch đã lên màu biêng biếc, cọng thêm một đống kim ngân, đặt cả lên bàn. Khoan khoái nói:
- Mẹ như trái chín trên cây, biết khi nào rơi rụng" Nên con buồn lòng trộm nghĩ: Một đời mẹ, đã khổ nhọc vì con, thì con không thể để mẹ rầu thêm giây phút! Nay con đem hài, lụa, nữ trang về cho mẹ, đặng mặc ngày đón dâu. Cho thêm phần thích thú!
Cảnh thị bỗng giật nẩy người. Ngơ ngác nói:
- Đàn ông! Một khi đã có vợ, thường thương… vợ hơn là thương mẹ. Cho nên, mẹ chẳng thà thấy con mình thân trơ trụi - hơn là vui bề chăn gối - mà bỏ mẹ bơ vơ. Mặc cho bão táp mưa sa chẳng hoài quan chi tới!
Thập Bát. Một tay tìm vai mẹ. Một tay cầm bộ bài. Đắn đo nói:
- Mẹ muốn đánh bài thì phải có giờ, mà muốn có giờ thì phải có… dâu, để trong ngoài vén khéo.
Rồi lặng im một chút cho ý kia thấm đượm vào lòng, lại từ từ nói tiếp:
- Mẹ còn tỉnh táo được bao lâu nữa để mà theo bài theo bạc" Sao lại phí thời gian dễ dàng đến như thế"
Cảnh thị ngẩn mặt ra mà suy nghĩ, rồi từ tốn đáp:
- Phàm ở đời! Được cái này phải chịu thiệt cái kia. Chớ song toàn sao đặng!
Thập Bát biết là chuyện đã thành hơn phân nửa, bèn cẩn thận nói:
- Con bận chuyện mưu sinh, nên thường hay vắng nhà, thành thử vợ sẽ ở gần mẹ chớ chẳng phải gần con. Đúng vậy hay chăng"
Cảnh thị bùi ngùi đáp:
- Đúng!
Thập Bát lại hỏi:
- Ở gần với nhau mà tính tình không hạp. Nguýt háy liên miên, thì thiên đường bỗng hóa thành địa ngục. Đúng vậy hay chăng"
Cảnh thị gật gù đáp:
- Đúng!
Thập Bát hỏi hai câu đều ngon lành xuôi rót, nên mát tận tâm can. Khẳng khái nói rằng:
- Dâu ở gần mẹ. Mẹ ở gần dâu. Vậy mẹ chọn dâu ắt ngon lành hết ý!
Cảnh thị lặng người đi mà suy nghĩ. Mãi một lúc sau mới chợt nói rằng:

- Mẹ thương tưởng về cha mà đi đánh bài. Dâu hiếu thảo với mẹ mà cùng đi theo ngó. Con nhất lòng yểm trợ. Thiệt là hồng phúc của tổ tiên. Cho đời sau vui thú!
Rồi mắt tựa sao sa. Miệng nở nụ cười. Tươi tắn nói:
- Uyển Nhi, họ Đoàn, ở cùng thôn với ta, đúng là người mà mẹ con ta cùng trông ngóng.
Thập Bát nghe mẹ nói vạäy, liền lấy làm lạ. Mau mắn nói:
- Uyển Nhi có gì mà mẹ ưng"
Cảnh thị hài lòng đáp:
- Họ Đoàn nghèo hơn ta, là một cái hay. Nó là con một, nên gia sản sẽ về tay ta hết ráo, là hai cái hay. Nó thích đánh bài, nhưng không bao giờ đánh lớn, để tỏ lòng cần kiệm, là ba cái hay. Với ba cái hay đó, đã đủ làm dâu nhà ta vậy!
Ngày nọ, Thập Bát đi buôn vải ở Hàng châu. Chẳng may rơi từ cầu tàu xuống đá, khiến chẳng biết trời trăng mây nước gì hết cả. Lúc đưa về nhà, Cảnh thị liền cho mời đại phu đến lo thang thuốc, nhưng đã mấy tuần qua, mà bệnh tình vẫn chưa có chiều thuyên giảm. Cảnh thị lo lắng nói:
- Thuốc uống cũng nhiều. Tiền tốn cũng khá, mà bệnh vẫn y nguyên, là cớ làm sao"
Đại phu rầu rầu đáp:
- Phước chủ may thầy. Nay chủ còn ít… phước, thì thầy may đặng hay sao"
Rồi buồn bã đứng lên. Ảo não nói rằng:
- Sâm ngàn năm đã uống. Nhung trăm tuổi đã vô, mà bệnh vẫn… trơ gan cùng tuế nguyệt, thì gia chủ hãy mần ngay tính tới. Lo hậu sự cho xong. Kẻo sự việc xảy ra khó bề cho tính toán!
Cảnh thị, theo lời dặn của đại phu, liền móc… mô bai ra mà nói chuyện. Được đâu một lát, thì mọi việc trong ngoài đã ngon lành đâu vô đó. Chỉ chờ… thác nữa mà thôi. Rồi chẳng mấy ai học được chữ ngờ. Thập Bát. Mê man cả tháng. Chợt mở mắt ra. Gọi vợ đến, mà nói rằng:
- Té một phát mà duyên nợ đứt đôi. Thiệt là tức chết!
Đoạn, nắm lấy bàn tay của Uyển Nhi. Thận trọng nói:
- Lấy chồng, để tìm nơi nương tựa. Nay chồng bỗng chết đi, thì phải tức tốc tựa nương vào nơi khác. Nàng có hiểu vậy chăng"
Uyển Nhi mắt tràn lệ. Khe khẻ gật đầu. Bát thấy vậy, mới tà tà nói tiếp:
- Sớm chiều phải vĩnh quyết nhau. Sau khi ta chết, thì thủ tiết hay tái giá là tùy nàng, nhưng có thể vì tình mà nói rõ được chăng"
Uyển Nhi bỗng nghèn nghẹn, đến nỗi lời không thoát khỏi bờ môi, khiến Bát không dằn lòng được. Gấp rút nói:
- Thủ tiết cố nhiên là tốt, mà tái giá cũng là thường tình. Cứ nói một lời minh bạch, thì có hại gì đâu. Sao lại để trong tâm cho lòng thêm vướng mắc" Lại nữa. Ta với nàng sắp hai đàng cách biệt. Nàng mà thủ tiết, thì ta hả lòng. Nàng mà tái giá, thì ta đặng yên tâm, để khỏi vấn vương gì đến nữa!
Uyển Nhi liền kéo vạt áo lau nước mắt. Ấp úng nói:
- Chàng chết, thì lấy ai cấp dưỡng mà đi đánh bài. Thủ tiết được hay sao"
Bát nghe vậy liền nắm chặt tay vợ. Khổ sở nói:
- Mẹ ta tuôåi già sức yếu, mà chẳng chịu… đi, khiến tự tâm can dâng tràn lên lo lắng. Ta rùng mình chợt nghĩ: Nếu một mai nàng làm dâu người khác - để mẹ một mình - đến nỗi không còn người phụng dưỡng đón đưa, thì sao có thể ngậm cười nơi chín suối"
Nói rồi, nước mắt tuôn tràn ra cả gối, khiến Uyển Nhi chưa biết tính sao. Chợt nghe Thập Bát rì rì nói tiếp:
- Sống một ngày cũng nên tình nên nghĩa. Huống chi ta với nàng đã qua mấy mùa lá rụng. Nay ta có một thỉnh cầu. Có đặng hay chăng"
Uyển Nhi từ từ đáp:
- Tùy thuộc thiếp có làm được hay không. Chớ không thể hứa tùm lum tứ tán!
Thập Bát thở hắt ra mấy cái. Khó nhọc nói rằng:
- Tre già khóc măng non. Đó là tình cảnh của mẹ con ta mà nàng đã biết. Thôi thì nàng chịu khó phụng dưỡng mẹ ta, cho đến ngày bà đứt bóng, rồi hãy lấy chồng, thì ân nghĩa ấy nguyện đời sau báo đáp.
Uyển Nhi ngẫm nghĩ một chút, rồi quyết liệt nói rằng:
- Thiếp không sống bằng quá khứ, cũng chẳng sống ở tương lai, mà sống cho giây phút đang bày ra trước mắt. Chàng! Từ ngày làm chồng thiếp đến nay, đã mấy khi cho thiếp hiểu thấu tình phu phụ" Phận sự của thiếp là cầm bài cho mẹ, rồi hầu hạ sớm hôm. Chớ thực ra, thiếp chẳng thấy sự yêu thương nào từ chàng hết cả. Đã nhiều hôm tăm tối. Thiếp tiếc rẽ đời mình, bởi đã trao duyên nhằm người không biết quý - đến độ coi tiền hơn cái nghĩa tào khang - rồi bảo thiếp thương mần răng mà thương được"
Rồi ngừng một chút để thở, lại ào ào nói tiếp:
- Thiếp còn tuổi thanh xuân. Nay muốn làm lại đời mình. Quyết không vì một chút yếu mềm, mà khổ sở nữa đâu! Có điều. Thiếp dẫu xuất thân từ gia đình nghèo khó - nhưng cũng hiểu đạo Thánh hiền - nên sẽ phụng dưỡng mẹ già cho đến ngày mãn tang, rồi đường ai nấy cuốn…
Đoạn, nhìn thẳng vào mắt của Thập Bát. Cẩn trọng nói rằng:
- Nếu chàng linh thiêng, thì hãy đưa mẹ về với tổ tiên, trong lúc thiếp đang còn tang chế, để tiện đường lo liệu. Chớ lỡ một mai thiếp vui vầy duyên mới, thì chẳng thể nào lo… khúc cuối được đâu!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.