Hôm nay,  

Việt Nam: Căn Nhà Vỡ Móng, “tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản” Là Cái Chi Chi?

29/02/200800:00:00(Xem: 8390)

Hoa Thịnh Đốn.- Muốn có căn nhà vững thì không những phải cần có nền tốt mà tường cũng phải cứng để cho cột, kèo bám vào chống giông bão.  Đảng cầm quyền cũng vậy, muốn trụ vững thì lãnh đạo phải có tài, hết lòng phục vụ Tổ quốc, được nhân dân hết lòng ủng hộ và bảo vệ. Cán bộ, đảng viên  thì phải biết mình từ đâu mà ra nên không thể sống xa dân và không được phép xâm phạm quyền lợi của người dân.

Nhưng đảng Cộng sản Việt Nam có  làm được  như thế không"

Để trả lời, hãy nghe Nộng Đức Mạnh nói về tình trạng cán bộ, đảng viên bây giờ : “So với yêu cầu phát triển đất nước, thì công tác tổ chức xây dựng Đảng còn những hạn chế, yếu kém cần khắc phục: Việc sắp xếp, kiện toàn hệ thống tổ chức đã có chuyển biến tích cực, nhưng còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả về tổ chức, bộ máy sau khi sắp xếp, hợp nhất.

Tổ chức cơ sở Đảng ở một số loại hình doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan hành chính sự nghiệp còn lúng túng về tổ chức và phương thức hoạt động. Không ít cơ sở đảng yếu kém, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu thấp, sinh hoạt đảng và quản lý đảng viên lỏng lẻo, nội dung sinh hoạt nghèo nàn; tự phê bình và phê bình yếu. Việc đánh giá tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên vẫn chưa thực chất, còn hình thức. Nhiều khuyết điểm, yếu kém trong công tác cán bộ chậm được khắc phục..” (Diễn văn tại Hội nghị cán bộ toàn quốc về công tác tổ chức xây dựng Đảng đã bế mạc sáng qua 26-2, tại Hà Nội). 

Những yếu kém này cũng là những “yếu kém” mà mọi người Việt Nam, trong và ngoài nước, đã được nghe Mạnh nói từ khóa đảng IX khi lên thay Lê Khả Phiêu nắm Tổng Bí thư chứ không mới mẻ gì. Nhưng khi phải làm lại việc đáng lẽ  đã phải xong từ lâu thì điều này có nghĩa lệnh trên không được dưới nghe theo  nên nghiêm trọng hơn trước đây.

Bằng chứng là Mạnh đã ra lệnh Công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2008 phải nhắm vào việc “xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, gương mẫu; cán bộ, đảng viên phải "nói đi đôi với làm", không thể "nói một đằng, làm một nẻo".

Như vậy rõ ràng là cán bộ, đảng viên đã chẳng coi lời nói của người đứng đầu đảng ra gì. Từ Đại hội đảng IX đến Đại hội đảng X, người dân trong nước đã phải nghe đến mỏi tai câu răn cán bộ, đảng viên phải  “nói đi đôi với làm” của Mạnh đến hàng trăm lần, ấy là chưa kể nhiều lần khác của Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Nước và của Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng.

Nhưng tại sao lại có hiện tượng kẻ dưới dám coi thường lệnh cấp trên đến thế" Ngay cả lệnh của Bộ Chính trị, Cơ quan tối cao của đảng cấm đảng viên không được nói và hành động ngoài Cương lĩnh, Điều lệ  đã có từ khóa VIII  thời Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí thư mà còn  bị coi thường thì kỷ cương của đảng cầm quyền bây giờ ở đâu"

Tính nghiêm trọng của tình hình này không nhỏ nên một lần nữa, Mạnh phải ra lệnh: “Toàn Đảng và mọi cán bộ, đảng viên phải nói và làm theo đúng Cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết của Đảng, kiên quyết đấu tranh chống mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch để bảo vệ Đảng, giữ vững bản chất của Đảng. Phải giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, trước hết là ở cơ quan lãnh đạo, coi đó là yếu tố có ý nghĩa quyết định thành bại của nhiệm vụ lãnh đạo.”

“Các thế lực thù địch” này ở đâu, bên ngoài hay ngay trong nội bộ đảng, mà lúc nào cũng thấy Mạnh đề cập đến như một hiểm họa cấp thời mỗi khi phải đối phó với  những khó khăn trong nội nộ"

Chẳng hạn như lần này Mạnh lại kêu gọi tòan đảng phải: “Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, đồng thời thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, thực hiện chính sách cán bộ một cách nhất quán, công bằng…. Đối với những nơi có biểu hiện mất đoàn kết, cần phải tìm đúng nguyên nhân và có biện pháp xử lý phù hợp.”

Mạnh còn ra lệnh: “Phải xử lý kịp thời những nơi mất đoàn kết, kể cả biện pháp tổ chức, không để kéo dài, làm cho tình trạng mất đoàn kết càng trầm trọng hơn… Có các biện pháp kiên quyết đấu tranh và xây dựng những thiết chế cần thiết để chống việc "chạy chức, chạy quyền", động cơ vụ lợi, cá nhân trong công tác cán bộ…Thực hiện nghiêm Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Phòng, chống tham nhũng gắn với thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.”

Tất cả những yếu kém này của cán bộ, đảng viên đã “xưa như trái đất” mà vẫn được Mạnh làm mới lại trong hòan cảnh bây giờ, sau hơn 20 năm đổi mới, qủa  là điều đáng phải suy nghĩ về tình trạng suy thoái của đảng CSVN.NHẮM MẮT MÀ ĐI

Ấy thế mà trong cái ngày gọi là “ kỷ niệm trọng thể 160 năm ngày xuất bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do CMác và Ph.Ăngghen- hai nhà tư tưởng vĩ đại khởi thảo” mới được tổ chức ở Hà Nội, Đào Duy Quát, Phó Trường Ban Khoa giáo Trung ương của đảng CSVN vẫn có thể ngoan cường loạn ngôn: “Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, là tổn thất vô cùng nặng nề, nhưng đây không phải là sự “cáo chung của chủ nghĩa xã hội”, nó chỉ càng làm nổi bật hậu quả của một loại mô hình duy trì quá lâu những khiếm khuyết, biến dạng đã dẫn chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào trì trệ, khủng hoảng và cũng chỉ rõ hai nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tổn thất nặng nề này là:Đường lối chính trị sai lầm của một số đảng công sản cầm quyền cũng như tính nguy hiểm của chiến lược diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch.Biến cố này càng chứng minh cho sự đúng đắn của tư tưởng mácxít về tính phức tạp, khó khăn lâu dài của thời kỳ quá độ từ xã hội tư bản lên xã hội cộng sản nói chung , quá độ bỏ qua xã hội tư bản lên xã hội cộng sản nói riêng.”

Quát viết tiếp: “Thực tiễn của Việt Nam, Trung Quốc và một số nước khác hiện nay vẫn đang vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, cải cách, mở rộng giao lưu hội nhập và hợp tác quốc tế chính là bằng chứng sinh động, vững chắc khẳng định cho tính chân lý của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng của Mác, Ăngghen về quá độ từ xã hội tư bản lên xã hội cộng sản trong Tuyên ngôn.”

Quát nói trơn tru như vòi nước chảy. Nhân dân nhà nước  Nga đã khốn khó trong 70 năm mà vẫn chưa sao tìm thấy được thiên đàng Cộng sản  nên họ đã  vùng lên làm cách mạng năm 1991 để được sống chung với Tư bản Chủ nghĩa.Ở Việt Nam cũng vậy. Cuộc Đổi mới của Nguyễn Văn Linh và Đại hội VI năm 1986  là một quyết định tự cứu lấy mình để tồn tại. Từ việc phủ nhận chủ trương kinh tế Cộng sản trung ương tập quyền,bao cấp, không thừa nhận kinh tế tư nhân đến quyết định mở cửa, thừa nhận kinh tế gia đình, mời gọi đầu tư từ bên ngoài, hợp tác, bang giao với các nước, kể cả nước cựu thù địch Hoa Ky, là đảng CSVN đã lột xác để mặc nhiên thừa nhận tính siêu việt của Tư bản.

Dù rằng bây giờ đảng Cộng sản vẫn trương Cờ đỏ, Sao vàng nhưng trong lòng mỗi đảng viên, từ Tổng Bí thư trở xuống, ai cũng đã bị “diễn biến hòa bình” hóa giải. Cho nên càng “quá độ” lên Cộng sản, người Cộng sản Việt Nam càng lùi xa nó như thực tế của thời kỳ Đổi mới đã chứng minh.

Đến lượt Nguyễn Đức Thắng, Thượng tá, Thạc sĩ, của Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự (Bộ Quốc Phòng) còn huyênh hoang “qúa độ”  trên Báo điện tử đảng: “Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam 78 năm qua đã trực tiếp tham dự vào việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin. Mỗi bước ngoặt lịch sử của cách mạng, Đảng ta luôn vững vàng bản lĩnh chính trị, kiên quyết đấu tranh ngăn ngừa và khắc phục mọi biểu hiện và ảnh hưởng của chủ nghĩa giáo điều, cơ hội, xét lại. Đồng thời, Đảng ta không ngừng quan tâm đến công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn; luôn coi trọng giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc; thường xuyên chăm lo đến xây dựng đội ngũ đảng viên, cán bộ có đức và tài, “hồng” và “chuyên” theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đó là sự trung thành và vận dụng sáng tạo của Đảng ta, là sự hiện thực hóa một cách sinh động những nội dung cơ bản “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” vào đất nước Việt Nam thân yêu, nhằm thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.”Thử hỏi Nguyễn Đức Thắng: Nếu Tuyên ngôn của đảng Cộng sản” ngoại lai kia được Hồ Chí Minh nhập cư vào Việt Nam là nhằm thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”  thì bây giờ đã có chưa" Sau 78 năm đổ máu mà vẫn chưa đến được “ngưỡng cửa của thiên đàng Xã hội Chủ nghĩa Cộng sản” thì đến bao giờ đảng và Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mới đưa dân  đến đó"

Bằng chứng của những lời hứa hão huyền đã chứng minh: Sau 2 cuộc chiến tranh phiêu lưu giết hại đồng bào, nước Việt Nam hoa gấm chỉ còn lại là một mảnh đất bị tàn phá, nghèo nàn, chậm tiến.

Dù bây giờ không còn chiến tranh, không còn một bóng quân lính ngoại quốc nào, nhưng đất nước vẫn không được “tòan vẹn lãnh thổ”, vì đảng CSVN đã chịu để cho Tầu Bắc Kinh  chiếm đất trên đất liền và vùng Biển đông. Thái độ mập mờ, giấu nhẹm sự thật trong Hiệp ước biên giới với Tầu năm 1999, điển hình như không chịu công bố Bản đồ chứng minh, cũng như sự “phản kháng lấy lệ” của Hà Nội trong vụ Tầu chiếm đảo Hoàng Sa năm 1974 và đang lăm le chiếm nốt phần còn lại của Trường Sa đã chứng mình đảng CSVN không có khả năng “giữ Nước và dựng Nước”.

Như vậy thì những lập luận giáo điều, bảo thủ, chũi đầu xuống cát của hai cái loan tuyên truyền Đào Duy Quát và Nguyễn Đức Thắng có giúp làm tốt hơn những xấu xa trong đảng đã được Nông Đức Mạnh nói ra tại Hà NộI ngày 26-2 (2008) vừa qua không "

Tất nhiên là không, vì nếu có thì căn nhà của đảng CSVN đã không vỡ móng như  bây giờ. 

“Tuyên ngôn của đảng Cộng sản” cũng vậy.  Nó đã bị nhân dân Nga và các dân tộc yêu chuộng tự do, dân chủ vứt vào sọt rác mà đảng CSVN vẫn coi đó là “chiếc gậy thần”   để  bám vào cầm quyền thì chỉ có những người mắc bệnh tâm thần mới  làm  như thế. -/-

(02/08)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
Xem ra thì người Mỹ, không ít, đang chán tự do và nước Mỹ đang mấp mé bên bờ vực của tấn thảm kịch mà nước Đức đã sa chân cách đây một thế kỷ khi, trong cuộc bầu cử năm 1933, trao hết quyền tự do cho Adolf Hitler, để mặc nhà dân túy có đầu óc phân chủng, độc tài và máu điên này tùy nghi định đoạt số phận dân tộc. Mà nếu tình thế nghiêm trọng của nước Đức đã thể hiện từ trước, trong cương lĩnh đảng phát xít cả khi chưa nắm được chính quyền thì, bây giờ, với nước Mỹ, đó là Project 2025.
Từ 20 năm qua (2004-2024), vấn đề hợp tác giữa người Việt Nam ở nước ngoài và đảng CSVN không ngừng được thảo luận, nhưng “đoàn kết dân tộc” vẫn là chuyện xa vời. Nguyên nhân còn ngăn cách cơ bản và quan trọng nhất vì đảng Cộng sản không muốn từ bỏ độc quyền cai trị, và tiếp tục áp đặt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh “làm nền tảng xây dựng đất nước”...
Cái ông Andropov (“nào đó”) nghe tên cũng có vẻ quen quen nhưng nhất thời thì tôi không thể nhớ ra được là ai. Cả ủy ban nhân dân Rạch Gốc và nhà văn Nguyên Ngọc cũng vậy, cũng bù trất, không ai biết thằng chả ở đâu ra nữa. Tuy vậy, cả nước, ai cũng biết rằng trong cái thế giới “bốn phương vô sản đều là anh em” thì bất cứ đồng chí lãnh đạo (cấp cao) nào mà chuyển qua từ trần thì đều “thuộc diện quốc tang” ráo trọi – bất kể Tây/Tầu.
Việt Nam và Trung Quốc đã ký 14 Văn kiện hợp tác an ninh Chính trị, Kinh tế-Thương mại và Văn hóa-Báo chí trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư Tô Lâm từ ngày 18 đến 20/08/2024. Trong số này, Văn kiện kết nối và thiết lập 3 Tuyến đường sắt giữa hai nước được gọi là “anh em” đã giúp Trung Quốc liên thông ra Biển Đông và bành trướng thế lực kinh tế...
Tại Campuchia, kênh đào Phù Nam Techo, trị giá 1,7 tỷ USD sẽ kết nối Phnom Penh và Vịnh Thái Lan, tượng trưng cho niềm tự hào dân tộc, an ninh và kết nối thương mại quốc tế. Người ta có thể cảm thấy như thế qua lời tuyên bố của Thủ tướng Campuchia Hun Manet và của ông Hun Sen, trong cương vị cố vấn, người đã chuyển giao quyền lực từ cha sang con vào năm ngoái...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.