ASEAN Và Nhân Quyền
Vi Anh
Thông tín viên của đài phát thanh Quốc tế Pháp RFI tại Bangkok, là Arnaud Dubus nhận định về ASEAN và Nhân Quyền như sau «Nhân quyền khó mà được cải thiện trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á-ASEAN. Thật là hài hước là một năm sau việc thành lập Ủy ban Nhân quyền ASEAN, các vụ vi phạm những quyền cơ bản của con người lại lộ rõ hơn bao giờ hết.” Sau đây là hai thời sự khá chấn động liên quan đến hành động phản nhân quyền của hai thành viên của ASEAN là vương quốc Thái Lan và nhà cầm quyền của CS Hà nội.
Thứ nhứt, sự việc do Arnaud Dubus dẩn chứng trên RFI của Pháp, theo yêu cầu của nhà cấm quyền Việt Nam CS, Thái Lan đã chấp nhận ngăn chặn một cuộc họp báo về nhân quyền. Tin VOA của Mỹ, Thái Lan đã từ chối không cho phép 2 nhà hoạt động cho nhân quyền, Ông Võ Văn Ái và bà Penelope Faulkner nhập cảnh Thái Lan để ngăn cản họ không thể tổ chức một cuộc họp báo về một bản phúc trình về Việt Nam tại một cuộc họp báo ở Câu lạc bộ Phóng viên nước ngoài của Thái Lan.
Nhiều dư luận. phản ứng phê bình Thái Lan và CS Hà nội. Việc Thái Lan chiều TC trước những đòi hỏi không để cho Đức Đạt Lai Lạt Ma vào Thái Lan – là chuyện thường. Nhưng việc Thái lan nhượng bộ VC, một cựu thù trong Chiến tranh VN – là một chuyện mới lạ. Từ vụ Hà nội đòi dẩn độ Lý Tống về VNCS để xét xử, Thái Lan thường phớt tỉnh coi như không có Việt Cộng.
Ông Souhayr Benhassan chủ tịch Liên Đoàn Quốc Tế Nhân Quyền, đồng tác giả bản báo cáo nhận định rằng: "Thật là đáng ngại: điều này cho thấy là không thể đề cập đến tình hình nhân quyền Việt Nam tại Việt Nam mà nói ở những nước lân cận cũng không được".
Vụ thứ hai, là vụ VNCS hôm 1-9-2010 tuyên bố sẽ phản đối mọi quyết định của Liên Hiệp Quốc cấp quy chế tỵ nạn chính trị cho số giáo dân Cồn Dầu chạy sang Thái Lan lánh nạn sau cuộc đàn áp đẫm máu của công an hồi tháng 5. 34 giáo dân Công Giáo này đã tới thủ đô Bangkok của Thái Lan và xin Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc UNHCR cho họ được hưởng quy chế tỵ nạn chính trị. Hà nội vẩn cứ cái mững cũ chối bai bải, nói ở VN không có ai bị bắt ví lý do chánh trị, tôn giáo mà chỉ sai phạm luật pháp thôi. Trường hợp xảy ra tại Giáo xứ Cồn Dầu là hòan tòan không liên quan gì tới tôn giáo,Phát ngôn viên của Bộ Ngọai giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga, lên tiếng như vậy với Thông tấn xã Đức Quốc DPA hôm thứ Tư 1-9. Do đó, theo Bà Nga “mọi quyết định công nhận công dân Việt Nam là người tỵ nạn chính trị là vô căn cứ và không thích hợp”.
Dù cả nước VN, hàng ba triệu người Mỹ gốc Việt và cả Quốc Hội Mỹ đều biết qua cuộc điều trần hồi tháng 8 vừa rồi, thân nhân của giáo dân Cồn Dầu lên tiếng trước một Ủy ban của Quốc Hội Hoa Kỳ rằng công an đã đánh đập người thân họ, và một giáo dân, ông Nguyễn Thành Năm, bị công an đánh chết trong đồn. Tất cả đều muốn được tự do hành đạo. Và họ phải rời bỏ đất nước vì bị đàn áp, đe dọa.