PARIS -- Chính phủ CSVN vừa trả tự do cho 6 tù nhân lương tâm vì áp lực quốc tế, nhưng thực tế vẫn còn nhiều hồ sơ đàn áp, giam cầm, quản thúc trái phép những vị lên tiếng kêu gọi nhân quyền và tự do tôn giáo -- trong đó có cả việc quản thúc 2 vị Hòa Thượng lãnh đạo Giáo Hội PGVNTN là HT Huyền Quang và HT Quảng Độ.
Bản Thông Cáo Báo Chí hôm 1-2-2005 từ Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam nêu lên tình hình này như sau.
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam chào đón tin ân xá các tù nhân vì lương thức tại Việt Nam nhân dịp Tết Ất Dậu, 2005
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam hân hoan chào đón tin ân xá một số các tù nhân chính trị và tù nhân vì lương thức nhân dịp Tết Ất Dậu, 2005, và xin tỏ lòng tri ân cộng đồng thế giới, Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền quốc tế ; đặc biệt là Chính phủ và Quốc hội Hoa Kỳ, Liên hiệp Châu Âu và Quốc hội Châu Âu đã không ngừng lên tiếng và vận động hết mình cho việc trả tự do này.
Một điều có tính quyết định là sự kiện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ liệt kê Việt Nam vào danh sách đen của "các quốc gia cần đặc biệt quan tâm" vì đàn áp tôn giáo quy mô hôm 15.9.2004. Sự gia hạn đến ngày 15.3.2005 cho Việt Nam thay đổi chính sách, trước khi Hoa Kỳ lấy thái độ dứt khoát trên các biện pháp chế tài, là áp lực mạnh mẽ đối với Hà Nội. Nhất là còn có thêm những áp lực đến từ Liên hiệp Châu Âu.
Tại Thượng đỉnh Á Âu ASEM lần thứ 5 ở Hà Nội đầu tháng 10 năm ngoái (2004), 109 vị Dân biểu Quốc hội Châu Âu viết thư ngỏ yêu sách Liên hiệp Châu Âu phải đưa ra thảo bàn tại Thượng đỉnh vấn đề đàn áp tôn giáo và nhân quyền, đồng thời trao một danh sách các tù nhân chính trị phải được trả tự do. Danh sách do Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam cung cấp trong chuyến đi thông tin, vận động các vị Dân biểu Quốc hội Châu Âu tại Brussels trung tuần tháng 9.2004. Đa số các vị được trả tự do nằm trong danh sách này. Sau đây là một số trường hợp nếu cư ngụ trong các nước văn minh, dân chủ, tất chẳng bao giờ bị bắt bớ để phải lãnh những bản án quá nặng nề làm điêu đứng cuộc đời họ :
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế bị bắt tháng 3.2003, đưa ra xử tháng 7.2004 với án tù 30 tháng vì tội chuyển tư liệu ra nước ngoài bằng đường Internet, gọi là "tội lợi dụng các quyền tự do, dân chủ". Theo nguyên tắc Bác sĩ Quế sẽ mãn hạn tù vào tháng 9 năm nay.
Thượng tọa Thích Thiện Minh, thế danh Huỳnh Văn Ba, lãnh hai án chung thân vào năm 1979 và 1986 vì lý do tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đòi hỏi cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ. Do áp lực quốc tế, năm ngoái Thượng tọa được giảm án xuống 20 năm tù. Năm nay Thượng tọa 51 tuổi, bị bắt lúc 25 tuổi, vì phản đối việc nhà cầm quyền cưỡng chiếm ngôi chùa do Thượng tọa làm trú trì ở Bạc Liêu, rồi đưa máy ủi đất san phẳng chùa làm công viên. Năm 1979 bị kết án chung thân với tội danh "âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân". Năm 1986 bị kết án chung thân lần thứ hai vì trốn trại. Năm 1995, Thượng tọa gửi đến Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam một thỉnh nguyện thư yêu sách cho nhân quyền, dân chủ Việt Nam và bỏ điều 4 trên Hiến pháp với gần 200 chữ ký của tù nhân trong trại Xuân Lộc. Sang tháng 5.1996, Thượng tọa lại cùng với 200 tù nhân chính trị đấu tranh tố cáo điều kiện giam giữ bất nhân, yêu sách cải thiện chế độ nhà tù cho tù nhân chính trị. Các sự kiện này đã được Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam công bố trước Ủy ban Nhân quyền LHQ ở Genève gây xúc động và tạo áp lực khiến Nhà cầm quyền cộng sản phải thay ban điều hành quản lý trại và cải thiện chế độ nhà tù. Nhưng nhiều tù nhân lên tiếng đấu tranh cùng Thượng tọa Thiện Minh bị chuyển sang trại K1 trong rừng sâu, bị biệt giam, còng xích chân tay suốt ngày qua hàng năm ròng. Ngày 2.12.1997, Ủy ban Nhân quyền LHQ tuyên dương Thượng tọa Thích Thiện Minh là người tù bị bắt bớ trái phép. Tháng 10.1998, Giáo sư Abdelfattah Amor, Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm tự do tôn giáo sang Việt Nam điều tra đến thăm Thượng tọa. Nhưng công an đã không ngừng can thiệp để cắt lời Thượng tọa kể cho Giáo sư Amor về tình trạng giam giữ khắc nghiệt, lao động đến kiệt sức, xem tù nhân như người nô lệ, khiến Giáo sư Amor đành phải bỏ dở cuộc trao đổi. Theo nguyên tắc thì Thượng tọa sẽ mãn hạn tù vào năm 2006.
Linh mục Nguyễn Văn Lý bị bắt vào tháng 5.2001, bị kết án 15 năm tù và 5 năm quản chế vào tháng 10.2001 vì tội gửi tham luận về tình trạng đàn áp tôn giáo cho cuộc điều trần do Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ tự do tôn giáo trên thế giới tổ chức tại Thượng viện ở Hoa Thịnh Đốn tháng 2.2001. Do áp lực quốc tế, năm 2003, Linh mục được giảm án xuống 10 năm, và năm ngoái giảm xuống còn 5 năm tù. Theo nguyên tắc Linh mục Lý sẽ hết hạn tù vào năm 2006.
Ông Nguyễn Đình Huy, Chủ tịch Phong trào Thống nhất Dân tộc và Xây dựng Dân chủ, bị kết án 15 năm tù với tội danh "âm mưu lật độ chính quyền nhân dân". Nhưng lý do vì ông Huy và các người cộng sự trong phong trào dự định tổ chức tại Saigon năm 1993 một Hội nghị bàn về vấn đề phát triển kinh tế và dân chủ.
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam lên tiếng yêu cầu Nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do toàn bộ cho các người hưởng ân xá này, chứ không như thường lệ bắt họ tiếp tục thi hành quản chế chiếu theo điều 38 của Bộ luật Hình sự. Như trường hợp Hòa thượng Thích Quảng Độ trước đây, sau khi được đại ân xá năm 1998, vẫn bị phục hoạt 5 năm quản chế.
Tuyên bố với các cơ quan truyền thông báo chí tại Paris, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, nói rằng : "Chúng tôi hân hoan chào đón cuộc trả tự do cho tù nhân nhân dịp Tết này. Nhưng qua hành động tượng trưng ấy, không thể kết luận vội vã rằng mọi sự đều tốt đẹp tại Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Bởi vì còn rất đông những tù nhân vì lương thức đang mòn mỏi trong các nhà tù và trại giam, vì đã sử dụng các quyền tự do ngôn luận, tư tưởng, tín ngưỡng và báo chí để nói lên chính kiến hay lý tưởng tôn giáo của họ".
Điều cần nhớ là đa số các người được ân xá kỳ Tết này đã được Ủy ban Nhân quyền LHQ tuyên dương như những người tù bị bắt bớ trái phép. Cho nên, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam yêu cầu Nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục trả tự do cho những tù nhân chính trị khác hiện đang mang những bản án nặng nề một cách bất công.
Ví dụ như trường hợp ông Trần Văn Lương (63 tuổi), cựu Dân biểu VNCH ở miền Nam cũ, bị kết án tử hình năm 1988 vì tội rải truyền đơn kêu gọi cho nhân quyền, hành động mà nhà cầm quyền cộng sản quy vào tội "âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân".
Được tin, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam đã mở ngay cuộc vận động khẩn trương quốc tế cho hai vị Thượng tọa Phật giáo Thích Tuệ Sỹ và Thích Trí Siêu (Lê Mạnh Thát) cùng với ông Trần Văn Lương, nên hai Thượng tọa đã được giảm án xuống 20 năm tù, còn ông Lương giảm xuống án chung thân. Hiện sức khỏe ông Trần Văn Lương sa sút vì nhiều chứng bệnh mà không được chăm sóc tại trại giam T5 ở Thanh Cẩm, tỉnh Thanh Hóa.
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam cũng yêu cầu Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công khai hóa trường hợp Đức Tăng thống Thích Huyền Quang và Hòa thượng Thích Quảng Độ trong dịp Tết này.
Hai ngài vẫn bị quản chế, mà theo nhà cầm quyền là để điều tra việc "lưu giữ bí mật Nhà nước". Chiếu theo điều 71 trong Bộ luật Tố tụng hình sự, thì thời hạn tạm giam tối đa không được quá 12 tháng, và "khi đã hết thời tạm giam thì người ra lệnh tạm giam phải trả tự do cho người bị tạm giam". Quy chiếu theo luật pháp hiện hành, thì hai nhà lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất phải được trả tự do tức khắc.
Hạ viện Hoa Kỳ, thông qua Nghị quyết 427 ngày 19.11.2003, cũng như Nghị quyết cho Tự do tôn giáo tại Việt Nam của Quốc hội Châu Âu thông qua ngày 20.11.2003, rồi tháng 10 vừa qua, 109 vị Dân biểu Quốc hội Châu Âu viết lên tiếng qua thư ngỏ, tất cả đều yêu sách trả tự do cho hai Ngài
Bản Thông Cáo Báo Chí hôm 1-2-2005 từ Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam nêu lên tình hình này như sau.
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam chào đón tin ân xá các tù nhân vì lương thức tại Việt Nam nhân dịp Tết Ất Dậu, 2005
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam hân hoan chào đón tin ân xá một số các tù nhân chính trị và tù nhân vì lương thức nhân dịp Tết Ất Dậu, 2005, và xin tỏ lòng tri ân cộng đồng thế giới, Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền quốc tế ; đặc biệt là Chính phủ và Quốc hội Hoa Kỳ, Liên hiệp Châu Âu và Quốc hội Châu Âu đã không ngừng lên tiếng và vận động hết mình cho việc trả tự do này.
Một điều có tính quyết định là sự kiện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ liệt kê Việt Nam vào danh sách đen của "các quốc gia cần đặc biệt quan tâm" vì đàn áp tôn giáo quy mô hôm 15.9.2004. Sự gia hạn đến ngày 15.3.2005 cho Việt Nam thay đổi chính sách, trước khi Hoa Kỳ lấy thái độ dứt khoát trên các biện pháp chế tài, là áp lực mạnh mẽ đối với Hà Nội. Nhất là còn có thêm những áp lực đến từ Liên hiệp Châu Âu.
Tại Thượng đỉnh Á Âu ASEM lần thứ 5 ở Hà Nội đầu tháng 10 năm ngoái (2004), 109 vị Dân biểu Quốc hội Châu Âu viết thư ngỏ yêu sách Liên hiệp Châu Âu phải đưa ra thảo bàn tại Thượng đỉnh vấn đề đàn áp tôn giáo và nhân quyền, đồng thời trao một danh sách các tù nhân chính trị phải được trả tự do. Danh sách do Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam cung cấp trong chuyến đi thông tin, vận động các vị Dân biểu Quốc hội Châu Âu tại Brussels trung tuần tháng 9.2004. Đa số các vị được trả tự do nằm trong danh sách này. Sau đây là một số trường hợp nếu cư ngụ trong các nước văn minh, dân chủ, tất chẳng bao giờ bị bắt bớ để phải lãnh những bản án quá nặng nề làm điêu đứng cuộc đời họ :
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế bị bắt tháng 3.2003, đưa ra xử tháng 7.2004 với án tù 30 tháng vì tội chuyển tư liệu ra nước ngoài bằng đường Internet, gọi là "tội lợi dụng các quyền tự do, dân chủ". Theo nguyên tắc Bác sĩ Quế sẽ mãn hạn tù vào tháng 9 năm nay.
Thượng tọa Thích Thiện Minh, thế danh Huỳnh Văn Ba, lãnh hai án chung thân vào năm 1979 và 1986 vì lý do tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đòi hỏi cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ. Do áp lực quốc tế, năm ngoái Thượng tọa được giảm án xuống 20 năm tù. Năm nay Thượng tọa 51 tuổi, bị bắt lúc 25 tuổi, vì phản đối việc nhà cầm quyền cưỡng chiếm ngôi chùa do Thượng tọa làm trú trì ở Bạc Liêu, rồi đưa máy ủi đất san phẳng chùa làm công viên. Năm 1979 bị kết án chung thân với tội danh "âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân". Năm 1986 bị kết án chung thân lần thứ hai vì trốn trại. Năm 1995, Thượng tọa gửi đến Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam một thỉnh nguyện thư yêu sách cho nhân quyền, dân chủ Việt Nam và bỏ điều 4 trên Hiến pháp với gần 200 chữ ký của tù nhân trong trại Xuân Lộc. Sang tháng 5.1996, Thượng tọa lại cùng với 200 tù nhân chính trị đấu tranh tố cáo điều kiện giam giữ bất nhân, yêu sách cải thiện chế độ nhà tù cho tù nhân chính trị. Các sự kiện này đã được Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam công bố trước Ủy ban Nhân quyền LHQ ở Genève gây xúc động và tạo áp lực khiến Nhà cầm quyền cộng sản phải thay ban điều hành quản lý trại và cải thiện chế độ nhà tù. Nhưng nhiều tù nhân lên tiếng đấu tranh cùng Thượng tọa Thiện Minh bị chuyển sang trại K1 trong rừng sâu, bị biệt giam, còng xích chân tay suốt ngày qua hàng năm ròng. Ngày 2.12.1997, Ủy ban Nhân quyền LHQ tuyên dương Thượng tọa Thích Thiện Minh là người tù bị bắt bớ trái phép. Tháng 10.1998, Giáo sư Abdelfattah Amor, Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm tự do tôn giáo sang Việt Nam điều tra đến thăm Thượng tọa. Nhưng công an đã không ngừng can thiệp để cắt lời Thượng tọa kể cho Giáo sư Amor về tình trạng giam giữ khắc nghiệt, lao động đến kiệt sức, xem tù nhân như người nô lệ, khiến Giáo sư Amor đành phải bỏ dở cuộc trao đổi. Theo nguyên tắc thì Thượng tọa sẽ mãn hạn tù vào năm 2006.
Linh mục Nguyễn Văn Lý bị bắt vào tháng 5.2001, bị kết án 15 năm tù và 5 năm quản chế vào tháng 10.2001 vì tội gửi tham luận về tình trạng đàn áp tôn giáo cho cuộc điều trần do Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ tự do tôn giáo trên thế giới tổ chức tại Thượng viện ở Hoa Thịnh Đốn tháng 2.2001. Do áp lực quốc tế, năm 2003, Linh mục được giảm án xuống 10 năm, và năm ngoái giảm xuống còn 5 năm tù. Theo nguyên tắc Linh mục Lý sẽ hết hạn tù vào năm 2006.
Ông Nguyễn Đình Huy, Chủ tịch Phong trào Thống nhất Dân tộc và Xây dựng Dân chủ, bị kết án 15 năm tù với tội danh "âm mưu lật độ chính quyền nhân dân". Nhưng lý do vì ông Huy và các người cộng sự trong phong trào dự định tổ chức tại Saigon năm 1993 một Hội nghị bàn về vấn đề phát triển kinh tế và dân chủ.
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam lên tiếng yêu cầu Nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do toàn bộ cho các người hưởng ân xá này, chứ không như thường lệ bắt họ tiếp tục thi hành quản chế chiếu theo điều 38 của Bộ luật Hình sự. Như trường hợp Hòa thượng Thích Quảng Độ trước đây, sau khi được đại ân xá năm 1998, vẫn bị phục hoạt 5 năm quản chế.
Tuyên bố với các cơ quan truyền thông báo chí tại Paris, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, nói rằng : "Chúng tôi hân hoan chào đón cuộc trả tự do cho tù nhân nhân dịp Tết này. Nhưng qua hành động tượng trưng ấy, không thể kết luận vội vã rằng mọi sự đều tốt đẹp tại Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Bởi vì còn rất đông những tù nhân vì lương thức đang mòn mỏi trong các nhà tù và trại giam, vì đã sử dụng các quyền tự do ngôn luận, tư tưởng, tín ngưỡng và báo chí để nói lên chính kiến hay lý tưởng tôn giáo của họ".
Điều cần nhớ là đa số các người được ân xá kỳ Tết này đã được Ủy ban Nhân quyền LHQ tuyên dương như những người tù bị bắt bớ trái phép. Cho nên, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam yêu cầu Nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục trả tự do cho những tù nhân chính trị khác hiện đang mang những bản án nặng nề một cách bất công.
Ví dụ như trường hợp ông Trần Văn Lương (63 tuổi), cựu Dân biểu VNCH ở miền Nam cũ, bị kết án tử hình năm 1988 vì tội rải truyền đơn kêu gọi cho nhân quyền, hành động mà nhà cầm quyền cộng sản quy vào tội "âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân".
Được tin, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam đã mở ngay cuộc vận động khẩn trương quốc tế cho hai vị Thượng tọa Phật giáo Thích Tuệ Sỹ và Thích Trí Siêu (Lê Mạnh Thát) cùng với ông Trần Văn Lương, nên hai Thượng tọa đã được giảm án xuống 20 năm tù, còn ông Lương giảm xuống án chung thân. Hiện sức khỏe ông Trần Văn Lương sa sút vì nhiều chứng bệnh mà không được chăm sóc tại trại giam T5 ở Thanh Cẩm, tỉnh Thanh Hóa.
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam cũng yêu cầu Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công khai hóa trường hợp Đức Tăng thống Thích Huyền Quang và Hòa thượng Thích Quảng Độ trong dịp Tết này.
Hai ngài vẫn bị quản chế, mà theo nhà cầm quyền là để điều tra việc "lưu giữ bí mật Nhà nước". Chiếu theo điều 71 trong Bộ luật Tố tụng hình sự, thì thời hạn tạm giam tối đa không được quá 12 tháng, và "khi đã hết thời tạm giam thì người ra lệnh tạm giam phải trả tự do cho người bị tạm giam". Quy chiếu theo luật pháp hiện hành, thì hai nhà lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất phải được trả tự do tức khắc.
Hạ viện Hoa Kỳ, thông qua Nghị quyết 427 ngày 19.11.2003, cũng như Nghị quyết cho Tự do tôn giáo tại Việt Nam của Quốc hội Châu Âu thông qua ngày 20.11.2003, rồi tháng 10 vừa qua, 109 vị Dân biểu Quốc hội Châu Âu viết lên tiếng qua thư ngỏ, tất cả đều yêu sách trả tự do cho hai Ngài
Gửi ý kiến của bạn