Quốc Tế Đòi VN Nhân Quyền, Bị Bác Tự Do Báo Chí, Tôn Giáo
Quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải có biện pháp cải thiện nào trong hồ sơ nhân quyền" Và nhà nứơc Hà Nội đã bác bỏ các đòi hỏi nào"
Theo bản tin đài BBC hôm 14-5-2009, nhan đề “Những Đề Nghị Nhân Quyền Bị Bác Bỏ,” cho biết nhà nước CSVN đã bác bỏ các đòi hỏi: đòi độc lập truyền thông, sinh hoạt báo chí tư nhân, thảo luận về dân chủ đa đảng, đối thoaị giữa chính phủ và tổ chức dân sự (tức giữa nhà nứơc và dân)...
Bản tin BBC viết, trích:
“Trang mạng của Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) ngày hôm nay đã công bố bản phúc trình, tổng kết phiên báo cáo của Việt Nam tại Geneva.
Bản báo cáo được thông qua hôm 12.5, sau khi Nhóm làm việc của Hội đồng nhân quyền theo Cơ chế kiểm điểm định kỳ (UPR) đã nghe và thảo luận về báo cáo của Việt Nam vào hôm 8.5.
Tuy vậy, đến hôm nay, người ta mới có thể được đọc bản tổng kết bằng tiếng Anh, 29 trang này.
Trong phần kết luận, người ta được biết Việt Nam chấp nhận 93 đề nghị từ 60 phái đoàn ở Geneva.
Cũng có những đề nghị bị Việt Nam bác bỏ, như ghi nhận dưới đây:
Canada khuyến nghị Việt Nam a) gia tăng sự độc lập của truyền thông, cho phép báo chí tư nhân; b) đặt luật báo chí tương hợp với điều 19 của Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị ( ICCPR); c) thông qua luật bảo vệ người tố giác tham nhũng; d) thông qua luật tiếp cận thông tin; e) giảm áp dụng luật an ninh để hạn chế thảo luận về dân chủ đa đảng hay chỉ trích chính phủ; f) giảm thời hạn tù cho các tội phi bạo lực; g) đăng ký và công bố thông tin về mọi cá nhân bị giam theo luật an ninh; h) bảo vệ pháp lý cho những người bị giam vì luật an ninh hay tuyên truyền, gồm cả việc có luật sư do họ tự chọn và có phiên tòa công khai; i) ra lời mời đến mọi tiến trình đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền.
Việt Nam: không ủng hộ điều a, b, e, g và i.
Na Uy đề nghị a) giảm số tội chịu án tử hình; b) cho phép cá nhân, nhóm và các tổ chức xã hội cổ vũ nhân quyền, bày tỏ ý kiến và phản đối công khai; c) thông qua các biện pháp để tuân thủ Tuyên bố LHQ về Bảo vệ nhân quyền; d) bảo đảm truyền thông hoạt động tự do, độc lập; e) bảo đảm Luật báo chí trùng khớp với ICCPR, cho phép truyền thông tư nhân.
Việt Nam: không ủng hộ điều b, d và e.
Brazil đề nghị a) thành lập tổ chức theo dõi nhân quyền độc lập; b) hướng tới bãi bỏ án tử hình; c) tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ sức khỏe cho phụ nữ; d) đạt tới các mục tiêu nhân quyền như trong nghị quyết 9/12.
Việt Nam: không ủng hộ điều a và b.
Hà Lan đề nghị a) luật báo chí tuân thủ Điều 19 của ICCPR; b) cho phép báo chí độc lập và tư nhân; c) dỡ bỏ hạn chế về internet; d) ra lời mời đến mọi tiến trình đặc biệt của LHQ.
Việt Nam: không ủng hộ điều a, b, c và d.”
Đặïc biệt, cụ thể Mỹ đòi 4 điều đều bị bác, như sau.
“Hoa Kỳ đề nghị a) bảo đảm tự do báo chí, bãi bỏ hạn chế với blog và truyền thông; b) cho phép cá nhân phát biểu về hệ thống chính trị, thả những tù nhân lương tâm như Cha Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân; c) đẩy nhanh quá trình đăng ký cho các nhà thờ và tổ chức tôn giáo; d) công nhận Giáo hội Phật giáo Thống nhất, cho phép các chi nhánh của đạo Hòa Hảo và Cao Đài.
Việt Nam: không ủng hộ điều a, b, c và d.”
Đôc giả có thể truy cập vào mạng BBC để đọc thêm chi tiết.