Hôm nay,  

Hồi Ký: Thép Đen

08/02/200900:00:00(Xem: 2723)

Hồi ký: Thép Đen - Đặng Chí Bình

LGT: Lịch sử nửa thế kỷ ngăn chặn làn sóng cộng sản bành trướng ở Miền Bắc, xâm lăng ở Miền Nam, đã tạo nên nhiều anh hùng, trong đó có không biết bao nhiêu anh hùng âm thầm, cô đơn, một mình một bóng, phải vật lộn giữa vòng vây đầy thù hận của kẻ thù, mà vẫn một lòng một dạ giữ tròn khí tiết cùng tấm lòng thuỷ chung đối với tổ quốc, dân tộc, đồng đội... Đặng Chí Bình, bút hiệu của một điệp viên VNCH được lệnh thâm nhập Miền Bắc, móc nối các tổ chức kháng chiến chống cộng, chẳng may lọt vào tay kẻ thù, và phải trải qua gần 20 năm trong lao tù cộng sản, là một trong những người anh hùng âm thầm, cô đơn trên con đường đấu tranh chống cộng sản đầy máu và nước mắt nhưng vô cùng cao thượng và chan hoà lòng nhân ái, của dân tộc Việt Nam. Giống như tất cả những ai có lòng yêu nước, đã sống trong lao tù của cộng sản, đều âm thầm tự trao cho mình sứ mạng, tiếp tục chiến đấu chống lại cái tàn nhẫn bất nhân của chủ nghĩa cộng sản đến hơi thở cuối cùng, điệp viên Đặng Chí Bình, sau khi ra hải ngoại, đã tiếp tục miệt mài suốt 20 năm để hoàn thành thiên hồi ký Thép Đen dầy ngót 2000 trang, gói ghém tất cả những bi kịch phi nhân đầy rùng rợn trong chế độ lao tù cộng sản mà tác giả đã trải qua; đồng thời thắp sáng chân lý: Ngay cả trong những nơi tận cùng của tăm tối, phi nhân, đói khát, đầy thù hận nhất do chế độ cộng sản tạo dựng, tình yêu thương người, lòng hướng thiện, khát khao cái đẹp, tôn thờ chân lý vẫn luôn luôn hiện hữu và được ấp ủ, trong lòng người dân Việt. Nhận xét về thiên hồi ký Thép Đen, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã xúc động nhận xét: "Chúng ta đã được đọc khá nhiều hồi ký của những người cựu tù trong chế độ lao tù Cộng Sản. Mỗi cuốn hồi ký là một mặt của vấn đề, nhưng theo tôi, "Thép Đen" là cuốn hồi ký trung thực nhất về những điều mà người tù mấy chục năm Đặng Chí Bình đã phải trải qua. Những sự việc được tả chân, những tâm tư được diễn tả chân thực mà mỗi người cựu tù khi đọc đều thấy có mình trong đó." Nhân dịp tác giả Đặng Chí Bình đến Úc, Sàigòn Times hân hạnh được ông chấp thuận cho phép đăng tải thiên hồi ký Thép Đen vô cùng hào hùng, sống động và đầy lôi cuốn của ông. SGT xin chân thành cảm ơn tấm lòng ưu ái đặc biệt của tác giả, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả phần tiếp theo của thiên hồi ký Thép Đen.

*

(Tiếp theo...)

Tóm lại, với Cộng Sản, xin những nhà nước và những cá nhân đừng tin, đừng ký kết với họ cái gì cả. Ký một hợp đồng đầu tư xây dựng một nhà máy gì đó trong đất Cộng Sản là bạn đã ký giấy cam kết với con hồ ly tinh. Chắc chắn, không sớm thì muộn bạn sẽ bị xiểng liểng với nó. Cộng Sản sau đó sẽ có trăm ngàn lý do làm cho bạn phải đau đầu. Cũng như Cam Ranh của Việt Cộng bây giờ (1990). Rất ngon lành mời gọi, nếu Mỹ cứ mó vào. Tôi chắc chắn rồi Mỹ sẽ phải điên đầu, xiểng liểng thất cơ lỡ vận, lúc đó xin đừng kêu trời.
Phải nói rằng giai đoạn này, bác Tiến và tôi, một già, một trẻ thường say mê chuyện trò với nhau. Tôi cố hạn chế không muốn cho nhiều người biết sự thân mật, chuyện trò giữa tôi và bác Tiến. Thường thường những buổi tối khi đã bỏ màn, chúng tôi ngồi trong màn nói chuyện, bên cạnh lại là mấy người dân tộc nên cũng không đáng ngại. Do cách sống đạo đức, hiền hậu của bác, và nhất là uy tín của bác trước đây nên có nhiều người, nhất là thanh niên, trong đó có những tu sĩ, vẫn thầm kín giúp đỡ bác trong những khó khăn của đời tù vì tuổi già, sức yếu. Năm nay bác đã 65 tuổi rồi (1968).
Trông bác phúc hậu, hiền lành, ăn nói từ tốn cho nên được hầu hết anh em trong tù trọng mến. Ngược lại tụi cán bộ lại ghét cay, ghét đắng bác. Có lần một buổi trưa, bác Tiến đang ngồi ở hội trường nói chuyện với mây thanh niên tu sĩ, tên Đức trưởng ban giáo dục từ ngoài cổng trại đi vào. Đến hội trường, thấy vậy, y bước đến, chỉ bác Tiến, bắt bác nhặt hết những lá khô, rác rưởi ở dưới rãnh dọc theo mái hiên của hội trường. Nó không cho ai giúp bác, chủ trương của nó là chỉ muốn hành hạ bác chơi vậy thôi. Phần do bản tính hiền lành, phần biết nhẫn nhục thích ứng nên bác đã lẳng lặng làm theo lệnh của nó với quan điểm “nín thở qua sông.”
Tên Cẩn trực trại cũng thế. Một buổi Chủ Nhật nó đi lang thanh vào nhòm ngó các buồng. Khi nó vào buồng 2, nhìn thấy bác Tiến đang ngồi nói chuyện trong một đám người, mặt nó lạnh tanh như da trâu ngâm nước, nó bước thẳng vào nhà cầu của buồng rồi trở ra. Vẫy tay gọi bác Tiến, nó dẫn bác vào nhà cầu chỉ chỗ đi ỉa, đi đái đầy mùn, bựa dơ bẩn. Nó ra lệnh cho bác Tiên phải xuống giếng lấy nước, dùng bàn chải cọ cho sạch ngay trong ngày hôm ấy. Chiều nó vào kiểm tra mà còn bẩn thì đừng trách nó. Mọi người thấy nó hành hạ bác Tiến như vậy đều mủi lòng thương, nhưng không ai dám giúp đỡ. Chờ cho đến khi tên Cẩn đi ra, mới có mấy thanh niên đi xách nước cọ giúp cho bác. Mặc dù việc cọ rửa nhà cầu đã có anh Lương Yên, một người Lào gốc Việt vẫn hàng ngày làm vệ sinh trong trại chịu trách nhiệm.
Vậy mà sáng hôm sau, các toán đang chờ xuất trại đi lao động thì có lệnh của ban giáo dục: Phùng Văn Tại (toán 2), Hoàng Mạnh Hùng (toán 3) ôm chăn chiếu đi kỷ luật. Hai cậu này hôm qua đã giúp bác Tiến cọ nhà cầu.
Sau một số ngày chuyện trò với bác Tiến, cũng như qua mấy người khác cùng ở trại Vĩnh Tiến với bác, tôi được biết sơ lược về bác như sau:
Là một thanh niên trí thức của Hà Nội, cũng như nhiều thanh niên trí thức có tâm hồn khác. Thấy lòng uất hận, tủi nhục nhìn cảnh quê hương dân tộc bị giặc Pháp thống trị, bóc lột nên ngay từ 1925, bác đã tìm đường trốn ra nước ngoài, hòng tìm ra một phương cách, một giải pháp cứu giúp đồng bào, đất nước. Bác đã lặn lội, lang thang gần khắp châu Âu, hết Anh, rồi Đức lại đến Pháp. Cuối cùng bác đã gia nhập đảng Cộng Sản Pháp. Từ tấm lòng hướng về quê hương, bác đã nghiên cứu, học tập hoạt động hăng say dần dần trở thành một đảng viên xuất sắc. Uy tín của bác được đảng Cộng Sản Pháp đề cao.
Theo sự suy nghĩ của bác, muốn hoạt động cho nền độc lập của nước nhà, không những phải vận động ở bên ngoài, mà còn cần phải có quần chúng, có hậu thuẫn ở trong nước nữa. Vì thế bác đã cậy cục trở về nước bí mật hoạt động vào thời gian Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930). Sau vì những điều kiện trong cũng như ngoài chưa đủ chín mùi, nếu manh nha sẽ bị thực dân Pháp nhận chìm vào biển máu nên đổi chiến thuật, bác quay ra làm sách, làm báo công khai để vận động quần chúng, khích lệ, gieo mầm nuôi dưỡng các phong trào. Cho tới ngày 19 tháng 8 năm 1945 toàn dân đã cướp được chính quyền từ trong tay thực dân Pháp. Do mâu thuẫn nặng nề về chính kiến với những phương cách nham hiểm, tàn bạo của những người lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam, bác lại ra đi trở về Pháp.
Bác không những là bạn đồng chí mà còn là bạn thân của Trần Huy Liệu, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, cả ngay Hồ Chí Minh nữa. Trước đây ở Pháp, bác đã gặp gở và giúp đỡ Minh vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn.
Khi trở về Pháp lần này, bác miệt mài nghiên cứu, đào sâu chủ nghĩa Marx và Lénine cùng với một số học thuyết khác. Rồi trong một lần bác được yết kiến Đức Giáo Hoàng, Chúa Kitô soi sáng tâm hồn bác, bác thấy bừng lên một chân trời sáng bao la, cao siêu, đầy nhân hòa trong xã hội loài người. Bác sẽ chiến đấu đến giọt máu cuối cùng với thực dân, phong kiến và đế quốc, nhưng bác cũng không ưa sự tàn bạo, quá khát máu của Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế. Một thời gian nghiên cứu về thần học, bác đã tìm ra một đường lối giao hòa giữa Cộng Sản và Thiên Chúa giáo. Bác càng nổ lực nghiên cứu thấu đáo con đường bác đã nhìn thấy, hòng cứu vãn dung hòa cái khắc nghiệt của máu sẽ chảy nhiều của thời đại.
Bác đã từ chối hết mọi danh vọng, lời mời mọc của Đồng, Giáp, Liệu. Nào là họ sẽ giao mặt trận Tổ Quốc cho bác, hoặc bác sẽ nhận trách nhiệm hành chính của một tỉnh v.v… Rất nhiều những lá thư tay, lôi kéo, dụ dỗ của Đồng, Giáp, Liệu gửi cho bác cho tới ngày bác về nước đợt này.
Lúc này bác trở về quê hương (1960), mục đích của bác là để vận dụng, thực thi con đường giao hòa giữa Cộng Sản và Thiên Chúa giáo. Trần Huy Liệu và Võ Nguyên Giáp cùng một số cán bộ cao cấp đã đến chỗ ở của bác ở gần Hà Nội gần Nhà Thờ Lớn, nhiều lần đe dọa, áp lực bắt bác phải từ bỏ con đường bác đã chọn. Dù bác không chống họ, nhưng cho tới đầu 1962, họ đã bắt bác vào Hỏa Lò với lệnh tập trung cải tạo.
Khi nghe nói bác bị bắt vào Hỏa Lò 1962 trùng một năm với tôi, tôi chợt nhớ lại. Khoảng 1963 khi tôi được chuyển từ xà lim 3 về xà lim 2 ở buồng số 4 với Phạm Huy Tân. Có một lần Tân nói: trong buồng này, có một bác già tên là Tiến vừa được chuyển đi thì anh đến. Buồn cười lắm! Ông ta nghiện thuốc lào, vì có tiếp tế nên có diêm, có thuốc mà lại không có điếu. Ông ta có một miếng xà phòng giặt, lấy một chiếc đũa thọc xuyên qua thành một cái lỗ, rồi khoét rộng một đầu để có thể vê điếu thuốc nhét vào. Mỗi khi hút, ông ta tỳ miệng vào một bên của cục xà bông, bên kia đánh diêm hút. Ông ta hút một điếu thuốc thật vất vả, nhưng có thể vì xà phòng sao đó ông ta bị đi ỉa chảy mấy ngày nên không dám hút nữa. Khi ỉa chảy đơ đỡ, thèm thuốc quá, ông ta lại hút và lại tiếp tục bị đi ĩa, toàn ra nước với bọt thôi.
Lúc đó nghe Tân nói, tôi nghĩ, ông ta cũng như trăm ngàn người khác nên tôi cũng chả hỏi thêm làm gì. Nhưng bây giờ tôi đoán, hẳn là bác Tiến chứ không ai khác, và như thế tên Tân hiện đang làm trật tự ở trại này chẳng còn lạ gì bác. Có điều y lờ đi, coi như chưa từng quen biết bác. Giòng suy tư của tôi lửng lờ chảy đến đây, tôi qua lại hỏi bác Tiến ngay:
- Thế ở Hỏa Lò ai tiếp tế cho bác"
Bác cười trả lời:
- À, thời gian ở ấy thì có mấy con cháu, nó vẫn tiếp tế cho bác. Nhưng từ ngày chuyển đi các trại, họ không cho gửi thư, nên các cháu chả biết bác ở đâu.
Những lúc ngồi nghe bác tường thuật lại những cảnh đời bôn ba, lúc thuận tiện cũng như những lúc khó khăn trong quá trình của đời bác. Nhìn mái tóc đã gần trắng hết đầu, nét mặt đôn hậu, hiền hòa, phương phi, tôi chợt nhớ đến gương mặt của Hồ Chí Minh. Giòng suy tưởng của tôi cứ trôi dài vào cái lẽ thăng trầm của thế sự ngược xuôi, thành công và thất bại. Có tài, nỗ lực làm việc mới chỉ là một điều kiện. Còn một điều kiện, một yếu tố nữa là may mắn gặp thời: Thời lai, đồ điếu thành công dị. Vận khứ, anh hùng ẩm hận đa.


Ngày xưa, tôi nhớ trong sách toán học trong miền Nam từ đệ nhị cấp trở lên, ngoài bìa thường in cái phương trình làm việc của nhà bác học Albert Einstein như sau: X + Y + Z = THÀNH CÔNG. Với ba ẩn số: Z = Cố gắng, nỗ lực. Y = Làm việc, nghĩa là phải bắt tay vào làm cái việc mình định làm. X = May mắn, thời cơ.
Theo lẽ thông thường, yếu tố nào quan trọng hơn người ta đặt trước. Như vậy, dù Albert Einstein, một nhà đại bác học mà cả khối tự do cũng như Cộng Sản đều phải thừa nhận. Nghĩa là, ông là một nhà khoa học đến chân răng, kẽ tóc, thế mà, ông ta vẫn thấy, và thừa nhận yếu tố may mắn trong cuộc đời là quan trọng và cần thiết. May mắn là nói theo khoa học; nói theo lối thông thường là số phận, là định mệnh.
Từ những chứng kiện trên qua óc liên tưởng, cho phép tôi tin: Vua Quang Trung Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải đã lâp được một chiến công lẫy lừng đại phá quân Thanh năm 1789. Chúng ta là kẻ hậu thế chỉ thấy cái sáng chói hiển hách của vị anh hùng dân tộc. Nhưng cùng đồng thời với ông hẳn cũng có nhiều người tài ba nhưng vì không may mắn, không gặp thời nên đã mai một đi, trở thành vô tên tuổi. Thời Hồ Chí Minh cũng vậy, và cả thời Ngô Đình Diệm cũng thế. Tóm lại, người thành công nhất, chưa hẳn đã là người tài giỏi nhất.
Hai anh Nguyễn Thanh Đương và Trần Quốc Anh bị đi kỷ luật hôm Hoàng Thanh giật dây ảnh, mãi hơn một tuần sau mới được thả ra. Hai người lặc lè về buồng 2. Mặt mũi anh nào cũng phờ phạc, xanh tái, hẳn đã phải làm bản kiểm điểm, một hình thức nhận lỗi, nhận sai lầm thì mới được ra. Tôi hiểu, Hoàng Thanh chỉ muốn dằn mặt buổi ban đầu với người vừa ở trại khác chuyển đến mà thôi.
Chương Ba Mươi Bẩy: Một Mảnh Đời Của Nữ Sĩ Thụy An
Trời càng ngày càng nóng, chẳng biết ngày tháng Âm lịch hôm nay là bao nhiêu. Ngày mai toàn trại đã vào đợt học tập dài ngày rồi, nghĩa là đã đầu tháng 9 Dương lịch. Nếu chẳng đầu Thu thì cũng cuối Hè rồi vậy mà sao trời còn nóng đổ mỡ suốt ngày đêm. Cái nóng khủng khiếp, suốt đêm như trong lò đốt không ngủ được. Cái nóng nung người nóng nóng ghê!
Hàng đêm, với một chiếc quần đùi rách, tôi lăn xuống nền đất, chui mãi vào gầm sàn; mặc cho mồ hôi đất cát bẩn dơ, để tìm được một chút hơi ẩm của đất. Hàng 120 người nhét trong một căn buồng mà trước đây 100 người đã chật. Ban ngày còn cái nạn nước để tắm rửa mới tái tê. Toán nào cũng khẩn trương làm công việc cho hoàn tất, để cán bộ cho về trại sớm mươi mười lăm phút, để tranh thủ còn it nước trong mà tắm rửa. Vì thế toán nào cũng vậy, từ lao động ở ngoài đồng cũng như trong khu thủ công. Ai bước chân vào khỏi cổng trại là chân chạy, tay cởi giải rút quần, (không phải cởi áo, mùa Hè hầu hết tù ở trần) chưa vào tới giếng thì đã tụt xong quần.
Hằng trăm người, già trẻ trần truồng vây quanh cái giếng nhưng chỉ có khoảng hai chục cái gầu (gầu gỗ, tôn, nứa). Người có gầu thì múc dội xối xả. Người không gầu thì chui đại vào dưới hàng, kẽ nách để hứng lại ít nước thừa vào đầu óc, cơ thể cho đỡ nóng và cái nhờn của mồ hôi. Vậy mà chỉ vài chục phút là nước giếng đã đục ngầu rồi cạn dần cho tới đáy. Nước dù đục, lẫn bùn vẫn còn mát và vẫn còn đỡ hôi hám hơn mùi mồ hôi. Những ngày đầu thực ngượng ngùng, tôi không dám cởi quần ra, nhưng bị khó khăn trở ngại rất nhiều, như vướng vít, không sạch, thay quần, giặt quần v.v… Thôi thì nhập gia tùy tục, bởi vậy tôi cũng đành tô hô và cứ nhìn nhau mà cười. Toán nào về muộn, hay chậm chân thì chỉ còn nước đục; đôi khi không còn nước, đành tối về buồng ngồi tắm cạn. Nghĩa là ngồi vo ghét khắp mình, cổ, thành từng cục như hòn bi con rồi búng ném tứ tung khắp buồng.
Sáng hôm nay, một buổi sáng gió rừng thật lộng. Cụm nứa già phía cuối hội trường ngả nghiêng, có lúc như cúi rạp, sát xuống để thầm thì, tâm sự với chiếc mái nứa của hội trường. Những chiếc lá con thon dài, nhọn hoắt ríu rít khua vào nhau thành những tiếng xào xạc như nhắc nhở mọi người: hôm nay khai giảng lớp học tập, chỉ một tí nữa thôi sẽ có một tổ nữ tù ngoài trại nữ cùng vào dự chung lớp học hôm nay.
Thực ra cái nguồn tin tươi sáng này chẳng biết từ đâu rỉ vào, anh em đã bàn tán xôn xao từ mấy hôm nay rồi. Vì thế sáng hôm nay hầu hết những thanh niên, kể cả những chủng sinh và những người còn tre trẻ đều mặc những bộ quần áo đẹp và sạch nhất. Mặt mũi, đầu tóc được làm kỹ hơn mọi ngày. Dù ai cũng tỏ với mọi người khác là mình sạch sẽ để tôn trọng lớp học mà thôi. Buồn cười nhất là anh chàng Hoàng Đức Tùng, chừng khoảng 27 hay 28 tuổi. Nghe đâu anh này cũng ở Thái Lan về nước như Trần Lào hay Trần Thanh Tùng trong nhóm chuyển từ trại Vĩnh Tiến về. Tùng có cái áo sơ mi ca rô màu xanh nhạt bằng ny lông với chiếc quần tergal màu cà phê sữa. Tuy có mấy dấu cải tạo, hắc ín to tướng đóng phía trước và đàng sau, nhưng nó vẫn nổi bật màu riêng biệt giữa đám quần áo màu xám đậm của trại. Đầu Tùng chải kiểu đít vịt bóng loáng, kết hợp với đôi xăng đan da màu nâu, kiểu hai quai chéo. Rõ ràng đúng dáng dấp của một anh công tử nông thôn ra thành phố. Ngay từ sáng sớm, Tùng cứ hết vào buồng lại trở ra, rồi đi xuống giếng lại lên phía đầu hội trường, trước những con mắt ngẩn ngơ, trầm trồ của những người… dân tộc.
Hôm nay tôi cũng có nét xốn xang đợi chờ. Đây là một lớp học chính trị vì thế tôi tin những người tù nữ vào dự lớp học này đều phải là chính trị. Hơn nữa, hôm qua Lê Sơn đã nói, trong đám này có cả nữ sĩ Thụy An.
Như đã trình bầy trước đây, tôi chưa bao giờ trông thấy bà. Khi còn ở trong Nam, tôi theo dõi đọc thiên phóng sự “Bên kia bức màn sắt” của nhà văn Hoàng Hải Thủy đăng trên nhật báo Tự Do; có nói sơ đến cuộc đời hoạt động cũng như tình cảm của nữ sĩ Thụy An với Đỗ Đình Đạo và Hoàng Quốc Việt v.v… Cho tới khi tôi ra Hà Nội bị bắt; khi chuyển đến buồng số 12 ở xà lim I, tôi đã thấy giòng chữ viết trên tường của bà, nói đã chọc mù một mắt. Không ngờ, hôm nay tôi lại có thể gặp để nhìn thấy con người của bà cụ thể mà từ lâu tôi vẫn hằng ngưỡng mộ.
Chẳng phải chờ lâu, khoảng 8:30, một đám cán bộ nam, trong đó có một cán bộ nữ hãy còn trẻ chỉ chừng tuổi đôi mươi tiến vào. Chính vì cùng đi chung với một cán bộ nữ mà đám cán bộ nam cười nói vui như Tết; trong đó có cả tên Đức thiếu úy trưởng ban giáo dục. Tiếp theo đám cán bộ là một đoàn tù nữ chừng 14 – 15 người. Đa số còn trẻ, dù vậy cũng phải từ hai mươi mấy tuổi trở lên. Có mấy người già khoảng 60 hoặc 60 ngoài. Người thì vấn khăn, người thì cặp tóc, hầu hết đều ăn mặc quần áo trại màu xám nhạt.
Khi đoàn tù nữ đi qua sân để vào hội trường, có nhiều tiếng chào hỏi với anh em trong trại, chứng tỏ họ đã quen biết nhau từ trước. Ngay từ sáng, vì tôi nóng lòng muốn biết mặt nữ sĩ Thụy An nên tôi đã rủ Lê Sơn lên chỗ cuối hội trường đứng chờ. Thực ra lúc này, chẳng phải chỉ có một mình Lê Sơn biết bà Thụy An mà có rất nhiều người đang chỉ, chỏ kia là bà Thụy An.
Trước đây đọc sách báo, biết về bà, trong óc tôi đã tự vẽ lên một hình ảnh tưởng tượng của nữ sĩ. Rồi cứ thế nó cứ nằm dài theo năm tháng trong lòng tôi. Bây giờ nhìn thấy bà, tôi đã bàng hoàng ngẩn ngơ đến độ đờ đẫn. Một bà chừng 45 đến 50 tuổi (1968) tuy tóc chưa bạc nhưng đã khô cằn, đỏ quạch. Da mặt bà trắng xám, nhăn nhúm thành nhiều vết hằn nhỏ con chạy túa về hốc chiếc mắt chột, hoắm sâu vào như một cái lỗ. Mấy chiếc răng cửa hàm trên, chẳng biết do bà hút thuốc hay ăn trầu, cáu xỉn lại, giồ hẳn ra ngoài môi, chĩa ra hai bên. Chiếc lưng hơi còng còng ra phía trước đã nói lên nó đã phải gánh quá nặng những nỗi truân chuyên thương đau của đời người chủ nó. Vì chỉ còn một mắt nên đầu bà thường phải nghiêng bên này, nghiêng bên kia. Thỉnh thoảng bà mỉm cười để đáp lễ những người quen.
Tôi hiểu rằng, sau buổi khai giảng lên lớp này, họ sẽ chia thành từng tổ học tập nên sẽ bị chỉ định chỗ ngồi mỗi khi vào hội trưởng. Ngay lúc này, để tranh thủ tiếp cận với bà tôi đã chen vượt qua mấy người để ngồi ngay sau lưng bà vì bà là người ngồi phía dưới cùng của tổ nữ.
Bây giờ thì chỉ cách bà 50 – 60 phân, tôi đã nhìn rõ từng sợi tóc của bà. Đầu bà đã có dăm mười sợi tóc trắng . Tôi ngồi phía sau cứ chằm chằm nhìn mãi tóc phai màu và đôi vai gầy của bà, trí óc tôi cứ rỉ dần vào giòng đời. Tôi không thể hình dung ra được ngày xưa, cái ngày ngập tròn hương sắc của đời bà đã làm cho biết bao người nghiêng ngả, nó như thế nào" Dù tôi hiểu rằng, tất cả mọi người, nếu mà không biết, sẽ đều phải trở về già. Tre già thì tre tốt, nhưng người già, mà lại buồn phiền nữa thì ôi thôi, phải gánh chịu mọi cái bẽ bàng, tủi hận của một đời người. Tôi vẫn không kìm hãm được tiếng thở dài nhè nhẹ xì ra:
Tuổi trẻ khô đi mặt xấu rồi!
Chết dần từng nấc thang mai một,
Chết cả mùa Xuân, chết cả đời.
Hội trường đầy ắp người. Nhiều tiếng ồn ào, rì rầm bàn tán, chuyện trò. Không khí mỗi lúc một oi nồng. Cả hội trường, chả ai nhắc nhở nhưng vẫn im bặt, khi một tên thượng sĩ cán bộ trong ban tuyên huấn của trại tiến đến chiếc micro giới thiệu ông chánh giám thị lên bục nói chuyện và khai mạc lớp học. Toàn thể mọi người tù đều phải đứng dậy, khi tên Toán thiếu tá giám thị trưởng trại cải tạo trung ương số I, rời khỏi hàng ghế tiến vào bục nói chuyện. Người y to lớn, da dẻ hồng hào với mọi người đều phải thẳng đứng người chào y. Mặt tươi lên, miệng y nở một nụ cười thỏa mãn. Tay y vẫy vẫy ra hiệu bảo những người tù ngồi xuống. Sơ lược nội dung y nói, do sự chiếu cố thương yêu của đảng; đứng đầu là Hồ chủ tịch kính yêu, chính phủ quyết định mở một lớp học tập chính trị dài ngày: “Lập công chuộc tội, chống Mỹ cứu nước” cho toàn thể những trại viên trên toàn miền Bắc. Riêng ban giám thị trại I đã không tiếc thời gian và công việc, tạo điều kiện cho trại viên học tập kết quả. Vậy toàn thể mọi trại viên hãy quyết tâm ra sức học tập cho thật tốt để gặt hái những thành quả tiến bộ cho riêng mình và cũng là thể hiện lòng biết ơn ban giám thị và nhà nước…..
Tôi liếc nhìn toàn bộ các toán đang hướng mặt lên phía tên Toán nói chuyện. Tôi đưa mắt nhìn hàng ghế các tên cán bộ đang ngồi trên khán đài. (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.