Nước Mắt Chảy Xuôi
Ba mẹ lúc nào cũng lo cho con.
Nguyễn Thượng Chánh, DVM
Trong xã hội ngày nay có nhiều vấn đề cấm kỵ tabou mà ít có người dám đề cập đến chẳng hạn như việc cha mẹ bị con cái vị thành niên teenage ngược đãi và bạo hành cả tinh thần và đôi khi cả thể xác nữa.
Đây không thể nói là chuyện ngỗ nghịch, hỗn láo, bất lịch sự thỉnh thoảng có thể xảy ra ở bất cứ đứa trẻ nào đang lúc bị bực bội hoặc đang tức tối vì một lý do nào đó.
Hành vi nói trên trở thành một vấn đề thật sự khi nó xảy ra quá thường xuyên và càng ngày càng có khuynh hướng trầm trọng thêm hơn.
Đứa con bất hiếu trên trở thành mối đe dọa thường trực đối với cha mẹ và không khí gia đình lúc nào cũng trở nên căng thẳng và rất nặng nề.
Đối với các gia đình Việt Nam sống tại hải ngoại cũng còn cần phải nói đến vấn đề thiếu sự đồng cảm do khoảng cách thế hệ generation gap gây ra.
Chênh lệch về tuổi tác cộng thêm sự dị biệt giữa hai nền văn hóa Đông và Tây cũng thường là những nguyên nhân dẫn tới sự va chạm giữa cha mẹ và con cái.
Cha mẹ thì khư khư muốn ôm giữ những giá trị đạo đức của nền văn hóa Khổng Mạnh lấy chữ hiếu làm đầu. Con cái lớn lên, học hành và trưởng thành tại xứ người, hấp thụ nền văn hóa Tây phương, rất thực tiễn và coi trọng chủ nghiã cá nhân, nên sự thông cảm giữa cha mẹ và con cái đôi lúc không thể như sự mong muốn của mọi người được.
Rồi còn phải nghĩ đến cơn khủng hoảng tuổi vị thành niên (teenage crisis) nữa. Trong giai đoạn nầy cô chiêu hay cậu ấm có thể nổi chứng lên bất tử khiến cha mẹ không biết đâu mà rờ và cũng đôi khi muốn khùng luôn theo tụi nó.
Khủng hoảng tuổi vị thành niên
Có người đổ thừa rằng con hư là tại cha tại cha mẹ không biết dạy dỗ, cưng chiều quá mức. Đúng, nhưng vấn đề nhân sinh nầy không đơn giản như vậy mà nó còn vượt xa hơn ra ngoài phạm vi tôn giáo, và giáo dục gia đình nhiều lắm.
Nói chung người VN tị nạn thuộc thế hệ thứ nhứt sống tại hải ngoại ít có vấn đề do con cái gây ra như các gia đình dân bản xứ da trắng.Phải chăng con cái của chúng ta đã cảm thông được những khổ cực và nhọc nhằn mà cha mẹ chúng phải hy sinh gánh chịu để lo cho chúng có được một tương lai tươi sáng như ngày hôm nay.
Nếu lỡ có xảy ra chuyện gì không đẹp mắt thì tâm lý cố hữu của người mình là tốt khoe, xấu đậy nên cũng không ai có thể biết được tầm quan trọng của vấn đề cha mẹ bị bạo hành nó như thế nào. Chuyện bị con cái ngược đãi là chuyện vô cùng xấu hổ và nhục nhã đối với các bậc cha mẹ.
Các quốc gia Tây phương trước kia, cũng như VN, họ xem vấn đề cha mẹ bị con cái bạc đãi như một điều cấm kỵ tabou cần phải che đậy lại và không nên bàn luận đến. Nhưng từ những năm gần đây, tư duy có thay đổi nên tình hình có khác đi.
Chuyện bên Pháp
Les parents battus par leur ado sortent de l’ombre
http://www.republicain-lorrain.fr/fr/permalien/article/2426123/Les-parents-battus-par-leur-ado-sortent-de-l-ombre.html
Tại Pháp càng ngày càng có nhiều bậc cha mẹ bắt đầu ra khỏi bóng tối một cách e dè để nói lên sự thật về tình huống mà họ là nạn nhân từ bấy lâu nay.
Theo các nhà chuyên môn, thì khó mà phát họa ra được hình ảnh mẩu (portrait robot) của một đứa trẻ hung dữ như thế nào cũng như cha mẹ nạn nhân của chúng ra sao.
Vấn đề con cái bạo hành cha mẹ thường hay thấy xảy ra trong những gia đình neo đơn týp gà mái nuôi con (single mom, monoparental). Thường thì ngưòi mẹ bắt đầu nếm mùi bạo hành từ những đứa con (trai hoặc gái) của mình khi chúng còn rất nhỏ tuổi.
Các đứa trẻ nầy thường lớn lên trong bối cảnh con cưng được nuông chiều tột bực chẳng khác nào con của vua chúa (enfants rois).
Cha mẹ vì thương con một cách mù quáng nên không ấn định rõ rệt những ranh mức nào mà đứa trẻ cần phải dừng lại.
Thông thường thì bạo hành đã nhen nhúm từ lúc đứa bé còn rất nhỏ tuổi (9-10 tuổi) nhưng cha mẹ lại sơ ý không thể nhận biết các dấu hiệu từ trước được.
Theo nhà phân tâm học Jean Pierre Chartier, những trẻ em nầy đã được nuôi nấng trong một không khí ‘loạn luân” có nghiã là chúng cảm thấy các ý muốn của chúng đều được cha mẹ thỏa mãn từ lúc chúng còn thơ ấu và đầy quyền lực.
Pour Jean-Pierre Chartier, ces jeunes « ont été élevés dans un climat "incestuel": la réalisation de leurs désirs par leurs parents les a confortés dans leur toute-puissance infantile ». Puis, tout à coup, en pleine période sensible de l’adolescence, « quelque chose brise cette situation : par exemple le parent refait sa vie avec un(e) autre, et c’est intolérable ».
Rồi bất thình lình một lúc nào đó, trong giai đoạn nhạy cảm nhất của tuổi choai choai, một biến cố nào đó làm thay đổ tình hình chẳng hạn như bà mẹ muốn bước thêm một bước nữa với một người đàn ông nào đó, thế là cậu ấm hay cô chiêu không thể chấp nhận được. Người mẹ không còn cách nào khác là phải cầu cứu đến cơ quan chánh quyền để nhờ được giúp đỡ: như xin cho đứa con được chữa trị thérapies, trợ cấp xã hội cho đứa con, hay gởi nó vào trại giáo hóa nếu có bạo hành thể xác.
Nếu đứa con đã đạt tuổi trưởng thành pháp lý, 18 tuổi, cha mẹ có thể đuổi nó ra khỏi nhà hoặc thưa nó ra trước pháp luật. Thế là chấm dứt tình nghĩa mẹ con hay cha con.
Chuyện bên Canada
Vừa qua Katia Gagnon có viết một bài về Cha mẹ bị con vị thành niên ngược đãi tại tỉnh bang Quebec, Canada. Tựa đề bài phóng sự là Le Tabou des Parents Battus và đã được tờ La Presse Montreal đăng tải ngày 10 fevrier 2010.
Bài phóng sự đúc kết lại khảo cứu của Giáo sư Daniel Pelletier, một nhà hình sự học criminologue.
Đây là một khảo cứu thăm dò do Université du Québec en Outaouais thực hiện. Có tất cả 1834 học sinh vị thành niên adolescents trung học cùng với 557 bậc cha mẹ của chúng đã được phỏng vấn về vấn đề bạo hành đối với phụ huynh.
Sau đây là tóm lược những điều nhận xét:
*Bạo hành thể xác (violence physique) 11% đối với các cháu gái và 9% đối với các cháu trai.
*Bằng cách nào : thường nhất là « xô, đẩy » ông bô bà bô, 6% trường hợp liệng, chọi vật gì đó, có lẽ chọi vào tường cho đỡ tức, 1% đe dọa bằng vũ khí như dao chẳng hạn.
*Đặc biệt con gái thường tấn công bà mẹ, con con trai thì hay tấn công người cha.
*Bạo hành tinh thần: 45% cô cậu choai choai nhìn nhận là họ có chửi thề, nói nặng lời đối với cha mẹ mình nhưng thường nhất là đối với người mẹ (có lẽ bà má hay lải nhải, bắt bẻ từng li từng tí, quá chi tiết khiến mấy đứa con dễ bực mình đổ quạu, nên phản ứng lại).
*Khảo cứu cho biết thường những vụ bạo hành đều phát xuất ra từ những lý do vô duyên lãng nhách chẳng hạn như : bà già muốn mua cho mình một cái quần trong Zeller, WalMart (tiệm quá bình dân) nhưng cô con gái không bằng lòng, rồi đôi co phải quấy với bà mẹ thế là chiến tranh nổi lên.
*1 trên 10 bậc cha mẹ đã từnglà nạn nhân của bạo hành về thể xác. Đây cũng tương tợ một số liệu thăm dò của phía Hoa Kỳ.
Cha mẹ không đi thưa thì chánh quyền không thể can thiệp được. Theo nhà nước, thì không đi thưa có nghĩa là hành động của đứa con không có gì nguy hiểm hết và có thể chấp nhận được. Thật ra, là cha mẹ sợ xấu hổ, sợ nhục nhã, mắc cỡ nếu họ làm rùm beng lên.
Theo lối suy nghĩ thường tình trong xã hội, thì một đứa trẻ không thể là mối đe dọa cho cha mẹ được, chỉ có cha mẹ bất tài và thiếu trách nhiệm mà thôi.
Bởi lý do nầy mà cha mẹ phải sống triền miên trong vòng lẩn quẩn của bạo hành mà không có cách nào để thoát ra khỏi nó được.
Trường hợp có thưa gởi của cha mẹ vì họ bị hành hung hoặc có đe doạ đến tính mạng, cảnh sát có thể bắt giam đứa con ngay và gởi cậu ta vào các trung tâm giam giử trẻ em phạm tội.
Nhưng thường đây là trường hợp đối đế lắm mà thôi.
Bạo hành cha mẹ theo kiểu Việt Nam
+Hành hung bố mẹ bị phạt 4 năm tù. Tin 247
http://www.tin247.com/quang_tri_hanh_hung_bo_me_bi_phat_4_nam_tu-6-128104.html
« TAND huyện Vĩnh Linh ngày 10/8 đã tuyên phạt Trần Văn Tuyên (SN 1970, trú ở Lai Bình, Vĩnh Chấp, Vĩnh Linh) 4 năm tù giam về tội cố ý gây thương tích.
Khoảng 11 giờ đêm 16/3/2007, Tuyên chạy xe máy đến nhà bố mẹ đẻ là ông Ban, bà Bường kêu đau bụng và bảo ông Ban gọi người đưa mình đi bệnh viện.
Tuyên đã dùng hung khí hành hung bố mẹ đẻ của mình chỉ vì bố y không đưa y đi viện mà chỉ mời y sỹ đến khám.
Hàng xóm đã chạy đến ngăn chặn hành vi nguy hiểm của Tuyên đối với ông Ban và đưa bà Bường đến cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Linh. Bà Bường bị tổn hại 23% sức khỏe. Từ lúc gây án cho đến ngày bị bắt (16/3 - 14/4/2007), Tuyên chẳng hề quan tâm thăm hỏi mẹ mình.»
+Con nghiện rượu hành hung mẹ đẻ. Tin CAND Online
http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2009/5/113046.cand
«Vốn không nghề nghiệp ổn định, chây lười lao động lại mắc chứng nghiện rượu, Tèo luôn gây gổ và giở thói côn đồ với mọi người trong gia đình. Cũng vì không chịu nổi những trận đòn roi oan nghiệt của Tèo nên vợ Tèo đã dắt 4 đứa con bỏ nhà ra đi. Từ đó mọi cơn tức giận, buồn bực của một kẻ không tiền nát rượu đều trút cả lên đầu người mẹ già 81 tuổi.
Mỗi lần Tèo hành hung cụ Mận, dù hàng xóm đều chứng kiến nhưng chẳng ai dám can ngăn và cũng chẳng ai dám báo cho Công an, ngay cả anh em ruột thịt của Tèo vì hắn dám vác dao chém nếu ai xen vào chuyện mà hắn làm. Nếu cụ Mận sang nhà những người con khác để ở thì Tèo tìm đến gây sự khiến ai cũng ngán ngẩm. »
+Chuyện con đánh mẹ dưới ba góc nhìn. Tin Tức Online
http://tintuconline.com.vn/vn/print/thuongnhat/399862/index.html
“Người mẹ ấy là bà Đỗ Thị Nhung, 77 tuổi, ở 87/80 Nguyễn Sĩ Sách, KP4, phường 15, quận Tân Bình. Bà Nhung tố cáo đã bị con ruột mình là Nguyễn Thanh Long tát, đấm vào mặt. Giấy chứng thương của Bệnh viện Nhân dân 115 cũng kết luận: Bà Nhung bị chấn thương đầu và mặt, bầm tím mắt, cằm và dập môi dưới. Và theo lời người mẹ này, không chỉ một đứa mà những đứa con khác cũng đánh bà, bạo hành cả tinh thần nhiều năm qua”.
+Mẹ già 77 tuổi bị các con bạo hành dã man. Tin Tức Online
http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/thuongnhat/399313/index.html
“Theo bà Nhung, đây là lần thứ hai người con trai này có hành vi côn đồ với mẹ. Hơn một năm trước, bà Nhung có nhờ ông Sơn mua màn cửa sổ. Khi không vừa ý, bà muốn đổi cái khác, liền bị ông con giật cái màn xuống, ném trả lại tiền và không quên "tặng" mẹ đẻ của mình hai bạt tai.
"Tôi không thể tưởng tượng con mình lại hành xử thú tính với mẹ như vậy. Không chỉ Sơn, mà những đứa con trai khác cũng vậy", bà Nhung ôm mặt khóc.
Bà Nguyễn Thị Hồng kể lại: "Một lần, thấy bà Nhung nhăn nhó, tôi hỏi thì bà vạch áo lên, để lộ phần lưng và hông đầy những vết bầm. Bà nói, con bà dùng dây lưng quất túi bụi. Người đánh là con trai đầu của bà Nhung - ông Nguyễn Thanh Giang, thạc sĩ - luật sư của Đoàn Luật sư thành phố".
+Một thanh niên giết mẹ vì bị ép phải trở thành bác sĩ
http://www.tialia.net/2010/02/06/mot-thanh-nien-giet-me-vi-bi-ep-phai-tro-thanh-bac-si/
“SANTA ANA (OC Register) – Nguyễn Lâm Sơn không bao giờ lớn tiếng với mẹ, mãi đến lúc anh ra tay giết bà.
Sơn, 31 tuổi, vốn là đứa con ngoan, biết vâng lời, ít khi rời xa mẹ. Bà Nguyễn Thu Nương là bậc cha mẹ luôn tận tụy nuôi con, ước mơ được thấy đứa con đầu lòng của mình lớn lên trở thành bác sĩ.
Hải không thể thực hiện được như ý của mẹ, anh không muốn làm bác sĩ hay dược sĩ. Bà quay sang hy vọng Sơn sẽ là bác sĩ.
Hải, người đã lấy xong bằng cao học về tâm lý nói, “Mẹ đặt niềm tin vào việc đạt được một địa vị cao, và bà áp lực anh Sơn nhiều hơn.”
Sơn học ngành sinh vật ở trường University of California, Irvine. Sau đó, anh theo học hai năm ở trường Dược tại Massachusetts, rồi chuyển sang học Y khoa tại Ross University, ở Caribbean.
Bà Nương dọn sang sống ở đảo quốc Dominican để được gần bên Sơn. Anh mượn nợ để đi học nhưng bà cũng giúp đỡ anh thêm về mặt tài chính. Hai người sống trong một căn chung cư nằm nhìn sang phía trường.
Vào mùa Thu năm 2008, Sơn rời trường Y và cùng mẹ dọn về Garden Grove. Anh khai với cảnh sát rằng, vào thời gian này anh cảm thấy bị nhiều áp lực phải trở thành bác sĩ hơn.
Sơn nói, “Theo văn hóa nước tôi, cha mẹ nào cũng kỳ vọng con cái làm theo lời họ. Nếu con cái tuân theo lời thì mang lại vinh dự cho gia đình; ngược lại, chỉ làm mất mặt và coi như đồ ruồng bỏ.”
Sơn khai rằng, chiều ngày 21 tháng 12, khi anh đang ngồi viết e-mail thì mẹ anh tiến lại gần. Anh cảm nhận được cơn phẫn nộ của bà, và tỏ ra muốn đối chất với Sơn. Bà hỏi anh có còn tiếp tục theo đuổi ngành Y nữa chăng.
Anh đáp là anh muốn trở lại trường Dược vì anh chỉ còn một năm nữa là hoàn tất, thay vì phải trở lại ngành Y khoa.
Bà Nương không bằng lòng, và nói anh cần nghĩ lại việc phải vượt trội hơn con cái của bạn bè bà. Anh kể, “Mẹ tôi nói, ‘Sao con không chịu nắm lấy cơ hội vì hiện nó đang ở trong tầm tay con, để có thể qua mặt chúng nó"’”
Sơn khai với cảnh sát rằng anh bắt đầu to tiếng và mẹ anh từ tốn nói, “Tao là mẹ. Không đứa con ngoan nào lại bất kính đến nỗi lớn tiếng với mẹ như vậy.”
Sơn kể tiếp, “Tôi đáp, ‘Sao mẹ không để cho con đi theo hướng con thích" Cái gì quan trọng với mẹ hơn, bạn bè của mẹ hay hạnh phúc của con mình"’”
Đó là lý do tại sao mọi người trong gia đình đều sửng sốt khi hay tin Sơn bóp cổ giết chết người mẹ 71 tuổi của mình tại căn nhà ở Garden Grove, hôm 21 tháng 12, năm 2008”.
Cha mẹ già cũng không thoát khỏi
Tầng lớp người già càng ngày càng gia tăng thêm lên mãi nên và một số các cụ chọn giải pháp được sống ở nhà để được gần gũi với con cháu. Một số khác thì sống trong các nhà già hay viện dưỡng lão nursing home. Đây là nói trong bối cảnh các cụ sống tại hải ngoại mà thôi. Còn tình hình người già bên nhà sống ra sao, người viết không được rõ lắm, nhưng nghe nói là cần phải có tiền càng nhiều thì càng tốt…
Cho dù chọn giải pháp nào đi nữa các cụ cũng vẫn có thể là nạn nhân của sự ngược đãi và bạo hành từ người thân trong gia đình hoặc từ nhân viên chăm sóc trong các nhà già.
Abuse does not just come in a physical form. Abuse can be mental, sexual, physical, or financial. One of the most common forms of abuse for senior citizens is financial abuse. Financial abuse is caused when their finances have been tampered with by an unknown source. There are a number of people who have been on trial or suspected in tampering with a senior citizens finances.
Đó có thể là sự ngược đãi về tinh thần (thiếu lễ độ, đóng mạnh cửa, nói nặng nói nhẹ, nhục mạ, chửi bới, xiêng xỏ, xem các cụ như con nít), về tình dục, về thể xác (xô, đẫy, mạnh tay mạnh chân…), bỏ mặc các cụ trong phòng, trên ghế,không nói năng đếm xỉa đến các cụ, không thay tã lót, lợi dụng về tiền bạc và v,v…Thưòng thì các cụ không dám tố cáo các hành vi trên vì sợ bị trả thù.
Riêng đối với một số người thân trong gia đình thì họ cũng xem thường việc nầy không có gì là quan trọng lắm.
Các cụ rất buồn khổ và chỉ còn biết khóc thầm mà thôi.
-Bs Nguyễn Ý Đức. Bạc đãi người cao tuổi
http://www.nguyenyduc.com/anhuongtuoivang/09_9_Bac%20dai%20nguoi%20cao%20tuoi.htm
Dans le numéro d’octobre 2004 de The Lancet, Mark Lachs et Karl Pillemer, de l’université Cornell, estimaient qu’aux États-Unis, entre 2 et 10 % des personnes du troisième âge avaient subi une certaine forme d’abus dans leur foyer. Leur conclusion était fondée sur l’analyse d’études de cas, d’échantillonnages et de questionnaires.
On considère que les chiffres des États-Unis reflètent ceux dans le reste du monde. Le rapport sur la violence dans le monde, publié par l’Organisation mondiale de la santé en 2002, donne un pourcentage de personnes âgées maltraitées de 4 à 6 % pour les individus âgés de 65 ans et plus, pour tous les pays du monde entier.
« Même dans de nombreuses nations asiatiques, où, par tradition, les anciens sont très respectés, de nombreux cas de maltraitance sont à présent rapportés. »
—Elizabeth Podnieks, vice-présidente de l’International Network for the Prevention of Elder Abuse (réseau international pour la prévention de la maltraitance des personnes âgées)
« Les personnes âgées qui ne peuvent pas prendre soin d’elles-mêmes et/ou qui sont dérangées mentalement et déprimées sont spécialement vulnérables aux abus et négligences ainsi qu’à leur propre négligence. »
—The National Elder Abuse Incidence Study, Final Report, Septembre 1998, préparée par le National Center on Elder Abuse à l’American Public Human Services Association
« Même dans de nombreuses nations asiatiques, où, par tradition, les anciens sont très respectés, de nombreux cas de maltraitance sont à présent rapportés. »
—Elizabeth Podnieks, vice-présidente de l’International Network for the Prevention of Elder Abuse (réseau international pour la prévention de la maltraitance des personnes âgées).
-Maltraiter une personne âgée Le crime caché
© Advocacy Centre for the Elderly (ACE) et Community
Legal Education Ontario (CLEO)
http://www.coaottawa.ca/library/publications/CLEO-ElderAbuseF.pdf
Les maltraitances envers les personnes âgées regroupent des maltraitances physiques, psychologiques, financières, civiques, médicales ainsi que des négligences. Une des raisons du tabou qui entoure cette problématique est le silence des victimes lié à leurs craintes, à leurs perceptions mais aussi à l’attitude de l’entourage.
Đây là một vấn nạn trong xã hội ngày nay nhưng ít người có can đảm đề cập đến.
Kết luận
Nước mắt chảy xuôi
Một xã hội chạy theo kim tiền và vật chất thì các giá trị đạo đức và tình người không còn nữa.
Hết thuốc chữa. Buồn năm phút!
Tham khảo
-Parent abuse. The abuse of parents by their teenage children. Government of Canada
http://www.canadiancrc.com/PDFs/Parent_Abuse-Abuse_of_Parents_by_Their_Teenage_Children_2001.pdf
-Katia Gagnon. Les blessures des parents battus. La Presse 10 Février 2010
http://www.cyberpresse.ca/vivre/famille/201002/09/01-948014-les-blessures-des-parents-battus.php
Montreal, Feb 18, 2010