Hôm nay,  

Nét Tranh Đấu Nơi Giang Hữu Tuyên

19/11/200400:00:00(Xem: 6069)
Ghi chú của người viết: Từ gần ba thập niên qua, hầu hết mọi người Việt vùng Hoa Thịnh Đốn và nhiều nơi khác biết đến Giang Hữu Tuyên (GHT) như là một người của báo chí và thơ văn, đặc biệt là thơ. Điều này dễ hiểu. Vì nếu nói về lịch sử của nền báo chí Việt ngữ hải ngoại -- kể từ 30/4/75 cho đến hôm nay -- người ta không thể không đề cập đến tờ tuần báo Hoa Thịnh Đốn Việt Báo (HTĐVB) do GHT làm chủ nhiệm và chủ bút. HTĐVB, với lập trường quốc gia rõ rệt, ra đời từ năm 1982 tại thủ đô nước Mỹ. Và những người yêu và theo dõi sinh hoạt thơ văn hải ngoại hẳn khó có thể không nghe đến GHT là tác giả của một số bài thơ nổi tiếng, trong số đáng kể là bài Mầu Tím Mồng Tơi và Trời Mưa Đi Phát Báo gây xúc động sâu xa cho người đọc.Có lẽ, một số bằng hữu giao thiệp lâu năm với Tuyên thì biết thêm khía cạnh tranh đấu một thời trong con người của anh. Tuy vậy, Tuyên là một người khá kín đáo -- mặc dù trong quá khứ đã từng có những đóng góp đặc biệt trong lãnh vực tuyên vận của tổ chức Lực lượng Quân nhân(LLQN), tiền thân của Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt nam (MTQGTNGPVN) -- nhưng anh ít đề cập đến kỷ niệm này. Vì thế, để nói rành rọt về con người tranh đấu của Tuyên không phải là một chuyện dễ làm, nhất là trong một thời gian kỷ lục đôi ba ngày cho kịp với hạn định. Phần viết này, dựa trên hồi ức riêng của một cá nhân, do đó, là những nét chấm phá giúp làm bật lên khiá cạnh tranh đấu nơi con người ấy của nhà báo, nhà thơ Giang Hữu Tuyên hầu làm đầy đủ thêm hình ảnh một cuộc đời và những đóng góp của anh trong cuộc tranh đấu chung cho tự do, dân chủ của Việt Nam.
( Đặng Đình Khiết, viết trong sự hồi tưởng về Giang Hữu Tuyên)

25 năm trước, cũng vào khoảng mùa thu như thế này, Café de Paris là điểm hẹn dễ nhớ và thời thượng một thưở của những người loay hoay đi tìm con đường trở về một nơi chốn vừa tất tả ra đi Chỗ đó tôi đã gặp Tuyên và nhiều người bạn mớiChúng tôi đã ngồi với nhau bao lâu, đã nói với nhau biết bao nhiêu điềuKhông nhớ nổi. Điều ấy không quan trọng. Cái quan trọng là đã gặp được nhau, đã gặp được thêm một người đồng hành trong cùng mơ ước cho một cuộc lữ quay vềThưở ấy chúng tôi nói với nhau bằng ngôn ngữ ấy, ngôn ngữ giản dị của trái tim. Và, thưở ấy chúng tôi còn rất trẻ

Tôi và GHT không biết nhau cho mãi đến khi tôi dọn về vùng Hoa thịnh đốn vào mùa xuân 1979 để tiếp tục việc học. Đó cũng là thời gian tôi và một số bạn đang chuẩn bị cuộc họp mặt của nhiều thanh niên sinh viên và một số khuôn mặt tranh đấu cũ trong giới sinh viên đại học của thập niên 60 và 70 tại miền Nam Việt Nam trước đây. Cuộc họp mặt dự trù tổ chức vào mùa đông năm đó tại thành phố Silver Spring, Maryland. Anh Hoàng Cơ Trường (mất năm 1982) ở California giới thiệu kín đáo về Tuyên, và cho tôi biết -- tuy là một trong những thành viên nòng cốt của tổ chức Lực Lượng Quân Nhân (LLQN) do Đề đốc Hòang Cơ Minh lãnh đạo -- nhưng Tuyên có thể giúp một tay đắc lực vào việc tổ chức cuộc họp mặt mùa Đông 79. Gặp Tuyên thì biết anh là sĩ quan Hải quân, điều này khiến tôi hiểu lý do tại sao Tuyên hoạt động tích cực trong LLQN. Nhờ những giới thiệu trước, và cũng có thể do yếu tố tuổi tác gần nhau nên tôi và Tuyên dễ dàng trao đổi với nhau về một số suy nghĩ cho con đường tranh đấu trước mặt. Nhưng tôi đã không có một đề nghị cụ thể nào với Tuyên, vì thực ra trách nhiệm tổ chức vật thể cho mấy ngày họp mặt lại do một nhóm khác trách nhiệm và Tuyên có vẻ không ưa nhóm này cho lắm. Về sau, việc Tuyên trở thành một thành viên của Phong trào Thanh niên Cách mạng Dân tộc Việt là do công vận động của anh Ngô Vương Toại.

Cuộc họp mặt mùa đông năm 79 kéo dài gần ba ngày với sự tham dự của gần 200 người, đa số trong lứa tuổi trên dưới 30 và một số trên 40 tuổi. Phần lớn đến từ các tiểu bang trong nước Mỹ, một số đến từ Gia nã đại, một vài người đến từ Nhật và Âu châu. Tại thành phố Silver Spring, tiểu bang Maryland, sau mấy ngày dài sinh hoạt, những suy nghĩ chung về hiện tình đất nước dưới chế độ cộng sản được đúc kết, những phương hướng hoạt động sơ khởi được đề nghị. Kết quả cụ thể của cuộc họp mặt mùa đông năm đó là sự ra đời một tổ chức đấu tranh phần lớn là những người trẻ nhiệt tình, lý tưởng và đầy lãng mạn! Tổ chức này có tên Phong trào Thanh niên Cách mạng Dân tộc Việt (PTTNCMDTV).

Các anh Toại, Tuyên và Trường đều tham dự trong cuộc họp mặt này. Ít lâu sau, một trong những chi bộ đầu tiên của phong trào thanh niên vùng miền Đông nước Mỹ được thành lập là chi bộ của anh Ngô Vương Toại với GHT và vài người khác nữa là thành viên. Trong thời gian này, thực ra, đối với Tuyên, ưu tiên hoạt động của anh vẫn là Mặt trận và Phong Trào Quốc Gia Yểm Trợ Kháng Chiến. Trong mấy năm là đoàn viên của phong trào thanh niên, sự tham gia và gắn bó của Tuyên với phong trào này gần như không có gì đáng kể về mặt công tác hoặc sinh hoạt. Nhưng ngược lại, về mặt con người, thì giữa nhiều anh chị em trong phong trào ở vùng Hoa thịnh đốn và nhiều nơi khác lại tìm thấy nơi Tuyên một tình bằng hữu quý báu. PTTNCMDTV hoạt động không bao lâu thì Uỷ Ban Chỉ Đạo của phong trào thanh niên nhóm họp lần chót tại Alexandria, Virginia, quyết định đình chỉ mọi sinh hoạt kể từ mùa xuân năm 1983 vì chính trong nội bộ tổ chức cũng manh nha nhiều rạn nứt.
Tháng Tư năm 1983, một số anh chị em thành viên cũ của phong trào thanh niên vùng Hoa thịnh đốn, trong số có tôi, thành lập nhóm Xác Định. Bên cạnh các sinh hoạt hội thảo, văn nghệ còn thực hiện tạp chí Xác Định -- Tiếng Nói Của Thanh Niên Sinh Viên Việt Tị Nạn Trên Thế Giới -- xuất bản định kỳ ba tháng một lần. Số ra mắt của tạp chí này rơi vào dịp 30/4/83. Hàng năm, vào thời điểm này, cộng đồng người Việt tị nạn vùng thủ đô Hoa kỳ thường xuyên tổ chức cuộc biểu tình đòi tự do và nhân quyền cho Việt Nam. Năm nay, cũng vào dịp này, Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam và Phong trào Quốc gia Yểm trợ Kháng chiến tổ chức đại hội Chính Nghĩa tại một sảnh đường của đại học George Washington để đón phái đòan kháng chiến quốc nội do tướng Hoàng Cơ Minh và Trung tá Lê Hồng dẫn về để ra mắt. Ngày biểu tình hàng năm của cộng đồng trở thành một phần trong chương trình đón tiếp của đại hội này.

Tạp chí Xác Định số 1 được mấy anh chị em TNSV thành viên của Xác Định vừa đi biểu tình vừa bán báo. Một anh trong tổ chức Người Việt Tự Do tại Nhật (lúc trước là một thành viên trong Uỷ Ban Chỉ Đạo của phong trào thanh niên giờ đây là một ủy viên cấp cao của Mặt Trận) gặp mấy đoàn viên cũ của phong trào thanh niên nhưng không biết, sau khi mua tờ tạp chí, đã nói với mấy anh chị em này là, Giờ đây mà mấy anh em còn ra báo này ư" Sao không nhập chung vào với dòng dân tộc này vậy" Buổi tối hôm sau ngày đại hội chính nghĩa, Giang Hữu Tuyên đưa anh này tới căn apartment mà chúng tôi dùng làm trú sở của nhóm Xác Định để anh rút lại câu phát biểu trong buổi sáng hôm trước tại cuộc biểu tình. Tối đó, anh em chúng tôi lâu ngày không gặp nhau nên có một buổi nói chuyện thật vui. Nhiều anh em có mặt trong buổi đó, nhân đấy, đặt khá nhiều câu hỏi về vị trí của mấy căn cứ kháng chiến ở vùng Đông dương của Mặt Trận.

Cuộc khủng hoảng trầm trọng về lãnh đạo của MTQGTNGPVN vỡ ra trong năm 1985 ảnh hưởng sâu xa trên phương diện tâm lý chung của các cộng đồng người Việt tị nạn ở hải ngoại. Chắc chắn đã là những vết hằn nặng nề trong tâm tư của những người đoàn viên nòng cốt trước đây như Giang Hữu Tuyên.

Kể từ đó, bằng hữu bắt đầu thấy Giang Hữu Tuyên hoặc có một thái độ im lặng hoặc tránh né các cuộc tranh luận chính trị công khai. Nhưng nếu có ai đả kích hoặc phê phán một số cá nhân trong tóan lãnh đạo lên đường về vùng biên giới Thái lan thì sẽ gặp những phản ứng của Tuyên. Tuyên quý trọng một số nhân vật trong toán người đó, đặc biệt là những người trẻ như Trần Thiện Khải (sáng tác nhạc), Ngô Chí Dũng (Người Việt Tự Do, Nhật bản), và Võ Hoàng (nhà văn trong nhóm Nhân Văn). Điều này dễ hiểu, vì những người đó với Tuyên có nét đồng điệu. Họ cùng trang lứa và, có thể, có cùng tâm hồn của những văn nhân thi sĩ trong một con người chiến sĩ hay tráng sĩ thời đại. Có lần, trong khi tâm sự riêng, Tuyên đã bầy tỏ sự xúc động để nói về những nhân vật này, Mấy ông.đó, và mấy anh em đódám dứt khoát rũ áo ra đi

Sau biến cố của Mặt trận, Tuyên mỗi ngày mỗi trở nên hí-lộng hơn đối với các đề tài hoặc nhân vật có tính cách thời sự. Anh từng là tác giả hoặc đồng tác giả của một số câu vè một thời được truyền tụng trong anh em quen biết. Thí dụ như, Nhất dương chỉ. Nhị thiên đường. Tam tông miếu. Tứ đổ tường. Ngũ vị hương Câu vè này dùng ám chỉ về một cuộc họp mặt chính trị khoảng giữa thập niên 80 tại Hoa thịnh đốn của một vài nhân vật hoạt động chính trị từ thời đệ nhất, đệ nhị cộng hòasang đến tận Mỹ. Thời nào cũng có mặt và lúc nào cũng tự tạo huyền thoại để tự quan trọng hóa con người của mìnhVài người khác trong giới văn học, nghệ thuật, và ngay cả trong giới làm báo trong vùngcũng được Tuyên tặng cho vài câu thơ hoặc vè để riễu cợt về vài đặc tính nổi bật nơi các nhân vật ấy. Nhưng tính chất trửng giỡn, hí-lộng dường như có sẵn trong con người của Tuyên từ lâu, nếu người ta nhớ lại một 'biến cố' trong giới làm văn học ở vùng Hoa thịnh đốn xẩy ra từ khoảng đầu thập niên 80. Trong biến cố văn học ấy có 'bát đũa và nước mắm bay trong không gian', thì cũng chính Tuyên đã là tác giả của mấy câu thơ bất hủ!

Nhắc đến quá khứ tranh đấu và làm báo của Tuyên là phải nói đến Ngô Vương Toại, và nhắc đến hai người này không thể không nhắc đến Nguyễn Đình Hùng.Vì Toại, Tuyên, Hùng một thời gắn bó chặt chẽ với nhau trong nhiều sinh hoạt -- từ báo chí đến tranh đấu, đến văn nghệ. Chỗ nào có một thì sẽ có đủ ba. Bạn bè có lúc gọi họ là 'Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ'. Trong ba người thì Toại được hai người kia coi như một người anh lớn về nhiều mặt -- từ tuổi tác, đến tranh đấu, đến làm báo. Mặt nào Toại cũng trỗi bật và nhiều kinh nghiệm hơn. Vì thế, Tuyên và Hùng luôn dành cho 'anh Toại' sự quý mến và nhường nhịn đặc biệt.

Thời gian Tuyên và Hùng là thành viên quan trọng của LLQN, các anh trách nhiệm việc thực hiện Nội san Cờ Vàng (1980-1981) của lực lượng này, thì Toại là người cố vấn kỹ thuật về trình bầy và đôi khi đóng góp cả phần nội dung. Cái apartment của Tuyên mướn trở thành bản doanh thực hiện Nội san Cờ Vàng. Khi LLQN (1978) của tướng Minh nhập vào với Lực Lượng của Đại tá Lục Phương Ninh bên California để thành Lực Lượng Quân Dân Việt Nam Hải Ngoại (LLQDVNHN-1981) thì trách nhiệm thực hiện tờ nội san của họ chấm dứt.

Nhưng, trước đó, từ cuối năm 1980, thì bộ ba -- Tuyên-Toại-Hùng -- đã cùng đứng ra thành lập tạp chí Việt Chiến, một tờ báo văn nghệ mang tính tranh đấu cao, bài vở nội dung rất hay và mới, hình thức trình bày nhã và đẹp. Tờ báo đuợc nồng nhiệt đón chào trong cả hai giới đọc giả, giới thích đọc văn thơ và giới văn thơ tranh đấu. Việt Chiến tạo nên một uy tín độc đáo cho ba anh không chỉ ở vùng Hoa thịnh đốn mà còn lan ra các châu khác. Việt Chiến xuất bản đều đặn hàng tháng và ra được 12 số thì đình bản. Ngoài việc thực hiện tờ báo, nhóm bộ ba -- Tuyên-Toại-Hùng -- thỉnh thoảng còn tổ chức một số đêm sinh hoạt giới thiệu thơ văn, sáng tác mới mang tính tranh đấu của những người cộng tác với Việt Chiến. Những sinh hoạt văn nghệ tranh đấu này ít nhiều đã góp phần tạo nên không khí mang chiến đấu tính cao và làm nức lòng người Việt vùng thủ đô Hoa thịnh đốn trong nhiều năm.

Đây cũng là lúc con người thơ ở trong GHT nở rộ với nhiều bài thơ đẹp, lấy sông nước bao la và đời sống bình dị nhưng đầy tình tự quê hương của con nguời miền Nam nước Việt làm chủ đề xây dựng. Thí dụ, bài Mầu Tím Mùng Tơi, mà gần như hễ chỗ nào GHT xuất hiện thì đều được người dự khán yêu cầu chính tác giả diễn ngâm bài thơ đó. Bài thơ mượn hình ảnh, hương vị, và mầu sắc của một bát canh mùng tơi mà mẹ già nâú cho các con của mẹ ăn thưở nào để nói lên cái nghịch cảnh đau buồn của Dân tộc Việt Nam trong cuộc nồi da xáo thịt vừa qua.

Thời gian này Tuyên say đắm làm thơ. Có người quen kể lại rằng Tuyên làm thơ trong lúc lái xe, khi đi ngủ, và ngay cả lúc đangnấu nướng! (Hình như có một dạo anh làm cho một nhà hàng Tầu, cứ có giây phút nào nghỉ thì lại đứng ra một góc để làm hoặc sửa chữa, trau chuốt những câu thơ mới. Những năm 1983 đến 1987 tôi và một số anh em có thực hiện tờ tạp chí Xác Định (như đề cập ở trên) nên vì vậy chúng tôi liên lạc với nhau khá đều và Tuyên thường xuyên gửi thơ để anh em tuỳ nghi xử dụng. Vài ngày không gặp là sẽ nhận được điện thoại gọi từ Tuyên, để nghe Tuyên đọc vài câu hoặc một bài thơ mới làm. Tuyên say sưa đọc, đọc xong cũng chính Tuyên hồn nhiên tự bình phẩm mấy câu thơ của mình. Người nghe chưa kịp có ý kiến thì đã hòa ngay vào cái niềm vui mới đó của Tuyên.

Cách đây vài năm, không rõ là năm nào, một buổi sáng đầu xuân gặp Nguyễn Minh Nữu, chủ nhiệm Văn Nghệ Tuần Báo, anh khoe Tuyên mới đưa cho một bài thơ, nhan đề Trời Mưa Đi Phát Báo. Nữu đọc cho tôi nghe, nghe xong, tôi yên lặng, thấm cái lạnh và nỗi buồn từ trong trái tim héo hắt của tác giả nhiều hơn là cái lạnh gặp trời mưa làm ướt cả người và các chồng báo vừa lấy ra từ nhà in Sau đó ít lâu, tôi được chính Tuyên đọc cho nghe bài thơ này. Những câu dưới đây, không hiểu sao cứ ám ảnh tôi, mỗi lần đọc lên lại làm tôi liên tưởng tới hình ảnh chúa sơn lâm trong bài thơ Hổ Nhớ Rừng của Thế Lữ năm xưa:
..
bao mùa mưa đã im giông bão
sao nước trừơng giang vẫn khứ hồi
mười mấy năm làm tên phát báo
lòng buồn theo thành quách xa xưa
(Trích: Mùa Mưa Đi Phát Báo, GHT)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.