Mỹ Đòi VC Thả Ngay LS Lê Công Định; Nông Đức Mạnh: Nâng Tầm Cao Kết Thân TQ
HANOI/WASHINGTON (VB Tổng Hợp) -- Dư luận qúôc tế nghĩ gì về chuyện CSVN bắt giam, quy chụp luật sư Lê Công Định, người từng biện hộ trứơc tòa cho nhiều nhà hoạt động nhân quyền"
Bộ Ngoạị Giao Mỹ đòi Hà Nội trả tự do tức khắc, theo tin đài VOA, trong khi Hội Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) nói với Đài BBC rằng không thể nào tin được hành vi hoạt động ôn hòa của luật sư Lê Công Định lại “có thể bị buộc tội lật đổ chính phủ.”
Cùng ngày, đài RFA phỏng vấn ông Nguyễn Sỹ Bình và được biết rằng luật sư Lê Công Định không có liên hệ đảng pháí nào đối với Đảng của ông Bình.
Trong khi đó, hầu hết dư luận từ trí thức và tuổi trẻ Việt Nam vẫn tin rằng đây chỉ là đòn răn đe của công an trứớc hiện tượng các luật sư liên tục chất vấn các việc làm vi hiến và phi pháp của chính phủ, mà vụ gần nhất là trường hợp luật sư Cù Huy Hà Vũ nộp đơn kiện Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng" Như thế, đòn răn đe này có vẻ như đang “ép-phê ngược” cho Hà Nội.
Bản tin đài VOA ghi nhận như sau.
“Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa lên tiếng về việc bắt giữ luật sư Lê Công Định.
Chiều ngày thứ Hai, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, ông Ian Kelly ra thông cáo nói rằng Hoa Kỳ quan tâm sâu sắc trước sự kiện nhà chức trách Việt Nam bắt giam ông Lê Công Định hôm thứ bảy, và buộc ông vào tội 'tuyên truyền chống nhà nước.'
Các quan chức Việt Nam nói rằng ông Định bị bắt vì bênh vực các nhà hoạt động đòi dân chủ và đã sử dụng Internet để bày tỏ quan điểm của mình.
Luật sư Lê Công Định là một thành viên được kính trọng của cộng đồng luật gia Việt Nam và quốc tế, ông đã tham gia chương trình Fulbright của Hoa Kỳ.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết: không thể bắt giam một người nào đó vì người này bày tỏ quyền tự do phát biểu, và không thể trừng phạt một luật sư vì người này đã chọn thân chủ nào để biện hộ.
Cuối cùng thông cáo cho biết: việc bắt giữ Luật sư Lê Công Định đã đi ngược với cam kết của chính phủ Việt Nam là sẽ tuân thủ các chuẩn mực được quốc tế chấp nhận liên quan đến nhân quyền và chế độ pháp quyền.
Hoa Kỳ kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Luật sư Định cũng như tất cả các tù nhân khác đang còn bị giam cầm vì đã bày tỏ quan điểm của họ một cách ôn hòa.”
Bản tin Đài BBC kể như sau, trích:
“BBC: Ông Định bị cáo buộc kêu gọi lật đổ chính phủ, liệu Amnesty International có tiếp tục ủng hộ ông ấy không nếu ông ấy kêu gọi lật đổ chính phủ một cách hòa bình"
Amnesty vận động cho tự do ngôn luận ở Việt Nam và đây là một trong những vấn đề chính đối với chúng tôi hiện nay. Ai cũng có quyền có ý kiến và thể hiện ý kiến trước công chúng một cách hòa bình ngay cả trong trường hợp các ý kiến đó chỉ trích chính quyền.
Chúng tôi sẽ xem xét trường hợp này kỹ hơn nhưng thường chúng tôi không nghĩ rằng những người phản đối một cách hòa bình lại có thể bị buộc tội lật đổ chính phủ.”
Bản tin khác của BBC cũng ghi ý kiến của một luật sư từ VN, trích:
“BBC: Trong số các chi tiết mà các báo đăng tải là ông Lê Công Định đã tham gia viên soạn tài liệu phê phán đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bản thân ông mấy hôm trước thì đã khởi kiện ông thủ tướng. Ông có liên hệ gì giữa hai việc này hay không và có quan ngại gì hay không"
LS Cù Huy Hà Vũ: Chuyện cơ quan an ninh nói ông Định phê phán ông Nguyễn Tấn Dũng, tôi đọc báo chưa thấy có chứng cứ gì.
Thứ hai, nếu quả thực có việc phê phán về các hành vi không đúng pháp luật hay không có lợi cho dân cho nước thì đó cũng là chuyện bình thường.
Còn tôi khởi kiện ông Nguyễn Tấn Dũng ra tòa là theo một quy trình tố tụng đúng pháp luật Việt Nam, minh bạch, rõ ràng. Đơn kiện của tôi đàng hoàng, chính thức, nhận định Thủ tướng đã có hành vi trái pháp luật, mà ở đây là ban hành trái pháp luật một quyết định phê duyệt việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên.
Việc khai thác này có hại cho đất nước cả về trước mắt lẫn lâu dài, bị công luận phản đối mạnh mẽ.”
Trong khi đó, đaì RFA hỏi ý kiến giới trẻ Hà Nội, và:
“Cô Trang Nhung, hiện đang sinh sống tại Hà Nội thì có ý kiến:
“Chính quyền cáo buộc cho luật sư Lê Công Định vi phạm điều 88 là đã hình sự hóa, phỉ mạ cái việc làm của anh. Từ trước đến nay thì chính quyền vẫn dùng điều luật này để cáo buộc những ai có quan điểm khác với chính quyền, chắng hạn như blogger Điếu Cày, luật sư Nguyễn văn Đài, luật sư Lê thị Công Nhân… nói chung là những người bất đồng chính kiến đều có khả năng bị qui vào tội ấy”...”
Và cũng trên đài RFA, ông Nguyễn Sỹ Bình, người thuộc Đảng Nhân Dân Hành Động và được báo Công An nêu đích danh về liên hệ “cấu kết” với luật sư Lê Công Định, ghi lời ông Bình trả lời:
“Ô. Nguyễn Sỹ Bình: Luật sư Lê Công Định có quan hệ với tôi. Chúng tôi biết và làm việc với nhau đã mấy năm rồi, đã lâu rồi. Lý do chúng tôi gặp nhau và làm việc với nhau là vì chúng tôi có đồng quan điểm. Chúng tôi hoạt động chính trị nhưng rất ôn hoà, không hận thù, không quá khích, từ đó liên hệ thường xuyên, trao đổi và chia sẻ với nhau về những vấn đề xã hội, vấn đề đời sống.
Luật sư Lê Công Định không có một quan hệ nào với đảng Nhân Dân Hành Động cả, Luật sư Định có quan hệ với cá nhân tôi, nhưng không có quan hệ nào với Đảng Nhân Dân Hành Động.”
Có một điểm cần suy nghĩ, thời điểm bắt luật sư Lê Công Định trùng hợp với một số sự kiện khác, và khi bắt giam đã làm cho các sự kiện khác giảm ảnh hưởng dư luận: thứ nhất là việc luật sư Cù Huy Hà Vũ kiện ông Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng, và thứ nhì là “Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh hứa sẽ nâng quan hệ song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc lên một tầm cao mới.”
Bản tin VOA ghi theo bản tin của Tân Hoa Xã cho hay ông Mạnh đã đưa ra lời hứa này trong cuộc gặp với một uỷ viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Lý Nguyên Triều hôm thứ Sáu tuần qua.
Bình thường, chuyện này nhằm vào lúc ngư dân Việt bị TQ cấm đánh cá và mỏ bauxite Tây Nguyên bị đaò xới thế nào cũng bị dư luận VN quan tâm chỉ trích. Nhưng khi luật sư Lê Công Định bị bắt, các chuyện khác đã bị mờ nhạt đi. Có phải là có sự cố ý sắp xếp thời điểm bắt giam"
Đặc biệt, có một trang web đã xuất hiện, đăng lại nhiều bài viết của luật sư Lê Công Định và các tin liên quan:
www.freelecongdinh.com