Hôm nay,  

Thơ Thơ

19/04/200400:00:00(Xem: 5554)
Còn Nhớ Hay Không"

Tháng Tư, còn nhớ hay không
Quê hương bức tử chất chồng đắng cay
Xót ai nâng súng ngang mày
Với quê, tuẫn tiết trong ngày mất quê!
Tháng Tư, tiền sử quay về
Rừng hoang kiếp thú ê chề nỗi đau
Tháng Tư, biển biếc, máu đào
Tiếng than trinh nữ rơi vào hư không!
Tháng Tư, Tô Thị đợi chồng
Thân cò lặn lội bờ sông tội tình
Tháng Tư, dân tộc điêu linh
Vành tang cô phụ thắm tình núi sông
Tháng Tư, nói mãi không cùng
Hỏi người còn nhớ hay không, hở người"
Phần tư thế kỷ đau vùi
Thương dân thương nước, ngậm ngùi, những ai"

Ngô Minh Hằng

*

Tháng Tư Đen

Ngày rời Nước ra đi bao hận tủi
Ngày điêu tàn đất Nước phủ màu tang
Lòng buồn đau khi rời bỏ xóm làng
Thân lữ thứ, đời lưu vong xứ lạ

Bao năm rồi, lòng vẫn buồn khôn tả
Nhớ Quê nhà, thương xót cảnh lầm than
Dân Việt tôi vẫn đói khổ cơ hàn
Tháng Tư đến gợi thêm buồn khóc hận

Mảnh Quê nghèo bao năm dài lận đận
Lũ bạo tàn dày xéo nát Quê hương
Tháng Tư đen, ngày chia cắt đoạn trường
Quê hương đó vẫn hoài trong nỗi nhớ

Bút mực nào cho ta lời bày tỏ
Ta kiêu hùng vì giòng máu Việt Nam
Đau buồn thay bọn Cộng phỉ hung tàn
Đem mảnh đất dâng quan Thầy Trung Cộng

Hỡi lương tâm, trái tim còn rung động
Hãy cùng nhau xiết chặt nối vòng tay
Cùng đứng lên ta xây dựng ngày mai
Cho nước Việt thanh bình vui trở lại

Nguyễn Vạn Thắng

*

Nỗi Buồn Tháng Tư

Tháng Tư đất nát trời tan
Máu người loang đỏ lá ngàn, nước sông
Lúa không mọc ở cánh đồng
Mà xương trắng lại chất chồng thành non
Tháng Tư súng tủi, gươm hờn
Sông đau từng mạch, núi buồn từng phân
Rừng hoang lạ lẫm dấu chân
Vầng trăng tiền sử mấy tầng mây che
Bốn phương âm khí não nề
Ngọn roi qủy đỏ tái tê hồn người
Tháng Tư ngọc vỡ, châu rơi
Biển Đông thủy quái say mồi trần gian
Máu đào, sóng bạc hòa tan
Ai gây thảm cảnh da vàng"! Thương ơi!
Tháng Tư đau đớn phận người
Ba mươi năm vẫn còn tươi vết bầm!!!

Ngô Minh Hằng

*

Buồn Vu Vơ

Ta cứ lần khân ơœ chốn này
Tháng năm cứ thế vụt mà bay
Mênh mông mà vẫn như tù túng
Thèm một lần tung lướt gió mây
Bỗng thấy ta dư, có cũng thừa
Thấy hồn rỗng tuếch sầu đong đưa
Tự dưng thèm nhaœy lên giàn hoœa
Để thét gào thiêu đốt nhục xưa
Trăng cứ thập thò núp mái hiên
Săm soi chi mãi nỗi ưu phiền
Lòng ta hổ thẹn từ lâu lắm
Từ lúc đời trôi bám mạn thuyền
Như đẩy con thuyền trên nước ngược
Hò dô ta mãi muốn tàn hơi
Buông tay sợ sóng vùi theo nước
Uổng phí công lao gắng sức bơi.

Trần Ngân Tiêu

*

Theo dấu người xưa

Tình ta ngày ấy đã phai mờ
Lạnh nhạt tan rồi chuyện mộng mơ
Nhớ thương chi nữa hình bóng ấy.
Vì chút duyên hờ phải nhả thơ

Ngày ấy tôi chờ đến ngẩn ngơ
Tôi mong tôi đợi đến thẫn thờ
Hai ta có lẽ không nên phận
Gẫy đổ tình duyên thật bất ngờ

Răng chừ còn tiếc chuyện ngày xưa
Cung thương cung oán trổi sao vừa
Tình ai lẩn khuất vào dĩ vãng
Trăng thề nhạt bóng gió thu đùa

Lặng lẽ âm thầm lúc bão giông
Mưa xuống Trời khuya lạnh cõi lòng
Viễn xứ anh sầu vì lẻ bóng
Quê người tôi sợ cảnh đông phong

Ôm hoài kỷ niệm có vui chăng"
Gió mưa lịm dấu nợ xích thằng
Bể trần tục lụy nhiều hư ảo
Định mệnh an bài bởi nghiệp căn.

Hương Giang

*

Đàn Thu

Hơi thu nhuốm vàng sắc lá
Lá vàng rụng tiếng thu không
Hồn ai lạc vào kiếp đá
Nghe chừng trời chớm sang đông

Thu mênh mông, thu mênh mông
Người đi tìm thu nơi nơi
Người đi mời thu vào lòng
Buồn đời thu lên chơi vơi

Thu ơi! Đêm nao bên hồ
Trăng vàng buông tơ long lanh
Người thơ về trên đồi thông
Mơ màng nhìn thu mong manh

Năm xưa thu đi vào đời
Trăng tình gieo vào lòng ai
Năm nay còn đâu người ơi
Vành trăng gầy mòn hình hài.

Phong Vũ

*

Ngàn Xa Quê Mẹ Ai Không Nhớ

*Gưœi Nguyễn Bá Thoại - VA

Con tôm đất - hương bông so đũa
Tháng mười hai - gió chướng bụi đường
Đồng khô neœ - xong rồi vụ lúa
Chờ Tết về - gạo mới đưa hương

Bao giờ trơœ lại Gò Công nhỉ
Long Chiến cầu xưa gió chướng về
Áo em lụa trắng vui ngày lễ
Tuổi học trò vụt thoáng cơn mê...!

Nồi cơm gạo mới con tôm đất
Mẹ cắt đầu rang muối ớt đường
Thịt tôm cứng ngọt hay tình mẹ
Ghi rõ lòng con ý nhớ thương...

Bao giờ về lại nơi nhau rún
Làng Tân Trung thăm lăng Quốc Công
Bà con quê cũ còn nghèo lắm
Vẫn sống bên trâu với ruộng đồng...

Canh chua tôm đất bông so đũa
Muối ớt sừng trâu đoœ thắm màu
Rượu đế Bình Ân thơm nếp mới
Ngồi đây mà nhớ tuổi thương đau...!

Mỗi lần về phép mẹ mừng lắm
Tíu tít lo cơm nước đuœ đầy
Mẹ nghĩ thằng con thường khát đói
Gió sương nghiệp lính ướp đời trai...!

Cá kèo kho chỉ nêm thêm hẹ
Cuœ caœi trắng bào, chút rau thơm
Toœi phi thơm phức, chanh đường ớt
Cơm gạo nanh chồn deœo thật ngon...

Mẹ ơi! Quê mẹ còn nguyên đó
Gió lộng cờ sao tanh máu tươi
Con vẫn muốn về thăm quê cũ
Giặc kia còn đó - héo nụ cười...!

ƠŒ đây con nhớ lòng tha thiết
Nhìn khói hoàng hôn quyện gió chiều
Mâm cơm dưới ngọn đèn dầu lưœa
Bóng ngã đêm về lệch gió xiêu...

Ngàn xa quê mẹ ai không nhớ
Trái ớt, cây cà... lối bước xưa...

Thy Lan Thaœo

*

Người

Người gọi thiên thu thuở xa người
Ta đời đang một tách làm đôi
Dõi vạt hương xuân chìm nơi ấy
Vời vợi bờ môi tiếng thở dài

Này, ghét gì nhau hở! Ngậm ngùi
Những chiều mưa đổ thật là siêng
Giăng đầy tiếc nuối vờn ngây dại
Tận đáy hồn trơ dậy muộn phiền

Một ngày soi gương khuôn mặt lạ
Mấy mùa hoang phế trổ mầm cao
Người, mây biền biệt bay cùng gió
Tôi, núi triền miên đứng đợi chờ

Đêm hỏi thời gian xin đừng bước
Cho ngày thêm mãi những chiêm bao
Ai về cổ tích xưa hay kể
Chợt nhói bàn tay mảnh hẹn hò
Tình tự đôi ta dòng bụi bặm
Bao giờ" Trải rộng khắp thế gian
Hư không nắng rọi mầu u ẩn
Tôi vẫn đường xa áo ngả vàng

Áo vàng vai trật giả huỳnh y
Khất thực tương tư trả nợ người
Xòe tay bình bát đùa năm tháng
Lăn tròn giọt mặn vỡ chân mây

Vô giác vô tri lại bồi hồi
Hồn nhiên đọng chút trở mình trôi
Cố nhân chắc hẳn trong tiền kiếp
Bởi vì ngày cũ giấc mơ thôi.

KiếnAn

*

Cõi Lòng Ta

Đêm đêm tỉnh giấc nhớ quê nhà
Nhớ dáng mẹ hiền nhớ dáng cha
Nhớ thầy dậy viết tô từng nét
Nhớ mái trường làng rợp bóng đa.

Nhớ dòng sông Cấm xuôi về biển
Mưa nguồn chuyển taœi nặng phù sa
Nhớ con đò nhoœ ngang dòng chaœy
Cô gái đưa đò hát tình ca.

Vào hè phượng vĩ lung linh nắng
Ra raœ ve ngân ơœ quanh nhà
Nhớ xóm làng ta khi tỉnh giấc
Nhớ từng tên ngõ với tên nhà.

Chưa về viếng mộ thầy xưa học
Viếng mộ mẹ cha mộ ông bà
Dâng nén Tân hương quỳ xuống lạy
Cõi lòng xa nhớ hương quê nhà.

Triệu Nam

*

Người Nữ Bưu Tín Viên

Xe thư, chiều, đến trước nhà
Có người bưu tín viên qua mỗi ngày
Từ xa, em nhẹ vẫy tay
Phaœi chăng em biết có ai đợi nàng
Ta không mong đợi thư, bằng
Đợi mong một suối tóc vàng mát xinh
Đợi thư là cớ để nhìn
Mong thư là dịp cho tình nơœ hoa
Xe thư đâu phaœi xe hoa
Em là tài xế hay là cô dâu"
Thư trao, tình, biết có trao"
Tình, thư trao caœ, ta nào dám chê
Xe thư lại chuyển bánh đi
Nhìn theo suối tóc, ai thì ngẩn ngơ.

Lưu Thái Dzo

*

Thu Đến

Sớm nay chợt thấy thu về
Lá xao xác rụng - gió se mặt đường
Lưng trời xanh nhẹ màn sương
Mặt hồ xanh những nỗi buồn đuổi nhau

Người đi xa đã từ lâu
Mà mùa thu đến vẫn đau lá vàng
Con thuyền xuôi bến đò ngang
Dòng sông nào chẳng khúc buồn khúc vui

Tôi đi bên cạnh một người
Mà tâm hồn tận cuối trời mùa đông

Nếu đời là một dòng sông
Tôi xin là cánh bèo không bến bờ
Để mùa thu chẳng bao giờ
Gọi dông bão đến cho thơ tôi buồn.

H.T.M.K.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.