Hôm nay,  

Trang Phạm Phong Dinh: Giòng Đời Cát Bụi

23/07/200700:00:00(Xem: 3094)

(Tiếp theo...)

Trải qua một ngày lang thang khắp nẻo đường phố Sài Gòn, đặt lưng nằm ghé lên một mảnh chiếu còn thừa của anh em Hiền, mệt nhọc rã rời, hai chân mỏi nhừ, Lực đã dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Cái thân thể còm nhom như một nhánh cây khô của thằng bé với hai cái ống chân kéo lên gần đến ngực để tự sưởi ấm trong đêm lạnh, nhưng thực sự là để giữ chặc cái gói tiền của mẹ nằm trong túi quần ở gần bụng dưới, cái đầu với mái tóc cứng rối bời ghếch lên một bên cánh tay. Thằng bé ngủ mê man không biết đã được bao lâu, đột nhiên, một vầng ánh sáng ngũ sắc chói lòa trước mắt nó, muôn ngàn đóa hoa rực rỡ hiện ra và nhảy múa trên những tàng cây lá rậm xanh mướt. Lực ngẩn ngơ chổi dậy dụi mắt nhìn, nó nhận ra đang đứng trên một con đường trải đá dăm trắng với hai hàng cây dương thẳng đều, tăm tắp chạy đến cuối chân trời, ở đó chúng giao nhau thành một đỉnh nhọn vút lên khoảng không gian bao la. Trái tim của thằng bé bỗng đập rộn rã trong một nhịp điệu phấn khích. Lực hớn hở chạy vào con đường có hàng thùy dương, vì, trời ơi, nó đã nhận ra chính là con đường dẫn vào thôn Quảng Nhiêu, mảnh đất quê nghèo thân thương mà nó chỉ mới vừa đau xót lìa xa trong những ngày qua.
Từng cơn gió biển từ ngoài khơi xa đùa vào, làm những táng cây dương oặt òa phát ra những âm thanh vi vu êm ái. Lực vui sướng hít vào đầy cái buồng phổi lép kẹp của nó mùi muối mặn của đại dương, cái hương vị đã thấm đậm vào từng thớ thịt, mạch máu, làm thành một thứ năng lực tinh thần hun đúc nó được nên hình. Lực co giò chạy trên con đường đá trắng, bởi nó nghe lẩn trong tiếng cành lá xào xạc tiếng gọi tha thiết của một nỗi tự tình quê hương. Nhưng lạ chưa kìa, dẫu thằng bé đã cố hết sức, đôi chân của nó không chịu hòa nhịp với ý chí, chúng cuộn tròn trong một trạng thái rã rời như một cái bánh xe quay thật chậm. Con đường dài thăm thẳm, mà Lực dường như chỉ chôn chân một chỗ, nó khom người xuống chống hai tay lên mặt đường để lấy sức búng chân nhảy về phía trước. Từ cuối con đường, bỗng hiện lên hai cái chấm đen, mà cái giác quan thứ sáu của thằng nhỏ đã nhận ra rất quen thuộc. Một cơn gió xoáy ùn ùn kéo tới cuốn từng đám cát biển, dậy lên thành những đám mây trắng mù mịt. Lực đứng lại đưa tay lên che mắt để nhìn cho rõ. Chợt thằng bé nhảy lên reo to:
-Mẹ... mẹ... A ha... cả bác Tuần nữa...
Hai cái bóng người ở cuối chân trời hiện ra rõ dần, để Lực hân hoan nhận ra, chính là mẹ với bác Tuần. Lực chạy nhanh đến đón mẹ, vừa vẫy tay vừa gào lên:
-Mẹ... mẹ... con ở đây này...
Bà mẹ đã nhìn thấy đứa con yêu thương của bà từ xa, bà hối hả chạy đến, Lực nghe tiếng khóc nức nở của mẹ cuốn theo tiếng gió rít trên những đụn cát trắng:
-Lực con, trời ơi... khổ thân con tôi...
Lực co giò phóng đến ngã vào lòng mẹ khóc nức nở. Nỗi tủi cực của những ngày bơ vơ lưu lạc ở xứ người đã tích lũy đủ niềm cay đắng, để Lực tức tưởi vỡ òa ra trong đôi cánh tay gầy run rẩy của mẹ. Bà Hựu vò mái tóc bóng mượt của thằng con, hít ngửi mùi thơm của chất xà phòng còn vướng vất trong đó, những giọt nước mắt rơi lả chả lên đôi má đầy đặn của thằng bé. Bà mẹ khẽ đẩy con ra một chút để ngắm nghía, đôi môi đen tái nở một nụ cười sung sướng:
- Ôi, giời ôi, con tôi nó đẹp đẽ và xinh xắn như thế này, nó khác xưa nhiều quá...
Lực lạ lùng nhìn lại chính nó, để ngẩn ngơ nhận ra rằng, nó, thằng bé Lực rách rưới của ngày nào, đang súng sính trong một bộ quần áo mới còn thơm mùi hồ vải, một chiếc áo sơ mi màu thiên thanh được ấp ủ trong một chiếc quần màu xanh nước biển. Lực cho tay vào túi kéo ra cái gói tiền của mẹ trao cho ngày nào, thảng thốt chăm chăm nhìn vào cái gói giấy căng cứng trong lòng bàn tay, ngạc nhiên tự hỏi, làm sao mà cái gói tiền gầy còm quá đỗi tội nghiệp ngày nó ra đi giờ đây đã to phồng lên như một chiếc bong bóng. Những dù thế nào mặc lòng, Lực tươicười đặt cái gói tiền vào lòng bàn tay đầy những vết chai của mẹ:
-Mẹ... xem này, con đem nhiều tiền về cho mẹ, mẹ không phải làm lụng vất vả nữa.
Lực nhìn thấy những hạt lệ đọng trong đáy mắt của mẹ, rồi chúng lăn xuống chảy thành hàng dài trên đôi má hóp của bà. Bà Hựu siết chặc đứa con vào lòng sụt sùi, niềm cảm xúc dâng trào dạt dào trong tim khiến bà nghẹn ngào không nói nên lời:
-Con của mẹ...
Lực dụi đầu vào ngực mẹ mê man hít thở lại cái mùi da thịt ngai ngái và mùi muối biển thấm đẫm trên những sớ vải áo của mẹ. Bà mẹ kéo tay Lực dẫn đến bên bác Tuần:
-Lực, con cám ơn bác Tuần đi... Không có bác Tuần cứu giúp là mẹ không còn đứng đây với con đâu...
Lực ôm lấy cánh tay ông già:
-Bác Tuần ơi, con cám ơn bác nhiều lắm. Bác biết không... con đã gặp chị Hằng rồi...
Đôi mắt bác Tuần sáng lên một niềm hoan hỉ vô bờ, dôi môi bác mấp máy:
-Cái Hằng... cái Hằng của bố...
Đột nhiên, Lực nhận ra vẻ hãi hùng trên gương mặt đen sạm vì nắng gió biển khơi của ông già, đôi thủy tinh của bác Tuần tối sầm, bác hối hả nắm lấy Lực và mẹ bỏ chạy về hướng đầu làng:
-Chết... Sóng thần... chạy mau...
Đôi cánh tay gân guốc của bácTuần nâng cả hai mẹ con Lực lên, bác khỏe quá, đến nỗi thằng bé có một cảm giác kỳ dị, rằng ông già đã giở bổng mẹ con nó, rồi cả ba cái thân thể nhẹ tênh trôi bềnh bồng trên những đụn cát đang chạy giật lùi bên đường, trong những chuỗi âm thanh rền rền như sấm động. Lực cố ngoáy đầu nhìn lại, để kinh hoàng trông thấy một khối nước vĩ đại, dài ngoằng như một con trăn to, cao ngất như núi hung hãn đuổi theo, hàng trăm ngàn giọt nước bắn tung tóe lên tạo thành một màn nước trắng xóa. Con sóng thần cuồn cuộn đập vào hàng cây thùy dương, làm bọn chúng ngã nghiêng đổ gãy răng rắc. Lực gào to trong tiếng nước réo ầm ầm:
-Bác Tuần ơi... mẹ ơi...
Bà Hựu bấu chặt vào một bên vai của bác Tuần, trong khi thằng bé nghe rõ tiếng thở hổn hển của ông già. Bỗng một tia chớp lóe sáng từ giữa bầu trời đen thẫm đánh mạnh xuống tàng cây dương, nhiều tiếng nổ tiếng nổ đùng đùng buốt óc tiếp theo, trong lúc con sóng thần chồm lên phủ ập xuống ba con người đã rã rời giữa con tuyệt vọng. Lấy hết sức tàn, bác Tuần ném thằng bé ra xa về phía đầu con dốc cao:
-Lực, chạy nhanh...
Khi Lực bò dậy được, thì nó chỉ còn có thể bất lực trông thấy cái khối nước đập lên hai cái thân thể đang ôm chặt lấy nhau, chập chờn ẩn hiện giữa màn sương trắng, rồi con sóng hùng hổ kéo giật hai con người khốn khổ ấy về hướng biển, nơi mà nó vừa tràn vào. Giữa dòng nước, bác Tuần với mẹ quay cuồng, trồi hụp trong cơn thịnh nộ của thủy thần. Lực phóng xuống con dốc kêu gào thất thanh:
-Mẹ... mẹ... bác Tuần...
Một nhánh dương rơi từ trên cao xuống đập mạnh vào vai thằng bé cùng với một tràng âm thanh ồm oàm kỳ dị:
-Lực... Lực...
Lực mở choàng mắt ra ngơ ngác nhìn quanh. Hai đôi mắt đen nhánh đang cúi xuống nhìn với vẻ lo âu. Lực nghe một giọng nói trong trẻo rất quen thuộc:
-Anh Lực... anh Lực... tỉnh dậy đi, anh ngủ mớ à"
Lực chỏi tay ngồi dậy dụi mắt, nhận ra hai anh em Hiền, thằng bé lắp bắp hỏi:
-Là anh Hiền với chị Lành đấy à"
Hiền nhìn thằng Lực bằng thứ ánh mắt lạ lùng:
-Sáng rồi mà mầy còn nằm đó la lối hả"
Lực ngơ ngác không hiểu Hiền nói gì:
-Em... em... đã sao rồi"
-Hừ, mầy mớ gọi mẹ mầy với bác Tuần gì đó"
-Mớ là gì vậy anh"
Con bé Lành che miệng cười khúc khích:
-Mớ là... là... nằm mơ đó !
Lực vỗ đầu cười bẻn lẻn:
-Mớ là như thế đấy à" Thôi, em nhớ ra rồi, em mớ thấy một cơn ác mộng, kinh lắm.
Lực nghe thằng Hiền xì một tiếng với con em:
-Ghê mà nó nói kinh.
Lực còn muốn phân bua và định kể lại giấc mộng dữ cho anh em Hiền nghe, thì bỗng nhiên con bé Lành kêu lên kinh hoảng:
-Anh Hiền, anh Lực, trời ơi, ghê quá, thằng... thằng Sáng nó... nó...
Hiền giật mình quay vào nhìn về phía cái góc tối mà thằng bé què đã giấu người dưới đống bao vải bố đêm qua. Hiền nắm lấy cái chân của thằng bé kéo ra:
-Sáng, thức dậy đi mầy...
Những ngón tay của thằng nhỏ như chạm phải một khối nước đá lạnh căm, Hiền nhăn mặt buông ra kêu lên:
-Trời, sao da dẻ nó lạnh như thế nầy...
Lực bò vào gần cái tấm thân bất động của thằng Sáng, trong lúc con Lành run run, mếu máo:
-Anh Hai ơi, chắc thằng Sáng nó... nó... chết rồi...
Lực rùng mình ớn lạnh, nó luồn tay vào đống vải bố, ngại ngần nắm lấy một bên vai của Sáng lắc mạnh:
-Sáng... Sáng... thức dậy đi.
Thằng bé què nằm co rút như một con tôm, hai cái ống chân với làn da đen đủi thò ra, lòng bàn chân ửng một màu tím thẫm. Lực rụt tay về lùi ra, mặt mũi tái xanh:
-Anh Hiền ơi, thằng Sáng nó chết rồi...
Hiền lật mớ bao bố rách lên, gương mặt thằng Sáng đã xạm đen, đôi mắt nhắm nghiền, dường như vẫn còn say sưa trong một cơn mộng đẹp. Hiền đưa tay lên sờ trán thằng bé, nó có cảm giác như những đầu ngón tay đang nhúng trong một ly nước đá lạnh. Hiền rà bàn tay xuống mũi thằng Sáng nghe nghóng tìm một dấu hiệu sống, hy vọng đón nhận dù chỉ là một hơi thở nhẹ như tơ. Hiền chặc lưỡi lắc đầu:
-Nó... chết rồi...
Anh em thằng Hiền cùng Lực lùi lại nhìn cái xác của thằng Sáng bối rối không biết phải phản ứng như thế nào, bởi dẫu sao chúng vẫn là những đứa trẻ con rất kinh sợ một cái thây ma tím bầm như thế kia, trong cái đầu óc non nớt của chúng, những đứa trẻ không nghĩ ra được một điều gì thích hợp để đáp ứng với tình thế. Nhưng chẳng lẽ cứ ngồi nhìn mãi cái khuôn mặt bất động đầy âm khí và ẩn hiện chút vẻ ma quái ghê rợn, mà trong sự tưởng tượng điên rồ của bọn trẻ, biết đâu, đột nhiên thằng Sáng mở mắt ra, sống lại thành... quỷ. Hiền kéo em gái và thằng Lực ra ngoài căn dặn:
-Hai đứa ở đây chờ, tao vô nói cho má Tư với dượng Tư biết, đừng có la lối om sòm, cứ kệ mấy thằng với mấy con nhỏ kia, để chúng đi ra hết càng sớm càng tốt.
Bên ngoài cái hành lang tối tăm vẫn ầm ĩ tiếng xe cộ chạy trên đường, người ta vẫn đi lại nhộn nhịp trên hè phố. Bọn trẻ con kéo nhau ra đi, bắt đầu một ngày mới trong cái chu trình khép kín quen thuộc của kiếp trẻ bụi đời. Hiền kiên nhẫn chờ cho những đứa trẻ cuối cùng ra khỏi cái hành lang giữa hai tòa cao ốc, nó nhẹ bước đến bên tấm màn vải hoa hắng giọng gọi vào:
-Dượng Tư ơi, má Tư ơi... ra mà xem thằng Sáng, nó... làm sao rồi, ghê lắm...
Má Tư vạch màn thò đầu ra, thằng A Ca đang cựa quậy trong vòng tay của nàng, đầu dụi vào bầu vú trắng nõn của mẹ nó. Hiền ngượng nghịu quay mặt, bởi nhiều lần bị má Tư bắt gặp nó nhìn trộm ngực. Tư hất hàm hỏi:
-Chuyện gì mà mầy còn đứng đây, không lo đi kiếm tiền đi, thằng Sáng làm sao"
Má Tư đang hiến cho thằng A Ca bữa điểm tâm sáng như thường lệ, trước khi trao đứa nhỏ cho một con bé gái ăn mày nào đó muốn mướn nó. Thằng A Ca, hẳn đã quá quen thuộc với cái cảnh ăn no buổi sáng một cách giả tạo này, rồi phải chịu nhịn đói đến tận khuya, nên cái miệng nhỏ xíu của nó cứ nhì nhằng bám chặt cái cái núm vú của Tư mút chùn chụt. Đã mấy lần Tư muốn giật nó ra mà thằng A Ca vẫn cứ rên ư ử, năm cái ngón tay bé nhỏ của nó bấu chặc lấy bầu vú bên kia nhất định không chịu thua, vì biết hễ buông vú mẹ ra là sẽ bị đói suốt ngày. Cái bản năng sinh tồn của thằng A Ca buộc nó phải cố hút lấy cạn kiệt cái nguồn sữa trong hai cái bầu vú căng cứng Tư, càng nhiều nhiều vào cho thật đầy bụng, để chuẩn bị cho một ngày cơ cực mới. Hiền ấp úng:
-Dạ, thằng Sáng hồi đêm nó sốt nóng như lửa, sáng nay tụi con thấy nó nằm lạnh cóng, kêu hoài không chịu dậy, chắc nó... nó... chết rồi.
Khuôn mặt của dượng Tư hiện ra, với lồng ngực vun tràn lực lưỡng, giọng nhừa nhựa, chắc vì còn trong cơn say ngủ:
-Cái gì" Thằng Sáng nó chết rồi hả"
Tư kéo thằng A Ca khỏi bầu vú dường như đã xẹp xuống một nữa cằn nhằn:
-Còn hỏi gì nữa, anh ra coi thử xem... Mẹ nó, cái thằng chó đẻ này nó không chịu nhả...
Không kìm được, Tư vả vào mặt thằng con một cái khá mạnh kêu đánh bốp một tiếng. Thằng A Ca buộc phải chịu thua, đôi chân chòi đạp trong một trạng thái giận dữ, nó há miệng gào khóc inh ỏi. Tư cũng dữ dằn không kém, nàng gọi lớn:


-Lành đâu, mầy còn đó không"
Con bé Lành chạy vào hỏi:
-Má Tư kêu con có chuyện gì"
Tư ấn thằng A Ca vào lòng Lành nghiến răng nói:
-Mầy ẳm thằng quỷ nầy đi đâu thì đi cho khuất mắt tao, cái thằng ôn dịch... nó mút vú tao đau thấy bà.
Thằng A Ca trông thấy Lành, hai cánh tay ôm chặc lấy, đôi mắt trẻ thơ to như hai viên bi ngước nhìn con bé tìm một sự an ủi và che chở. Tư nguýt háy thằng A Ca, đay nghiến:
-Cái thằng nầy mấy hôm nay trở chứng, giao cho đứa nào, nó cũng đẩy ra la khóc om xòm như cha chết mẹ chết không bằng...
Lành ôm thằng A Ca, vòng tay run lắc nhè nhẹ ru ngủ nó. Thằng bé nhắm mắt lim dim, đôi môi nhỏ tươi hồng của nó dường như mở hé một nụ cười biểu lộ một niềm sung sướng. Ngoài hơi ấm của mẹ, thằng A Ca nhận ra hơi hướm của con bé Lành. Mỗi lần nó rúc đầu vào lòng Lành hít ngửi cái mùi da thịt thân thương ấy, thì nó biết chắc trong ngày ấy nó sẽ được cái con người, mà trong trái tim non nớt của nó đã xem là người mẹ thứ nhì, sẽ tận tụy chăm sóc và cho nó ăn no. Những ngày gần đây, A Ca quả có trở chứng thật, mỗi lần má Tư trao nó cho một con bé khác, thì dù mẹ nó có bóp mũi chết, nó vẫn cứ dãy dụa kêu khóc cật lực, quyết không chấp nhận đi ăn xin với con bé đó. Tư giận dữ vỗ vào đít thằng bé mấy cái bôm bốp đến rộp cả da mà nó vẫn không chịu nhịn thua. Lành nói với má Tư:
-Tại nó đói đó, mấy đứa kia không cho nó ăn nên nó sợ đi với tụi nó lắm.
-Hừ, vậy hóa ra mầy cho nó ăn uống no nê nên nó khoái mầy"
Lành rưng rưng nước mắt:
-Tội nghiệp thằng A Ca lắm, nhiều hôm con đi theo mấy nhỏ bạn, thấy tụi nó bỏ thằng A Ca đói, nó khóc đến xỉu luôn đó má Tư.
Tư xua tay:
-Thôi, đừng bày đặt nói xấu người ta sau lưng, tao không thích vậy đâu...
Tư nói thế, chứ tình thực thì từ tận đáy lòng, mụ cũng vương vấn một chút xấu hổ, vì là một người mẹ mà nàng đã nhẫn tâm bỏ đói con mình. Những đồng tiền vợ chồng nàng kiếm được là từ cái đói và những giọt nước mắt ai oán của thằng A Ca, há chẳng phải là những đồng tiền dơ bẩn và tội lỗi hay sao.
Dượng Tư đã mặc áo, hắn ra ngoài xem xét cái thây của thằng Sáng, trong lúc hai thằng bé lom khom đứng một bên nhìn. Dượng Tư chặc lưỡi:
-Cái thằng... dở quá, mới sốt có mấy hôm mà đã chết queo. Thôi, thằng Hiền mầy hôm nay nghỉ đi ngoài một ngày, theo tao lên phường báo cho công an biết để tụi nó đem thằng Sáng đi.
Hiền gãi đầu hỏi:
-Đi với dượng Tư, hôm nay dượng với má Tư tha cho con khỏi nộp tiền phải không"
Gã hung đồ vỗ mạnh vào vai Hiền cười hề hề:
-Khỏi, từ hôm nay tao có một công việc rất thơm cho mầy làm, tiền nhiều khỏi có chỗ chê đi.
Nghe nói được nhiều tiền, đứa bé nào mà không vui sướng đến sáng mắt lên, Hiền lắp bắp:
-Thật... thật... vậy không dượng Tư"
Dượng Tư trợn mắt nhìn thằng bé:
-Mầy nghĩ là tao nói chơi với mầy à"
Hắn quay sang Lực hất hàm:
-Thằng nầy trời đã trưa rồi, còn đứng đây làm gì, tối về không nộp đủ tiền là ra cột đèn ngủ nghe con.
Lực xách thùng đánh giày tiu nghỉu bước đi, chợt nó nghe dượng Tư gọi:
-Ê, thằng nhỏ, trở lại đây tao hỏi.
Dượng Tư ngắm nghía Lực từ đầu đến chân, như để cân nhắc một điều gì rất bí mật và quan trọng đang ấp ủ trong lòng hắn:
-Mầy là thằng mới tới hả"
Lực không dám nhìn lâu vào đôi tròng mắt trắng dã của gã côn đồ, nó cúi mặt ấp úng:
-Dạ, con từ ngoài Bắc vào được mấy ngày rồi.
Dượng Tư gật gù:
-À, mầy, thằng... Bắc Kỳ, mầy đi đánh giày hả, công việc thế nào"
-Dạ, ế ẩm lắm.
-Hừ, cái xác của mầy coi cũng được, mầy muốn kiếm nhiều tiền thì theo tao.
Giống như thằng Hiền, mãnh lực của đồng tiền làm cho đôi thủy tinh của Lực hừng lên niềm hy vọng, nghĩ đến những món tiền mà nó sẽ gửi về cho mẹ, cảm xúc quá, từ cửa miệng thằng bé chỉ có thể ấm ớ phát ra những tiếng vô nghĩa:
-Dạ... dạ... vâng...
Dượng Tư xoa đầu Lực, làn da mặt dầy cộm cố dãn ra trong một nụ cười giả tạo:
-Ừ, mầy cứ ngồi nhà, chờ tao lên phường khai báo vụ thằng Sáng rồi trở về tao giao công việc cho hai đứa bây.
Dượng Tư định bỏ vào trong dắt chiếc xe gắn máy Trung Quốc ra, thì chợt Lực nhớ lại cuộc hẹn tại quán phở Quê Hương với anh Lãm, nó giật nhẹ tay áo dượng Tư hấp tấp nói:
-Con quên, hôm nay con có việc riêng phải đi, dượng Tư cho con làm từ ngày mai được không"
Dượng Tư hờ hững bảo:
-Ừ, công việc đường dài, cũng không gấp gì, mầy đi đâu thì đi, nhưng hôm nay không làm với tao, thì mầy vẫn phải nộp tiền mướn thùng với tiền chỗ ngủ đó nghe.
-Dạ, con nhớ.
Lực quay người định co giò bỏ chạy, vì nó sợ trễ hẹn với anh Lãm, thì đột nhiên dượng Tư đưa tay ra chộp cổ áo nó kéo lại hỏi: "Mầy đi việc riêng gì vậy, nói dượng Tư nghe coi""
Lực vò đầu bối rối, lòng thầm hỏi không biết có nên nói thực cho dượng Tư rõ không, nhưng linh tính của nó thì bảo không, nên Lực quyết định giấu kín:
-Dạ, không có gì, chỉ là... con muốn ra chợ trời mua đôi dép đi cho đỡ nóng chân.
Lực đã tìm ra lối thoát, khi nhớ lại câu chuyện Hiền kể cho nó nghe hồi đêm. Dượng Tư cũng không nghĩ đến chuyện một thằng nhỏ có điều gì bí mật ghê gớm phải giấu, nên hắn thả Lực ra:
-Ừ, mầy muốn đi đâu thì đi, cũng tốt, mầy nên biết rõ đường phố Sài Gòn, công việc dù sao rất cần chuyện đi đứng...
Dượng Tư dắt chiếc xe gắn máy ra khỏi cái hành lang đạp máy. Chiếc xe nổ dòn, từng đợt khói trắng xóa cuồn cuộn phun ra từ cái ống thoát tráng nước kẽm bóng loáng. Dượng Tư xoay một nửa người sang bảo thằng bé Hiền:
-Mầy lên đi với tao ra phường...
Chẳng đợi mời lần thứ hai, Hiền nhanh chóng nhảy lên ngồi gọn gàng trên cái nệm da êm ái. Có thằng bé nào mà không thích được đèo trên một chiếc xe thơm phức như thế này đâu. Dượng Tư vào số nhả bàn thắng cho chiếc xe phóng xuống lòng đường, khéo léo lách vào một chỗ hở trong giòng xe cộ đen đặc. Thằng Hiền vừa rùng mình dựng tóc gáy vừa hít hà phục lăn tài luồn lách của dượng Tư. Thành phố Sài Gòn già nua, số tuổi dễ đến hơn hai trăm năm, đường phố mấy mươi năm qua không được nới rộng thêm, mà dân số thì càng lúc càng phình lớn lên, phải đến bảy, tám triệu và còn có triển vọng bành trướng thêm nữa. Ngần ấy con người sống chen chúc nhau trong một mảnh đất chật hẹp, mọi phương tiện di chuyển đều được tận dụng, nên mặt đường phố lúc nào cũng ken đặc những loại xe. Xe đạp, xe gắn máy, xe xích lô, xe buýt, xe hơi, xe ba gác, xe nhà binh, cái này chỉ cách cái kia có mấy tấc, trước và sau, bên trái và bên phải, san sát nhau cùng lăn bánh tiến về phía trước. Từ một con đường nhỏ muốn phóng ra chen vào cái giòng xe cộ dài ngoằng, kỳ dị như một con rắn khổng lồ đó là một chuyện khó khăn và liều lĩnh. Ấy thế mà dân lái xe Sài Gòn cứ xen bừa vào, rồi cái giòng xe cộ ấy cũng tự động dãn ra vừa đủ một chỗ trống cho nó chui vào, tài tình như ảo thuật.
Những ông bà, cô cậu gọi là Việt kiều về thăm quê hương, từ lâu đã đánh mất cái khả năng lái xe gắn máy cùng cái tài luồn lách lúc băng qua đường, không còn dám lái xe trên đường phố nữa, và rất ngại ngần nhìn đám xe cộ chạy ầm ĩ nhả khói mù mịt lên trời, không biết làm cách nào sang được đến bên kia. Còn muốn chờ đèn xanh với đèn đỏ hả, có mà chờ đến râu mọc dài xuống đến rốn cũng không qua được. Thế thì phải làm thế nào nhỉ. Dân Sài Gòn người ta bảo các đấng Việt kiều cứ xông bừa qua, chầm chậm đặt bước xuống lòng đường, nhẹ nhàng sấn tới, nhưng đừng có cắm đầu cắm cổ húc vào, thế nào cũng từ chết tới chết, thong thả đứng lại một giây chờ cho chiếc xe gần nhất có đủ thời gian lách sang một bên, rồi lại lấn tới. Cứ tiếp tục cái chu trình đầy tính hài hước nhưng rợn tóc gáy ấy, cho đến khi sang được bên kia, bước lên lề đường vuốt ngực thở phào hoan hỉ, như một con người sống lại từ cõi chết, hay nói một cách chính xác hơn, là đã vừa vượt thoát cái chết.
Chiếc xe gắn máy Trung Quốc đưa dượng Tư và Hiền đến một cái trụ sở công an phường gần nhất. Dượng Tư cho xe cán lề phóng lên lái vào một bên cánh cửa sắt của đồn công an, hắn tắt máy dựng xe lên bảo Hiền:
-Mầy đứng đây coi chừng xe, đừng có đi đâu, nên nhớ mầy vừa bước đi năm bước, quay đầu nhìn lại là chiếc xe nó biến mất rồi. Mầy có thấy cái thằng mang mắt kính mát xịn xách cặp táp đứng đằng kia không"
Hiền ngơ ngác nhìn theo hướng tay của dượng Tư, nó quả trông thấy có một người đàn ông trạc độ chưa đến bốn mươi, ăn vận tươm tất, nếu không muốn nói là khá chải chuốt, mặt mũi sáng sủa, tay ôm một chiếc cặp da còn mới trước ngực. Thằng bé lạ lùng ngước lên hỏi:
-Con thấy rồi, nhưng mà cái ông đó có dính gì đến cái vụ quái xế hả dượng Tư"
Dượng Tư bĩu môi gật gù:
-Quái xế thổi xe chính là nó đó, mầy đừng thấy nó ăn mặc bảnh bao rồi tưởng nó là một thằng thầy chú đứng đắn mà lầm nghe con. Trong cái cặp của nó có đủ thứ chìa khóa để thổi xế đó. Cái xe Trung Quốc này thì nhằm nhò gì, nó thổi một cái là bay mất trong nháy mắt. Thôi, mầy để tao vô làm việc với mấy thằng công an cho xong cái vụ thằng Sáng cái đã.
Dượng Tư khệnh khạng bước vào văn phòng công an phường đưa mắt nhìn quanh. Đã hơn tám giờ sáng rồi, cái giờ mà lẽ ra các đấng công an đầy tớ dân đã đường hoàng ngồi vào bàn làm việc để tiếp các ông bà chủ là nhân dân, thì dượng Tư chẳng trông thấy mặt mũi gã đầy tớ nào hết. Thật ra thì cũng có đấy chứ. Có một con mụ nô lệ dân tuổi trạc ba mươi mấy, hẳn phải là một chiến sĩ công an gái nhưng mặc thường phục, đang ngồi dũa móng tay đằng sau một chiếc bàn nhỏ. Dượng Tư đành phải bước tới báo cáo với nàng nữ đầy tớ của nhân dân:
-Chào chị, xin hỏi chị đã đến giờ làm việc chưa ạ"
Đôi mắt ti hí của cô công an không rời khỏi bộ móng sơn màu bạc của nàng, trả lời bâng quơ:
-Chưa đến giờ làm việc mà có người mở cửa phường à...
Dượng Tư đang cần tống khứ cái xác thằng bé què ra khỏi cái lãnh địa của hắn, chứ cái con mụ này mà ở một chỗ nào khác vắng vẻ thì có mà nhừ đòn với hắn. Dượng Tư cố nhịn nhục cho xong chuyện:
-Vậy thì xin chị làm ơn cho tôi báo cáo một chuyện quan trọng...
Cô thư ký hơi sửa lại cái thế ngồi cho được thoải mái hơn, hếch mặt lên nhìn người đàn ông bằng một nửa con mắt:
-Chuyện quan trọng gì thì anh báo cáo đi !
-Thưa chị, tôi là khách đi đường đi ngang qua gần con hẻm số 235 đường Cách Mạng Tháng Tám cũng gần đây thôi, tình cờ thấy có một cái xác em bé đã chết, nên tôi xin báo cho phường rõ để cho người đến thu dọn...
Dượng Tư tưởng rằng, khi nghe một chuyện động trời và thương tâm như vậy, cái con mẹ thư ký đỏng đảnh này sẽ bỏ mười ngón tay xuống, thôi dũa và tận tụy tìm cách đem cái thây đi cho phù hợp với cái chức năng đầy tớ của dân và vì dân, thì, trời đất, nàng đã phán một câu lạnh lùng:
-Không biết, chờ thủ trưởng đến giải quyết.
Máu trong người gã du đãng sôi sùng sục:
-Xin chị nhớ cho, tôi chỉ là một người qua đường, tôi phải đi làm, tôi đã báo cáo địa chỉ rõ ràng, xin chị vui lòng thu xếp, kẻo gây dịch bịnh cho bà con sinh sống gần đó.
Chiến sĩ gái nhăn mặt:
-Tui đã nói là chờ ông đại úy thủ trưởng tới, ổng mới ra lịnh cho người tới dọn xác, chớ chẳng lẻ anh muốn là tui phải tới đó à"
Chào thua sự ngang ngược của con mụ đầy tớ dân, ông chủ là dượng Tư phải đấu dịu lần nữa:
-Thôi, nếu chị nói vậy thì làm ơn cho biết khi nào thì thủ trưởng tới ạ"
Cô thư ký trả lời cộc lốc:
-Không biết, ông đại úy tới bất chợt lắm, có khi không tới. Anh ra băng ghế ngồi chờ, để tui tiếp dân, người ta đang đứng xếp hàng kìa...
Dượng Tư cố van nài: "Hay là chị cho tôi gặp người thường vụ đi."
Nàng công an tự chỉ vào ngực:
-Là tui đây !
-Vậy thì chị giải quyết cho tui đi làm kiếm cơm nuôi vợ yếu con đau nữa chớ...
Cô gái thở dài trước sự lì lợm của người đàn ông:
-Anh ngồi chờ chút đi, để tui tiếp dân trước đã, còn cái xác đó anh có nôn nóng đến đâu thì nó cũng đã chết rồi...
Chợt dượng Tư nhìn thấy đôi mắt cô thư ký sáng lên trong một nỗi vui mừng, nàng nhổm người dậy đưa mấy ngón tay sáng màu bạc chỉ ra ngoài:
-A... ông đại úy thủ trưởng đến kìa ! (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.