Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Xin Vinh Danh Chị Nghiên

21/09/200800:00:00(Xem: 6632)

Kính xin Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đón nhận lời đề cử nơi đây: chị Phạm Thanh Nghiên, người vừa bị 30 công an vào tận nhà bắt ở Hải Phòng hôm 18-9-2008, là người nên được trao Giải  Nhân Quyền Việt Nam 2008 vào cuối năm

nay.

Trong danh sách đang được nhiều đồng bào gửi đề cử tới Mạng Lưới NQVN  (trên mạng http://www.vnhrnet.orgghi hạn chót đề cử là ngày 30-9-2008), chắc chắn là cũng có nhiều người xứng đáng vinh danh tương tự, như nhà báo tự do Điếu

Cày, người vừa bị án tù 30 tháng vì công an quy chụp là trốn thuế; như ký giả Trương Minh Đức, hồi tháng 7-2008 bị xử phúc thẩm 5 năm tù giam; như thầy giáo Vũ Hùng ở Hà Tây, người bị công an bắt khẩn cấp vào cùng ngày với chị Phạm

Thanh Nghiên; và như một số nhà dân chủ khác… Xin MLNQ đón nhận lời đề cử này của một người cầm bút nóng lòng với ước mơ dân chủ của đồng bào: nếu có thể trao giải cho nhiều vị cùng lúc, thì là tốt; nhưng nếu phải chọn duy nhất một

người, những dòng chữ này xin  đề cử chị Nghiên.

Xin hãy trao giải nhân quyền 2008 cho chị Nghiên, và hãy dịch tất cả các văn bản liên hệ về chị ra nhiều ngôn ngữ,  và gửi lên các tổ chức nhân quyền quốc tế. Không có bao nhiêu hình ảnh xúc động như thế. Hình ảnh một người phụ nữ đang

mang nhiều bệnh, đã can đảm nộp đơn xin biểu tình, bị từ chối, về nhà ngồi tọa kháng và tiên đoán là sẽ bị bắt… Và chị Nghiên đã bị bắt, đúng như chị đã tiên đoán.

Kính thưa Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam: hãy cho thế giới nhìn thấy chị Phạm Thanh Nghiên, một hậu thân của bà Trưng, bà Triệu. Hãy cho thế giới thấy rằng trong khi dân tộc Miến Điện tự hào vì có bà Aung San Suu Kyi, thì dân tộc Việt

cũng tự hào vì có chị Phạm Thanh Nghiên, người bị vây giữa rừng công an mà vẫn bình tỉnh ngồi xuống tọa kháng để đòi nhân quyền  và đòi giữ các đảo Biển Đông.

Báo mạng DCVOnline (http://dcvonline.net/php/index.php)  hôm 18-9-2008 đã phỏng vấn mẹ và anh của chị Phạm Thanh Nghiên, ngay trong ngày sau khi chị bị bắt.

Bài phỏng vấn này cho biết:

"Cô Phạm Thanh Nghiên đã bị gần 30 công an các cấp đến nhà đọc lệnh bắt giữ vào lúc 13:45 hôm nay tại nơi cư trú ở phường Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng.

Theo mẹ của cô Nghiên là bà Nguyễn Thị Lợi, thì cô bị cáo buộc đã vi phạm vào điều 88 luật Hình sự của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam: "Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hoà xã hội

chủ nghĩa Việt Nam" vì tấm biểu ngữ bằng vải mang dòng chữ "Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam" mà cô để trước mặt khi tọa kháng tại nhà.

Trong thời gian này, Phạm Thanh Nghiên đang theo đuổi vụ kiện Ủy ban nhân thành phố Hà Nội ra tòa án hành chánh vì đã bác đơn xin phép biểu tình của cô.

Hôm 11/09 lúc 16:00, nhiều công an cũng đã đến lục soát nơi ở của cô Phạm Thanh Nghiên và mang đi rất nhiều tài liệu, sách vở cùng với máy tính, điện thoại di động. Sau đấy, cô Nghiên đã bị công an các cấp yêu cầu đến trụ sở làm việc mỗi

ngày.

Chúng tôi đã cố gắng liên lạc với luật sư Lê Trần Luật là người đang đảm nhận bảo vệ pháp lý cho cô Nghiên nhưng điện thoại của luật sư Luật bỗng dưng ở "ngoài vùng phủ sóng"…" (hết trích)

Mẹ của chị Nghiên là bà Nguyễn Thị Lợi, và anh trai của chị Nghiên là ông Phạm Thanh Sơn cho phóng viên báo DCVOnline biết, theo lời công an thì lý do bắt chị Nghiên không phải là vì tọa kháng, mà vì chị Nghiên viết khẩu hiệu "Hoàng Sa -

Trường Sa là của Việt Nam" trên một băng vải để phản đối công hàm của Phạm Văn Đồng đã ký trước đây. Công an gọi khẩu hiệu đó là văn hóa phẩm chống nhà nước…

Chị Phạm Thanh Nghiên đã từng trải qua các đàn áp của công an nhiều thời gian trước đây. Gần nhất là hồi tháng 7-2008. Đài RFA (http://www.rfa.org/vietnamese) trong bản tin ngày 6-7-2008 đã phỏng vấn chị Nghiên, sau khi chị bị "đánh đập

tàn tệ ở giữa đường giữa phố" tại Hải Phòng ngày Thứ Sáu 4-7. Lúc đó, chị vừa ghé thăm nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, cũng là một nhà hoạt động dân chủ. Chị kể với phóng viên RFA:

"… 1 người đánh, 3 người đứng xem

Phạm Thanh Nghiên: Tôi bị hành hung vào chiều hôm nay, vào lúc khoảng 5 giờ chiều, giờ Việt Nam. Khi tôi đến thăm nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa sáng nay, thì gia đình nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và tôi đã phát hiện ra là có 2 thanh niên ngồi

ở bên đường để theo dõi chúng tôi.

Việc này không lạ gì với chúng tôi vì chúng tôi vẫn thường bị an ninh theo dõi như vậy. Khi tôi từ giã ra về thì họ lại bám theo tôi. Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và tôi đều biết là họ đang theo đằng sau.  Đi được nửa chặn đường thì họ ép xe đạp

của tôi vào lề đường.

Họ đi bằng 2 xe gắn máy và có 4 thanh niên, họ giật mũ, giật khẩu trang của tôi, sau đó thì họ đấm liên tục vào mặt và vào đầu của tôi rất là đau. Sự việc xảy ra rất là nhanh, tôi không thể nào lường trước được.

Họ đánh rất bất ngờ, một người đánh còn 3 người kia thì đứng nhìn. Khi người dân đi đường can thiệp thì 3 người kia đe doạ và đuổi người dân đi, không cho ai can cả và họ tiếp tục đánh vào đầu, vào thái dương và vào mặt của tôi.

Khi tôi hỏi họ tại sao lại đánh tôi và tôi khẳng định họ là công an thì họ mới dừng tay và bỏ đi. Trong lúc đánh tôi, họ chửi tôi bằng những danh từ rất tục tĩu, bẩn thỉu, họ còn đe dọa là tôi phải ngừng ngay lại những việc đang làm và cảnh cáo tôi

là sẽ còn nhiều lần sau nữa nếu tôi không nghe lời họ…" (hết trích)

Khi quyết định ngồi tọa kháng để phản đối công hàm Phạm Văn Đồng, chị Phạm Thanh Nghiên đã tiên liệu rằng công an sẽ bắt. Bản văn "Tâm Thư" chị viết ngày 13-9-2008 đã nói rằng chị dự định biểu tình trước sứ quán Trung Quốc ngày 14-9

-2008, đúng 50 năm ngày ông Phạm Văn Đồng ký công hàm Biển Đông, và nếu bị công an ngăn cản, chị sẽ về nhà tọa kháng. Bản "Tâm Thư" viết như sau:

"Tâm thư

Trong suốt chiều dài lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, hàng hàng lớp lớp các thế hệ tiền nhân cống hiến cuộc đời, mạng sống của mình cho sự nghiệp cứu nước và dựng nước. Giải giang sơn gấm vóc mà chúng ta có được ngày hôm

nay đã nhuộm thắm mồ hôi, xương máu của biết bao công dân Việt Nam đầy lòng ái quốc. Trong trách nhiệm của một con dân Việt Nam, trong sự biết ơn và trân quý những hy sinh xương máu của tổ tiên, tôi tự cho mình có bổn phận phải tiếp

nối truyền thống bảo vệ và gìn giữ đất nước. Sự gìn giữ và bảo vệ không chỉ đơn thuần ở từng mét vuông lãnh thổ mà còn là danh dự và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Sự gìn giữ và bảo vệ này nằm trong tinh thần Tổ Quốc trên hết, đứng

trên mọi bất đồng về ý thức hệ, chính kiến, tổ chức và đảng phái.

Cách đây đúng 50 năm, vào ngày 14 tháng 9 năm 1958, ông Phạm Văn Đồng đã đại diện đảng Cộng sản Việt Nam ký bản công hàm chấp nhận và tán thành bản Tuyên bố của đảng Cộng sản Trung Quốc về bề rộng lãnh hải của Trung Quốc

trong đó bao gồm các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vốn tự nghìn đời thuộc vào lãnh thổ Việt Nam. Đây là một hành động cúi đầu bán nước của đảng cầm quyền CSVN đối với ngoại bang, chưa kể là ông cựu thủ tướng Phạm Văn Đồng

vào thời điểm đó không có thẩm quyền ấy vì 2 đảo Trường Sa và Hoàng Sa lúc ấy thuộc về quyền trách nhiệm sở hữu của miền Nam Việt Nam Cộng Hòa. Nhân dân Việt Nam chưa bao giờ và sẽ không bao giờ chấp nhận sự dâng hiến này của

đảng CSVN. Hoàng Sa và Trường Sa muôn đời vẫn là lãnh thổ của Việt Nam.

50 năm trôi qua, mối nhục mất đất mất biển lại bị tiếp nối bởi nhiều sự dâng hiến khác, vì quyền lợi riêng tư, của thiểu số cầm quyền. Điển hình là Hiệp định về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung quốc vào ngày 30-12-1999 và Hiệp định phân

định lãnh hải Việt Nam-Trung quốc ngày 25-12-2000. 789 cây số vuông dọc biên giới Trung Việt, trong đó có thác Bản Giốc và Ải Nam Quan cùng một phần lãnh hải của dân tộc lại bị dâng hiến cho ngoại bang. Thêm một lần nữa, độc lập của

Việt Nam lại bị xâm phạm, danh dự của dân tộc Việt Nam lại bị chà đạp. Trong khi đó, mọi tiếng nói, hành động bày tỏ quan điểm của công dân Việt Nam về Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, mọi thái độ thể hiện lòng yêu nước và bảo vệ

sự vẹn toàn của lãnh thổ cha ông của người dân đã bị thẳng tay đàn áp, bắt bớ hoặc giam cầm.

50 mươi năm trôi qua nhưng chúng ta không thể quên. Vì một phần thân thể của đất mẹ vẫn còn bị cắt đứt. Chúng ta không thể cúi đầu. Vì danh dự và tự hào dân tộc vẫn là một vết nhục chưa được xóa nhòa. Chúng ta không thể im lặng. Vì im

lặng là đồng ý với hành động bán nước. Chúng ta không thể buông xuôi. Vì mọi sự thờ ơ và buông xuôi sẽ dẫn đến những hành động bán nước tiếp diễn trong tương lai. Chúng ta, không những phải nỗ lực lấy lại những gì đã mất, mà còn phải

ngăn chận những gì sẽ mất trong tương lai. Một người, chúng ta sẽ không thành công. Một ngày, một tháng, một năm là quá ngắn để đạt được mục đích. Nhưng với nhiều công dân Việt Nam, bằng trách nhiệm, lương tâm và lòng yêu nước,

bằng chiều dài cuộc sống của chúng ta, chúng ta sẽ thành công trong việc tiếp nối sự nghiệp cứu nước và giữ nước của tiền nhân.

Trong sự ý thức về trách nhiệm của một công dân Việt Nam, trong tinh thần Tổ Quốc trên hết, tôi quyết định sẽ tọa kháng ngay trước nhà của tôi khởi từ ngày 14 tháng 9 năm 2008 trở đi để phản đối hành động bán nước, dâng hiến Hoàng Sa

và Trường Sa cho Trung Quốc cách đây 50 năm. Lý do tôi phải chọn hình thức đấu tranh này là vì tôi đã từng nộp đơn xin phép nhà nước để được biểu tình, để được làm theo đúng pháp luật quy định của nhà nước, hầu không bị công an vô

cớ đàn áp và vu khống như những lần tham dự biểu tình trước, nhưng đơn xin phép của tôi cũng đã bị bác bỏ, và bản thân tôi lại bị hành hung. Tôi khiếu tố và đơn khiếu tố ấy cũng bị tòa từ chối không giải quyết. Tôi không còn lựa chọn nào

khác trừ phương thức đấu tranh tọa kháng ngay tại nhà tôi để thể hiện quyền bày tỏ thái độ của tôi, một quyền mà chính hiến pháp nhà nước trong điều khoản 69 cũng đã ghi rõ. Và lần này, nếu nhà nước đàn áp, sách nhiễu hay xử dụng bạo

lực với tôi, hay thậm chí án tù với tôi, thì ít ra tôi cũng đã thể hiện qua chính sự an nguy của tôi cho cả thế giới được biết sự thật của đất nước này là không hề có tự do ngôn luận, cho dù là ngay tại chính nhà mình sở hữu.

Tôi cũng tọa kháng để phản đối mọi hành động khiếp nhược của nhà nước này trước ngoại bang phương bắc nhưng lại hung hãn đàn áp mọi tiếng nói, mọi thái độ bày tỏ lòng yêu nước của công dân Việt Nam. Đây chỉ là một việc làm nhỏ bé

mà cá nhân tôi có thể làm được trong lúc này. Nhưng dù là một hành động nhỏ bé, nhưng với tinh thần đất nước là của chung, tôi xin kính khẩn kêu gọi mọi tầng lớp công dân Việt Nam, quý bác, quý chú đã từng hy sinh cuộc đời của mình

cho nền độc lập của đất nước, các anh chị và các bạn trẻ đang mong ước đất nước Việt Nam sẽ ngẩng cao đầu với cộng đồng nhân loại, hãy cùng với tôi bày tỏ thái độ và lòng yêu nước của mình ngay tại chính nhà của quý vị, bất cứ ngày

nào khởi từ ngày 14 tháng 9 này trở đi, nếu như quý vị cũng như chúng tôi bị ngăn cấm, không thể đến được nơi biểu tình ở Hà Nội vào 14/09 trước sứ quán Trung Quốc.

Mục đích duy nhất của hành động tọa kháng của tôi là bày tỏ lòng yêu nước và nhắc nhở cho chính tôi và đồng bào của tôi về mối nhục mất đất, mất biển và tôi mong mỏi được sự hỗ trợ và đồng thuận của nhiều người qua những hành động

cụ thể. Nếu tôi bị bắt giam thì chắc chắn "tội" của tôi và đó là là tội duy nhất của tôi, là đã dám công khai bày tỏ lòng yêu nước của mình. Và nếu vì yêu nước mà bị giam cầm thì tôi rất sẵn sàng và hãnh diện đón nhận bản án tù ấy bất cứ lúc

nào. Và nếu như tôi bị bắt giam trước khi tôi có cơ hội toạ kháng tại nhà như ước muốn, thì tôi sẽ tọa kháng phản đối trong nhà tù. Đối với tôi những khó khăn này rất là nhỏ bé so với những hy sinh của các bậc tiền nhân, của các vị cha chú

đi trước tôi đã trải qua trong sự nghiệp bảo vệ đất nước.

Kính mong,

Ngày 13 tháng 09 năm 2008

Công dân Phạm Thanh Nghiên

17 Phương Lưu 2, Phường Đông Hải, Quận Hải An, Hải Phòng"

Nơi đây, để kết, xin trân trọng đề cử lên Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam hồ sơ nhà dân chủ Phạm Thanh Nghiên cho Giải Nhân Quyền Việt Nam 2008. Bản "Tâm Thư" trên, với việc ngồi tọa kháng giữa một chế độ công an trị và bên một biểu

ngữ đòi giữ các đảo Biển Đông… Còn hình ảnh nào đẹp hơn không"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.