Ngày 25 tháng Hai, năm 2008, một người tiêu thụ ở Wenzhou, tỉnh Zhejiang (miền Đông Trung Quốc), đến trả lại hai họp sữa bột cho công ty Sanlu, là công ty sản xuất một phần lớn sữa bột và sữa mẹ cho Trung Quốc. Người cha của gia đình ấy (không nêu tên ra ngoài công luận) cho biết một lần đứa con gái 7 tuổi của Ong uống sữa Sanlu, thì em bị rối loạn đường ruột và đưòng tiểu. Ong khẳng định sữa này làm giả, muốn đưa mẩu làm bắng cớ cho công ty sản xuất xem xét.
Thiện chí của ngưòi khách hàng không được đáp ứng. Sanlu trả lời Ong rằng sữa bột là sữa thật và không có vấn đề gỉ về phẩm chất (qualité),nhưng không cho người khiếu nại xem kết quả phân tích. Ngưòi cha của cháu gái ấy đến gặp ủy ban chất lượng ở địa phưong, vào tháng Ba, cũng không đi đến kết quả nào vì ủy ban là của nhà nước nên huyện binh huyện phủ binh phủ. Bất mãn mà không có cách nào để yêu cầu phân chất, Ong chỉ còn có cách kể lại câu chuyện và mối nghi ngờ của Ong, cho một diễn đàn trên Internet vào ngày 21 tháng Năm. Câu chuyện cũng không được nhiều người chú ý trên Internet - trừ công ty Sanlu. Một người của công ty Sanlu ngày 31 tháng Năm đến cấp không cho Ong bốn caisses sữa bột để mua sự im lăng của Ong. Ong nghĩ Ong không thể khiếu kiện gì được nữa nên đồng ý và ký tên cam kết im lăng.
Nhưng gần đây, một người nào đó đưa câu chuyện của người cha tức bực sữa Sanlu lên Internet. Khác với kỳ trước câu chuyện kỳ này tạo thành một luồng dư luận làm rung chuyển hầu hết những mái nhà tranh trên giang sơn của Thiên Tử. Trong một thời gian ngắn có ít nhứt 580 trẻ em dùng sữa bột Sanlu được gia đình đưa đi bịnh viện để khám sạn thận.
Thế là cơn ác mộng đồ ăn, thức uống độc hại Made in China làm tâm lý và công luận dân chúng Trung Hoa chấn động lại. Như cơn ác mộng hàng ngàn học sinh bị chết oan uổng, chôn vùi dưới đống gạch vụn trong cơn động đất, vì nhà trường ờ Sichuan bị cán bộ đảng viên tham nhũng rút ruột khi cây cất. Cơn ác mộng sữa độc Sanlu, cú sốc sữa Sanlu là chết và bịnh trẻ em trờ nên mạnh hơn, đau đớn hơn, hoảng loạn hơn vì con quí hơn là núm ruột do chánh sách gia đình một con của Đảng Nhà Nước CS.
Công ty Sanlu cố gắng đổ thừa, làm cho thiên hạ tưởng 590 trẻ em nạn nhân đầu tiên nói trên công luận là nạn nhân của sữa giả mạo, sữa giả mang tên Sanlu chớ không phải sữa chánh hiệu của Sanlu sản xuất. Nhưng sau cùng sự thất vẫn là sự thật, Sanlu phải thừa nhận số sữa dớ là của công ty, bị nhiểm độc bời chất phụ gia mélamine, là một hoá chất thường dùng cho việc sản xuát chất plastique và keo, mà công ty đã để vào sữa để làm cho sữa có vẻ nhiều chất protéine hơn. Chất mélamine đã hơn một lần được xem là nguyên nhân của những món hàng khác, như thức ăn xuất càng sang Mỹ cho cho mèo cưng ở Mỹ chết năm 2007.
Công ty Fonterra của nước Tân Tây Lan liên doanh 43% với Sanlu không đồng ý với cách giải quyết của những người liên doanh Trung Quốc. Họ áp lực nên ngày Thứ năm ngày 11, Ban Giám đốc của Sanlu phải ra lịnh thu hồi 700 tấn sữa bột, mà công ty nói chánh yếu đã xuất cảng đi Đài Loan. Không đúng sự thật, sữa này có bán ở VN. Sau đó Công ty Fonterra tiết lộ, đã biết sự độc hại trong sữa một tháng nay, đã yêu cầu phiá Trung Quốc thu hồi sữa độc mà phiá TQ không đống ý. Chính nhờ New Zealand lên tiếng báo động mà sữa nhiễm độc của Sanlu được rút khỏi thị trường. Thủ tướng New Zealand Helen Clark còn kết tội chính quyền điạ phương ở Trung Quốc đã cố tình ém nhẹm vụ này. Nhưng bà công nhận là chính phủ trung ương ở Bắc Kinh đã có phản ứng nhanh chóng.
Nhà cầm quyền TQ lo ngại nội vụ sẽ làm cho TQ mang thêm tai tiếng trong khi đã quá nhiều tai tiếng xầu về nên kỹ nghệ hàng hoá Made in China rồi. Một tiểu tổ đến tận nơi ra lịnh thu hồi 8000 tấn sữa của Sanlu, và ra lịnh "kiểm ttra chất lượng" tất cả các sữa cho trẻ ở TQ. Chủ Nhựt tiếp theo bắt gữ 19 người và điều tra 78 người khác. Bộ Trưỏng Y tế tuyên hứa sẽ trừng trị những ngưòi phạm tội này.
Lo lắng, hốt hoảng, phụ huynh của trẻ em đến bịnh viện để khám coi có triệu chứng sạn thận không, kể cả những trẻ em rất khoẻ mạnh. Một số lớn người khác nói lên cảm nghĩ của mình trên nhiều phương tiện do Internet truyền tãi nhanh như ánh sáng. "Sao mà họ ác qua,đi giết hại trẻ em. Một mặt Đảng Nhà Nước hát ca, nhảy múa trong Thế Vận Hội Bắc Kinh, một mặt họ "thuốc chết" trẻ sơ sinh bằng sữa nhiểm độc. Đó là một thế giới, một giấc mơ mà Đảng Nhà Nước lấy làm khẩu hiệu."
Cú sốc sữa độc Sanlu càng tạo thêm hoàng hốt vì dân Internet trong thời điểm phanh phui vụ sữa Sanlu, đưa lên một số đại họa mà người dân Trung Hoa đang chịu do chánh sách kỹ nghệ hoá để xuất cảng với bất cứ giá nào ào của Đảng Nhà Nước TC. Dân Internet đưa lên màn hình Internet hình ảnh của 254 xác người chết được lôi ra từ bùn lầy do con đê bao cái hồ chứa chất cặn bã của nhà máy luyện sắt tại làng Shanxi (miền Bắc TQ Chine) thải ra -- bị vỡ. Ở đây nhà cầm quyền đia phương cũng cố dấu diếm, dân chúng cố găng báo động, và trung ương thì cố gắng giải quyết nhanh cho yên chuyện.
Qua cú sốc này người ta thấy guồng máy công quyền của TC bề ngoài coi rất mạnh nhưng bên trong yếu. Giấu diếm là nguyên tắc hằng cữu của Đảng Nhà Nước CS. Cúm gà biết cả năm mà vẫn giấu thế giới. Trung ương trên nói dưới không nghe, mà tìm cách tránh né vì quyền lợi cá nhân và địa phương. Trung ương của TC phản ứng nhanh vì ý thức nguy cơ cho hàng hoá xuất cảng của TC. Nhưng nhà cầm quyền địa phương tránh né để nội vụ nổ lớn. Internet đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội truyền thông đại chúng trong luồng, "báo đài" là hoàn toàn của Đảng Nhà Nước CS.
Trở lại nước nhà VN để kết thúc tin phân tích này. Theo tin của Đài Á Châu Tư do ngày 15.09.2008, sữa bột gây sạn thận của Trung Quốc vẫn còn bày bán ở Việt Nam. Sữa Tam Lộc bị cấm ở TQ nhưng vẫn bán ơ VN. Người ta thấy bán ở “Thành Phố HCM.” Ít người Việt biết tin sữa độc ở TQ, nên vẫn mua sữa bột loại rẻ tiền đã bị cám ở Trung Quốc cho con mình bú.