Nếu ai có hỏi món quà nào là món quà quí nhứt mà người Việt đã nhận được khi định cư ở Mỹ, thì theo thiển ý, đó là tự do và dân chủ. Là vì . .
Một, người Việt đến Mỹ đại đa số là thành phần ưu tú của Việt Nam Cộng Hòa, dính líu đến cuộc Chiến tranh Việt Nam, một chiến tranh tự vệ, chiến đấu bảo vệ tư do, dân chủ cho Miền Nam, trước làn sóng xâm lăng của CS Bắc Việt. Vì chiến lược toàn cầu của Mỹ thay đổi, người Việt Quốc Gia thua một trận chiến 30-4-1975, nhưng chưa thua cuộc Chiến tranh VN . Quân nhân Quân Lực VNCH cảm thấy mình chưa giải ngũ, chưa xong nhiệm vụ vì dân chiến đấu, vì nước hy sinh. Công chức, cán bộ chưa thấy chấm dứt nhiệm vụ, nhiệm vụ phục vụ nhân dân VN.
Nên đến Mỹ đã có sẵn tiềm năng ăn học, cứ thế mà tiến lên. Giáo dục là một tiến trình tiệm tiến, từ thế hệ này qua thế hệ khác, mà gia đình là động lực chánh, chớ ít khi xảy ra đột biến hiện tượng thần đồng. Nhiều trẻ em qua Mỹ tuổi nhỏ không có cha mẹ theo (unaccompanied) vì là quân dân cán chính còn ở tù cải tạo, vẫn học thành tài.
Nên đến Mỹ, ý thức thuộc về nhau (sense of belongings) và tinh thần nhiệm vụ đất nước và nhân dân VN làm người Việt quẩn tụ lại. Quân dân cán chính VNCH và hậu duệ làm sống lại một Việt Nam hải ngoại, dù không có chánh phủ lưu vong. Hầu hết người của các quân binh chủng, các tôn giáo, các đảng phái chánh trị, các đô tỉnh thị có mặt thời Việt Nam Cộng Hòa đều tái tập họp lại. Thử nhìn danh xưng của các hội đoàn ái hữu, cựu đơn vị, đoàn thể, chánh đảng đang sinh hoạt ở hải ngoại và cơ quan truyền thông của người Việt hải ngoại, người khó tánh nhứt cũng thấy một Việt Nam Hải ngoại đã thành hình.
Yếu tố muốn sống chung với nhau là một yếu tố quan trọng còn hơn các yếu tố khác tạo thành một quốc gia, như lãnh thổ, chánh quyền. Yếu tố đó đã biến thành hành động rất khôn khéo giương cao quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa và nhân tên Little Saigon lên tại các cộng đồng hải ngoại của người Việt. Khôn khéo vì trên quốc tế công pháp VNCH không còn, nhiều nước có bang giao với chế độ CS Hà nội đang làm chủ đất nước VN, mà chánh quyền nơi người Việt hải ngoại vẫn thừa nhân quốc kỳ VN như biểu tượng của người Mỹ gốc Việt. Quốc kỳ VNCH lại còn lùa cờ CS Hà nội có bang giao với Mỹ, vào tòa đại sứ và lãnh sự quán và Liên hiệp Quốc mà thôi. CS Hà nội tức bực mà không làm gì được.
Hai, người Việt đến Mỹ đại đa số là người tỵ nạn chánh trị, tỵ nạn CS, đi tìm tự do, chớ không phải là tỵ nạn kinh tế đi kiếm tiền. Tư do, dân chủ là mục tiêu chánh để gạt nước mắt bỏ nước ra đi khỏi chế độ CS Hà nội. Tư do, dân chủ là đặc trưng căn cước của người Mỹ gốc Việt. Căn cước này do Quốc Hội và Hành Pháp Mỹ cấp và người dân Mỹ xác nhận qua hành động dang tay nồng ấm ra đón về bảo trợ, lo từng bao gạo trong buổi ban đầu, lo từng chữ Anh văn như ngôn ngữ thứ hai ( English as second language ESL).
Người Việt đến Mỹ ăn nên làm ra, là nhờ tư do, dân chủ. Dân chủ là điều kiện tiên quyết để thăng tiến cần lao, đồng tiến xã hội. Mỹ không phải là một nước giác vàng, không có gì miễn phí cả. Nhưng nhờ có sẵn định chế tự do, chánh quyền dân chủ, người Việt học hành được, làm ăn được, chọn lựa được con đường thích hợp cho hạnh phúc đới mình. Người Việt đến Mỹ thừa hưởng cả một định chế tư do, dân chủ, nhân quyền, dân quyền mà hàng hàng lớp lớp người Mỹ đã đấu tranh đề có được như ngày nay.
Nên tự do, dân chủ trở thành giá trị, niềm tin thấm thía, thiết tha và cao cả nhứt sau một thời gian ban đầu ổn định việc định cư vật chất. Phú quí sanh lễ nghĩa, ăn nên làm ra rồi, bản tánh con người thường thường hướng thượng, suy nghĩ và hành động cho những gì cao cả hơn nhu cầu vật chất cơm áo, gạo tiền. Người Mỹ sống trong hòa bình khi khá giả nghĩ đến tôn giáo, từ thiện, nghệ thuật. Người Việt sống trong chiến tranh chống độc tài CS, còn bà con, thân nhân đang bị CS kềm kẹp, còn lời nguyền khi bỏ gạt nước mắt bỏ nước ra đi tìm tư do cho mình và cho người còn kẹt ở lại. Nên người Mỹ đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN là khắc tinh của độc tài CS. Người Việt đấu tranh kiên trì, rộng khắp, liên tục, lấy quốc kỳ VN làm biểu hiệu, khiến không ít ngưòi Mỹ bực tức tại sao ngưòi gốc Việt chống Cộng mãi, mang quốc kỳ một nước không còn nữa đi biểu tình kháp nơi, mọi lúc. Người Mỹ sống trong hoà bình, tư do, dân chủ, nên coi những thứ đó là món quà, đương nhiên có; trái lại ngưòi gốc Việt xem đó lẽ sống cho đồng bào trong nước.
Ba, người Việt đến Mỹ nhập tịch Mỹ, thành công dân Mỹ, nhưng còn ở nước nhà 84 triệu đồng bào trong đó có thân nhân, bè bạn, máu mủ, ruột thịt còn đang bị CS độc tài toàn diện áp bức bóc lột. Dù người dễ tánh với CS nhứt cũng thấy chế độ CS Hà nội quá tham nhũng, quá độc tài, quá hiếp dân. Cùng một dân tộc mà 3 triệu người bỏ nước ra đi, mất tất cả mà nhờ tự do, dân chủ, chỉ trong 33 năm thôi, đã giàu có lên, một năm sơ sơ gởi giúp bà con chơi thôi 5 tỷ Đô la. Vượt hẳn đồng bào trong nước, bị CS tước đoạt tự do, dân chủ, nên nghèo nàn, lạc hậu, một ngày chưa kiếm được 2 Đô la.
Người Việt hải ngoại, có tư do, dân chủ, có quyền công dân của các đại siêu cường có thể áp lực được CS Hà nội. Nên tình dân tộc, nghĩa đồng bào của người Việt hải ngoại thúc đẩy đấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN. Người Việt hải ngoại có tư do, dân chủ, có phương tiện mà không làm cho đồng bào, thì ai sẽ làm cho đồng bào đang bị CS trói tay, trói chân, bịt miệng. Chớ người Việt hải ngoại cơ ngơi đầy đủ, đời sống sung túc, quá sung sướng, quá hạnh phúc nữa là khác ở hải ngoại rồi, đâu có đấu tranh để về nước nhà làm tướng, làm tá, nghị sĩ, dân biểu.
Sau cùng, ăn trái nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ người đào giếng, người Việt muốn trả ơn cho nước Mỹ về món quà quá quí giá đó, trong hoàn cảnh lịch sử của sắc tộc mình. Ở Mỹ đối với người gốc Việt, đã có rất nhiều tư do, dân chủ, nhân quyền. Tư do, dân chủ là lý tưởng, giá trị, niềm tin của lịch sử, truyền thống, hiến pháp và luật pháp cua đất nước và nhân dân Mỹ. Nên người Mỹ gốc Việt hướng về nước nhà, đấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN. Người Mỹ gốc Việt đấu tranh cho tự do dân chủ, nhân quyền VN là chứng minh cho đồng bào Việt mình ở nước nhà. Rằng Mỹ là một quốc gia dân tộc không phản bạn, không phản đồng minh VN đã từng chống CS, từng chiến đấu chung chiến hào với người Việt để tiếp bảo vệ cho tự do, dân chủ cho VN; 58 ngàn người con yêu của Tổ Quốc Mỹ đã nằm xuống ở VN. Mỹ không bỏ bạn sau chiến tranh, Mỹ chỉ thua một trận chiến hồi 30-4-1975, chớ không thua cuộc Chiến tranh VN. Người Mỹ gốc Việt đấu tranh để thực sự chấm dứt Chiến tranh VN mà phe thăng lợi phải là những người chánh trực, chớ không phải phe gian tà như CS Hà nội bây giờ.