Hôm nay,  

Thăm Ông Bà Trần Đình Trường Ở New York

28/08/200400:00:00(Xem: 18736)
"ĐỒNG VỢ ĐỒNG CHỒNG TÁT BIỂN ĐÔNG CŨNG CẠN!"

"Đồng vợ đồng chồng tát biển đông cũng cạn!" Đây là câu nói được ông bà ta truyền lại từ đời này sang đời khác, ngụ ý sức mạnh của một đôi vợ chồng hòa thuận khi hợp đồng lại làm việc gì cũng thành. Ông bà Trần Đình Trường, chủ nhân khách sạn Carter - tọa lạc tại đường số 43, thành phố New York- là điển hình cho sức mạnh kể trên. Hai ông bà đã có với nhau hơn 45 năm hoà thuận, hiện cùng bốn người con (ba gái một trai) chọn New York làm quê hương thứ haiï.
Sau hơn 25 năm làm cư dân New York, vào lúc thành phố bị khủng bố tấn công ngày11 tháng 9 cách đây ba năm, ông bà Trần Đình Trường đã tức thì hiến tặng hai triệu mỹ kim để góp phần cứu trợ các nạn nhân khủng bố. Đây là số tiền lớn nhất trong số các khoản hiến tặng cấp thời mà thành phố nhận được. Nghĩa cử của ông bà Trần Đình Trường đã được nhiều giới chức Hoa Kỳ đặc biệt ca ngợi và nhiều báo chí Việt-Mỹ nhắc nhở.
Thật ra, không phải đợi tới lúc có biến cố khủng bố ngày 11 tháng 9, tên tuổi ông bà Trần Đình Trường từ nhiều năm trước đã thường được nhắc đến như những người sẵn sàng góp công góp của cho các hoạt động xã hội và cộng đồng.
Ông Nguyễn Văn Tánh, chủ tịch cộng đồng Việt tại tiểu bang New York, đã nói lên những cảm nghĩ rất chân tình của ông về đôi vợ chồng có tấm lòng vàng này: "Với tư cách người lãnh đạo cộng đồng tại New York, tôi đã có cơ hội làm việc chung với ông bà Trần Đình Trường qua nhiều sinh hoạt cộng đồng.
"Ông bà Trường đã giúp đỡ cho cộng đồng ViệtNam không chỉ bằng tiền bạc, vật chất mà còn bằng tấm lòng, với tinh thần tận tụy hiếm có. Trong những dịp cộng đồng Việt về New York sinh hoạt, các anh chị em được mời đón đến ở miễn phí tại khách sạn của ông bà. Trong những ngày này, đích thân bà Trường đã tự tay tay nấu ăn cho hàng trăm người khách tham dự. Điều này khiến chúng tôi rất xúc động!"
Nghe vị chủ tịch cộng đồng Việt tại New York kể chuyện bà Trường nấu ăn, chính tôi cũng thấy xúc động và mong có dịp thăm gặp ba.ø


Đúng là sau lưng người đàn ông thành công luôn luôn có một người đàn bà đặc biệt. Tôi đã tự nhủ vậy khi có dịp thăm gặp, trò truyện với bà Trần Đình Trường trong lần viếng thăm ông bà tại New York. "Gọi cô là cô Sang đi, Tường Linh." Bà Trường thân mật nói, và tôi vâng lời ngay.
Qua cô Sang, tôi thấy lại những phẩm chất cao quí công dung ngôn hạnh của người phụ nữ Việt. Cùng với chồng, cô Sang đã trực tiếp quản lý, điều hành công việc của khách sạn trong hơn hai mươi năm qua. Mỗi ngày, sau công việc bận rộn tại khách sạn, cô tự tay nấu ăn cho chồng và cùng chồng lo nuôi dưỡng các con nên người.
Về vai trò người vợ, cô Sang cho là người vợ phải là cánh tay mặt của chồng. Người vợ phaiû thông cảm và hiểu người chồng mình!" Cô đã không những yêu chồng, chung thủy với chồng, chăm sóc, và chia sẻ đời sống vật chất lẫn tinh thần với chồng. Trong đời sống riêng, cô Sang cho biết cô kính trọng ông Trường như người anh, người thầy.
"Vợ chồng chúng tôi đã hy sinh và cố gắng thật nhiều, cũng như chúng tôi đã trải qua với nhau những năm tháng thăng trầm của cuộc sống để thành đạt như ngày hôm nay!" Cô Sang nói thêm "Tiền bạc không bao giờ đánh đổi được tình yêu và hạnh phúc của mình." Và cô nhấn mạnh "Vợ chồng tôi không bao giờ tự mãn là mình đã giàu có như những người bản xứ. Tại thành phố New York này, chúng tôi muốn người Mỹ hiểu rằng: dù chúng tôi nghèo hơn các anh, nhưng chúng tôi là những người sống với trái tim yêu nước, đầy tình người và với đầy sự tự trọng của những con người chân chính!"
Chỉ sau Đại Hội Đảng Cộng Hoà ít ngày, cô Sang sẽ lại rất bận rộn. New York sắp có cuộc diễn hành văn hóa quốc tế với sự tham gia của Ủy Ban Văn Hóa Việt Nam tại Hải Ngoại sẽ được tổ chức vào Chủ Nhật, 12 tháng 9 sắp tới. Theo vị chủ tịch cộng đồng VN cho tôi biết, sẽ có hơn 1,000 thành viên Việt Nam từ khắp các tiểu bang trên nước Mỹ, Canada và từ Châu Aâu về dự cuộc diễn hành. Khách sạn Carter sẽ lại rất đông khách đồng hương.
Va, như trong các hoạt động văn hoá xã hội của cộng đồng, cô Sang sẽ lại tự tay nấu ăn mời cả ngàn khách quí.
(By Tường Chinh)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vậy “bánh Dày” phải có nghĩa là “bánh Trắng”, có lẽ dễ hiểu hơn là dày phản nghĩa với mỏng hay dày vò như vài người đã cắt nghĩa. Từ đây, phải chăng “Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên” của Nguyễn Du tả nét đẹp thân thể nàng Kiều cũng có nghĩa là trắng. Nét đẹp này hoàn toàn phù hợp thẩm mỹ quan của Việt Nam xưa nay. Người phụ nữ đẹp phải có nước da trắng. Nó vừa đẹp, vừa sang vì không phải lam lũ dưới mưa nắng...
Tết Nguyên Đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới. Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng ...
Theo bản Hán dịch của ngài Cưu-ma-la-thập, Kinh Pháp Hoa có 7 quyển gồm 28 phẩm. Trong nội dung Kinh, Đức Phật dạy về mục tiêu xuất thế của Ngài là để “khai thị ngộ nhập Phật tri kiến” cho chúng sinh. Cho nên, việc Ngài nói pháp Ba Thừa (Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát Thừa) chỉ là phương tiện để dẫn dắt chúng sinh theo căn cơ nhưng mục tiêu tối hậu là Nhất Thừa, tức là thành Phật như Ngài...
Anderson tập trung vào cách các phương tiện truyền thông tạo ra cái gọi là “các cộng đồng tưởng tượng”, đặc biệt là sức mạnh của phương tiện in ấn trong việc định hình tâm lý xã hội của một cá nhân. Anderson phân tích chữ viết, một công cụ được sử dụng bởi các giáo hội, tác giả và các công ty truyền thông (đặc biệt là sách, báo và tạp chí), cũng như các công cụ của chính phủ như bản đồ, kiểm tra dân số (census) và viện bảo tàng. Tất cả các công cụ này đều được xây dựng để nhắm vào đại chúng thông qua những hình ảnh, hệ tư tưởng và ngôn ngữ đang chiếm giữ ưu thế. Ví dụ, Anderson phân tích một cách sâu sắc về nguồn gốc văn hóa và tôn giáo của một biểu tượng rất điển hình của chủ nghĩa dân tộc hiện đại: các đài chiến sĩ trận vong với người lính vô danh.
Thánh Kinh nói thế. “Homosexuality is sin". “Đồng tính là tội lỗi.” Sự thật thì sao??? Lần đầu tiên từ “đồng tính" xuất hiện trong Thánh Kinh là năm 1946, khoảng một ngàn chín trăm mười năm sau khi chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự. Trong gần 80 năm qua, nó làm nền tảng cho không biết bao phân biệt đối xử, gây bao đau thương chết chóc cho những người đồng tính.
Quan điểm chính trị thường đươc chia làm hai phe: bảo thủ và cấp tiến. Người bảo thủ có nhiều quan điểm trái ngược với người cấp tiến. Người cấp tiến còn gọi là "khuynh tả", có khi được cho là "thân cộng". Chữ "liberal" được dùng với hàm ý miệt thị. Thật ra thì không đơn giản như vậy. Xin đọc tiếp.
Một câu hỏi phức tạp, gây tranh luận sôi nổi và trở lại Tối Cao Pháp Viện (TCPV) vào mùa thu này: Điều gì sẽ xảy ra khi quyền tự do ngôn luận và quyền công dân xung đột với nhau?
Có một câu hỏi còn bỏ ngỏ cho các chuyên gia và các nghiên cứu gia: Có phải hiện nay có nhiều người Mỹ tin vào các thuyết âm mưu hơn bao giờ hết không? Tốt nghiệp xong bằng Tiến Sĩ Triết Học, Keith Raymond Harris thực hiện một cuộc nghiên cứu về các thuyết âm mưu chỉ ra mối lo ngại rằng việc tập trung vào tìm hiểu bao nhiêu người Mỹ tin tưởng các giả thuyết về âm mưu có thể khiến chúng ta lơ là quên đi những mầm hiểm họa tự các thuyết âm mưu này gieo rắc.
Lãi suất tăng đều đặn đã khiến người tiêu dùng và doanh nghiệp ngày càng tốn kém khi đi vay – để mua nhà, xe và các giao dịch hàng hóa khác. Và gần như chắc chắn sắp tới sẽ có thêm nhiều đợt tăng lãi suất nữa. Các viên chức FED được cho là sẽ phát tín hiệu lãi suất chuẩn có thể lên tới 4.5% vào đầu năm tới. Một chuỗi các đợt tăng lãi suất sẽ khiến nền kinh tế Mỹ có nguy cơ rơi vào suy thoái, đồng nghĩa với thất nghiệp, sa thải nhân viên và tạo áp lực lên giá chứng khoán. Bài này nêu lên những thắc mắc và trả lời thiết thực dành cho người tiêu dùng.
Chủ nghĩa Dân Tộc Cơ-đốc tin rằng nước Mỹ được xác định bởi Cơ-đốc giáo, và chính phủ nên thực hiện các bước tích cực để giữ nó theo cách đó. Những người theo chủ nghĩa dân tộc Cơ-đốc khẳng định rằng nước Mỹ đang và vẫn phải là một “quốc gia Cơ-đốc giáo”, không chỉ đơn thuần là một quan sát về lịch sử, mà là một chương trình cho những gì nước Mỹ phải tiếp tục trong tương lai.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.