Hôm nay,  

Hòa Lan Và Những Ngôi Nhà Thờ Không Còn Thờ Phụng Tôn Giáo

09/06/202300:00:00(Xem: 2630)

nhà-thờ-hội-nghị
Nhà thờ trung tâm hội nghị ở khu phố "Đèn Đỏ"

Mùa hè đến rồi! Mùa của những chuyến du lịch. Người Việt ở Mỹ mùa hè thường đi thăm danh lam thắng cảnh ở Mỹ, hoặc về Việt Nam, hoặc thực hiện những chuyến đi Châu Âu, đi thăm vùng đất của lịch sử, văn hóa Tây Phương.

Đến Châu Âu, những quốc gia thường được khách du lịch nhắc đến nhiều nhất vẫn là Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha. Ngoài ra, Hòa Lan là một quốc gia nhỏ bé, hiền hòa, những cũng có nhiều thứ thu hút khách du lịch. Nói đến Hòa Lan là nói đến những cánh đồng hoa tulip đầy màu sắc; những chiếc cối xay gió soi bóng trên những dòng kênh xanh; hay thành phố Amsterdam tự do cấp tiến, có khu phố “Đèn Đỏ” với dịch vụ mãi dâm được chính thức và công khai hóa.

Nếu có dịp thăm Hòa Lan với một người dân địa phương, du khách còn có thể biết thêm một đặc điểm văn hóa nữa của xứ sở hoa tulip mà ít thấy ở những quốc gia Châu Âu khác: những ngôi nhà thờ không còn là nơi thờ phụng tôn giáo, mà được chuyển sang sử dụng với những mục đích kinh tế-thương mại khác nhau. Hiện tượng khá đặc biệt này cũng thể hiện phần nào một số đặc trưng của dân tộc tính người Hòa Lan.

Từ Amsterdam ở miền Bắc cho đến thành phố Maastricht ở cực Nam Hòa Lan, đi dạo trên một vài con phố cổ, du khách sẽ nhận ra có nhiều ngôi nhà thờ cổ kính, nhưng không còn là nơi để các con chiên đến đi lễ vào những ngày Chúa Nhật. Ở ngay trung tâm của Amsterdam, nơi đầu khu phố “Đèn Đỏ” là ngôi nhà thờ Oude Kerk Amsterdam cổ kính vào bậc nhất thành phố, nay trở thành trung tâm văn hóa,  nơi tổ chức những sự kiện văn hóa, âm nhạc. Ngôi nhà thờ này vẫn là một trong những tòa nhà cổ mang tính biểu tượng của thành phố. Điều mỉa mai là một số hướng dẫn viên du lịch khi đứng ở khu vực nhà ga trung tâm Amsterdam, giới thiệu về các khu vực nổi tiếng của thành phố, họ vẫn dùng ngôi nhà thờ này để làm cột mốc cho những du khách muốn đi thăm khu phố “Đèn Đỏ” ăn chơi!

nhà-thờ-nhà-sách
Nhà thờ tiệm sách

Còn ở thành phố lịch sử Maastricht nhỏ nhắn, xinh xắn, mật độ nhà thờ còn nhiều hơn, nhưng số lượng nhà thờ bị bỏ rơi cũng nhiều hơn. Một ngôi nhà thờ đã trở thành một tiệm bán sách nổi tiếng ở gần trung tâm thành phố. Cảm giác vào “nhà sách nhà thờ” này thật đặc biệt, không dễ tìm được ở những thành phố khác trên thế giới. Vẫn là không gian cao rộng, mái vòm với những khung cửa kiếng tò vò của nhà thờ. Nhưng tại đây, du khách có thể tìm thấy đủ loại sách, trong đó có cuốn sách bàn về cách sống bình an, hạnh phúc của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đúng là một trải nghiệm độc nhất vô nhị!

nhà-thờ-ký-túc-xá-2
Nhà thờ ký túc xá sinh viên

Cũng ở Maastricht, một chủng viện trở thành một ký túc xá dành cho sinh viên. Nhưng lối đi trải sỏi trong khuôn viên cổ kính nay không thấy bóng dáng những vị tu sĩ khoan thai, thay vào đó là những sinh viên hối hả, bận rộn. Rồi một nhà thờ dùng làm khách sạn, với cổng chào có đèn màu rực rỡ dẫn vào không gian cổ kính bên trong, một hình ảnh đầy tương phản. Rồi nhà thờ làm văn phòng hành chánh, phòng tập thể dục… Những ngôi nhà thờ này vẫn giữ nguyên nét cổ kính, uy nghi. Ở những thành phố của Pháp, Ý, Tây Ban Nha, có thể những ngôi nhà thờ này vẫn là những khu di tích lịch sử tôn giáo, là địa điểm để du khách thăm viếng, để nhớ đến một thời mà Giáo Hội Thiên Chúa Giáo là một thế lực chính trị hùng mạnh, chi phối các vương triều của Châu Âu.

Hỏi thăm nhiều người dân địa phương, họ cho biết thế hệ ông bà, cha mẹ của mình đa phần là tín đồ Ki Tô Giáo, chủ yếu là Catholic và Tin Lành. Nhưng thế hệ trẻ Hòa Lan có nhiều người không còn tin vào những giáo điều xưa cũ vẫn được rao giảng trong thế kỷ 20. Họ bắt đầu bỏ đạo, không đi nhà thờ. Một cuộc khảo sát cho thấy 63% người Hà Lan tin rằng tôn giáo gây hại nhiều hơn lợi cho con người. Không có con chiên, nhà thờ không còn đủ nguồn tài chính để duy trì sinh hoạt. Các nhà được bán lại cho chính phủ, tư nhân để dùng trong các mục đích khác nhau như đã nêu trên.


Theo một con số thống kê, từ năm 2003 đến năm 2021, số lượng nhà thờ Catholic ở Hoà Lan đã giảm từ 1,782 xuống còn 1,303. Vào Tháng Chín năm 2022, Giám Mục Jan Hendricks của Giáo Phận Haarlem-Amsterdam thông báo rằng 60% nhà thờ của giáo phận sẽ phải đóng cửa trong vòng năm năm tới, do số lượng tín đồ, tình nguyện viên và thu nhập đều giảm sút mạnh. 

Một con số thông kê khác vào năm 2015 cho biết chỉ còn gần một nửa dân số Hà Lan còn theo một tôn giáo nào đó. Hai tôn giáo lớn nhất ở Hòa Lan vẫn là Catholic và Tin Lành, cho dù số tín đồ đang giảm mạnh. Hoà Lan trở thành một trong những quốc gia ít tôn giáo nhất ở châu Âu, sau Cộng Hòa Séc và Estonia. Trong những năm từ 1960s đến 1980s, tôn giáo đã mất dần ảnh hưởng đối với chính trị Hà Lan. Kết quả là quốc gia này có chính sách về phá thai, đồng tính luyến ái, mại dâm, cần sa giải trí thuộc hàng phóng khoáng, tự do nhất Châu Âu.

Không theo tôn giáo, như vậy hơn phân nửa người dân Hòa Lan tin vào điều gì? Một nghiên cứu năm 2003 cho thấy khoảng 1.27 triệu người ở Hà Lan có mối quan hệ thân thiết với chủ nghĩa nhân văn thế tục. Người Hòa Lan không tôn giáo tin vào lương tri tự nhiên của con người. Nhân chi sơ vốn bản thiện.

Không theo tôn giáo, liệu người dân Hòa Lan có sống vô đạo đức, xã hội có loạn lạc, suy đồi? Không có vẻ gì là như vậy, ít nhất trong con mắt của du khách đến thăm Châu Âu so sánh Hòa Lan với những quốc gia khác. Người Hòa Lan khá thân thiện đối với du khách, cho dù không quá cởi mở như kiểu dân Ý. Du khách Việt đến thăm Hòa Lan không lo sợ cảm giác bị kỳ thị như khi sang Đức. Đi trên xe lửa, đến các nhà ga xe điện ở Hòa Lan, cho dù đông đúc nhưng vẫn cảm giác an toàn, trật tự, không thấy bị kêu gọi nên cảnh giác tình trạng cướp giật, móc túi như ở Pháp. Trên những chuyến xe điện đi làm hằng ngày có những toa yêu cầu hành khách giữ im lặng, không nói chuyện ồn ào để người khách có thể đọc sách, làm việc. Đường phố Hòa Lan sạch sẽ, trật tự, ngăn nắp cho dù ở những nơi đông đúc. Đi trên những chuyến xe lửa từ Hòa Lan sang nước láng giềng Bỉ, du khách có thể nhận ra sự khác biệt rõ ràng này khi đi từ một nhà ga  biên giới thuộc Hòa Lan sang đến nhà ga thuộc Bỉ.

Nhiều người Việt sống ở Hòa Lan nhận xét rằng đa số người Hòa Lan có tính thực tế nhưng trung thực, lương thiện. Những chính sách cấp tiến về xã hội như vấn đề công khai mãi dâm, tự do cần sa giải trí ở Amsterdam dường như không làm xã hội Hòa Lan xuống cấp, kém an toàn. Ngược lại, người dân Hòa Lan tin rằng những chính sách này giúp chính phủ kiểm soát được vệ sinh y tế trong dịch vụ mãi dâm, giảm bớt tình trạng buôn lậu cần sa không kiểm soát, giúp tăng nguồn thu ngân sách… Không nghe thấy Hòa Lan báo động về tình trạng nghiện ngập dẫn đến trộm cướp trong xã hội.

Có cảm giác như ở Hòa Lan, người dân có trình độ tri thức, sống trong một xã hội văn minh tiến bộ có kỷ cương pháp luật, cho nên họ có thể tự thiết lập cho mình một chuẩn mực đạo đức nhân bản trong đời sống hằng ngày mà không cần phải dựa vào đạo đức tôn giáo.

Trong vài năm qua ở Mỹ, một số chính trị gia muốn áp đặt niềm tin tôn giáo của một sắc tộc làm chuẩn mực cho toàn bộ đạo đức xã hội. Họ tin rằng sẽ làm cho nước Mỹ hùng mạnh bằng cách dùng luật pháp tước đi quyền lợi của những người đồng tính. Họ muốn ngăn cản quyền phá thai của người phụ nữ, vì không tin rằng phụ nữ có đủ lương tri đạo đức để tự quyết định về thân thể của mình. Điều mỉa mai là ở chỗ nước Mỹ được hình thành từ những người đi tìm tự do, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo.

Những điều quan sát được từ một nước Hòa Lan nhỏ bé cho thấy vẫn có thể xây dựng một quốc gia phát triển, một xã hội văn minh mà không dựa trên niềm tin một tôn giáo cụ thể nào.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một nhóm khoa học giả quốc tế đã thấy bằng chứng lâu đời nhất về cà ri bên ngoài Ấn Độ và cho thấy ý nghĩa lịch sử của hành trình mà các thành phần gia vị này đã trải qua để đến đó. Các nhà nghiên cứu từ Úc, Việt Nam và Trung Quốc đã tìm thấy món ăn này – được biết đến với hương vị cay nồng của đất, có nguồn gốc từ Nam Á và hiện đã phổ biến trên toàn cầu – có lẽ đã được đưa đến bàn ăn của người Việt Nam hơn 1800 năm trước nhờ mạng lưới thương mại hàng hải.
Ở Hoa Kỳ, khi ai đó qua đời, thường thì họ sẽ được ướp xác, đặt trong quan tài và chôn cất tại nghĩa trang (thổ táng), hoặc mang đi hỏa táng, phần tro cốt sẽ được trả lại cho gia đình, người thân. Tuy nhiên, thổ táng và hỏa táng nay đã không phải là các lựa chọn duy nhất. Ngày càng có nhiều nhà tang lễ, cả các công ty khởi nghiệp và tổ chức vô vụ lợi, cung cấp cho mọi người những nghi thức khác nhau dành cho người đã khuất. Trong tương lai, bối cảnh nghi thức tang lễ sẽ đa dạng hơn…
Đã mấy năm nay, một nhóm tên "Sinh viên tranh đấu cho được nhập học công bằng" (Students for Fair Admissions) kiện Đại Học Harvard về tình trạng mà họ cho là bất công lúc xét các ứng viên Á châu nộp đơn vào trường đại học ưu tú này của Mỹ. Nhóm này cho rằng Harvard thực hành “affirmative action” (hành động khẳng định) và "racial balancing" (quân bình chủng tộc) trong quá trình quyết định ai được nhận ai bị từ chối. Nếu không, theo họ, nếu chỉ căn cứ trên thành tích học tập (academics) tỷ lệ sinh viên Á châu được nhận sẽ là 43% tổng số, hay ít lắm 26% nếu xét thêm về hoạt động ngoại khóa, thể thao hay gia đình quen biết với trường ("legacy"); chứ không thấp như mức 18.7% như hiện nay.
Cuộc chiến trên đất nước chúng ta chấm dứt đã gần nửa thế kỷ và được gọi bằng nhiều tên khác nhau. Bài nầy xin trở lại vấn đề gọi tên cuộc chiến để hiệu đính và bổ túc thêm bài trước cách đây khá lâu của cùng người viết.
Các nhà quan sát đương thời có thể khá ngạc nhiên khi biết rằng nguồn gốc của cụm từ “affirmative action” – cụm từ chứa đầy ý nghĩa trong bối cảnh chính trị ngày nay – có vài phần bí ẩn. Nói rộng ra, Affirmative Action (tạm dịch là Chính Sách Nâng Đỡ Người Thiểu Số) đề cập đến các chính sách và thực tiễn được thiết kế để tăng cơ hội cho các nhóm người thiểu số như người da màu trong lịch sử. Trong tuần này, quyết định của Tối Cao Pháp Viện (TCPV) về chính sách “affirmative action” sẽ đem đến những thay đổi đáng kể trong tương lai tuyển sinh ở các trường đại học trên khắp Hoa Kỳ. Vào ngày 29 tháng 6, TCPV đã ra phán quyết rằng các trường cao đẳng và đại học tư thục cũng như công lập không còn được coi chủng tộc là một yếu tố xem xét trong tuyển sinh, đảo ngược tiền lệ pháp lý trong suốt 45 năm qua.
Các diễn biến cực kỳ sôi động về nội chính và bang giao quốc tế trong cuộc chiến tranh Đông Dương làm cho Hoa Kỳ thay đổi chiến luợc chống Cộng Sản từ hình thức trung dung sang ủng hộ Pháp. Vì sao Hoa Kỳ phát triển chính sách này lên cực điểm?
Nước Việt Nam được quốc tổ Hùng Vương sáng lập với quốc hiệu đầu tiên là Văn Lang. Các vị vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu là Hùng Vương cả, chỉ phân biệt các đời vua theo con số thứ tự. Đến đời Hùng Vương thứ 18 thì một phiên thuộc là Thục Phán nổi lên đánh bại nhà vua và chiếm mất ngôi vào năm 257 trước Tây Lịch (TL). Thục Phán xưng hiệu là An Dương Vương, đổi quốc hiệu là Âu Lạc, đóng đô ở Loa Thành (Phong Khê, Phúc Yên)...
Ở Capitol Hill và các tòa án, các nhà lập pháp và nhà hoạt động của Đảng Cộng Hòa đang tiến hành một chiến dịch pháp lý sâu rộng nhắm vào các trường đại học, các tổ chức tham vấn, các công ty tư nhân và các cá nhân nghiên cứu về sự lan truyền của thông tin sai lệch. Những người này sẽ bị cáo buộc là thông đồng với chính phủ để đàn áp phát ngôn của phe bảo thủ trên mạng.
Vào mùa thu năm ngoái, một tòa án ở Đức đã xét xử một vụ án bất thường. Đó là một vụ kiện dân sự phát sinh từ đề tài trên Twitter về việc liệu những người chuyển giới có phải là nạn nhân của Holocaust hay không. Mặc dù không còn nhiều tranh luận về việc liệu những người đồng tính nam và đồng tính nữ có bị ngược đãi hay không, nhưng có rất ít nghiên cứu về người chuyển giới trong thời kỳ lịch sử tối đen này.
✱ BNG: “Chúng ta không thể tiếp tục chấp nhận một chính phủ trung ương có hai tổng thống” nên "thời điểm quyết định" nổ ra dẫn đến vụ “bắn lầm”? ✱ Secretary Clifford: Tổng thống nên cử một số quan chức Chính phủ đến dự lễ tang, để thể hiện sự quan tâm. Kỳ có thể không nghĩ đó là một tai nạn. ✱ CIA: Đại sứ Bùi Diễm, đặc phái viên của Sài Gòn tại Paris, nói với phía Hoa Kỳ rằng ông ta hy vọng qua trung gian Việt kiều (tại Pháp) sẽ giúp ông liên hệ với phía Bắc Việt. ✱ NARA: Số tiền “ The Five Million Piastres” đã chi ra để ủy lạo quân sĩ tham gia cuộc đảo chánh, và số tiền này “ the money was given to Don” (nhưng báo chí VN loan tải số tiền là 3 triệu). Ngoài ra, còn có số vàng lá 40 kí lô (forty kilograms of gold bars) tịch thu trong cuộc đảo chánh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.