Hôm nay,  

Thần Đồng Phật Giáo Hòa Hảo

30/05/201300:00:00(Xem: 17536)
Đất nước nhiều chuyện lạ. Như dường các chuyện chỉ có trong sách vở, vậy mà lại có thiệt. Mình nghe nhiều chuyện rồi, quan sát nhiều rồi, nhưng có chuyện buộc mình phải tin là có phước đức nhân quả -- như trường hợp cô bé Như Ý, từ 5 tuổi đã giảng đạo y hệt như một giảng sư.

Lên Youtube.com, mình nghe nhiều băng hình, thấy tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo ngồi nghe nghiêm trang, chật khắp các giảng đường An Giang, nghe cô bé Như Ý nói đạo, ứng biến nhanh nhẹn... rất là khâm phục.

Thời mình 18 tuổi vẫn còn khờ câm, có biết gì đâu. Tới 20 tuổi cũng còn khờ khạo chứ. Kiến thức của mình về đạo Phật, về các tôn giaó nói chung, và đặc biệt về PG Hòa Hảo hồi mới học xong trung học cũng chỉ lờ mờ, nhiều cái mù tịt. Vậy mà cô bé Như Ý có vẻ như không cần học mà biết, không cần luyện mà giảng vẫn nhanh nhẹn.

Trang web Chùa Phúc Lâm đăng bản tin từ báo Gia Đình & Xã Hội, kể về cô bé "Thần đồng" Phật giáo Hòa Hảo 5 tuổi đã nổi danh khắp trời Tây...

Bản tin viết:

“Từ bé đã nổi danh khắp nơi nhờ những bài thuyết pháp giảng đạo, “thần đồng” Phật giáo, Như Ý còn khiến cho các đạo sĩ ở trời Tây phải vượt ngàn dặm đến để diện kiến.

Một giảng sư chuyên nghiên cứu Phật pháp đã phải thốt lên rằng: “Gần 50 năm tu niệm, giảng thuyết không biết bao nhiêu bài ở khắp mọi nơi, nhưng kiến thức tôi học hỏi được về Phật pháp so với bé Như Ý thì vẫn còn cách biệt quá xa. Ngẫm lại, tôi thấy quả đúng là “Trường Giang sóng sau đè sóng trước…”

Sau khi video clip thuyết giảng của bé Như Ý (Ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú (An Giang) được truyền tải rộng rãi không chỉ trong giới đồng đạo Phật giáo Hòa Hảo mà ở khắp mọi miền đất nước, rất nhiều các giảng sư đã liên hệ, bày tỏ ý muốn bồi dưỡng thêm kiến thức Phật pháp cho bé. Trong khi đó, bản thân bé Như Ý luôn tâm niệm rằng: “Tài năng không quan trọng, cái quan trọng của người hành đạo là tâm đạo, phải thắp sáng cái tâm đạo của mình rồi mới thắp cho những người xung quanh. Em nghĩ, chia sẻ những hiểu biết về đạo pháp đến người khác thì cần chí tâm tu hành ở ngay chính nội hàm ở bên trong con người mình chứ không phải ở sách vở. Sức nhiệm màu cần ở cái tâm chứ không phải cái tài, kẻ tu hành đa phước mới lên…”


Đáng nói hơn, nhờ sự am tường tư tưởng nhà Phật và khả năng thuyết giảng trước đám đông đáng kinh ngạc khi mới 5 tuổi, tiếng tăm Như Ý còn vang xa tận hải ngoại, thậm chí được giới đạo sỹ Tây phương biết đến..”

Bản tin kể về đạo sĩ Việt kiều tên là Kelvin Trần, vì ngưỡng mộ danh tiếng của Như Ý mà bỏ công, gác việc lặn lội bay sang Việt Nam, đi thẳng về An Giang tìm nhà bé Như Ý. Ngay lần đầu diện kiến “thần đồng”, ánh mắt nhìn trìu mến và phong thái ung dung, tự tại toát ra từ bé Như Ý đã khiến vị đạo sĩ xúc động mà quỳ gối rồi òa khóc nức nở. Suốt một tuần trời nán lại sau đó, được dịp kề cận và nghe “thần đồng” thuyết giảng Phật pháp, vị đạo sỹ càng thêm ngưỡng mộ tài năng và đức hạnh của cô bé. Cho đến tận bây giờ, ông vẫn giữ mối liên lạc với gia đình và thường hỏi thăm bé Như Ý.

Đó là chuyện người bên Tây về thăm. Theo báo GĐ&XH, hiện thời có nhiều người từ Sài Gòn mỗi tháng vẫn về An Giang để nghe cô bé giảng đạo.

Bây giờ cô bé thần đồng ra sao?

Bản tin kể tiếp:

“Thầy Trần Văn Ơi, giáo viên phụ trách bộ môn tiếng Anh kể: “Hiện tại, bé Như Ý đang học lớp 6A2 của trường. Môn Anh văn do thầy phụ trách và Như Ý học rất giỏi, dẫn đầu lớp về kết quả học tập. Khả năng đặc biệt của bé Như Ý là tự tin, khi nói có sức truyền cảm cao, làm người nói với người nghe có sự đồng cảm đến lạ. Các thầy cô bộ môn khác cũng cho biết điểm của bé cũng suýt soát 10 phẩy. Trong giờ học, chừng nào các em khác không trả lời được, chúng tôi mới kêu Như Ý, mà hầu hết câu nào em cũng trả lời rất tốt. Theo như tôi nghĩ, thành công của Như Ý là do em ấy có sự đầu tư về học tập, nhận thức tốt”.

Từ khi bé Như Ý bộc lộ khả năng thuyết giảng Phật pháp, giới chư tăng đồng đạo không ngừng tìm đến. Bên cạnh đó, nhiều chùa, tịnh thất ngoại tỉnh thường mời Như Ý đi thuyết giảng, mỗi lần “đăng đàn” đều có ghi âm, ghi hình để sao ra đĩa phát cho các Phật tử nghe...”

Xin chắp tay ngưỡng mộ cô bé thần đồng.

Bạn muốn nhìn và nghe cô bé giảng đạo, xin mời vào www.YouTube.com và gõ chữ “co be nhu y pghh” sẽ thấy nhiều buổi cô bé thuyết pháp. Trong đó, có băng nói về Niệm Phật, bây giờ đã có tới 221,573 lượt người xem.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tại 1 trường trung học phổ thông (lớp 10-12) ở thành phố SG, mỗi khi tiếng trống tan học vang lên, cũng là lúc hàng loạt các chuông điện thoại di động (ĐTDĐ) của nhóm học sinh nhà giàu í ới gọi nhau với đủ các loại âm thanh. Phần lớn đó là các tin nhắn, các cuộc gọi hò hẹn. Báo Ngôi Sao gọi đây là trò chơi dế và ghi nhận như sau.
Chuyện trong lá thư này là chuyện những người dân ở vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang, kiếm sống bằnng nghề leo hái cây thốt nốt ở độ cao 10 đến 15 mét. Đây là nghề hết sức nguy hiểm. Người làm nghề leo thốt nốt không có bất kỳ dụng cụ bảo hộ nào, vậy nê n nguy cơ "sinh nghề tử nghiệp" rất cao... Báo Pháp Luật TPSG viết như sau.
Theo báo quốc nội, tại vùng biên giới VN-Trung Quốc, khu chợ Đông Hưng thuộc địa phận TQ có một "trung tâm thương mại" chuyên phục vụ cho dân chơi, nhân viên là các cô gái Việt Nam với những trang phục rất mát mẻ. Trong tòa nhà trước đây là một trung tâm thương mại, các "giai nhân" đứng, ngồi lố nhố trước cửa từng ki-ốt. Cô nào ăn mặc cũng hết sức "mát mẻ"
Hơn 2 tháng qua, khu vực Bắc phần hầu như không có mưa. Mưa ít nên lượng nước các dòng sông suối hiện chỉ còn bằng 45% so với trung bình nhiều năm. Hơn 1 triệu ha ruộng ở đồng bằng Bắc phần đang cạn khô nằm phơi mình chờ mưa. SGGP ghi nhận về thực trạng hán hạn tạo miền Bắc VN như sau. Dọc quốc lộ 1 ven theo 3 tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng là Hà Nội, Hà Tây
"Hung thần trên biển" là biệt danh mà ngư dân Phan Thiết, Hàm Tân và Tuy Phong đặt cho thuyền làm nghề giã cào của các tỉnh khác đến Bình Thuận khai thác. Với công suất từ 400-500CV, các "hung thần" này không chỉ khai thác hải sản không đúng địa phận mà còn làm thiệt hại tài sản cho các tàu thuyền nhỏ của ngư dân địa phương, ảnh hưởng đến sản lượng đánh bắt hải sản.
Tại miền Bắc VN, mỗi năm sông Hồng có một mùa nước cạn. Nhưng năm nay, nhiều đoạn trên sông Hồng cạn đến trơ đáy, dân địa phương có thể lội qua được. Hiện trạng này đã gây khốn khổ cho những gia đình nghèo các xóm chài ven sông Hồng, kiếm sống bằng công việc đánh bắt cá trên sông. Những ngày hạ tuần tháng 12 này, nhiều dân chài chỉ còn biết ngồi chờ con nước lên.
Trên địa bàn TPSG, dòng kênh Nhiêu Lộc được mở chạy dài qua nhiều quận nội thành, và cũng từ khi "con kênh đen đen" này hình thành thì hàng loạt quán nhậu cũng theo đó mà xuất hiện, chủ yếu là về đêm. Từ khu vực cầu Thị Nghè (dọc đường Hoàng Sa, quận 1) chạy dọc theo bờ kè đến khu vực chung cư Miếu Nổi có quá nhiều quán nhậu đêm. Báo Ngôi Sao viết như sau.
Tại VN, các phòng trà bây giờ như nấm mọc sau mưa. Đó là mảnh đất để các ca sĩ mới vào nghề có cơ hội thể hiện giọng hát của mình. Tuy nhiên không ít phòng trà đã trở thành điểm hẹn của các cuộc tình chớp nhoáng giữa ca sĩ và những kẻ lắm tiền.Những sự việc xảy ra liên tiếp gần đây liên quan đến các ca sĩ có danh cũng như vô danh khiến nhiều người thất vọng.
Hàng năm cứ đến mùa Noel, nhiều sinh viên nghèo đã kiếm tiền bằng những công việc làm thêm như làm ông già Noel, gửi qua, trang trí... Vốn lận lưng chỉ khoảng vài trăm nghìn đồng, vừa mua quà vừa chi trả khoản mướn quần áo ông già Noel và chi phí đi lại. Ai kêu gì thì đặt ở cửa hàng rồi đi giao theo yêu cầu ngày giờ, địa điểm của khách hàng, món quà giá trị bao nhiêu.
Theo báo quốc nội, tại VN, chuyện nhiều thiếu niên tụ tập thành băng nhóm đua đòi ăn chơi, quậy phá đã không còn là hiện tượng riêng biệt. Sự hư hỏng và tính chất côn đồ còn tăng lên ở mức độ báo động khi thiếu tiền xài, mua sắm. Các nhóm thiếu niên này sẵn sàng lao vào con đường trộm cắp, cướp của, thanh toán theo kiểu xã hội đen chỉ để chứng tỏ mình là "người lớn", là dân "anh chị.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.