Hôm nay,  

Thần Đồng Phật Giáo Hòa Hảo

30/05/201300:00:00(Xem: 17520)
Đất nước nhiều chuyện lạ. Như dường các chuyện chỉ có trong sách vở, vậy mà lại có thiệt. Mình nghe nhiều chuyện rồi, quan sát nhiều rồi, nhưng có chuyện buộc mình phải tin là có phước đức nhân quả -- như trường hợp cô bé Như Ý, từ 5 tuổi đã giảng đạo y hệt như một giảng sư.

Lên Youtube.com, mình nghe nhiều băng hình, thấy tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo ngồi nghe nghiêm trang, chật khắp các giảng đường An Giang, nghe cô bé Như Ý nói đạo, ứng biến nhanh nhẹn... rất là khâm phục.

Thời mình 18 tuổi vẫn còn khờ câm, có biết gì đâu. Tới 20 tuổi cũng còn khờ khạo chứ. Kiến thức của mình về đạo Phật, về các tôn giaó nói chung, và đặc biệt về PG Hòa Hảo hồi mới học xong trung học cũng chỉ lờ mờ, nhiều cái mù tịt. Vậy mà cô bé Như Ý có vẻ như không cần học mà biết, không cần luyện mà giảng vẫn nhanh nhẹn.

Trang web Chùa Phúc Lâm đăng bản tin từ báo Gia Đình & Xã Hội, kể về cô bé "Thần đồng" Phật giáo Hòa Hảo 5 tuổi đã nổi danh khắp trời Tây...

Bản tin viết:

“Từ bé đã nổi danh khắp nơi nhờ những bài thuyết pháp giảng đạo, “thần đồng” Phật giáo, Như Ý còn khiến cho các đạo sĩ ở trời Tây phải vượt ngàn dặm đến để diện kiến.

Một giảng sư chuyên nghiên cứu Phật pháp đã phải thốt lên rằng: “Gần 50 năm tu niệm, giảng thuyết không biết bao nhiêu bài ở khắp mọi nơi, nhưng kiến thức tôi học hỏi được về Phật pháp so với bé Như Ý thì vẫn còn cách biệt quá xa. Ngẫm lại, tôi thấy quả đúng là “Trường Giang sóng sau đè sóng trước…”

Sau khi video clip thuyết giảng của bé Như Ý (Ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú (An Giang) được truyền tải rộng rãi không chỉ trong giới đồng đạo Phật giáo Hòa Hảo mà ở khắp mọi miền đất nước, rất nhiều các giảng sư đã liên hệ, bày tỏ ý muốn bồi dưỡng thêm kiến thức Phật pháp cho bé. Trong khi đó, bản thân bé Như Ý luôn tâm niệm rằng: “Tài năng không quan trọng, cái quan trọng của người hành đạo là tâm đạo, phải thắp sáng cái tâm đạo của mình rồi mới thắp cho những người xung quanh. Em nghĩ, chia sẻ những hiểu biết về đạo pháp đến người khác thì cần chí tâm tu hành ở ngay chính nội hàm ở bên trong con người mình chứ không phải ở sách vở. Sức nhiệm màu cần ở cái tâm chứ không phải cái tài, kẻ tu hành đa phước mới lên…”


Đáng nói hơn, nhờ sự am tường tư tưởng nhà Phật và khả năng thuyết giảng trước đám đông đáng kinh ngạc khi mới 5 tuổi, tiếng tăm Như Ý còn vang xa tận hải ngoại, thậm chí được giới đạo sỹ Tây phương biết đến..”

Bản tin kể về đạo sĩ Việt kiều tên là Kelvin Trần, vì ngưỡng mộ danh tiếng của Như Ý mà bỏ công, gác việc lặn lội bay sang Việt Nam, đi thẳng về An Giang tìm nhà bé Như Ý. Ngay lần đầu diện kiến “thần đồng”, ánh mắt nhìn trìu mến và phong thái ung dung, tự tại toát ra từ bé Như Ý đã khiến vị đạo sĩ xúc động mà quỳ gối rồi òa khóc nức nở. Suốt một tuần trời nán lại sau đó, được dịp kề cận và nghe “thần đồng” thuyết giảng Phật pháp, vị đạo sỹ càng thêm ngưỡng mộ tài năng và đức hạnh của cô bé. Cho đến tận bây giờ, ông vẫn giữ mối liên lạc với gia đình và thường hỏi thăm bé Như Ý.

Đó là chuyện người bên Tây về thăm. Theo báo GĐ&XH, hiện thời có nhiều người từ Sài Gòn mỗi tháng vẫn về An Giang để nghe cô bé giảng đạo.

Bây giờ cô bé thần đồng ra sao?

Bản tin kể tiếp:

“Thầy Trần Văn Ơi, giáo viên phụ trách bộ môn tiếng Anh kể: “Hiện tại, bé Như Ý đang học lớp 6A2 của trường. Môn Anh văn do thầy phụ trách và Như Ý học rất giỏi, dẫn đầu lớp về kết quả học tập. Khả năng đặc biệt của bé Như Ý là tự tin, khi nói có sức truyền cảm cao, làm người nói với người nghe có sự đồng cảm đến lạ. Các thầy cô bộ môn khác cũng cho biết điểm của bé cũng suýt soát 10 phẩy. Trong giờ học, chừng nào các em khác không trả lời được, chúng tôi mới kêu Như Ý, mà hầu hết câu nào em cũng trả lời rất tốt. Theo như tôi nghĩ, thành công của Như Ý là do em ấy có sự đầu tư về học tập, nhận thức tốt”.

Từ khi bé Như Ý bộc lộ khả năng thuyết giảng Phật pháp, giới chư tăng đồng đạo không ngừng tìm đến. Bên cạnh đó, nhiều chùa, tịnh thất ngoại tỉnh thường mời Như Ý đi thuyết giảng, mỗi lần “đăng đàn” đều có ghi âm, ghi hình để sao ra đĩa phát cho các Phật tử nghe...”

Xin chắp tay ngưỡng mộ cô bé thần đồng.

Bạn muốn nhìn và nghe cô bé giảng đạo, xin mời vào www.YouTube.com và gõ chữ “co be nhu y pghh” sẽ thấy nhiều buổi cô bé thuyết pháp. Trong đó, có băng nói về Niệm Phật, bây giờ đã có tới 221,573 lượt người xem.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Miền Trung dọc dài 14 tỉnh, đang đối mặt với nạn cổ thụ mất từng ngày. Những vựa cổ thụ ngày đêm rầm rộ tung người đi khai thác từ Thanh Hóa vào Bình Thuận, thu lợi hàng trăm triệu đồng, kiểm lâm biết, nhưng chỉ xử phạt hình thức nên cây vẫn đổ, rừng xanh vẫn mất cổ thụ. Báo SGGP ghi nhận hiện trạng này như sau.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, trên địa bàn TPSG, tại nhiều hàng quán chuyên bán món gà, nơi mà chưa đầy 1 tháng trước đây vẫn tấp nập người ra kẻ vào, thì nay đã vắng vẻ đi nhiều. Có nơi trước kia trung bình có khoảng 600 lượt khách/ngày, bây giờ chỉ còn trên dưới 300 lượt/ngày. Dù lượng thực khách giảm, nhưng hầu hết những hàng quán, nhất là nơi có uy tín
Theo báo Tuổi Trẻ, từ tháng 1-2005, học sinh hệ thống bán công ở TP.SG phải đóng học phí với mức mới, cao hơn hẳn so với trước đây, gấp 6 lần mức học phí của các trường công. Trước quy định này, tất nhiên hầu hết phụ huynh, những người chịu ảnh hưởng trực tiếp, đều tỏ ý không đồng tình với việc tăng học phí.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, những gia đình sống tại các chung cư trên địa bàn thành phố Sài Gòn đang khốn đốn vì giá nước quá cao, gấp ba lần so với những gia đình ở ngoài chung cư. "Giá nước như vầy làm sao chúng tôi chịu nổi!", đó gần như là câu nói cửa miệng của người dân ở hầu hết các chung cư trên địa bàn TPSG từ hàng chục năm qua.
Theo báo quốc nội, trong những này vưà qua, tại những tỉnh bùng phát dịch cúm gia cầm, tất cả những người chăn nuôi gia cầm chưa bị dịch bệnh bắt đầu kêu trời vì gia cầm và các sản phẩm gia cầm không thể tiêu thụ được. Nhiều trại chăn nuôi theo mô hình gia đình đứng trước nguy cơ phá sản khi những khoản tiền vay các ngân hàng nông nghiệp không có khả năng thanh toán.
Tại thị xã tỉnh lỵTrà Vinh, có khoảng 700 cây cổ thụ từ 100 tuổi trở lên, 26 năm qua, công việc mé nhánh và chăm sóc những cây cổ thụ này được giao cho một phụ nữ tên là Nguyễn Thị A. Dù đã có nhiều người thử việc nhưng do công việc quá nguy hiểm, đến nay vẫn chưa có ai thay thế phụ nữ này. Báo Người Lao Động viết về chị Nguyễn Thị A như sau.
Đã từ lâu, tại miền Bắc VN, đào Nhật Tân đã trở thành linh hồn của người dân sống trên mảnh đất này. Cũng không biết từ bao giờ hàng trăm con người đã dựa vào những nhánh đào hồng rực, đỏ ối mà sống, mà mang lại tiếng thơm cho con cháu mai sau. Nhưng giờ thì khác rồi, làng đào Nhật Tân xơ xác, vắng hẳn những nhánh đào khi đất trồng đào đem bán cho dân các nơi đến xây nhà.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, vẫn như năm vưà qua, trong thượng tuần tháng 1/2005, miền Tây Nam phần VN lại trở thành điểm nóng trong đợt dịch cúm gia cầm tái phát lần này, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu thịt, trứng gia cầm tăng lên khi Tết Nguyên đán đang tới gần. Báo Lao Động ghi nhận về tình hình dịch cúm tại miền Tây Nam phần như sau.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tháng chạp năm nay, tại phía Nam của miền Trung, nắng và gió vẫn đổ dài, rát bỏng trên nhiều vùng đất ở Ninh Thuận, địa phương được xác định như "tâm hạn" của cực Nam Trung phần.Và khi những ngày giáp Tết Nguyên đán đã cận kề, không chỉ chật vật cho miếng ăn, ngày ngày, người dân tỉnh này còn phải khốn khó lo cho cái uống vì sông suối
Theo báo quốc nội, tại VN, tình trạng sao chép trong lĩnh vực xuất bản và phát hành sách đã ở mức báo động. Phóng viên báo SGGP vưà làm một cuộc khảo sát tại các nhà sách, đã ghi nhận rằng "sách nhái", "sách sao chép" trùng lặp rất nhiều. Nhiều sách tuy có tiêu đề khác nhau nhưng nội dung lại giống nhau, và lại cùng 1 nhà xuất bản. Báo SGGP ghi lại một số trường hợp như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.