Hôm nay,  

Kế Mưu Sinh Từ Rắn

19/08/200700:00:00(Xem: 3125)

Bạn,
Theo báo quốc  nội,  tại tỉnh Phú Yên, miền Trung , có một số dân nghèo kiếm sống bằng nghề bắt rắn. Đây là một công việc nguy hiểm, phải lội suối, đạp gai, luồn vô bao nhiêu là bụi rậm mới bắt được rắn. Rắn được coi là "đặc sản" nên giá ngày càng cao, bị truy lùng ráo riết. Báo Phú Yên viết về nghề bắt  rắn tại địa phương này qua đoạn ký sự như sau.

Hẹn mãi, cuối cùng phóng viên cũng được một người quen tên là Nghĩa cho đi theo bắt rắn..  Phóng viên và Nghĩa lội qua nhiều con suối, dán mắt nhìn trong lùm cây, bụi tre tìm... nhưng không thấy con rắn nào. Ngồi xuống mô đất bập điếu thuốc lá, Nghĩa bày kinh nghiệm: "Muốn bắt rắn phải "canh" thời tiết. Mùa mưa, sau hai đến ba ngày liền mưa dầm, khi trời bắt đầu nắng lại đi bắt rắn nhất định... trúng". Tùy theo mùa mà biết cách tìm rắn khác nhau, mùa mưa khi dứt mưa trời hửng nắng, chú ý nhìn lên đọt cây vì rắn nằm trên đó phơi da. Còn mùa nắng lùng sục trong các gốc cây, hang đá, bụi rậm, rắn đi ăn mồi hoặc trú ẩn trong hang.

Lên đến tận Thác Dài (xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân, Phú Yên), chui qua nhiều khe suối, dẫm bừa lên đám gai thò đầu vào chỗ bụi cây tối om, trừng mắt nhìn vẫn không thấy con rắn nào. Quay qua Hố Ếch, Nghĩa thấy con rắn nằm phơi da trên lùm gai mắt mèo. Ra hiệu cho  phóng viên đi nhẹ, đưa từ từ cây sào lên, lập tức Nghĩa giật mạnh, con rắn rơi xuống đất cái bịch. Nó dựng cổ lên phùng mang trợn mắt nhìn Nghĩa rồi lập tức phóng vút đi. Nghĩa thả cây sào lao tới chụp giữa thân, con rắn quay đầu lại cắn, phập. Nhanh như cắt tay trái của Nghĩa bóp được đầu con rắn.


Theo những người giàu kinh nghiệm, bắt rắn bò trong rừng hay lùm cây thì chụp (nắm) được đuôi đừng ghì chặt mà phải nương tay để rắn từ từ bò tới. Còn giữ chặt một chỗ thì con nào cũng quay đầu lại cắn tự vệ. Gặp rắn hổ chúa phải dùng cây có nạng chống cái đầu xuống đất. Người đi bắt rắn thường dùng cái mũ trên đầu làm cái bao tay mới dám bóp cái đầu bỏ vào bao. Đối với rắn hổ chúa chỉ cần xước nhẹ cái răng đã đủ chết, khỏi cần rắn cắn. Biết là độc vậy mà nhiều người ham tiền lao vào dẫn đến hậu quả khó lường.

Bạn,
Cũng theo báo Phú Yên, nói về tai nạn nghề nghiệp chỉ tính riêng xã Xuân Phước và Xuân Quang 3 trong hai năm 2005 đến 2006 đã có ba người bị rắn độc cắn. Năm 2005, một phụ nữ tên là Tạ Thị Hương (32 tuổi) bắt được con rắn hổ chúa  bỏ vào bao buộc miệng vậy mà rắn hổ chúa cắt lủng bao trúng tay, chị  ta chết giữa đường khi đưa đến  bệnh viện, bỏ lại ba đứa con nhỏ. Cư dân Huỳnh Văn Tâm (28 tuổi, chưa vợ) ở thôn Thạnh Đức, xã Xuân Quang 3 đào hang bắt rắn, sơ ý bị rắn hổ phù cắn đưa đi bệnh viện, phải cưa chân bên phải sát háng, xuất viện về nhà bệnh khùng điên từ đó đến giờ. Còn một người nữa bắt rắn hổ phù bỏ vào ống quần gút chặt hai đầu chở đi bán, anh ngồi ở sau cầm. Rắn cắn lủng lớp vải vào tay, người nhà vội chở thẳng tới bệnh viện, bàn tay còn quẹo đến bây giờ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyện kể với bạn trong lá thư này là câu chuyện của cậu bé Nguyễn Hoàng Vân, học lớp 4/4 Trường Tiểu học Phù Đổng, Đà Nẵng. Cậu bé này vừa đoạt giải nhất khối tiểu học trong cuộc thi Tin học trẻ thành phố Đà Nẵng với nhu liệu "Kể chuyện cổ tích". Báo Thanh Niên kể như sau.
Bạn, Giải vô địch túc cầu Châu Âu (Euro) 2004 vừa khai diễn tại Bồ Đào Nha vào tối thứ Bảy vừa qua. Tại Việt Nam, sinh viên hầu hết đều "tín đồ túc cầu". Trong những ngày qua, mặc dù đang ở vào thời kỳ nước rút của kỳ thi cuối năm, cuối khoá, nhưng tại các ký túc xá, các quán cà phê, khu nhà trọ, nhiều sinh viên đã thức đêm để theo dõi trận cầu
Trong thời gian gần đây, các cơ quan chức năng CSVN tại các địa phương đã phát giác nhiều viên chức, cán bộ xài bằng giả để hợp thức hóa chức danh, thăng tiến lên chức vụ cao hơn. Trong vô vàn loại bằng giả được công luận nêu tên, báo Thanh Niên ghi ra 3 loại như sau.
Tại Việt Nam, hai tiếng "tiền nhựa" là cách gọi khác của thẻ tín dụng mà những người có tài khoản ở các Ngân hàng sử dụng. Thời gian gần đây phương thức tín dụng mới (thẻ rút tiền tự động ATM) đã thu hút đông đảo khách hàng tham gia. "Tiền nhựa" đã gõ cửa các giảng đường đại học, tạo nên cơn "sốt" xài tín dụng trong giới sinh viên. Báo Giáo Dục Thời Đại viết như sau.
Theo ghi nhận của báo Người Lao Động, tại Sài Gòn, có 1 giáo sư đại học đang là chủ nhân của bộ sưu tập hơn 180 sắc phong từ thời Gia Long, Tự Đức, Thành Thái, đặc biệt có 2 sắc phong của thời vua Quang Trung. Đó là tiến sĩ sử học Nguyễn Mạnh Hùng (Hiệu trưởng Đại học Dân lập Hồng Bàng), với bộ sưu tậo này
Vào thượng tuần tháng 7/2004, các trường đại học trên toàn VN sẽ tổ chức kỳ thi tuyển sinh viên vào năm thứ nhất niên khóa 2004-2004. Theo báo quốc nội, những tuần vừa qua, tại nhiều thành phố, hàng chục ngàn thí sinh từ các tỉnh về ôn thi cấp tốc, trong số đó có không ít thí sinh chỉ có mục đích ăn chơi . Còn việc đỗ hay không là chuyện nhỏ.
Theo dự báo của nhiều trung tâm giới thiệu việc làm ở TP SG, nhu cầu tìm người giúp việc nhà sắp tới sẽ còn tiếp tục tăng cao và yêu cầu mức lương có thể cũng cao hơn hiện nay. Báo quốc nội phân tích rằng thông thường, người làm nghề giúp việc nhà là lao động nữ ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Tây, họ tự tìm đến các trung tâm .
Trên địa bàn tỉnh An Giang, tại Cù lao Ông Chưởng,huyện Chợ Mới, có gần 30 nhóm chuyên nghề "đội, kê kích, di dời nhà cửa" và các công trình kiến trúc. Gần 10 năm qua, họ đã di dời cả ngàn căn nhà khắp miền Tây. Cư dân địa phương gọi cù lao này là cù lao của những thần đèn. Báo Người Lao Động viết như sau.
Hiện nay ở ThưàThiên-Huế, một tình trạng nguy hiểm hơn và phổ biến hơn là việc thanh niên ở nông thôn, chính yếu là lớp trẻ ở độ tuổi 18-20, lập băng, lập nhóm suốt ngày la cà ở quán xá, ăn chơi lêu lổng. Những thanh niên này không chỉ chọc ghẹo, gây sự khách qua đường mà còn rất "anh chị" qua những hành động như
Trên địa bàn thành phố Hà Nội, có một xóm quy tập những người dân nghèo nhất. Đó là Xóm Bãi Giữa, chỉ là một dải đất nhô lên của đoạn sông Hồng từ cầu Chương Dương tới cầu Long Biên. Gọi là "nhà", là "căn hộ" cho "oai" nhưng thực ra là những chiếc lều được dựng lên tạm bợ, là chỗ "chui ra chui vào" của những người dân sống cho qua ngày đoạn tháng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.