Hôm nay,  

Nuôi Cá La Hán

18/08/200700:00:00(Xem: 7109)

Bạn,
Theo báo quốc nội, gần một thập niên qua, kể từ khi cá La Hán du nhập vào Việt Nam đã có không biết bao lời đồn đại tốt xấu xoay quanh loài cá "thần tiên" này. Sự gia tăng đột biến số lượng người nuôi cá  La Hán, mà đa số là do tính hiếu kỳ, đã tạo ra cơ hội làm ăn cho nhiều người. Riêng tại thành phố Biên Hòa, trên một số các con đường nội ô  ngày càng có nhiều cửa hiệu bán cá La Hán cùng những dụng phẩm liên quan đua nhau mọc lên như nấm. Báo Đồng Nai ghi nhận về phong trào nuôi cá La Hán tại thành phố này  như sau.

Theo nhận định mang tính trải nghiệm của hầu hết các nghệ nhân chơi cá kiểng, nuôi cá La Hán tuy dễ mà khó. Theo dân chơi cá kiểng chuyên nghiệp, để có được một con cá đẹp, đủ tiêu chuẩn đã hình thành trên thị trường quả là một kỳ công, bởi phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố... Ngoài các "đại gia" chỉ việc nhẹ nhàng mở hầu bao chi vài ngàn đô-la "sắm" ngay cho mình một con cá ưng ý (chưa hẳn đã đẹp) thì những người chơi cá La Hán  tầm trung phải tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để tìm tòi học hỏi, nuôi tuyển chọn. Do ảnh hưởng từ tâm linh, nên ngoài cách ứng dụng phong thủy vào việc nuôi cá kiểng trong nhà, người chơi cá La Hán còn chú trọng đến vấn đề "giải mã" các đốm hoa văn (chữ) trên mình cá, qua đó giá trị đích thực của mỗi con cá  La Hán mới được "công nhận". Tất nhiên, cái đầu gù vẫn là tiêu điểm nhất thiết, nhưng nếu may mắn trên mình cá hiển thị các "chữ" chung quy điều tốt lành như: tài, lộc, thọ, đại phát... thì chủ nhân sẽ vui mừng vô kể.

Chẳng nghi ngờ gì nữa, vẻ đẹp bề ngoài đầy hấp dẫn của cá La Hán như cơn lốc đem lại đam mê đến mọi nhà. Tại vài xóm lao động, nhiều em nhỏ cũng lăng xăng... hít hà, ráng dành dụm tiền để sở hữu cho bằng được một con cá La Hán ước mơ. Sự "tò mò khổ ải" ấy của các em hầu như không bị phụ huynh phản đối. Nhiều người còn cho rằng, nhờ "ma lực" cá La Hán quyến rũ đã giữ chân các con của họ bớt đi long nhong ngoài đường. Tuy nhiên, cũng có trường hợp gia đình bị xào xáo mà tác nhân chính là con cá "quái quỷ" này gây ra. Có khi đó là chuyện các em lơ đãng học hành hoặc có thể vì sợ nguy hiểm bị điện giật bởi bơm tuần hoàn nước ngâm trực tiếp trong hồ cá... Nhưng có lẽ rắc rối hay gặp nhất là các cuộc tranh cãi từ những suy luận mê tín, khi bỗng dưng từ đâu con mình "rước" về nhà một vài con cá La Hán của ai đó đang làm ăn thất bại  hoặc chuyện xui rủi tống khứ cho. Đoạn kết của tấn bi hài kịch này vẫn thường là đem cá thả ra sông.

Bạn,
Cũng theo báo Đồng Nai, cơn địa chấn cá  La Hán không những đã khuynh đảo vị thế, mặc sức làm mưa làm gió giá cả trên thị trường cá kiểng, mà còn làm "mê hoặc" nhiều người. Và việc chọn giống cá La Hán và nuôi như thế nào để cá lên đầu to tròn, bóng đẹp cân đối, xem ra cho đến nay cũng vẫn còn "lơ mơ".Trong thực tế, hiện tượng phóng sinh cá  La Hán ra sông và đem chiên xù làm mồi nhậu xảy ra không hiếm. Thời gian gần đây, nhiều ngư dân đánh bắt cá ven sông Đồng Nai vẫn thường "tóm" được loại cá kiểng "vương gia" này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyện kể với bạn trong lá thư này là câu chuyện của cậu bé Nguyễn Hoàng Vân, học lớp 4/4 Trường Tiểu học Phù Đổng, Đà Nẵng. Cậu bé này vừa đoạt giải nhất khối tiểu học trong cuộc thi Tin học trẻ thành phố Đà Nẵng với nhu liệu "Kể chuyện cổ tích". Báo Thanh Niên kể như sau.
Bạn, Giải vô địch túc cầu Châu Âu (Euro) 2004 vừa khai diễn tại Bồ Đào Nha vào tối thứ Bảy vừa qua. Tại Việt Nam, sinh viên hầu hết đều "tín đồ túc cầu". Trong những ngày qua, mặc dù đang ở vào thời kỳ nước rút của kỳ thi cuối năm, cuối khoá, nhưng tại các ký túc xá, các quán cà phê, khu nhà trọ, nhiều sinh viên đã thức đêm để theo dõi trận cầu
Trong thời gian gần đây, các cơ quan chức năng CSVN tại các địa phương đã phát giác nhiều viên chức, cán bộ xài bằng giả để hợp thức hóa chức danh, thăng tiến lên chức vụ cao hơn. Trong vô vàn loại bằng giả được công luận nêu tên, báo Thanh Niên ghi ra 3 loại như sau.
Tại Việt Nam, hai tiếng "tiền nhựa" là cách gọi khác của thẻ tín dụng mà những người có tài khoản ở các Ngân hàng sử dụng. Thời gian gần đây phương thức tín dụng mới (thẻ rút tiền tự động ATM) đã thu hút đông đảo khách hàng tham gia. "Tiền nhựa" đã gõ cửa các giảng đường đại học, tạo nên cơn "sốt" xài tín dụng trong giới sinh viên. Báo Giáo Dục Thời Đại viết như sau.
Theo ghi nhận của báo Người Lao Động, tại Sài Gòn, có 1 giáo sư đại học đang là chủ nhân của bộ sưu tập hơn 180 sắc phong từ thời Gia Long, Tự Đức, Thành Thái, đặc biệt có 2 sắc phong của thời vua Quang Trung. Đó là tiến sĩ sử học Nguyễn Mạnh Hùng (Hiệu trưởng Đại học Dân lập Hồng Bàng), với bộ sưu tậo này
Vào thượng tuần tháng 7/2004, các trường đại học trên toàn VN sẽ tổ chức kỳ thi tuyển sinh viên vào năm thứ nhất niên khóa 2004-2004. Theo báo quốc nội, những tuần vừa qua, tại nhiều thành phố, hàng chục ngàn thí sinh từ các tỉnh về ôn thi cấp tốc, trong số đó có không ít thí sinh chỉ có mục đích ăn chơi . Còn việc đỗ hay không là chuyện nhỏ.
Theo dự báo của nhiều trung tâm giới thiệu việc làm ở TP SG, nhu cầu tìm người giúp việc nhà sắp tới sẽ còn tiếp tục tăng cao và yêu cầu mức lương có thể cũng cao hơn hiện nay. Báo quốc nội phân tích rằng thông thường, người làm nghề giúp việc nhà là lao động nữ ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Tây, họ tự tìm đến các trung tâm .
Trên địa bàn tỉnh An Giang, tại Cù lao Ông Chưởng,huyện Chợ Mới, có gần 30 nhóm chuyên nghề "đội, kê kích, di dời nhà cửa" và các công trình kiến trúc. Gần 10 năm qua, họ đã di dời cả ngàn căn nhà khắp miền Tây. Cư dân địa phương gọi cù lao này là cù lao của những thần đèn. Báo Người Lao Động viết như sau.
Hiện nay ở ThưàThiên-Huế, một tình trạng nguy hiểm hơn và phổ biến hơn là việc thanh niên ở nông thôn, chính yếu là lớp trẻ ở độ tuổi 18-20, lập băng, lập nhóm suốt ngày la cà ở quán xá, ăn chơi lêu lổng. Những thanh niên này không chỉ chọc ghẹo, gây sự khách qua đường mà còn rất "anh chị" qua những hành động như
Trên địa bàn thành phố Hà Nội, có một xóm quy tập những người dân nghèo nhất. Đó là Xóm Bãi Giữa, chỉ là một dải đất nhô lên của đoạn sông Hồng từ cầu Chương Dương tới cầu Long Biên. Gọi là "nhà", là "căn hộ" cho "oai" nhưng thực ra là những chiếc lều được dựng lên tạm bợ, là chỗ "chui ra chui vào" của những người dân sống cho qua ngày đoạn tháng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.