Hôm nay,  

Vùng Đất Lành Chim Đậu: Queensland - Úc Châu

09/10/200700:00:00(Xem: 5705)

Gia-đình anh Ngoán, chị Diệu và thư cảm ơn LS Trịnh Hội.

Cách thành phố Brisbane khoảng tám mươi lăm cây số đi về hướng tây có một vùng đất đai màu mỡ, được mệnh danh là: “Top Ten Most Fertile Farming Areas in the World”, với nguồn nước trong lành, khí hậu điều hòa quanh năm.  Mùa đông lạnh nhất là sáu độ bách-phân (Celsius), trung bình là hai mươi tám độ bách phân (Celsius).  Từ thập niên tám mươi (1885), trang trại đầu tiên của gia-đình “Bauer” được thành hình, rộng hai trăm năm mươi mẫu tây (hectares), trồng cà-rốt, khoai tây, bông cải xanh (broccoli), cần tây, bắp, dưa v.v…Hàng năm trang trại này sản xuất hơn một ngàn năm trăm tấn rau quả trên toàn nước Úc.  Bên cạnh đó, gia dình “Bauer” còn cung cấp thịt bò và những loại cây trái thiên nhiên, không dùng phân bón hóa-học (organic).

Nơi đây có trường Đại-Học Nông-Nghiệp lớn nhất nước Úc, mang tên: “The University of Queenslands Gatton Campus”, thành lập hơn một thế kỷ qua (tính đến năm 2007, trường đại-học này được 109 tuổi). Tọa lạc trên một vùng đất rộng mênh mông, hơn một ngàn mẫu tây (over 1000 hectares), với những giảng đường cổ kính mang đầy nét nghệ thuật, lịch sử.  Ngôi trường này đã đào tạo ra nhiều nhà chuyên khoa giỏi nhất nước Úc về các ngành Nông-Thương-Nghiệp cũng như chuyên-khoa về Thú-Y…

Vùng đất lành chim đậu này mang tên “Queenslands Lockyer Valley”, thuộc Tiểu-Bang Queensland, cách bờ biển Gold-Coast một tiếng đường xe chạy (đây là một bờ biển du-lịch đẹp nổi tiếng Thế-Giới). 

Tưởng cũng xin nói qua về nước Úc, trước kia Úc-Đại-Lợi được coi là một Châu.  Người Việt-Nam ta thường có câu : “DDi Khắp Năm Châu, Bốn Bể”, ý nói về: Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Úc. Ngày nay, trong các học đường, sách Gíáo-Khoa dạy là Thế-Giới gồm bảy Châu:  Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Nam Mỹ Châu, Bắc Mỹ Châu, Nam Cực Châu và Đại Dương Châu.  Trong đó Úc Châu nằm trong Đại Dương Châu.

Nước Úc nằm giữa nước Ấn-Độ và Nam Thái Bình Dương, cách miền Tây-Nam của Bắc Mỹ là bảy ngàn dặm (khoảng mười một ngàn cây số).  Cách vùng Đông Nam, vùng đất chính của Á Châu (main-land of Asia)  hai ngàn dặm (khoảng ba ngàn hai trăm cây số). Nước Úc nằm ở phía Nam Bán Cầu. (Bắc Bán Cầu và Nam Bán Cầu chia đôi bởi đường xích đạo).

Tên gọi “Australia” khởi nguồn từ tiếng La-Tinh, từ chữ “Auster”. Có nghĩa là “Gió miền Nam” ý chỉ phương Nam (Southern). Thổ dân Úc đầu tiên là người da đen “Aborigines”, họ đã có mặt trên đất Úc khoảng bốn đến năm mươi ngàn năm B.C (Before Christ.: trước Thiên-Chúa Giáng-Sinh).

Vào năm 1606 A.D (sau Thiên-Chúa Giáng-Sinh, A.D tiếng La-Tinh viết tắt từ chữ: “Anno-Domini”, có nghĩa là kỷ-nguyên của Thiên-Chúa), có ông Williams Zens, là người Âu-Châu đầu tiên khám phá ra đất Úc. Sau đó,  năm 1770, ông James Cook tìm đến và khai thác vùng bờ biển miền Đông nước Úc, ông đặt tên cho vùng này là New-South-Wales (N.S.W) và coi như đây là lãnh thổ của người Anh (England).  N.S.W ngày nay là một trong những tiểu bang của nước Úc, thành phố Sydney có rất đông người Việt cũng là thành phố chính của tiểu bang này. Vào năm 1788, người Anh dùng vùng N.S.W để làm thuộc địa chứa tù nhân.

Mãi đến năm 1901, nước Úc mới được độc lập, đương kim chính-phủ lúc bấy giờ lấy thành phố Melbourne, thuộc tiểu bang Victoria làm Thủ-Đô tạm thời.  Sau này, vào năm 1927, chính-phủ Úc dời Thủ-Đô từ Melbourne về Canberra.  Cho đến ngày nay Canberra vẫn là Thủ-Đô của nước Úc.

Từ năm 1967, chính-phủ Úc mới bắt đầu có những chương trình lo cho người Thổ-Dân (Aborigines) như về sức khỏe (Health-Care), về tiền trợ cấp (Welfare), nhà cửa (Housing) v.v..

Hơn một thế-kỷ trước, nhiều sắc dân trên toàn thế giới đã đến nước Úc để tìm vàng.  Ngày nay còn rất nhiều di-tích cổ của những vùng mỏ vàng.  Có hơn năm mươi sắc dân di cư đến Úc, nhất là sau năm 1975, làn sóng người Việt tỵ nạn được đến Úc định cư ngày càng gia tăng, chính-phủ Úc đã chấp nhận và tôn trọng nền văn-hóa, phong tục của mọi sắc dân, vì thế nước Úc được coi là một nước “DDa Văn Hóa” (Multi-Cuture).

Người Việt-Nam tỵ nạn phần nhiều định cư tại các thành-phố lớn là Sydney, Melbourne và Brisbane, một số ít đi về vùng Adelaide (miền Nam nước Úc) và rất ít người Việt ở Perth (miền Tây-Nam nước Úc) cũng như vùng Darwin (nơi rất nhiều Thổ-dân thuộc miền cực Bắc nước Úc). 

Mãi cho đến đầu thập niên 2000, vật giá leo thang, nhà cửa chen chúc ở các vùng Sydney và Melbourne.  Nhiều người Việt làm chủ các hãng may, hoặc làm chủ các thương hiệu lớn, đã cảm thấy quá mệt mỏi với cuộc sống thành thị huyên náo.  Họ tìm về tiểu bang Queensland, vùng đất hứa với khí hậu ấm áp quanh năm, cây lành, trái ngọt, nương rẫy, ruộng vườn cò bay thẳng cánh, tìm hiểu về nghề Nông: trồng trọt và chăn nuôi.  Với bản chất cần cù, siêng năng, chẳng bao lâu họ đã làm chủ những trang trại rộng hàng chục mẫu tây.  Lợi nhuận cho một vụ mùa có khi thâu hoạch hơn nửa triệu Úc-Kim với kỹ thuật trồng dưa leo, khổ-qua, nấm rơm, cùng nhiều loại rau trái khác cung cấp cho toàn nước Úc.  Tưởng cũng xin nhắc lại là thịt bò nước Úc nổi tiếng ngon nhất Thế-Giới. 

Và “Vùng Đất Lành Chim Đậu: Queenslands Lockyer Valley” ngày nay đã có hơn một trăm gia-đình Việt-Nam làm chủ các trang trại mênh mông bạt ngàn.

Lần này từ California trở về thăm Trang Trại ở Queensland – Úc-Đại-Lợi, chúng tôi không ngờ là có rất nhiều công-nhân người Việt-Nam được bảo lãnh qua làm việc cho các nông trại.  Họ được đối xử tử tế, miếng ăn, giấc ngủ, mức lương cao… trong tình đồng hương giữa Chủ và Thợ.  Họ không bị Chủ bóc lột như làn sóng người Việt qua Đài-Loan, Trung-Quốc hoặc các nước Đông-Âu  tìm việc. 

Một ngạc nhiên bất ngờ là chúng tôi được gặp một số gia-đình người Việt tỵ-nạn từ Palawan (Phi-Luật-Tân) sáu, bảy năm trước đây, trong chương trình định cư do Luật-Sư Trịnh-Hội tận tình giúp đỡ.  Ngày nay họ đã là những Triệu-Phú của nước Úc, họ làm chủ những nông trại mênh mông của “Vùng Đất Lành Chim Đậu” này,  một trong những gia-đình đó là gia-đình anh Ngoán và chị Diệu. 

Người xưa có câu: “Ẩm Hà Tư Nguyên” (Uống Nước Nhớ Nguồn). “Ăn Quả Nhớ Kẻ Trồng Cây.  Ăn Gạo Nhớ Kẻ Đâm Say Dần Sàn”. Gia-đình này không quên công ơn tận tụy lo cho người Việt tỵ-nạn ở Palawan (Phi-Luật-Tân) của Luật-Sư Trịnh-Hội.  Họ đã nhờ chúng tôi gửi một thư cảm-ơn đến Luật-Sư Trịnh-Hội.  (Xin đính kèm theo bài viết này).

Chúng tôi xin vắn tắt buổi nói chuyện với gia-đình anh Ngoán & chị Diệu như sau:

Hỏi:  Gia-đình Ngoán và Diệu qua Úc định cư bao lâu rồi"

Đáp: Dạ thưa anh-chị, vợ chồng tụi em qua Úc được 7 năm rồi!  Cũng nhờ công lao tận tình của anh Trịnh-Hội giúp đỡ.  Mười lăm năm ở Palawan (Phi-Luật-Tân) mòn mỏi, tuyệt vọng.  Anh Trịnh-Hội đối xử rất tốt với gia-đình em cũng như những gia-dình Việt-Nam tỵ-nạn khác tại Phi.  Tụi em có được cuộc sống ngày hôm nay cũng nhờ vào anh Trịnh-Hội.  Anh ấy tốt lắm chị à!

Hỏi: Luật-Sư Trịnh-Hội hiện đang ở California.  Ngoán và Diệu có muốn viết vài chữ cảm tạ không"  Cá nhân tôi đã qua Phi-Luật-Tân bốn lần để tìm hiểu về đời sống người Việt tỵ-nạn tại Palawan.  Tôi cũng được cái vinh-dự tự nguyện bảo trợ một vé máy bay khứ hồi cho Luật-Sư Trịnh-Hội đi Palawan trong thời gian tranh đấu cho người tỵ-nạn được đi định cư (vào khoảng năm 2000), lúc cậu ấy còn ở Úc.

Đáp:  Dạ!  Chị đã qua Phi và chị biết rồi đó.  Văn-phòng làm việc của anh Trịnh-Hội nhỏ hẹp, nằm trong một khu chung-cư bình dân ở Manila.  Anh ấy làm việc ngày tối sáng đêm để lo cho người tỵ-nạn tụi em, ăn uống đơn giản và ngủ trên một chiếc giường thô-sơ.  Nhiều tháng không đủ trả tiền thuê văn-phòng.  Anh ấy phải chạy về Úc, về Mỹ để vận động bà con, cô bác giúp đỡ.  Tụi em cũng vô cùng biết ơn bà con đồng hương mình, trong đó có anh-chị.  Thay mặt cho những người Việt tỵ-nạn tại Palawan (Phi-Luật-Tân).  Tụi em xin viết vài chữ gửi lời cám ơn anh Trịnh-Hội. Anh-Chị giúp vợ chồng em phổ biến thư này đến ảnh nhe!

Hỏi:  Chúng tôi sẽ nhờ các báo Việt-Ngữ ở Cali đăng tải lá thư viết tay của em được không"

Đáp:  Dạ được như vậy thì quá tốt.  Vì tụi em là dân làm Nông, dù ở vùng thôn quê xa xôi này nhưng mới đây cũng có nghe môt số vấn đề không mấy vui về anh Trịnh-Hội.  Tụi em chỉ biết nói rằng lúc mình trong cơn hoạn nạn, khó khăn, ai dám can đảm đứng ra giúp mình tận tình thì người đó mới thực sự là người tốt.  Đối với hàng ngàn người Việt tỵ-nạn ở Palawan (Phi-Luật-Tân) thì anh Trịnh-Hội là người tốt vô kể chị à!   

Chúng tôi đã chụp một số hình của gia-đình Ngoán và Diệu cùng hai cháu bé trai, cũng như hình trang trại gần năm mươi mẫu đất của gia-đình này.  Xin đính kèm với bài viết  để gửi đến quý độc giả nói chung và Luật-Sư Trịnh-Hội nói riêng.

Ước mong sao những người Việt-Nam tỵ-nạn còn đang ở Phi-Luật-Tân ngày nay sẽ được đến những “Vùng Đất Lành Chim Đậu” và có một cuộc sống thành công như gia đình anh Ngoán & chị Diệu ở Queensland – Úc Châu này.(www.diamondbichngoc.com)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dữ liệu nghiên cứu mới cho thấy những người thợ móng tay—chủ yếu là phụ nữ Việt Nam, dân nhập cư và tị nạn—đang bị trả lương quá thấp dưới mức tối thiểu và bị xếp loại nghề nghiệp sai chỗ tràn lan, điều này làm suy yếu khả năng bảo vệ quyền lợi lao động của họ tại nơi làm việc. Ngoài ra, chủ tiệm—phần lớn điều hành các tiệm nail gia đình nhỏ lẻ—không nhận được giải trình về luật lao động hợp với ngôn ngữ và văn hóa của họ. Những kết quả báo cáo đã ghi trong dự luật AB 2444, một dự luật mới được Dân biểu Tiểu bang California Alex Lee (AD 24) đệ trình vào ngày 13 tháng 2 năm 2024 để thực thi các yêu cầu về giáo dục trong ngôn ngữ và tinh tế trong văn hóa cho thợ và chủ tiệm nail.
Vừa đúng thời điểm mọi người nghỉ kỳ Spring Break vào Tháng Ba này, một trong những quần thể hồ tắm phong thái resort rộng nhất tại một trong những cơ sở resort/casino lớn nhất trong nước sẽ mở cửa đón tiếp mùa vui đùa trong nước vào Thứ Hai, 11 Tháng Ba. Năm nay, khách vui chơi hồ tắm mọi nơi đều sẽ có thể tới tận hưởng môi trường như-một-ốc-đảo của The Cove, với diện tích rộng bằng năm sân football. Ban Quản Lý khu The Cove của Pechanga Resort Casino thực hiện thẻ dùng trong ngày cho những vị khách không-thuê-phòng-khách sạn và để những vị này được thuê 'lều - cabana' cùng 'giường nằm - daybed'.
Đã quá lâu, việc dạy kèm và trợ giúp làm bài tập về nhà đã nằm ngoài tầm với của nhiều học sinh và gia đình ở California. Sự phân chia giữa những người có thể tiến lên trong xã hội và những người chỉ có thể mơ ước về điều đó thường dẫn đến một nền tảng giáo dục không bình đẳng cho học sinh. Nhằm đem quyền lợi và cơ hội bình đẳng cho học sinh, thư viện địa phương của quý vị hiện đang cung cấp miễn phí dịch vụ dạy kèm và hỗ trợ làm bài tập về nhà trực tuyến HelpNow cho học sinh California!
Khoảng đầu tháng 04 năm 2024, Hoà thượng GIỚI ĐỨC-MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH Sư Trưởng HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG HUẾ VIETNAM sẽ vân du hoằng hoá ở Hoa Kỳ và Thầy sẽ lưu trú tại miền nam California từ ngày 05 đến 12 tháng 04 nam 2024 Nhân dịp này, Thầy muốn gặp gỡ những vị thiện hữu tri thức, quý phật tử hữu duyên
Một ngày mới bắt đầu với nhiều hoài ước thật đơn sơ mong sao mình và tất cả mọi người có những giây phút thật thảnh thơi an lành trong từng tâm niệm, lời nói và hành động thật nhẹ nhàng bình an, để cho một ngày sống có tràn đầy ý nghĩa, tuy đơn sơ và dễ dàng nhưng cũng không phải dễ như mình nói hay suy nghĩ đâu bạn nhé!
Vào sáng ngày Thứ Năm 14 tháng 3 2024, chùa Hương Sen (thành phố Perris, Quận Hạt Riverside) đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm ngày Thánh Tổ Ni Giới, Đức Phật Mẫu Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di.
Điểm nổi bật nhất của chương trình là cho mượn lên tới 20% cho khoản trả trước khi mua nhà, nhưng không vượt quá 150,000 USD
Trong chuyến hoằng pháp Âu Mỹ của Hòa Thượng Thích Như Điển từ ngày 12/3/2024 đến 17/3/2024 đến Orange County, chúng tôi, Kiều Mỹ Duyên và Thu Anh, có cơ duyên được phỏng vấn Hòa Thượng tại đài Saigon Radio Hải Ngoại, thành phố Westminster, Orange County, miền Nam California, vào ngày 13/3/2024.
Trước tiên, là xin nói lên niềm vui. Anh bạn trẻ Tâm Nhuận Phúc là học trò của Hòa Thượng Thích Phước Tịnh, một vị thầy từ nhiều thập niên lưu trú như một Thiền khách ở Tu Viện Lộc Uyển thuộc Làng Mai. Vì Thầy Phước Tịnh không có chùa riêng, nên bạn Tâm Nhuận Phúc có nhiều hoạt động khắp nơi, cũng không trụ nơi nào. Có khi bạn hợp tác với Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ từ Sacramento tới để tổ chức các buổi Thiền Chánh Niệm với các giáo viên, học sinh hay đoàn viên Gia Đình Phật Tử. Có khi bạn hoạt động cùng Giới Trẻ Mây Từ trong các Phật sự, mời quý Tăng Ni mở các buổi thuyết pháp hay Thiền tập ở Quận Cam. Khi thấy cần hỗ trợ Thầy Phước Tịnh giảng dạy về Thiền Tập Thập Mục Ngưu Đồ, bạn trẻ này phổ nhạc liền 10 bài ca chăn trâu cho các buổi thuyết giảng dễ nhớ. Có khi, bạn Tâm Nhuận Phúc tham gia cuộc thi viết về các đề tài Phật giáo trong Giải Hương Sen do Ni Trưởng Thích Nữ Giới Hương tổ chức. Và có khi Tâm Nhuận Phúc cầm đàn guitar tới giúp vui cho bất kỳ nơi nào các Phật tử cần tới.
Biến cố 30 tháng Tư năm 1975 đã ảnh hưởng thế nào đến bản thân, gia đình và để lại trong bạn những ảnh hưởng gì? Hãy chia xẻ bằng cách tham gia vào Cuộc triển lãm: Suy Tư Về Ngày 30 Tháng Tư Năm 1975 do Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt tổ chức, qua việc thể hiện những câu chuyện bằng hình họa và các bức ảnh miêu tả về những sự kiện lịch sử xoay quanh ngày 30 tháng 4 năm 1975, cùng những hậu quả lâu dài như tù “cải tạo”, vượt biên, kinh tế mới, đời sống tỵ nạn hải ngoại, mối quan hệ giữa những thế hệ gốc Việt. Hạn chót: Trước 11 giờ 59 phút khuya ngày 1 Tháng 4 Năm 2024. Đọc thêm để biết rõ về chi tiết, thể lệ, chủ đề...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.