Hôm nay,  

Vùng Đất Lành Chim Đậu: Queensland - Úc Châu

09/10/200700:00:00(Xem: 5692)

Gia-đình anh Ngoán, chị Diệu và thư cảm ơn LS Trịnh Hội.

Cách thành phố Brisbane khoảng tám mươi lăm cây số đi về hướng tây có một vùng đất đai màu mỡ, được mệnh danh là: “Top Ten Most Fertile Farming Areas in the World”, với nguồn nước trong lành, khí hậu điều hòa quanh năm.  Mùa đông lạnh nhất là sáu độ bách-phân (Celsius), trung bình là hai mươi tám độ bách phân (Celsius).  Từ thập niên tám mươi (1885), trang trại đầu tiên của gia-đình “Bauer” được thành hình, rộng hai trăm năm mươi mẫu tây (hectares), trồng cà-rốt, khoai tây, bông cải xanh (broccoli), cần tây, bắp, dưa v.v…Hàng năm trang trại này sản xuất hơn một ngàn năm trăm tấn rau quả trên toàn nước Úc.  Bên cạnh đó, gia dình “Bauer” còn cung cấp thịt bò và những loại cây trái thiên nhiên, không dùng phân bón hóa-học (organic).

Nơi đây có trường Đại-Học Nông-Nghiệp lớn nhất nước Úc, mang tên: “The University of Queenslands Gatton Campus”, thành lập hơn một thế kỷ qua (tính đến năm 2007, trường đại-học này được 109 tuổi). Tọa lạc trên một vùng đất rộng mênh mông, hơn một ngàn mẫu tây (over 1000 hectares), với những giảng đường cổ kính mang đầy nét nghệ thuật, lịch sử.  Ngôi trường này đã đào tạo ra nhiều nhà chuyên khoa giỏi nhất nước Úc về các ngành Nông-Thương-Nghiệp cũng như chuyên-khoa về Thú-Y…

Vùng đất lành chim đậu này mang tên “Queenslands Lockyer Valley”, thuộc Tiểu-Bang Queensland, cách bờ biển Gold-Coast một tiếng đường xe chạy (đây là một bờ biển du-lịch đẹp nổi tiếng Thế-Giới). 

Tưởng cũng xin nói qua về nước Úc, trước kia Úc-Đại-Lợi được coi là một Châu.  Người Việt-Nam ta thường có câu : “DDi Khắp Năm Châu, Bốn Bể”, ý nói về: Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Úc. Ngày nay, trong các học đường, sách Gíáo-Khoa dạy là Thế-Giới gồm bảy Châu:  Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Nam Mỹ Châu, Bắc Mỹ Châu, Nam Cực Châu và Đại Dương Châu.  Trong đó Úc Châu nằm trong Đại Dương Châu.

Nước Úc nằm giữa nước Ấn-Độ và Nam Thái Bình Dương, cách miền Tây-Nam của Bắc Mỹ là bảy ngàn dặm (khoảng mười một ngàn cây số).  Cách vùng Đông Nam, vùng đất chính của Á Châu (main-land of Asia)  hai ngàn dặm (khoảng ba ngàn hai trăm cây số). Nước Úc nằm ở phía Nam Bán Cầu. (Bắc Bán Cầu và Nam Bán Cầu chia đôi bởi đường xích đạo).

Tên gọi “Australia” khởi nguồn từ tiếng La-Tinh, từ chữ “Auster”. Có nghĩa là “Gió miền Nam” ý chỉ phương Nam (Southern). Thổ dân Úc đầu tiên là người da đen “Aborigines”, họ đã có mặt trên đất Úc khoảng bốn đến năm mươi ngàn năm B.C (Before Christ.: trước Thiên-Chúa Giáng-Sinh).

Vào năm 1606 A.D (sau Thiên-Chúa Giáng-Sinh, A.D tiếng La-Tinh viết tắt từ chữ: “Anno-Domini”, có nghĩa là kỷ-nguyên của Thiên-Chúa), có ông Williams Zens, là người Âu-Châu đầu tiên khám phá ra đất Úc. Sau đó,  năm 1770, ông James Cook tìm đến và khai thác vùng bờ biển miền Đông nước Úc, ông đặt tên cho vùng này là New-South-Wales (N.S.W) và coi như đây là lãnh thổ của người Anh (England).  N.S.W ngày nay là một trong những tiểu bang của nước Úc, thành phố Sydney có rất đông người Việt cũng là thành phố chính của tiểu bang này. Vào năm 1788, người Anh dùng vùng N.S.W để làm thuộc địa chứa tù nhân.

Mãi đến năm 1901, nước Úc mới được độc lập, đương kim chính-phủ lúc bấy giờ lấy thành phố Melbourne, thuộc tiểu bang Victoria làm Thủ-Đô tạm thời.  Sau này, vào năm 1927, chính-phủ Úc dời Thủ-Đô từ Melbourne về Canberra.  Cho đến ngày nay Canberra vẫn là Thủ-Đô của nước Úc.

Từ năm 1967, chính-phủ Úc mới bắt đầu có những chương trình lo cho người Thổ-Dân (Aborigines) như về sức khỏe (Health-Care), về tiền trợ cấp (Welfare), nhà cửa (Housing) v.v..

Hơn một thế-kỷ trước, nhiều sắc dân trên toàn thế giới đã đến nước Úc để tìm vàng.  Ngày nay còn rất nhiều di-tích cổ của những vùng mỏ vàng.  Có hơn năm mươi sắc dân di cư đến Úc, nhất là sau năm 1975, làn sóng người Việt tỵ nạn được đến Úc định cư ngày càng gia tăng, chính-phủ Úc đã chấp nhận và tôn trọng nền văn-hóa, phong tục của mọi sắc dân, vì thế nước Úc được coi là một nước “DDa Văn Hóa” (Multi-Cuture).

Người Việt-Nam tỵ nạn phần nhiều định cư tại các thành-phố lớn là Sydney, Melbourne và Brisbane, một số ít đi về vùng Adelaide (miền Nam nước Úc) và rất ít người Việt ở Perth (miền Tây-Nam nước Úc) cũng như vùng Darwin (nơi rất nhiều Thổ-dân thuộc miền cực Bắc nước Úc). 

Mãi cho đến đầu thập niên 2000, vật giá leo thang, nhà cửa chen chúc ở các vùng Sydney và Melbourne.  Nhiều người Việt làm chủ các hãng may, hoặc làm chủ các thương hiệu lớn, đã cảm thấy quá mệt mỏi với cuộc sống thành thị huyên náo.  Họ tìm về tiểu bang Queensland, vùng đất hứa với khí hậu ấm áp quanh năm, cây lành, trái ngọt, nương rẫy, ruộng vườn cò bay thẳng cánh, tìm hiểu về nghề Nông: trồng trọt và chăn nuôi.  Với bản chất cần cù, siêng năng, chẳng bao lâu họ đã làm chủ những trang trại rộng hàng chục mẫu tây.  Lợi nhuận cho một vụ mùa có khi thâu hoạch hơn nửa triệu Úc-Kim với kỹ thuật trồng dưa leo, khổ-qua, nấm rơm, cùng nhiều loại rau trái khác cung cấp cho toàn nước Úc.  Tưởng cũng xin nhắc lại là thịt bò nước Úc nổi tiếng ngon nhất Thế-Giới. 

Và “Vùng Đất Lành Chim Đậu: Queenslands Lockyer Valley” ngày nay đã có hơn một trăm gia-đình Việt-Nam làm chủ các trang trại mênh mông bạt ngàn.

Lần này từ California trở về thăm Trang Trại ở Queensland – Úc-Đại-Lợi, chúng tôi không ngờ là có rất nhiều công-nhân người Việt-Nam được bảo lãnh qua làm việc cho các nông trại.  Họ được đối xử tử tế, miếng ăn, giấc ngủ, mức lương cao… trong tình đồng hương giữa Chủ và Thợ.  Họ không bị Chủ bóc lột như làn sóng người Việt qua Đài-Loan, Trung-Quốc hoặc các nước Đông-Âu  tìm việc. 

Một ngạc nhiên bất ngờ là chúng tôi được gặp một số gia-đình người Việt tỵ-nạn từ Palawan (Phi-Luật-Tân) sáu, bảy năm trước đây, trong chương trình định cư do Luật-Sư Trịnh-Hội tận tình giúp đỡ.  Ngày nay họ đã là những Triệu-Phú của nước Úc, họ làm chủ những nông trại mênh mông của “Vùng Đất Lành Chim Đậu” này,  một trong những gia-đình đó là gia-đình anh Ngoán và chị Diệu. 

Người xưa có câu: “Ẩm Hà Tư Nguyên” (Uống Nước Nhớ Nguồn). “Ăn Quả Nhớ Kẻ Trồng Cây.  Ăn Gạo Nhớ Kẻ Đâm Say Dần Sàn”. Gia-đình này không quên công ơn tận tụy lo cho người Việt tỵ-nạn ở Palawan (Phi-Luật-Tân) của Luật-Sư Trịnh-Hội.  Họ đã nhờ chúng tôi gửi một thư cảm-ơn đến Luật-Sư Trịnh-Hội.  (Xin đính kèm theo bài viết này).

Chúng tôi xin vắn tắt buổi nói chuyện với gia-đình anh Ngoán & chị Diệu như sau:

Hỏi:  Gia-đình Ngoán và Diệu qua Úc định cư bao lâu rồi"

Đáp: Dạ thưa anh-chị, vợ chồng tụi em qua Úc được 7 năm rồi!  Cũng nhờ công lao tận tình của anh Trịnh-Hội giúp đỡ.  Mười lăm năm ở Palawan (Phi-Luật-Tân) mòn mỏi, tuyệt vọng.  Anh Trịnh-Hội đối xử rất tốt với gia-đình em cũng như những gia-dình Việt-Nam tỵ-nạn khác tại Phi.  Tụi em có được cuộc sống ngày hôm nay cũng nhờ vào anh Trịnh-Hội.  Anh ấy tốt lắm chị à!

Hỏi: Luật-Sư Trịnh-Hội hiện đang ở California.  Ngoán và Diệu có muốn viết vài chữ cảm tạ không"  Cá nhân tôi đã qua Phi-Luật-Tân bốn lần để tìm hiểu về đời sống người Việt tỵ-nạn tại Palawan.  Tôi cũng được cái vinh-dự tự nguyện bảo trợ một vé máy bay khứ hồi cho Luật-Sư Trịnh-Hội đi Palawan trong thời gian tranh đấu cho người tỵ-nạn được đi định cư (vào khoảng năm 2000), lúc cậu ấy còn ở Úc.

Đáp:  Dạ!  Chị đã qua Phi và chị biết rồi đó.  Văn-phòng làm việc của anh Trịnh-Hội nhỏ hẹp, nằm trong một khu chung-cư bình dân ở Manila.  Anh ấy làm việc ngày tối sáng đêm để lo cho người tỵ-nạn tụi em, ăn uống đơn giản và ngủ trên một chiếc giường thô-sơ.  Nhiều tháng không đủ trả tiền thuê văn-phòng.  Anh ấy phải chạy về Úc, về Mỹ để vận động bà con, cô bác giúp đỡ.  Tụi em cũng vô cùng biết ơn bà con đồng hương mình, trong đó có anh-chị.  Thay mặt cho những người Việt tỵ-nạn tại Palawan (Phi-Luật-Tân).  Tụi em xin viết vài chữ gửi lời cám ơn anh Trịnh-Hội. Anh-Chị giúp vợ chồng em phổ biến thư này đến ảnh nhe!

Hỏi:  Chúng tôi sẽ nhờ các báo Việt-Ngữ ở Cali đăng tải lá thư viết tay của em được không"

Đáp:  Dạ được như vậy thì quá tốt.  Vì tụi em là dân làm Nông, dù ở vùng thôn quê xa xôi này nhưng mới đây cũng có nghe môt số vấn đề không mấy vui về anh Trịnh-Hội.  Tụi em chỉ biết nói rằng lúc mình trong cơn hoạn nạn, khó khăn, ai dám can đảm đứng ra giúp mình tận tình thì người đó mới thực sự là người tốt.  Đối với hàng ngàn người Việt tỵ-nạn ở Palawan (Phi-Luật-Tân) thì anh Trịnh-Hội là người tốt vô kể chị à!   

Chúng tôi đã chụp một số hình của gia-đình Ngoán và Diệu cùng hai cháu bé trai, cũng như hình trang trại gần năm mươi mẫu đất của gia-đình này.  Xin đính kèm với bài viết  để gửi đến quý độc giả nói chung và Luật-Sư Trịnh-Hội nói riêng.

Ước mong sao những người Việt-Nam tỵ-nạn còn đang ở Phi-Luật-Tân ngày nay sẽ được đến những “Vùng Đất Lành Chim Đậu” và có một cuộc sống thành công như gia đình anh Ngoán & chị Diệu ở Queensland – Úc Châu này.(www.diamondbichngoc.com)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong thế giới khởi nghiệp của ngành ẩm thực, nơi hương vị gặp gỡ và các khuynh hướng mới bắt đầu, ít có những câu chuyện hấp dẫn như The Boiling Crab (https://theboilingcrab.com/). Được thành lập vào năm 2004 bởi Dada và chồng, nhà hàng chuyên về hải sản này đã trở thành một cái tên phổ biến, được biết đến với những hương vị sống động và cái thú gặp nhau để ăn uống. Trong một dịp phỏng vấn gần đây với Kenneth Nguyễn (podcast The Vietnamese), Dada chia sẻ tường tận về những ngày đầu của The Boiling Crab, và hành trình dẫn đến sự thành công mang tính biểu tượng của nó.
Vào trưa ngày Thứ Ba 23 tháng 4, tại Bolsa Community Center (9600 Bolsa Avenue, Suite D & I, Westminster), công ty Clever Care Health Plan Inc. (Clever Care) đã có cuộc họp báo với giới truyền thông gốc Việt. Tại cuộc họp báo này, ông Hiệp Phạm – đồng sáng lập viên kiêm Market CFO - đã giới thiệu về việc mở rộng hàng ngũ các nhà lãnh đạo điều hành, cũng như sự tăng trưởng ngoạn mục của chương trình bảo hiểm sức khỏe này.
Ngày 30 tháng 4 năm 2024 sắp tới đánh dấu 49 năm Sài Gòn thất thủ. Nhiều nơi đã đặt chương trình tưởng niệm 50 năm vào năm tới. Đây là khoảng thời gian buồn vui lẫn lộn khi chúng ta khóc thương cho quê hương đã mất và đồng thời ăn mừng công trình gầy dựng lại một cuộc sống đầy ý nghĩa ở một đất nước mới. Đó là số phận của những người tị nạn, luôn nuối tiếc nhìn lại quá khứ lẫn hướng đến tương lai trong tràn đầy hy vọng.
Tại phòng hội Thư Viện Việt Nam, Thành Phố Garden Grove vào lúc 10 giờ sáng thứ Năm, ngày 18 tháng 4, 2024, Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh, Quả Phụ VNCH đã tổ chức cuộc họp báo công bố kết quả thu, chi trong Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh Việt nam Cộng Hòa kỳ thứ 17 đã được tổ chức vào tháng 9 năm 2023 vừa qua tại San Jose
Hội Cao Niên Á Mỹ do Hoa Hậu Lam Châu (CEO) Hội Trưởng đã long trọng tổ chức Đại Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (Năm Thứ 4903) DL.2024 đã diễn ra vào lúc 1 giờ chiều Chủ Nhật ngày 21 tháng 4 năm 2024 (Nhằm ngày 13 tháng 3 Âm Lịch Năm Giáp Thìn) tại Saigon Grand Center , 16149 Brookhurst ST,Fountain Valley với sự tham dự của một số quý vị dân cử, đại diện dân cử Thành Phố, Quận Hạt, Tiểu Bang, Liên Bang, quý vị đại diện cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, quý vị mạnh thường quân, các cơ sở thương mại bảo trợ, cùng số đông các cơ quan truyền thông một số các ban văn nghệ và đồng hương tham dự.
California có thể tự hào với nền y tế hướng tới toàn dân của mình, với khoảng 15 triệu cư dân (tương đương 1/3 dân số) đang được hưởng Medi-Cal
Tại Trường Valley High School, 1801 S. Greenville St, Santa Ana, CA 92704, sáng Thứ Bảy ngày 13 tháng Tư năm 2024, Giám Sát Viên Quận Cam Vicente Sarmiento Địa hạt 2 và Phó Thị Trưởng Santa Ana cô Thái Việt Phan đã tổ chức Hội Chợ Y Tế và Thông Tin Quyền Lợi của Cộng đồng. Hội chợ diễn ra từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều, quy tụ hàng trăm cư dân, đa số là người Mễ Tây Cơ, một số ít người Việt Nam và các sắc dân khác. Đúng 9 giờ 15, Giám Sát Viên Vicente Sarmiento, Phó Thị Trưởng Thái Việt Phan và Dân Biểu Lou Correa cùng một số viên chức thành phố Santa Ana ra chào mừng mọi người. Giám Sát Viên Vicente Sarmiento nói, hôm nay tôi và Phó Thị Trưởng Thái Việt Phan tổ chức Hội Chợ Y Tế và giới thiệu với Cộng đồng các dịch vụ giúp phục vụ mọi cư dân trong thành phố hữu hiệu hơn. Chúng tôi cũng chào mừng Dân biểu Lou Correa đã đến với chúng ta, chứng tỏ ông rất quan tâm đến đời sống cư dân chúng ta.
Tại Clara Studio 15138 Goldenwest Circle Thành Phố Westminster vào lúc 1 giờ chiều Chủ Nhật, 14 tháng Tư năm 2024 Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ do Nhạc Sĩ Cao Minh Hưng làm Hội trưởng đã tổ chức thành công Chương Trình Văn Nghệ Tưởng Niệm Quốc Hận 30 tháng 4 với chủ đề "QUÊ HƯƠNG và TÌNH MẸ." Điều hợp chương trình do Nhạc Sĩ Cao Minh Hưng và MC Hồng Vân. Mở đầu với nghi thức chào cờ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và phút mặc niệm do ban hợp ca Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ thực hiện.
Hiệp Hội Pháp Huy Công lý Người Mỹ gốc Á Nam California (AJSOCAL) đã công bố gói lập pháp năm 2024, bao gồm 04 ưu tiên nâng cao cộng đồng gốc Á. Các ưu tiên này nhằm mục đích tăng cường lực lượng lao động song ngữ, giáo dục những người lao động có trình độ Anh ngữ hạn chế về quyền lao động, cung cấp nghiên cứu về nạn buôn người và chấm dứt phương thức tuyển sinh truyền thống ở các trường đại học tư ở California.
– Vào trưa ngày Thứ Năm 11 tháng 4 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với tổ chức Truyền Thông Gốc Phi California (California Black Media) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là để giới thiệu về những đặc điểm ưu việt của chương trình Medi-Cal mở rộng. EMS dự định sẽ có 6 buổi họp báo về chủ đề này, nhằm nâng cao nhận thức của các cộng đồng sắc tộc về những cải tiến gần đầy của Medi-Cal.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.