Hôm nay,  

Việt Nam Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông

07/11/200800:00:00(Xem: 10855)

Về Cuốn Sách: Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông

Thư Sinh

Chúng ta vẫn thường nghe nói đến một nền văn minh rất sớm của nhân loại phát xuất từ vùng Đông Á, mà tâm điểm là nước Tàu.

Quan niệm trên hoàn toàn đúng hay không"
Một kẻ ít chịu tìm tòi như Thư Sinh tôi đã được giải đáp, khi tôi đọc xong cuốn sách "Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông", do ông Du Miên Lê Thanh Hoa biên soạn, và do Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam, Thư Viện Việt Nam phát hành vào cuối tháng 8 năm 2008.
Có thể, nhiều người sẽ ngạc nhiên về tác phẩm và tác giả. Vì từ trước tới giờ, chúng ta chỉ quen với bút hiệu Du Miên qua lãnh vực báo chí, chớ ít ai nghĩ rằng, ông cũng là một người nặng tình với văn hóa Việt.

Thực ra, ông Du Miên  nặng tình với văn hóa Việt đã lâu lắm rồi. Tính từ thời điểm 1995 - khi ông đồng sáng lập ra tổ chức Nhân Ái Foundation: Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam, cùng với cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, bác sĩ nha khoa Võ Trọng Di, giáo sư Trần Lam Giang và nhà văn Nguyễn Đức Lập.
Những việc cụ thể mà nhóm ông thực hiện được, gồm:

- Thư Viện Việt Nam, thành lập năm 1999 tại thành phố Garden Grove, mở cửa liên tục 5 ngày một tuần, mỗi ngày 6 giờ. Ngoài 5,000 cuốn sách đủ mọi thể loại, thư viện còn có một viện bảo tàng nhỏ với các sựu tập về đồ cổ và thủ công nghệ Việt Nam. Đây cũng là một nơi thường xuyên tổ chức những buổi hội thảo hoàn toàn miễn phí dành cho các hội đoàn và cá nhân trong cộng đồng. Thư viện còn tồn tại tới ngày nay, là do sự cố gắng tột cùng của các thành viên đồng sáng lập, cùng với sự đóng góp tài chánh của những người Việt tị nạn còn tha thiết đến văn hóa dân tộc.
- Xuất bản trọn bộ ba cuốn "Cổ Tích Việt Nam" do Giáo Sư Trần Lam Giang biên soạn, được tặng miễn phí cho các trung tâm dạy tiếng Việt tại hải ngoại.
- Dịch và chú giải cuốn cổ sử "Bách Việt Tiên Hiền Chí", bộ sách người Tàu đã dấu nhẹm hơn 500 năm qua. Thư Viện Viện Nam đã tìm ra bản gốc, tra cứu, khổ công chú thích gần 10 năm, mới hoàn thành tác phẩm to lớn này.
Và nay, là cuốn "Việt Nam:  Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông".
Sách dày 388 trang, gồm phần phụ lục với nguyên bản bằng chữ Hán cuốn cổ sử Bách Việt Tiên Hiền Chí, và 4 chương chính như sau:
- Chương Một: chứng minh sử liệu xác minh người Tàu học văn hóa Việt.
- Chương Hai: lý do Khổng Tử lấy văn hóa Việt dạy cho người Tàu.
- Chương Ba: người Việt vẽ kiểu và xây dựng thành Bắc Kinh.
- Chương Bốn: người Tàu cất dấu bộ cổ sử liên quan dến Việt tộc.
Nếu chỉ nhìn lướt qua từng chủ đề 4 chương sách, chúng ta e ngại, liệu ông Du Miên có dựa vào tự ái dân tộc, để rồi chủ quan dùng ngòi bút mình, vơ vào về phía người Việt những nét hay đẹp của nền văn minh Đông Á cổ xưa"
Nhưng không. Đã nói có sách thì phải mách có chứng!
Gần một nửa trong số 388 trang sách đã dành cho việc trưng ra những chứng liệu Đông Tây Kim Cổ, nhằm bổ sung cho lập luận của tác giả. Nguồn tài liệu phương Tây, gồm bộ sách sử "The Cambridge History of China",  và những tấm bản đồ với đầy đủ chú thích rút ra từ tập san "National Georgraphic".
Nhưng lý thú nhất, vẫn là những nguồn tài liệu trong sử sách Tầu. Riêng về điểm này, chúng ta có thể nói: Tuy người Tàu có tính... cầm nhầm; nhưng sử sách của họ thì lại vô tình lòi ra những chứng cứ rành rành về một nền văn minh mà họ cố tình cầm nhầm của người Việt.
Nguồn tài liệu này, nhiều lắm!
Từ truyền thuyết Ngũ Đế, qua đến các cuốn cổ thư như Thượng Thư, Sử Ký Tư Mã Thiên, Kinh Xuân Thu, Kinh Thi (do Khổng Tử san định), Bách Việt Tiên Hiền Chí và các sách giá trị của Tàu  như Thuyết Văn Giải Tự, Từ Hải, Từ Nguyên, Khang Hi Tự Điển v.v...
Từ sử liệu Tây Tàu, ông Du Miên đã chứng minh được:
- Khoảng 2.000 năm trước Tây Lịch (thời vua Nghiêu), người Tàu đã qua Việt Nam để học về phép làm lịch và khoa thiên văn.
- Từ cả ngàn năm trước Tây Lịch, nước Việt không phải là chư hầu của một nước nào, mà là một nước độc lập; trong khi ở phương Bắc, các bộ tộc Tàu tranh giành đất đai, đánh nhau triền miên.
- Người Tàu sang đất Việt du học (sự kiện hai Thái Tử con vua nhà Chu)


- Người Tàu ngoài tính hay cầm nhầm, cố tình dấu nhẹm sử sách Việt (trường hợp cuốn Bách Việt Tiên Hiền Chí).
- Chính một người Việt Nam đã vẽ kiểu và xây thủ đô Bắc Kinh.
Và quan trọng hơn hết, trong khi người Việt đã có một nền văn minh rực rỡ, đã biết định canh và định cư - thì người Tàu vẫn còn ở trọng lối sống du mục. Nền văn minh của dân tộc Việt, đã được chính vị vạn thế sư biểu,- ông Khổng Tử,- dùng làm kim chỉ nam, để dạy luân thường đạo lý  cho người Tàu.
Ở đây ông Du Miên đã dẫn chứng bằng lời Đức Không Tử nói với thầy Tử Lộ:
"Đem lòng rộng rãi, hiền hòa dạy người, dẫu kẻ vô đạo cũng không báo thù, đó là sức mạnh của người phương Nam. Người quân tử cư xử như vậy.
Xông pha gươn giáo, ôm yên mặc giáp, đến chết không chán, đó là sức mạnh của người phương Bắc, kẻ cường đạo cư xử như vậy".
Lời Khổng Tư dạy Tử Lộ đã cho chúng ta thấy đặc tính của hai dân tộc. Dân Tàu ở phương Bắc. Dân Việt ở phương Nam. (Nếu như chúng ta căn cứ ở hai tấm bản đồ được rút ra từ tạp chí giá trị nổi tiếng của Hoa Kỳ (National Geographic,  dẫn chứng nơi trang 22 và 57). Bởi dân Tàu thời ấy quá bạo cường, kém luân lý - nên dẫn đến một xã hội đại loạn: cha giết con, con giết cha, cha cướp vợ của con, con cướp vợ của cha, anh em dâm loạn với nhau. Trong cung đình thì cha con giết nhau, bầy tôi giết vua để dành ngai vàng, vua cướp vợ của quần thần, vua cha giật vợ của các hoàng tử, hoàng tử thông dâm với thứ phi của vua cha (VN:SNVMPĐ - trang 60).
Khi san định Kinh Thi, Khổng Tử đã vẽ lên cái xã hội đại loạn  ấy, qua các truyện mà ông gọi là "Biến Phong". Ngược lại, 25 bài  phong dao cổ của dân tộc Việt, được ông xếp vào loại "Chính Phong". Lấy Chính Phong để sửa Biến Phong. Đó là chủ ý của Khổng Tử, nhằm giáo hóa dân Tàu, khi người Tàu đã biết dừng chân du mục (khoảng 500 năm trước Tây lịch).
Tất cả những chi tiết nêu trên đều được ông Du Miên ghi lại trong chương Hai (từ trang 83 tới trang 168). Nếu chịu khó tìm hiểu rồi so sánh từng bài phong dao cổ (chính phong) và từng truyện (biến phong), chúng ta sẽ thấy: nếu dân Việt mình thời đó hiền hòa bao nhiêu, thì dân Tàu cường bạo hiếu  chiến bấy nhiêu.
Nói thế, liệu chúng ta có về hùa với ông Du Miên theo kiểu vơ đũa cả nắm hay không" Cả một chiều dài lịch sử Tàu Việt cho thấy: nơi mà tổ tiên ta sinh sống, đã trở thành đất của người Tàu. Qua sự bành trướng của đế quốc Tàu (từ thời nhà Chu), giòng giống Bách Việt đã tan loãng trong xã hội Tàu. Chỉ duy có chi trưởng Lạc Việt còn tồn tại, di chuyển về phương Nam lục địa Châu Á, giữ được giải giang sơn gấm vóc hình chữ S mang tên Việt Nam.
Nay thì, giải dất hình chữ S đó đã bị cắt một phần để dâng cho bọn bành trướng phương Bắc. Trong đó, phải kể  đến Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, cùng hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.
Không biết bao giờ chúng ta mới đòi lại những phần biển phần đất đã mất, do cái thế "môi hở răng lạnh, hạt gạo cắn làm đôi" giữa hai nước anh em xã hội chủ nghĩa. Nhưng trước mắt, cái gì của Cesar phải trả về Cesar. Qua cuốn sách, ông Du Miên vén được lên bức màn u ám mơ hồ về giai đoạn lịch sử Tàu Việt, và đặt một phần nền văn minh Đông Á vào đúng vị trí của nó: Giòng giống Bách Việt và nước Việt Nam!
Trong phần ra mắt sách tại Nam Cali, nhà thơ Du Tử Lê đã phát biểu: "Nhờ cuốn sách, nên sau này đi thuyết giảng tại các đại học Mỹ, ông sẽ đỡ lúng túng hơn, khi phải trả lời những câu hỏi của đám sinh viên, về nền văn minh Việt Nam.
Nếu một nền văn minh một nước dựa vào ba tiêu chuẩn: kiến trúc - phát minh - khoa học -, thì nước Việt đã hội đủ từ mấy ngàn năm trước. Không những thế, nền văn minh của ta còn ảnh hưởng tới nước Tàu, qua những dẫn chứng cụ thể được ông Du Miên nêu ra trong cuốn sách "Việt Nam: Suối nguồn văn minh phương Đông".
Riêng tôi, khi đọc xong cuốn sách, tôi thở phào nhẹ nhõm. Vì ít ra, những điều tôi còn hồ nghi - thì nay, đã được cuốn sách này giải đáp rành mạch. Và tôi xin san sẻ với ông Du Miên Lê Thanh Hoa niềm hãnh diện của một người Việt tha hương còn nghĩ đến đất nước Việt ngàn đời yêu dấu.

* Thư Sinh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.