Hôm nay,  

Kinh SN 22.63: Khi bám víu là sẽ bị Ma trói buộc

08/12/202410:25:00(Xem: 2132)
Kinh SN 22.63: Khi bám víu là sẽ bị Ma trói buộc

Kinh Kim Cang và Bát Nhã Tâm kinh viết rằng không có gì để chúng ta phải bám víu, bởi vì không hề có cái gì có tự ngã, và bởi vì thực tướng của tất cả các pháp là Không. Một cách cụ thể, Đức Phật đã  dạy trong Kinh SN 22.63 rằng khi hễ ai khởi tâm bám víu là sẽ bị Ma trói buộc. Bài viết này sẽ dựa theo các bản dịch trên Sutta Central.

Một lần, một nhà sư tới gặp Đức Phật, đảnh lễ, và thưa rằng, xin Đức Phật dạy một pháp ngắn gọn, để sau khi nghe xong vị sư này sẽ tìm một nơi ẩn dật, sống một mình và tu theo lời dạy ngắn gọn đó để giải thoát.

Đức Phật dạy rằng nếu ngươi bám víu vào bất cứ điều gì, ngươi sẽ bị Ma vương trói buộc; và nếu không bám víu, ngươi sẽ thoát khỏi Ma vương.

Nhà sư đáp rằng đã hiểu ý Đức Phật.

Đức Phật hỏi rằng nhà sư hiểu như thế nào về lời dạy ngắn gọn đó.

Nhà sư đáp rằng khi một người bám víu vào sắc, thì sẽ bị Ma vương trói buộc. Nghĩa là, khi một người bám víu vào cái được thấy, cái được nghe, cái được ngửi, cái được nếm, cái được chạm xúc, và cái được tư lường, thì người đó sẽ bị Ma vương trói buộc. Tương tự, khi một người bám víu vào thọ, tưởng, hành, thức, thì người đó sẽ bị Ma vương trói buộc. Nhà sư nói, do vậy, không bám víu vào bất cứ điều gì, người đó được giải thoát khỏi Ác ma.

Đức Phật khen ngợi nhà sư đã hiểu chi tiết ý nghĩa lời dạy ngắn gọn của Đức Phật.

Nhà sư hoan hỷ, đảnh lễ Đức Phật, lùi ra, tìm một nơi ẩn dật để sống một mình, nhiệt tâm tu hành, tự mình chứng ngộ với trí tuệ trực tiếp, trở thành một trong những vị A-la-hán.

Video dài 2:08 phút:

https://youtu.be/ReVkB6TT6QM
 
.... o ....


SN 22.63 Sutta: When one clings, one is bound by Mara

The Diamond Sutra and the Heart Sutra emphasize that one should not cling to anything, as nothing possesses a permanent self, and the true nature of all phenomena is emptiness. Specifically, the Buddha taught in the SN 22.63 Sutta that clinging to anything binds one to Mara. This article will be based on the translations available on Sutta Central.
 
Once, a monk approached the Buddha, paid his respects, and requested a brief teaching. He hoped that after hearing it, he could find a secluded place to live alone and practice according to that teaching in order to attain liberation.

The Buddha taught that if one clings to anything, one will be bound by Mara; however, if one does not cling, one will be free from Mara.

The monk replied that he understood the teachings of the Buddha.

The Buddha asked the monk how he interpreted that brief teaching.

The monk replied that when one clings to form, one is bound by Mara. Specifically, when one clings to what is seen, heard, smelled, tasted, touched, and thought, one is ensnared by Mara. Similarly, when one clings to feelings, perceptions, mental formations, and consciousness, one remains bound by Mara. Therefore, the monk stated that by relinquishing attachment to anything, one can attain freedom from Mara.

The Buddha praised the monk for comprehensively understanding the meaning of his brief teaching.

The monk was filled with joy, paid homage to the Buddha, withdrew to a secluded place to live in solitude, practiced diligently, attained direct wisdom, and became one of the Arahants.

Video 2:04 minutes long:

https://youtu.be/7wJm5e9qbn8

.
SN 22.63 Sutta:
- Thầy Minh Châu: https://suttacentral.net/sn22.63/vi/minh_chau
- Bhikkhu Bodhi: https://suttacentral.net/sn22.63/en/bodhi
- Bhikkhu Sujato: https://suttacentral.net/sn22.63/en/sujato




Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
27/11/202407:44:00
Thế rồi khi dấn bước vào đời ta đã quên bài học ngày xưa đó, mãi mê tìm kiếm một búp sen vàng sen bạc rực rỡ hào quang ở tận chân trời góc biển giữa muôn hồng ngàn tía... Cho đến một hôm giật mình ngó lại: thì ra cái “Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng” của đoá sen kia rốt cuộc cũng chỉ là « Nhị vàng bông trắng lá xanh » đó thôi. Chẳng thêm chẳng bớt! Trong đầm sen thoảng mùi bùn đất quê hương đó, đóa sen vẫn xòe ra rồi khép lại. Khép lại rồi xòe ra. Từ nghìn xưa cũ. Chẳng sinh chẳng diệt! Đóa sen của thiên thu vẫn lung linh giữa gió và nước, như tủm tỉm cười, tỏa ngát hương thơm…
20/11/202407:01:00
Sau khi tham dự Tang lễ của một người bạn đồng môn vừa qua đời ở tuổi còn tương đối trẻ, về nhà tôi lại nhớ đến bài thơ hài cú Hai Mùa Thu của Nhà thơ người Nhật Shiki diễn tả bối cảnh cùng một thời gian và cùng một nơi chốn mà có hai mùa thu khác nhau
15/11/202408:00:00
Đức Phật nói với ngài Rādha như sau. Hãy quán sát rằng chính Ma đã tạo ra những gì được gọi là sắc -- nghĩa là sắc, thanh, hương, vị, xúc, và pháp -- cho dù là trong quá khứ, vị lai hay hiện tại; cho dù là trong, hoặc ngoài; cho dù là thô, hoặc tế; cho dù là tốt, hoặc xấu; cho dù là xa, hoặc gần.
13/11/202408:16:00
Lý Lạp Ông, một triết gia Trung quốc thế kỷ thứ 16 viết trong Nhàn tình ngẫu ký: “Xét cơ thể con người, chỉ có hai cơ quan không cần thiết chút nào cả mà Trời phú cho là cái miệng và cái bao tử, nguồn gốc tất cả những cái lụy của con người từ xưa tới nay. Có cái miệng với cái bao tử nên sinh kế mới hóa ra phiền phức, sinh kế phiền phức mới sinh ra những mưu mô gian trá; mưu mô gian trá mới phải đặt ra hình pháp…”
09/11/202403:10:00
Kinh Từ Bi, xuất phát từ Tạng Pali có tên là Kinh Metta Sutta, còn được gọi là Kinh Karaniya Metta, nội dung dạy tu thiền Tâm Từ, tức là lòng yêu thương vô lượng. Theo bản chú giải, duyên khởi cho Kinh Từ Bi là tích truyện một nhóm 500 vị sư sau khi nhận lời dạy từ Đức Phật đã tới một khu rừng để thiền định.
08/11/202409:17:00
Kinh sách khuyên học Phật dù một câu một chữ cũng… quý! Lục tổ Huệ Năng lúc còn gánh cũi trên rừng chỉ nghe người ta tụng câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” mà hoát nhiên đại ngộ. Lại nhớ chuyện một thiền sư cho đệ tử mỗi một chữ “Vô” để làm “thoại đầu” mà thiền tập…
31/10/202411:53:00
Khi Phật thành đạo, có dịp về thăm Vua cha thì La-Hầu-La đã lên bảy tuổi. Và ngay dịp đó, La Hầu La cũng xin theo Phật, xuất gia. Coi Phật đã dạy La Hầu La những gì và cách nào nhe!
28/10/202409:20:00
Phần lớn các chùa hiện nay thường thấy nơi chánh điện có tượng Phật Thích-ca đặt ở giữa, bên trái có Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi, cưỡi sư tử, tay cầm kiếm; bên phải có Bồ Tát Phổ Hiền, cưỡi voi sáu ngà, tay cầm đóa hoa sen.
24/10/202411:46:00
Tôi học Kim Cang không ngờ cũng thấy “ghiền” như khi học Tâm Kinh Bát Nhã ngày trước. Đôi khi giật mình, đôi khi sửng sốt, đôi khi bỡ ngỡ, đôi khi chưng hửng. Các kinh sách dù có nhiều truyền bản, nhưng rõ ràng là có một sự nhất quán, xuyên suốt, chỉ khác cách tiếp cận tùy “đối tượng đích” mà cách truyền đạt khác nhau chớ nguyên lý vẫn là một. Nắm được cái cốt lõi có thể bớt hoang mang, thấy được “chỗ vào” chăng?
21/10/202408:36:00
Kinh AN 6.16: Nữ cư sĩ dặn dò khi chồng bệnh liệt giường, cơ nguy từ trần. Kinh AN 6.16 nơi đây được viết lại cho dễ hiểu. Dựa trên bản tiếng Việt của Thầy Minh Châu và hai bản tiếng Anh của Bhikkhu Sujato và Thanissaro Bhikkhu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.