Hôm nay,  

Kinh SN 22.63: Khi bám víu là sẽ bị Ma trói buộc

08/12/202410:25:00(Xem: 2134)
Kinh SN 22.63: Khi bám víu là sẽ bị Ma trói buộc

Kinh Kim Cang và Bát Nhã Tâm kinh viết rằng không có gì để chúng ta phải bám víu, bởi vì không hề có cái gì có tự ngã, và bởi vì thực tướng của tất cả các pháp là Không. Một cách cụ thể, Đức Phật đã  dạy trong Kinh SN 22.63 rằng khi hễ ai khởi tâm bám víu là sẽ bị Ma trói buộc. Bài viết này sẽ dựa theo các bản dịch trên Sutta Central.

Một lần, một nhà sư tới gặp Đức Phật, đảnh lễ, và thưa rằng, xin Đức Phật dạy một pháp ngắn gọn, để sau khi nghe xong vị sư này sẽ tìm một nơi ẩn dật, sống một mình và tu theo lời dạy ngắn gọn đó để giải thoát.

Đức Phật dạy rằng nếu ngươi bám víu vào bất cứ điều gì, ngươi sẽ bị Ma vương trói buộc; và nếu không bám víu, ngươi sẽ thoát khỏi Ma vương.

Nhà sư đáp rằng đã hiểu ý Đức Phật.

Đức Phật hỏi rằng nhà sư hiểu như thế nào về lời dạy ngắn gọn đó.

Nhà sư đáp rằng khi một người bám víu vào sắc, thì sẽ bị Ma vương trói buộc. Nghĩa là, khi một người bám víu vào cái được thấy, cái được nghe, cái được ngửi, cái được nếm, cái được chạm xúc, và cái được tư lường, thì người đó sẽ bị Ma vương trói buộc. Tương tự, khi một người bám víu vào thọ, tưởng, hành, thức, thì người đó sẽ bị Ma vương trói buộc. Nhà sư nói, do vậy, không bám víu vào bất cứ điều gì, người đó được giải thoát khỏi Ác ma.

Đức Phật khen ngợi nhà sư đã hiểu chi tiết ý nghĩa lời dạy ngắn gọn của Đức Phật.

Nhà sư hoan hỷ, đảnh lễ Đức Phật, lùi ra, tìm một nơi ẩn dật để sống một mình, nhiệt tâm tu hành, tự mình chứng ngộ với trí tuệ trực tiếp, trở thành một trong những vị A-la-hán.

Video dài 2:08 phút:

https://youtu.be/ReVkB6TT6QM
 
.... o ....


SN 22.63 Sutta: When one clings, one is bound by Mara

The Diamond Sutra and the Heart Sutra emphasize that one should not cling to anything, as nothing possesses a permanent self, and the true nature of all phenomena is emptiness. Specifically, the Buddha taught in the SN 22.63 Sutta that clinging to anything binds one to Mara. This article will be based on the translations available on Sutta Central.
 
Once, a monk approached the Buddha, paid his respects, and requested a brief teaching. He hoped that after hearing it, he could find a secluded place to live alone and practice according to that teaching in order to attain liberation.

The Buddha taught that if one clings to anything, one will be bound by Mara; however, if one does not cling, one will be free from Mara.

The monk replied that he understood the teachings of the Buddha.

The Buddha asked the monk how he interpreted that brief teaching.

The monk replied that when one clings to form, one is bound by Mara. Specifically, when one clings to what is seen, heard, smelled, tasted, touched, and thought, one is ensnared by Mara. Similarly, when one clings to feelings, perceptions, mental formations, and consciousness, one remains bound by Mara. Therefore, the monk stated that by relinquishing attachment to anything, one can attain freedom from Mara.

The Buddha praised the monk for comprehensively understanding the meaning of his brief teaching.

The monk was filled with joy, paid homage to the Buddha, withdrew to a secluded place to live in solitude, practiced diligently, attained direct wisdom, and became one of the Arahants.

Video 2:04 minutes long:

https://youtu.be/7wJm5e9qbn8

.
SN 22.63 Sutta:
- Thầy Minh Châu: https://suttacentral.net/sn22.63/vi/minh_chau
- Bhikkhu Bodhi: https://suttacentral.net/sn22.63/en/bodhi
- Bhikkhu Sujato: https://suttacentral.net/sn22.63/en/sujato




Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
13/02/202509:44:00
hãy nhìn mà xem họ đề cử nhau, chức bộ trưởng gì đó, bộ gì gì đó...
11/02/202506:20:00
Một người cư sĩ có nên chất vấn một Phật tử, dù là nhà sư hay cư sĩ, rằng vị này có thuộc toàn bộ các giới hay không, và vị này có đang giữ trọn vẹn các giới hay không? Bài này sẽ viết trong cương vị một cư sĩ về thái độ của người cư sĩ khí có những nghi vấn về giới đối với bất kỳ một người tu học theo Phật giáo nào.// Should a layperson question a Buddhist, whether a monk or a layperson, about whether they have memorized all the precepts and if they are adhering to them perfectly? This article will explore the perspective of a layperson who harbors doubts about the precepts in relation to any Buddhist practitioner.
08/02/202505:30:00
Tại sao Ngô Thì Nhậm (1746-1803) đã từng viết rằng Đức Phật dạy phải giết cha, giết mẹ, và giết các nhà sư? // Why did Ngô Thì Nhậm (1746-1803) once assert that the Buddha taught a good practitioner to kill one's father, mother, and monastics?
07/02/202516:30:00
Câu chuyện của những người trốn khỏi đất nước để tìm kiếm tự do, giống như gia đình tôi, nhắc nhở chúng ta về cuộc đấu tranh đang diễn ra vì phẩm giá con người và tự do tôn giáo. Khi suy ngẫm về nửa thế kỷ qua, chúng ta phải nhận ra rằng cuộc đấu tranh vì tự do vẫn chưa kết thúc - nó vẫn tiếp tục đối với những người vẫn sống dưới cái bóng của chế độ chuyên chế.
05/02/202509:08:00
Khi nào bạn thấy tâm và cảnh vốn là không, bạn sẽ thấy bất kỳ nơi nào cũng là Niết Bàn. // When you recognize that the mind and its objects are inherently empty, you will realize that Nirvana exists everywhere.
03/02/202508:43:00
Bài thơ Ngũ Vị soạn bởi Thiền sư Động Sơn (807-869), người khai sáng ra Tông Tào Động. Bài thơ nói về tương tác của hai khái niệm: Chính và Thiên. Các khái niệm này dễ hiểu hơn, nếu chúng ta sử dụng một số chữ khác. Chính tức là Không, và Thiên tức là Sắc. Chính tức là Tánh, và Thiên tức là Tướng. Chính tức là Lý, và Thiên tức là Sự.// Zen Master Dongshan (807-869), the founder of the Soto Zen sect, composed the poem Five Ranks. This poem explores the interaction between two concepts: Chính and Thiên. Alternative terms can clarify these concepts. Chính refers to Emptiness, while Thiên signifies Form. Additionally, Chính can be understood as Essence, and Thiên as Appearance. Furthermore, Chính represents Principle, whereas Thiên denotes Phenomenon.
31/01/202510:55:00
Christiana Figueres, một nhà ngoại giao người Costa Rica được biết đến nhiều nhất với tư cách là kiến trúc sư của thỏa thuận khí hậu Paris năm 2015, đã chuyển sang một chiến lược mới để bảo vệ khí hậu thế giới: truyền bá lời dạy của Thích Nhất Hạnh, một nhà sư Phật giáo và là nhà hoạt động vì hòa bình đã viên tịch hồi năm 2022.
29/01/202500:41:00
Con rắn là một hình ảnh dễ làm cho chúng ta sợ hãi. Tuy nhiên, trong Kinh Phật cũng có vài nơi, con rắn không hung dữ chút nào. Bài này sẽ kể về hai tích truyện trong Kinh Pháp Cú có liên hệ tới hình ảnh con rắn. // Buddhist scriptures often depict the snake as non-threatening, despite its common association with fear. This article will explore two stories from the Dhammapada that relate to the symbolism of the snake.
28/01/202508:42:00
Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết nói rằng người tu không nên giữ tâm phân biệt. Do vậy, những lời khen cũng như hoa trời rơi trên thân sẽ rơi xuống đất, không bị vương vào áo hay thân.// The Vimalakirti Sutra states that practitioners should cultivate a non-discriminating mind. Consequently, praise or heavenly flowers that fall upon the body will not adhere to clothing or the body but will instead fall to the ground.
27/01/202510:50:00
Sống ở đời, thử hỏi có mấy ai chưa từng mơ ước? Có mấy ai chưa từng nương bóng ước mơ để kiến lập một lý tưởng, một lẽ sống của kiếp người. Bạn và tôi, mỗi chúng ta đều đã và sẽ có những ước mơ chung và ước mơ của riêng của chính mình.// Living in this world, how many people have never dreamed? How many have never relied on dreams to establish ideals or find a reason for living? Each of us—you and I—shares common dreams while also nurturing our own unique aspirations.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.