Hôm nay,  

Kinh SN 22.63: Khi bám víu là sẽ bị Ma trói buộc

12/8/202410:25:00(View: 2136)
Kinh SN 22.63: Khi bám víu là sẽ bị Ma trói buộc

Kinh Kim Cang và Bát Nhã Tâm kinh viết rằng không có gì để chúng ta phải bám víu, bởi vì không hề có cái gì có tự ngã, và bởi vì thực tướng của tất cả các pháp là Không. Một cách cụ thể, Đức Phật đã  dạy trong Kinh SN 22.63 rằng khi hễ ai khởi tâm bám víu là sẽ bị Ma trói buộc. Bài viết này sẽ dựa theo các bản dịch trên Sutta Central.

Một lần, một nhà sư tới gặp Đức Phật, đảnh lễ, và thưa rằng, xin Đức Phật dạy một pháp ngắn gọn, để sau khi nghe xong vị sư này sẽ tìm một nơi ẩn dật, sống một mình và tu theo lời dạy ngắn gọn đó để giải thoát.

Đức Phật dạy rằng nếu ngươi bám víu vào bất cứ điều gì, ngươi sẽ bị Ma vương trói buộc; và nếu không bám víu, ngươi sẽ thoát khỏi Ma vương.

Nhà sư đáp rằng đã hiểu ý Đức Phật.

Đức Phật hỏi rằng nhà sư hiểu như thế nào về lời dạy ngắn gọn đó.

Nhà sư đáp rằng khi một người bám víu vào sắc, thì sẽ bị Ma vương trói buộc. Nghĩa là, khi một người bám víu vào cái được thấy, cái được nghe, cái được ngửi, cái được nếm, cái được chạm xúc, và cái được tư lường, thì người đó sẽ bị Ma vương trói buộc. Tương tự, khi một người bám víu vào thọ, tưởng, hành, thức, thì người đó sẽ bị Ma vương trói buộc. Nhà sư nói, do vậy, không bám víu vào bất cứ điều gì, người đó được giải thoát khỏi Ác ma.

Đức Phật khen ngợi nhà sư đã hiểu chi tiết ý nghĩa lời dạy ngắn gọn của Đức Phật.

Nhà sư hoan hỷ, đảnh lễ Đức Phật, lùi ra, tìm một nơi ẩn dật để sống một mình, nhiệt tâm tu hành, tự mình chứng ngộ với trí tuệ trực tiếp, trở thành một trong những vị A-la-hán.

Video dài 2:08 phút:

https://youtu.be/ReVkB6TT6QM
 
.... o ....


SN 22.63 Sutta: When one clings, one is bound by Mara

The Diamond Sutra and the Heart Sutra emphasize that one should not cling to anything, as nothing possesses a permanent self, and the true nature of all phenomena is emptiness. Specifically, the Buddha taught in the SN 22.63 Sutta that clinging to anything binds one to Mara. This article will be based on the translations available on Sutta Central.
 
Once, a monk approached the Buddha, paid his respects, and requested a brief teaching. He hoped that after hearing it, he could find a secluded place to live alone and practice according to that teaching in order to attain liberation.

The Buddha taught that if one clings to anything, one will be bound by Mara; however, if one does not cling, one will be free from Mara.

The monk replied that he understood the teachings of the Buddha.

The Buddha asked the monk how he interpreted that brief teaching.

The monk replied that when one clings to form, one is bound by Mara. Specifically, when one clings to what is seen, heard, smelled, tasted, touched, and thought, one is ensnared by Mara. Similarly, when one clings to feelings, perceptions, mental formations, and consciousness, one remains bound by Mara. Therefore, the monk stated that by relinquishing attachment to anything, one can attain freedom from Mara.

The Buddha praised the monk for comprehensively understanding the meaning of his brief teaching.

The monk was filled with joy, paid homage to the Buddha, withdrew to a secluded place to live in solitude, practiced diligently, attained direct wisdom, and became one of the Arahants.

Video 2:04 minutes long:

https://youtu.be/7wJm5e9qbn8

.
SN 22.63 Sutta:
- Thầy Minh Châu: https://suttacentral.net/sn22.63/vi/minh_chau
- Bhikkhu Bodhi: https://suttacentral.net/sn22.63/en/bodhi
- Bhikkhu Sujato: https://suttacentral.net/sn22.63/en/sujato




Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
5/29/202509:12:00
Bài này có nhan đề Vô Sanh, trong tạp chí Viên Âm Nguyệt San, số 22, ấn bản tháng 7 và 8 năm 1936, dài sáu trang, in trên các trang 30-35. Tác giả ghi là Viên Âm, có lẽ là Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám. Bài viết dựa vào lý luận Trung Quán của ngài Long Thọ (150-250) để thấy tất cả các pháp, thí dụ như cái bàn gỗ, qua ánh sáng của Không, Giả, Trung. Tất cả lý luận trong bài là một chuỗi công cụ giải thoát tuyệt vời, và không hề xa lời dạy của Đức Phật. Toàn văn được scan lại từ bản PDF, và dịch ra Anh văn để Phật tử thế hệ trẻ tiện dụng
5/23/202510:06:00
Bài này trích từ Viên Âm Nguyệt San, số 21, tháng 5 và 6, năm 1936. Tác giả là Viên Âm, được suy đoán có lẽ là Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám. Bài này kể chuyện một viên quan đời Vua Tự Đức, chỉ ra tánh vô thường và tánh vô ngã trong kiếp người. Đối với nhà Phật, hễ nhận ra tánh vô thường thường trực nơi thân tâm là đủ để giải thoát, không cần tu pháp gì khác nữa. Ngài Tuệ Trung Thượng Sỹ cùng từng có bài thơ, nói rằng muốn vượt qua dòng sông sinh tử để tới bờ giải thoát, thì hãy xem thân tâm như con trâu bùn qua sông, tan vào dòng sông.
5/17/202510:14:00
Trên báo Viên Âm, số 15, ấn bản tháng 5 và tháng 6 năm 1935, có câu hỏi của ông T.T. rằng trong pháp tu Tịnh Độ, ông nên niệm A Di Đà hay nên niệm A Mi Ta Ba. Bài trả lời ký tên Viên Âm, được suy đoán là cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám. Bản văn nơi đây được scan lại từ bản PDF và dịch ra Anh văn để tiện cho thế hệ sau nghiên cứu.
5/4/202511:50:00
Người học Phật, chẳng những phải tham cứu chơn lý, mà lại cần phải y như chơn-lý mà thiệt thành cho đến khi chứng đặng chơn-lý; vì nếu chỉ hiểu lý mà không tu thì có khác chi người nói ăn mà không ăn, biết bao giờ cho hết đói. Trong các phép tu hành, phép niệm Phật (Tịnh Độ-Tôn) là một phép tuyệt-diệu, đã dễ học dễ tu, lại mau có hiệu-quả. Nghĩa lý của phép niệm Phật tuy nhiều, nhưng không ngoài sáu chữ: Nam mô A- Di-Đà Phật.
5/4/202511:32:00
Lời dịch giả: Bài này của ngài Trúc Lâm Mật Nguyện, được suy đoán là của cố Hòa thượng Thích Mật Nguyện (1911-1972). Bài này in trên Viên Âm Nguyệt San số 11, ấn bản tháng 10/1934. Bài này được scan lại và dịch ra tiếng Anh để làm tài liệu cho những người nghiên cứu về Phật học đầu thế kỷ 20.
4/7/202521:19:00
Khi nhìn lại nửa thế kỷ Phật giáo Việt Nam hiện diện trên miền đất hứa, Hoa Kỳ, ta thấy con đường chánh niệm tỉnh thức không khởi nguồn từ một dự tính định sẵn, mà từ sự kết tinh của hoàn cảnh, của tâm nguyện và của những bước chân tìm về cõi an trú giữa bao biến động. Bởi nó như một dòng suối len lỏi qua những biến động của thời cuộc, chảy về một phương trời xa lạ, rồi hòa vào biển lớn. Từ những hạt giống gieo xuống trong lặng lẽ, rồi một ngày trổ hoa giữa lòng những đô thị phương Tây, nơi mà có lúc tưởng chừng như chỉ dành cho lý trí và khoa học, cho tốc độ và tiêu thụ, cho những bộ óc không còn kiên nhẫn với những điều mơ hồ. Nhưng rồi, giữa cái đa đoan của thế giới ấy, những lời dạy về chánh niệm, về thở và cười, về sự trở về với chính mình đã nảy mầm và lan rộng như một cơn mưa đầu hạ, làm dịu đi những khô cằn của tâm hồn.
4/3/202513:34:00
Hiện tại, các chư Tăng Ni đều là thành viên của các Giáo Hội Hải Ngoại, nhất tâm đảnh lễ quý ngài, thương tưởng và gìn vàng giữ ngọc của truyền thống, kỷ cương của mỗi Giáo Hội mình, để không lạc hướng và mất đi những giá trị cốt lõi sau 50 năm nhìn lại chặng đường đầy cam go thử thách này.
3/31/202509:07:00
Bài viết này sẽ phân tích một đoạn văn nói về lời dạy về minh tâm và kiến tính, ghi trong sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh, một tác phẩm về Thiền Tông Việt Nam xuất bản lần đầu vào năm 1796. Tác phẩm này được in trong Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V, ấn hành năm 2006 tại Hà Nội, do nhiều tác giả trong Viện Nghiên Cứu Hán Nôm biên dịch.
3/22/202522:19:00
Bài viết này sẽ khảo sát rằng ngài Hải Lượng Thiền Sư, tức là Ngô Thì Nhậm (1746-1803), đã dạy cách nào để xa lìa tham, sân, si / This article will explore how Zen Master Hải Lượng, also known as Ngô Thì Nhậm (1746-1803), instructed followers on overcoming greed, anger, and delusion
3/20/202522:53:00
Ngày 11 tháng 4 năm 2025, một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra giữa lòng đô thị New York – một con đường mang tên “Thích Nhất Hạnh Way” chính thức được khánh thành. Từ đây, đoạn đường West 109th Street nối Riverside Drive đến Broadway sẽ mang tên vị Thiền sư hiền hòa từ Việt Nam, người suốt đời hướng dẫn thế giới về hơi thở, bước chân và an lạc giữa cuộc đời này.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.