Hôm nay,  
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”

Lời Cam Kết Của TT Nixon Gửi TT Thiệu Trên Thư 05.1.1973 Bị Xóa Bỏ Khi Công Bố Trên Thư Viện BNG...

11/10/202109:05:00(Xem: 1541)

* TT Nixon <20.1.1973>:Tôi phải biết liệu bây giờ ông  có sẵn sàng tham gia với chúng tôi trong thỏa hiệp này không, và tôi phải có câu trả lời của ông  trước 1200 giờ Washington, ngày 21 tháng 1 năm 1973

* TT Thiệu <21.1.1973>: Tôi  chấp nhận lịch trình của Ngài đã đề ra liên quan đến việc ký tắt  thỏa hiệp vào ngày 23 tháng 1 (1973)
* TT Thiệu triệu tập "Hội nghị Diên Hồng" tại Vũng Tàu từ 23.1.1973 đến 25.1.1973, về việc phía VNCH sẽ ký kết hiệp định Paris vào ngày 27.1.1973.
* Nghị sĩ  Abourezk <13.5.1975>: Tôi có bản sao của hai bức thư xuất hiện trên New York Times vào ngày 1 tháng 5 năm 1975 đã được  Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch miền Nam Việt Nam công bố  ngày 30 tháng 4 năm 1975  tại Washington.

Dao Van
Bài viết sau tóm lược dựa và tài liệu của  Tiểu ban Phân tách Quyền lực thuộc  Ủy ban Tư pháp Thượng viện, và  tuyên bố của TBT đảng cộng sản Liên Xô Khrushchev 1960 phát động chiến tranh giải phóng chống đế quốc Mỹ. Vào ngày 30 tháng 4 của năm 1975, tại thủ  đô Hoa Thịnh Đốn, Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng công bố cho báo chí Mỹ các lá  thư tổng thống Nixon  đã gửi  cho tổng thống Nguyễn văn Thiệu  vào các năm 1972 và 1973 hứa hẹn sẽ giúp phía VNCH một khi phía CSBV vi phạm hiệp định Paris 1973.   Dựa vào tin tức trên báo chí nên phía  nghị sĩ thuộc  Tiểu ban trong Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện  đã gửi thư đến Bộ Ngoại Giao, đến Tòa Bạch Ốc yêu cầu TS Kissinger và Tổng thống Ford  trao  cho Ủy Ban các lá thư mà TT Nixon đã gửi cho TT Thiệu. Vị nghị sĩ này  cho biết phía quốc hội  Hoa Kỳ  dự trù mở cuộc điều trần để tìm hiểu về sự vụ vào các ngày 13-14-15 tháng 5 năm 1975. Sau đây là các thư trao đổi liên quan đến nội vụ

 

 * Bộ Ngoại Giao trả lời TNS  James  Abourezk ,

Bộ Ngoại Giao , Washington, D.C., ngày 12 tháng 5 năm 1975.

Thưa Nghị Sĩ- Tôi viết thư này để đáp lại bức thư đề ngày 2 tháng 5 năm 1975 của nghị sĩ  gửi cho Bộ trưởng Kissinger, trong đó nghị sĩ yêu cầu Bộ trưởng cung cấp cho Tiểu ban phân tách quyền lực bản sao thư từ giữa Tổng thống Nixon và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Do vụ việc liên quan đến thư từ của Tổng thống, chúng tôi đã chuyển yêu cầu của nghị sĩ  đến Tòa Bạch Ốc. Chúng tôi đã thông báo cho Tòa Bạch Ốc  về những hạn chế về thời gian của Tiểu ban đối với vấn đề này và rằng yêu cầu của nghị sĩ phải được quan tâm ngay lập tức.

Trân trọng,

Robert J. McCloskey , Phụ tá  Bộ trưởng Quan hệ Quốc hội. {p.316}

 

* Thư  gửi Tổng thống  Ford của TNS Abourezk

 

Vào ngày 2 tháng 5, tôi đã yêu cầu Tổng thống và Bộ Ngoại giao cung cấp cho Tiểu ban Phân tách Quyền lực của Ủy ban Tư pháp Thượng viện, bản sao  các bức thư ngày 14 tháng 11 năm 1972 và ngày 5 tháng 1, ngày 17 và 20 năm 1973 do Tổng thống Richard M. Nixon gửi cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, trong đó Tổng thống Nixon đưa ra các cam kết  viện  trợ đối với miền Nam Việt Nam trong thời kỳ hậu hòa đàm; bản sao các bức thư ngày 11 tháng 11, và ngày 20 tháng 12 năm 1972 của Tổng thống Thiệu gửi Tổng thống Nixon về sự viện  trợ của Hoa Kỳ đối với miền Nam Việt Nam trong giai đoạn sau hiệp định; và các bản sao của bất kỳ tài liệu hoặc thông tin nào khác liên quan đến các thư từ này. Vào ngày 12 tháng 5, Robert J. McCloskey, Phụ tá Bộ trưởng Quan hệ Quốc Hội  Bộ Ngoại giao, đã trả lời rằng yêu cầu của tôi  đã được chuyển đến Tòa Bạch Ốc .

 

Trong lá thư của tôi gửi đến Tổng thống, tôi yêu cầu Tổng thống trả lời trước ngày 7 tháng 5 để chúng tôi có thể sử dụng thư từ này trong các phiên điều trần của chúng tôi, về các thỏa thuận hành pháp dự trù  tổ chức vào ngày 13, 14 và 15 tháng 5. Ông William T. Kendall đã trả lời vào ngày 3 tháng 5  xác nhận đã nhận được thư của tôi, và  hứa sẽ chuyển thư của tôi đến với  Tổng thống. Trong hai cuộc điện đàm sau đó, ông Kendall đảm bảo với nhân viên của tôi rằng sẽ có phản hồi trước phiên điều trần.

 

Đáng tiếc, điều đó đã không xảy ra và các cuộc điện thoại tiếp theo đến văn phòng của ông Kendall đã không được đáp trả lại. Chúng tôi bắt buộc phải có các bản sao thư của Nixon và Thiệu để chúng tôi sử dụng trong  các phiên điều trần, và để chúng tôi nghiên cứu kỹ hơn về toàn bộ vấn đề liên quan đến  các thỏa thuận hành pháp, đặc biệt là các giải pháp pháp lý về các thỏa hiệp đó. Thời gian chờ đợi đã qua lâu mà không có câu trả lời, tôi kính đề nghị Tổng thống trả lời trước ngày 5 tháng 6.{p.316}

 

Cuộc điều trần ngày 13.5.1975

Hôm nay, Tiểu ban Phân tách Quyền lực bắt đầu xem xét lại các vấn đề liên quan đến các thỏa thuận hành pháp thay vì các hiệp ước, trong việc ký kết các thỏa thuận quốc tế. Trong khi tiểu ban đã  tổ chức các cuộc điều trần  về chủ đề này vào năm 1972, nhưng  vấn đề vẫn chưa bao giờ được giải quyết. Dự thảo  luật  được thông qua lần  đầu tiên tại các phiên điều trần, và cuối cùng đã Thượng viện thông qua,  nhưng lại bị   bức tử trong Ủy ban Nội quy Hạ viện - passed the Senate last session only to die in the House Rules Committee. {p.1}


  Các vấn đề gây ra bởi việc hành pháp sử dụng các thỏa thuận hành pháp có tác động rất cụ thể,  là làm xói mòn niềm tin của người dân vào chính phủ của họ - practical effect of undermining the faith of the people in their government.   Có lẽ ví dụ điển hình nhất về việc lạm dụng các thỏa thuận hành pháp đã được biết đến cách đây 2 tuần. Tôi có bản sao của hai bức thư xuất hiện trên New York Times vào ngày 1 tháng 5 năm 1975 đã được   Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch miền Nam Việt Nam công bố  ngày 30 tháng 4 năm 1975, tại Washington. Tôi xin nhấn mạnh rằng nội dung của những bức thư này được lấy từ tờ Times; cả Bộ Ngoại giao và Tổng thống đều từ chối các yêu cầu này.{p.3}

 

* Thư của TT Ford trả lời  TNS Abourezk

Tòa Bạch Ốc ngày 27.05.1975 - Cảm ơn nghị sĩ đã gửi thư đề ngày 2 tháng 5 và ngày 22 tháng 5 liên quan đến các phiên điều trần của Tiểu ban phân tách quyền lực để xem xét các thỏa thuận và cam kết hành pháp. Tôi rất tiếc là tôi không thể trả lời một cách chắc chắn yêu cầu của nghị sĩ về bản sao các bức thư mà Tổng thống Nixon gửi cho Tổng thống Thiệu trong giai đoạn 1972-1973 mà nghị sĩ đã yêu cầu. Theo nguyên tắc cơ bản của quan hệ ngoại giao là giữ bí mật các cuộc trao đổi giữa các nguyên thủ quốc gia.

   Việc hai trong số các bức thư Nixon-Thiệu được công khai mà chưa được phép không ảnh hưởng đến trách nhiệm của tôi về nguyên tắc bảo vệ bí mật trao đổi giữa những người đứng đầu chính phủ.

Tuy nhiên, trước mối quan tâm của nghị sĩ về các cam kết liên quan đến viện trợ cho miền Nam Việt Nam, nghị sĩ nên biết rằng Tổng thống Nixon và các thành viên trong Chính quyền của ông ta đã tuyên bố công khai và nhiều lần rằng Hoa Kỳ dự định tiếp tục mối quan hệ về viện trợ với Việt Nam Cộng hòa và phản ứng quyết liệt trước những hành vi vi phạm Hiệp định Hòa bình Paris năm 1973.

Tôi đánh giá cao tầm quan trọng của mối quan tâm của Tiểu ban về các thỏa thuận hành pháp và quyền lực hiệp ước của Thượng viện và tin tưởng rằng những quan điểm này sẽ hữu ích trong tiến trình tham khảo của nghị sĩ. Trân trọng, GERALD R, FORD. {p.318}

 

* Cuộc điều trần ngày 25.7.1975

 

Tiểu ban Phân tách Quyền lực tiếp tục các phiên điều trần về việc Tổng thống sử dụng các thỏa thuận hành pháp để ký kết các thỏa thuận quốc tế. {Các phiên điều trần trước vào các ngày 13.5.1975 <p.1> , ngày 14.5.1975 <p.77>, ngày 15.5.1975 <p.155>}. Ông Monroe Leigh, Cố vấn Pháp lý của Bộ Ngoại giao, sẽ  trình bày vào sáng nay. {p.222}

 

"..." - Ông LEIGH. Tôi đã nói rằng Quốc hội không có quyền can thiệp vào  cuộc đàm phán của Tổng thống.

TNS ABOUREZK. Tôi đồng ý với điều đó. Tôi nghĩ rằng ông ta có thẩm quyền duy nhất để đàm phán, nhưng không có quyền thực hiện các thỏa thuận. Chúng riêng biệt. Tôi không nghĩ rằng chúng tôi đã nói rõ điều đó trong cuộc đối thoại cuối cùng của chúng tôi.

Ông LEIGH. Thành thật mà nói, thưa Chủ tịch, tôi không nhớ thông báo của chúng tôi về việc này. Tôi nghĩ rằng quan điểm của tôi luôn là có những lĩnh vực nhất định mà Quốc hội không thể hạn chế quyền của Tổng thống khi đưa ra một số loại thỏa thuận nhất định. Ví dụ, thỏa thuận về sự công nhận-  a recognition agreement -  là một thỏa thuận mà tôi nghĩ rằng Quốc hội không thể hạn chế Tổng thống trong việc đưa ra quyết định . Tôi cho rằng quyền hạn tiếp các đại sứ là quyền  độc lập, hợp hiến.

TNS ABOUREZK.  Chúng tôi đồng ý rằng Tổng thống có quyền duy nhất để đàm phán, và có lẽ là một ý kiến hay để ngăn cản 535 nhà đàm phán cố gắng thực hiện các thỏa thuận quốc tế. Tuy nhiên, khả năng đưa ra  thỏa thuận một khi  cuộc đàm phán đạt  kết quả  như  trường hợp các hiệp ước, thời cần tham vấn với Thượng viện.{p.223}

 

* Bài báo trên tờ NY Thời Báo ngày 30.4.1975

Phần trên trong cuộc điều trần ngày 13.05.1975, có ghi đoạn văn:"Tôi có bản sao của hai bức thư xuất hiện trên New York Times ngày 1 tháng 5 năm 1975 đã được Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch miền Nam Việt Nam công bố vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, tại Washington. Tôi xin nhấn mạnh rằng nội dung của những bức thư này được lấy từ tờ Times{p.322-323}. Người viết tóm lược nội dung như sau.

 

WASHINGTON, ngày 30 tháng 4 - Hôm nay, một cựu quan chức Nội các Sài Gòn đã công khai lá thư của Tổng thống Richard M. Nixon hứa với Chính quyền Sài Gòn năm 1972 và 1973 rằng Hoa Kỳ sẽ "có hành động trả đũa nhanh chóng và nghiêm khắc" và sẽ "đáp trả bằng toàn bộ lực lượng" nếu Bắc Việt vi phạm hiệp định ngừng bắn Paris.

    Một phụ tá của Ngoại trưởng Kissinger vào thời điểm đó cho biết trước khi ký kết, trong một lá thư ông Nixon đã hứa rằng Hoa Kỳ sẽ phản ứng trước những  cuộc tấn công của Cộng sản, nhưng cựu Tổng thống không nói cụ thể.
    Nội dung của các bức thư do Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch công bố, về khả năng Mỹ sử dụng lực lượng quân sự trả đũa, cụ thể hơn là  phía Tòa Bạch Ốc  đưa ra vào đầu tháng này về vấn đề " đảm bảo bí mật "cho Sài Gòn lần đầu tiên được công khai.
    Thật trùng hợp với những tiết lộ của ông Hưng, tại một cuộc họp báo có nhiều người tham dự tại khách sạn Mayflower, Tổng thống Ford đã chính thức từ chối cung cấp cho Quốc hội bản sao các lá thư của Nixon - Thiệu với lý do giữ bí mật ngoại giao.
     Tổng thống đã thông báo sự từ chối của mình trong một bức thư gửi cho chủ tịch vào thứ Sáu tuần trước, và Thượng nghị sĩ Sparkman đã công khai bức thư vào chiều nay.

     Tôi đã đọc chúng và tôi tin rằng những gì chúng tôi nói vào thời điểm đó vẫn đúng với ngày hôm nay,” Ron Nessen, thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc  nói, “vào thời điểm đó” có nghĩa là đầu tháng này. "Không có điều gì đã nói với Thiệu một cách riêng tư khác về bản chất với những gì đã được nói công khai -Nothing that was said to Thieu privately differs in substance from what was said publicly.”

    Nhưng những tiết lộ cho thấy rằng ông Nixon, trong nỗ lực tranh thủ sự ủng hộ của ông Thiệu đối với lệnh ngừng bắn ở Paris - các hiệp định ngừng bắn  đang được đàm phán trong ba tháng cuối năm 1972, và vào tháng 1 năm 1973, đã gây áp lực mạnh mẽ lên Sài Gòn và  các lời hứa quan trọng chưa được tiết lộ cho Quốc hội hoặc cho công chúng Mỹ biết vào thời điểm đó.

Ông Hưng, 40 tuổi, có bằng tiến sĩ kinh tế của Đại học Virginia, đã công bố những lá  thư của ông Nixon gửi ông Thiệu, trên đó có dấu hiệu thuộc  văn phòng phẩm của Tòa Bạch Ốc, đề  ngày 14/11/1972 {p.323-324} và ngày 5 tháng 1 năm 1973 {p.325-326}  Ông ta cũng trích dẫn từ các bức thư đề ngày 17 tháng 1, và ngày 20 tháng 1 năm 1973 nhưng không cung cấp toàn văn.

Ông  Hưng  nói với các phóng viên rằng ông  ta đã có những bức thư thuộc quyền sở hữu của mình đã "một thời gian", và có chúng khi ông  ta đến đất nước này hai tuần trước trong nhiệm vụ xin viện trợ. Ông Hưng cho biết ông đã công khai các bức thư này mà ông Thiệu không hề hay biết "theo  lương tâm mách bảo -  Mr. Hung said he was making the letters public without Mr. Thieu's knowledge “at the dictates of my conscience.”
“Tôi tin chắc rằng cuộc thảo luận của tôi với các ông  ngày hôm nay không chỉ vì lợi ích của người dân Việt Nam, mà về lâu dài, nó rất quan trọng vì lợi ích của người dân Hoa Kỳ,” ông ta nói theo bản văn đã được đánh máy trước đó - he said in a statement he had typed out beforehand.   

 

 - Điều gì khiến ông Thiệu lo lắng -Ông Thiệu đặc biệt lo lắng về sự tiếp tục hiện diện  của quân đội Bắc Việt Nam ở miền Nam Việt Nam, và  rằng hiệp định  thiếu bảo đảm khi  thực thi. Các cuộc đàm phán ở Paris sẽ được nối lại vào ngày 20 tháng 11, và ông Nixon, vào ngày 14 tháng 11 năm 1972, đã viết thư cho ông Thiệu, kêu gọi ông đừng lo lắng về những điểm cụ thể trong hiệp định. “Nhưng điều quan trọng hơn là những gì chúng tôi nói trong thỏa thuận là vấn đề này” - sự hiện diện của quân đội Bắc Việt - “là những gì chúng tôi hành động trong trường hợp kẻ thù tiếp tục gây hấn,” ông Nixon viết. "Ngài có sự đảm bảo tuyệt đối của tôi rằng nếu Hà Nội không tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận này, tôi có ý định thực hiện hành động trả đũa nhanh chóng và nghiêm khắc - Mr. Nixon wrote. "You have my absolute assurance that if Hanoi fails to abide by the terms of this agreement it is my intention to take swift and severe retaliatory action."

"Trên tất cả," ông Nixon viết, "chúng ta phải ghi nhớ điều gì sẽ thực sự duy trì thỏa thuận." "Tôi nhắc lại lời đảm bảo của tôi," ông ấy tiếp tục, "rằng Hoa Kỳ sẽ phản ứng rất mạnh mẽ và nhanh chóng đối với bất kỳ vi phạm thỏa thuận nào." Tuy nhiên, ông Nixon cảnh báo rằng để có thể làm điều này một cách hiệu quả, "điều cần thiết là tôi phải có sự ủng hộ của công chúng và chính phủ của các ông, không trở thành chướng ngại cho một nền hòa bình mà công luận Mỹ hiện nay đều mong muốn." Bức thư ngày 5 tháng 1 năm 1973 {p.325-326} được viết ngay sau khi Mỹ kết thúc cuộc ném bom  một cách nặng nề vào Hà Nội dịp lễ Giáng sinh, sau cuộc hội đàm Kissinger-Tho vào tháng 12.( Ghi chú: Vì tài liệu quốc hội dày trên 500 trang, để bạn đọc dễ dàng kiểm chứng, người viết đã tách riêng 2 trang <325-326> ghi nội dung lá thư ngày 05.1.1973, và trang 326 có kèm bản chụp lời cam kết với chữ ký của TT Nixon, người viết dùng làm logo đề tài của bài viết nêu trên  [1] )

Giọng điệu của ông Nixon cứng rắn hơn đối với ông Thiệu, nhưng lại kèm theo lời hứa trả đũa. Ông Nixon lại bác bỏ quan ngại của ông Thiệu về quân đội Bắc Việt hiện diện trên lãnh thổ của ông ta và cảnh báo về "hậu quả nặng nề nhất" sẽ phải gánh chịu nếu chính phủ của ông Thiệu "từ chối hiệp định và tách khỏi Hoa Kỳ". "Nếu ông  quyết định, như tôi tin tưởng ông  sẽ đi với chúng tôi, ông  có sự đảm bảo của tôi về sự hỗ trợ tiếp tục trong giai đoạn sau đàm phán và chúng tôi sẽ đáp trả bằng toàn bộ lực lượng nếu thỏa hiệp  bị Bắc Việt Nam vi phạm", ông Nixon đã viết - "Should you decide, as I trust you will, to go with us, you have my assurance of continued assistance in the post-settlement period and that we will respond with full force should the settlement be violated by North Vietnam," Mr. Nixon wrote.   “Toàn lực,” ông Hưng nói, được các quan chức cấp cao Sài Gòn giải thích có nghĩa là những hành động tương tự như vụ ném bom nặng nề vào miền Bắc Việt Nam và phong tỏa  cảng Hải Phòng vào tháng 5 năm 1972, và vụ đánh bom Giáng sinh. 

   Vào ngày 20 tháng 1, khi các cuộc đàm phán gần như kết thúc, ông Nixon đã gửi điều mà ông Hưng gọi là "tối hậu thư" cho ông Thiệu: "Như tôi đã nói với các ông, chúng tôi sẽ ký tắt hiệp định vào ngày 23 tháng 1. Tôi phải biết liệu bây giờ ông  có sẵn sàng tham gia với chúng tôi trong thỏa hiệp này không, và tôi phải có câu trả lời của ông  trước 1200 giờ Washington, ngày 21 tháng 1 năm 1973 - As I have told you, we will initial the agreement on January 23. I must know now whether you are prepared to join us on this course, and I must have your answer by 1200 Washington time, January 21, 1973"( Ghi chú: thư viện BNG có ghi lại nội dung lá thư này  [2]).  Ông Hưng hôm nay nói: “Những áp lực, cùng với những đảm bảo,“ đã thành công trong việc buộc Tổng thống Thiệu phải đồng ý ký hiệp định vào ngày 27 tháng 1 năm 1973 - successfully forced President Thieu to agree to sign the agreement on Jan. 27, 1973."  Ông Hưng là phụ tá riêng cho ông Thiệu vào năm 1973.

Ông Nixon lần đầu tiên công khai đe dọa sử dụng vũ lực chống lại Hà Nội được đưa ra trong cuộc họp báo ngày 15 tháng 3 năm 1973. Ông Nixon nói: "Chúng tôi đã thông báo cho Bắc Việt về mối quan ngại của chúng tôi về sự xâm nhập này, và những gì chúng tôi tin rằng đó là sự vi phạm lệnh ngừng bắn. Tôi chỉ đề nghị rằng dựa trên những hành động của tôi trong bốn năm qua, Bắc Việt không nên coi thường biểu hiện lo lắng như vậy khi họ nổi điên, liên quan đến một hành vi vi phạm. Đó là tất cả những gì tôi muốn nói. "

Ngày 3 tháng 5 năm 1973, ông Nixon nói: "Chúng tôi đã nói với Hà Nội, một cách riêng tư và công khai, rằng chúng tôi sẽ không dung thứ cho những vi phạm hiệp định." Nhưng đến cuối tháng 6 năm 1973, ông Nixon miễn cưỡng ký một nghị quyết  của Quốc hội - nhằm chế việc tuyên chiến, và cắt toàn bộ viện trợ quân sự  cho Đông Dương kể từ  ngày 15 tháng 8 năm 1973. Điều này, như Tòa Bạch Ốc  đã loan báo  trong tháng này, nghị quyết này đã  hạn chế các  sự đảm bảo  của ông Nixon  hứa hẹn trước đây.  {p.322-323} {page 1 - page 326} [3]

 

* Xóa bỏ lời cam kết của TT Nixon ... khi lá thư công bố  trên  thư viện BNG (lá thư ngày 05.1.1973) 

 Phần trên dựa theo  bản văn của Thượng viện xác nhận:"Tôi có bản sao của hai bức thư xuất hiện trên New York Times ngày 1 tháng 5 năm 1975 ..."  Nơi trang 325 và 326  trong tài liệu của quốc hội có ghi lại nội dung bức thư ngày 05.1.1973 [1].  Tuy nhiên nội dung lá thư  TT Nixon gửi TT Thiệu ngày 05.1.1973 phổ biến trên thư viện online của BNG lại bị xóa bỏ đi một đoạn văn về sự cam kết:

Should you decide, as I trust you will, to go with us, you have my assurance of continued assistance in the post-settlement period and that we will respond with full force should the settlement be violated by North Vietnam.".[4]

Dao Van 2
Thư của TT Thiệu trả lời về yêu cầu của TT Nixon ký thỏa hiệp...

Phần trên việc TT Nixon đòi hỏi  TT Thiệu "  phải có câu trả lời của ông  trước 1200 giờ Washington, ngày 21 tháng 1 năm 1973" Phía TT Thiệu đã có thư hồi đáp, nội dung được phổ biến trên Thư viện Bộ Ngoại Giao online: 

Gửi Ngài Tổng thống, (Sài Gòn ngày 21 tháng 1 năm 1973)

Đại sứ Bunker đã chuyển cho tôi vào đầu ngày hôm nay lá thư của Ngài  ngày 21 tháng 1, trong đó Ngài  yêu cầu tôi cho Ngài biết trước 12 giờ trưa, ngày 21 tháng 1, theo giờ Washington, rằng liệu Chính phủ Việt Nam có tham gia với Ngài trong việc ký tắt  Hiệp định vào ngày 23 tháng Giêng và ký kết chính thức vào ngày 27 tháng Giêng. Tuy nhiên, tôi phải nói rằng tôi không thể chấp nhận những cáo buộc của Ngài về sự chậm trễ  thông báo cho chính phủ của Ngài biết nhận xét của chúng tôi  liên quan đến thỏa hiệp này, vì chúng tôi nhận được phiên bản mới nhất của thỏa hiệp vào ngày 11 tháng 1, và những điểm mà Chính phủ Việt Nam đã phản đối trong các bức thư trước của tôi liên quan đến những thay đổi có trong phiên bản mới nhất đó. Đối với văn bản tiếng Việt của các nghị định thư, chúng tôi mới nhận được bản văn  từ Đại sứ quán Hoa Kỳ trong ngày hôm nay. Về vấn đề này, tôi xin nhắc lại với các Ngài  bản ghi nhớ của Chính phủ Việt Nam đã được gửi cho Đại sứ Bunker vào ngày 19 tháng 1 và lá thư của tôi ngày 20 tháng 1. Trước những tuyên bố của Ngài rằng viện trợ của Hoa Kỳ cho VNCH sẽ bị cắt đứt nếu tôi không tham gia cùng Ngài,  và những nhận xét của Ngài khiến cho mối quan hệ của chúng ta bắt buộc phải đặt mối quan hệ của chúng ta trên một cơ sở mới, nên tôi đã đi đến các quyết định sau đây.

     Liên quan đến việc Hà Nội từ chối rút quân khỏi miền Nam Việt Nam sau khi ngừng bắn, tôi phải nói thẳng rằng tôi không thấy có các điều khoản nào về sự  đảm bảo mà Ngài nêu ra đã đủ để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, vì lợi ích của sự thống nhất giữa hai Chính phủ của chúng ta, và trên cơ sở đảm bảo mạnh mẽ của các Ngài  về việc tiếp tục viện trợ và hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam sau khi ngừng bắn, tôi  chấp nhận lịch trình của Ngài đã đề ra liên quan đến việc ký tắt  thỏa hiệp vào ngày 23 tháng 1, tùy thuộc vào sự khác biệt giữa văn bản tiếng Anh và tiếng Việt mà tôi đã đề cập với Ngài  trong các lá thư trước đây của tôi." [5]

 

* TT Thiệu triệu tập "Hội nghị Diên Hồng" tại Vũng Tàu bàn về hiệp định Paris

 Theo văn bản ghi trên, TT Nixon ấn định ngày 23.1.1973 là hạn chót phía VNCH  " phải có câu trả lời " về  bản hiệp định...Tổng thống Thiệu  đã triệu tập cuộc họp tại Trung Tâm Huấn Luyện Cán Bộ  XDNT tại Vũng Tàu, từ chiều 23.1.1973 đến sáng ngày 25.1.1973 để chia sẻ các khó khăn và  phía VNCH bị buộc phải ký kết hiệp định chính thức vào ngày 27.1.1973.

  Chủ tọa "Hội nghị Diên Hồng" là Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và các phụ tá tại Phủ Tổng thống. Ngoài các viên chức  Phủ Tổng thống, thành phần tham dự còn bao gồm các vị thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, Thủ tướng và  toàn thể thành viên trong nội các Trần Thiện Khiêm, các sĩ quan cao cấp thuộc Bộ TTM và các Quân đoàn, các nghị sĩ, dân biểu  đứng đầu các ủy ban thuộc Thượng Viện và Hạ viện VNCH. Phía 14 người trong BĐD thuộc hội đồng Đô-Tỉnh-Thị toàn quốc cũng được mời tham dự, người viết thuộc thành viên trong BĐD cũng có mặt trong phiên họp này.


Dao Van 3

     Vì  thỏa hiệp dự định được ký kết chính thức vào ngày 27.1.1973, nên phía VNCH chưa công bố  việc ký kết cho công chúng biết.   Nhưng sáng ngày 25.1.1973 khi rời cuộc họp tại Vũng Tàu, trên đường về tỉnh, người viết ghé cư xá sĩ quan cố vấn Mỹ thuộc Quân Đoàn 3 tại Biên Hòa, nơi đây đã thấy báo chí Mỹ  đề ngày 25.1.1973 loan tải về việc ký kết hiệp định.Qua sự kiện này lại cho thấy cách hành xử giữa nước lớn với nước nhỏ ...

    Năm 1960, tại đại hội đảng lần thứ 81 tại Moscow,  TBT đảng Khrushchev lên tiếng kêu gọi phát động chiến tranh giải phóng để chống  lại đế quốc Mỹ, đồng thời thông báo " Một phong trào dân tộc  giải phóng, nhằm trực tiếp chống lại đế quốc Mỹ và những kẻ làm tay sai  của chúng, đang phát triển ở Nam Việt Nam và Lào -A national-democratic movement, directed against the U.S. imperialists and their flunkeys, is developing in South Vietnam and Laos" [6]. Sau đó tại Việt Nam, Mặt Trận DTGPMNVN ra đời vào ngày 20.12.1960.

    Năm 1961 về phía Mỹ, nhằm chống lại Liên xô qua chiến tranh giải phóng,  ngay sau khi nhậm chức vào tháng 1.1961, TT Kennedy phát động chiến tranh chống nổi dậy, chống giải phóng - Counter Insurgency Progam / CIP  - Nhưng chỉ sau khi nền đệ Nhất VNCH  bị lật đổ, thời Mỹ mới có thể đưa quân vào Việt Nam (Mar.1965) để thực hiện chiến lược này .  Khi muốn rút quân đi, Mỹ cũng làm áp lực để rồi  nền Đệ Nhị VNCH không còn tồn tại ...Sự việc được Tướng Westmoreland đã công khai bật mí  về mục tiêu chiến lược của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.  Tướng Westy tuyên bố rằng "  chúng  tôi không bao giờ được quyền đế cắt đứt con đường này  dù chúng tôi dư sức làm điều đó, vi` con đường này là mạch sống của địch quân và việc cắt đứt con đường này sẽ giảm thiểu các chiến lược của chúng tôi rất nhiều.<Việt Báo ngày 03.09.2021>.

Trong cuộc chiến vừa qua, quân và dân miền Nam Việt Nam không thua  vì thiếu tinh thần và  khả năng chiến đấu, mà thua vì  Mỹ  đã dùng chiến tranh Việt nam để chia rẽ khối cộng sản, " làm rạn nứt quan hệ giữa Liên Xô và Trung Cộng" - "Trong suốt thập niên 1960, sự cay đắng của mối thù Trung-Xô không có khả năng hòa giải sớm là yếu tố quan trọng khiến cho Hoa Kỳ quyết định can thiệp quân sự vào Việt Nam-the bitterness of the Sino-Soviet feud and the unlikelihood of early reconciliation constituted an important factor in the US decision to intervene militarily in Vietnam".<Việt Báo ngày 03.09.2021> . Vì vậy nhằm  thực hiện mục tiêu " chiến lược "  để chống Liên Xô, Mỹ đã không thực thi lời cam kết " will respond with full force " nên nền đệ Nhị VNCH bị hy sinh.

 

Đào Văn

Bài viết tới  tiêu đề:  TT Ngô Đình Diệm chết vì  TT Kennedy ...( theo tài liệu  giải mật sau này của BNG), và bản photo bức điện viết tay của  TT NĐ. Diệm viết vào hồi 4 giờ chiều ngày 01.11.1963 (theo tài liệu của NSA archives).

Nguồn:

[1]- Google book {page 325-326} Thư TT Nixon gửi TT Thiệu ngày 05.1.1973

[2]- Thư viện BNG 20.1.1973:Message From the President’s Assistant for National Security Affairs (Kissinger) to the Ambassador to Vietnam (Bunker)

[3]- Google Book, {p1} - {p326}: Congressional Oversight of Executive Agreements, 1975

[4]- Thư viện BNG 05.1.1973:The text of a letter from President Nixon to President Thieu

[5]- Thư viện BNG 21.1.1973 Letter From South Vietnamese President Thieu to President Nixon

[6]- Tuyên bố của TBT Khrushchev 1960:Statement Of 81 Communist And Workers Parties Meeting In Moscow, Ussr 1960

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
08/02/202407:25:00
Hãy thiền như một kẻ khờ? Vâng, cần phải tế nhị chữ nghĩa, khi nói về chuyện nên thiền như một kẻ khờ. Bởi vì Phật Giáo là con đường trí tuệ, không thể nào có chuyện tu hành theo một kiểu khờ khạo, ngu ngơ. Hẳn nhiên phải là có ý nghĩa ẩn mật, khi nhiều Thiền sư tự nhận là kẻ ngu, kẻ khờ, mặc dù quý ngài rất là uyên bác kinh điển. Và, ngay cả trong thời Đức Phật sinh tiền, vẫn có những kẻ ngu khờ chứng quả A la hán để giải thoát.
03/02/202404:59:00
Chúng ta thường nghe dặn dò rằng, hãy tu đi, đừng nói nhiều, đừng lý luận nhiều, đừng dựa vào chữ nghĩa biện biệt sẽ dễ loạn tâm, hãy ngồi xuống hít thở, hãy ngồi xuống quán sát tâm mình, hãy ngồi thiền, hãy đi bộ thiền, và vân vân. Những lời dặn dò đó không sai. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp, trong kinh ghi rằng, lý luận biện biệt về Chánh pháp sẽ có thể dẫn tới giải thoát, có thể dẫn tới có thể tới thánh quả Bất Lai (A na hàm), chỉ nhờ thuần nghe lý luận và để tâm mình tập theo lý luận đó. Kinh ghi rằng ngay cả khi nằm giường bệnh, đau đớn toàn thân trong giờ cận tử, không thể tập gì được hết, nhưng khi được nghe lý luận biện biệt về Chánh pháp sẽ sinh về cõi trời Đâu suất thiên để học đạo tiếp.
02/02/202400:00:00
Trong cuộc sống, luôn có thiện và ác. Thiện và ác có mặt ở mọi nơi. Kể cả trong mỗi một con người. “Hướng thiện” là cái đích mà con người luôn cố gắng học hỏi, uốn nắn, tập tành cho được hoàn hảo hơn. Thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu người tốt nhiều hơn kẻ ác. Vào khoảng 6 giờ 35 phút sáng sớm ngày thứ Bảy, 07 tháng 10, 2023, quân khủng bố Hamas từ Dải Gaza mở một cuộc tấn công hỗn hợp bất ngờ, sử dụng hàng ngàn hỏa tiễn bắn tới tấp vào các thành phố Do Thái, ngay cả Tel Aviv và Jerusalem, đồng thời mở nhiều cuộc tấn công cùng lúc bằng đường bộ, từ biển và trên không, đa số nhắm vào các vùng kinh tế Kibuutz nằm gần Gaza, phía Nam Do Thái, gồm chừng 20 thị trấn và doanh trại quân đội.
02/02/202400:00:00
Tình trạng phân cực chính trị giữa hai Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đã tồn tại từ lâu, nhưng chưa bao giờ biểu hiện mâu thuẫn và căng thẳng như hiện nay. Sau cuộc bầu cử năm 2020, bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022 và trước thềm cuộc tổng tuyển cử đặc biệt ngày 5 tháng 11 năm 2024, mọi người có thể thấy nước Mỹ có sự phân cực chính trị và sự chia rẽ rõ rệt.
31/01/202413:41:00
Trong cuộc sống, luôn có thiện và ác. Thiện và ác có mặt ở mọi nơi. Kể cả trong mỗi một con người. “Hướng thiện” là cái đích mà con người luôn cố gắng học hỏi, uốn nắn, tập tành cho được hoàn hảo hơn. Thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu người tốt nhiều hơn kẻ ác...
30/01/202406:54:00
Đối với những người từng học Thiền Tông Việt Nam, khi đọc bản Anh văn về các lời dạy của nhà sư Thái Lan Ajaan Dune Atulo -- còn được gọi tôn kính là Luang Pu, tức Trưởng Lão Hòa Thượng hay Sư Ông, trong tương đương tiếng Việt -- sẽ giựt mình vì thấy rất là quen thuộc. Đây là văn phong của Huệ Năng, của Tuệ Trung Thượng Sỹ được viết trong phiên bản Thái Lan. Thí dụ, lời dạy về vô niệm của ngài Luang Pu, "Bất kể ngươi suy nghĩ nhiều như thế nào, ngươi sẽ không biết. Chỉ khi ngươi ngưng suy nghĩ, ngươi mới biết. Nhưng dù vậy, ngươi phải nương dựa vào suy nghĩ để biết." Hay là lời ngài dạy ngắn gọn, “Người ta bây giờ đau khổ bởi vì niệm." [People these days suffer because of thoughts.] Hay về Tánh Không: Luang Pu nói rằng khi đọc hết kinh điển (Tạng Nam Truyền), ngài suy nghĩ tìm chỗ tối hậu, điểm tận cùng chân lý Đức Phật dạy, đó là lời của Xá Lợi Phất rằng "An trú của tâm tôi là Tánh Không." [My mind's dwelling place is emptiness.]
26/01/202400:00:00
Người ta thường nghe hai chữ “âm mưu”, ít khi nghe cái gì là “dương mưu.” Theo sách mưu lược, âm mưu là những kế hoạch tính toán ngấm ngầm, bí mật, không tỏ lộ bên ngoài, những ai không liên can sẽ không thể biết. Ngược lại, dương mưu là loại mưu kế biểu lộ ra ngoài, ai cũng thấy. Như trường hợp chiến tranh Irag (2003) dưới thời tổng thống George W. Bush. Hàng ngày, truyền hình, đài phát thanh đều loan tin trước những chiến thuật hành quân của quân đội đồng minh. Thậm chí, vẽ cả bản đồ báo trước những nơi sẽ tấn công, không cần giấu giếm. Điểm lợi hại của dương mưu này là gây tinh thần sợ hãi cho quân đội Irag. Chưa đánh đã hàng. Mọi kế sách đều có thể áp dụng theo âm mưu hoặc dương mưu, tùy vào bối cảnh, sức mạnh và tâm lý đối phương. Phần lớn, dương mưu được sử dụng để che giấu âm mưu. Ví dụ: Sử dụng “Khoa trương thanh thế” là để ngấm ngầm “Ám độ trần thương.” Khi phân biệt được giá trị và lề lối áp dụng khác nhau giữa dương mưu và âm mưu, chúng ta sẽ nhìn rõ hơn ý nghĩa chính trị
26/01/202400:00:00
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
17/01/202412:59:00
Cuộc khảo sát của CBS đã thăm dò với con số là 2,870 cử tri Mỹ trên toàn quốc, trong đó có 786 người là đảng viên Cộng hòa. Cuộc thăm dò đã đưa ra những câu hỏi về quan điểm của người tham gia trong các vấn đề khác nhau, hỏi xem họ có đồng ý hay không đồng ý với nhận xét hoặc lập trường của ứng cử viên hay không. Một trong những chủ đề trong cuộc thăm dò bao gồm việc đánh giá cảm nhận của mọi người về việc Trump sử dụng cụm từ "đầu độc huyết thống của đất nước" khi đề cập đến những người nhập cư vào Mỹ bất hợp pháp. Trong số tất cả các cử tri được khảo sát, không chỉ những người thuộc Đảng Cộng Hòa, khoảng 47% người dân Hoa Kỳ nói chung cho biết họ "đồng ý với Trump" về nhận xét của ông về những người nhập cư bất hợp pháp và 53% tổng số cử tri cho biết họ "không đồng ý" với nhận xét này. Mặc dù hầu hết cử tri nói chung không đồng ý với ngôn ngữ này, nhưng khoảng 8 trong số 10 cử tri bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng Hòa cho biết họ đồng ý.
12/01/202400:00:00
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.