Hôm nay,  

Tu Theo Viên Giác (Phẩm Bồ Tát Phổ Hiền Hỏi Phật)

29/02/202017:50:00(Xem: 3781)

 

Phần Dẫn Nhập:

Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được Phật cho đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.

Kinh Viên Giác có tên là Đại Phương Quảng Tu Đà La Liễu Nghĩa do ngài Phật Đà Đa La (Buddhayas’as) nước Kế Tân (Kashmir bây giờ) đương thời nhà Đường dịch ra tiếng Trung Hoa. Tôi không biết có bao nhiêu cao tăng Việt Nam dịch Kinh Viên Giác từ Hán Văn sang Việt Văn. Trước mắt tôi có các bản dịch: Một là của cụ Thích Huyền Cơ dịch năm 1951 tại Hà Nội và bản dịch của HT. Thích Thiện Hoa năm 1957 tại Sài Gòn. Bản dịch thứ ba của HT. Thích Trí Quang năm 1985, bản thứ tư của thầy Thích Duy Lực năm 1991. Và bản thứ năm của thầy Thích Hằng Đạt không ghi rõ năm.

            Trong phần giới thiệu bản dịch, Cụ Thích Huyền Cơ nói rằng, “Bộ Kinh Viên Giác này thuộc về loại kinh cao. So theo tứ giáo (*) và nói theo phân biệt thì nó cao hơn Viên Giáo. Nó không những là bao hết tứ giáo như gương trong sáng, gặp vật gì cũng hiện rõ, lại còn trên cỡ phân biệt của tứ giáo. Nó không thuộc phạm vi phân biệt. Nó là hiện tượng không danh từ.”

            Cư sĩ Tuệ Quang đã từng gặp và học pháp nơi cụ Huyền Cơ, trong phần giới thiệu sách ghi năm 1964, đã viết, “Đọc tới, ta sẽ bàng hoàng kinh ngạc, không ngờ đạo Phật cao siêu, vĩ đại, đẹp đẽ đến thế. Cao đẹp về tư tưởng, cao đẹp về đức hạnh, về tâm hồn trong trắng cao quýAi đọc kinh này mà hiểu được, theo được, vị đó đã có rất nhiều duyên lành, kiếp trước đã tu nhiều, đã từng gần Phật.”

            Tôi may mắn được biết tới bộ kinh này khi còn ở Trại Cải Tạo Hà Tây khoảng năm 1980. Do một số anh em Phật tử trước khi đi trình diện cải tạo có đem theo bộ kinh này rồi do một nhân duyên thật hi hữu, gặp nhau, lén truyền tay nhau biên chép, nghiên cứu, đọc tụng. Trong số này có những vị đã giữ những chức vụ rất cao trong quân đội VNCH, khi định cư vào Mỹ thấy cuộc đời này chỉ là huyễn mộng, đã xuất gia và tu thiền. Riêng tôi vẫn còn nặng nợ trần ai, dù rất thích thú với kinh này, nhưng sau bao năm đọc tụng mà vẫn không sao hiểu hết được kinh. Từ đó tôi nghĩ rằng chỉ có Đức Phật mới hiểu hết Viên Giác mới nói được Viên Giác. Ngay hàng Bồ Tát cũng không thể hiểu hết Kinh Viên Giác. Từ đó, tôi không bao giờ có ý nghĩ ngông cuồng là “giảng” về Viên Giác mà chỉ dám ở mức khiêm tốn cố gắng hiểu và hiểu đến đâu thì nói ra. Do đó tôi mong các bậc cao minh nếu thấy có gì sai sót xin chỉ giáo cho.

            Tu Phật có nhiều pháp môn. Mỗi pháp môn thường trụ vào một bộ kinh nào đó, như Pháp Hoa Tông (Tu theo Kinh Pháp Hoa), Tịnh Độ Tông (lấy Kinh Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ, và Tiểu Bản A Di Đà làm căn bản). Mật Tông y vào giáo lý bí mật của Kinh Đại Nhật, Kinh Kim Cương Đính gọi là Mật Tông hay Chơn Ngôn Tông. Thiền Tông tuy nói “bất lập văn tự” nhưng yếu chỉ của Thiền Tông đều nằm trong Lăng Già, Kim Cang và Bát Nhã. Còn tôi chưa thấy một tông phái nào tu theo Viên Giác. Do đó trong bài này tôi đưa ra một câu hỏi là, “Liệu chúng ta có thể tu theo Viên Giác được không?” Do đó tôi sẽ đi lần lượt từng chương để tìm hiểu mà tôi gọi đó là “tu theo Viên Giác”.

Phẩm Bồ Tát Phổ Hiền Hỏi Phật:

Phẩm này vô cùng quan trọng. Nó là mạng mạch là cốt tủy của đạo Phật. Bởi vì hầu hết các tôn giáo khác đều coi giáo lý, pháp môn tu của họ là có thật và cứu cánh. Ai không tin giáo lý của họ sẽ bị đày hỏa ngục. Chỉ riêng Phật chỉ ra rằng, pháp môn tu, giáo lý, lời giảng dạy cũng đều như huyễn. Nó chỉ là phương tiện giống như chiếc bè qua sông. Chúng ta hãy nghe Bồ Tát Phổ Hiền hỏi Phật:

Đại Bi Thế Tôn! Xin ngài nói cho các chúng Bồ Tát trong pháp hội và chúng sinh muốn tu đại thừa đời mạt pháp, nghe cảnh giới thạnh tịnh rồi làm thế nào mà tu hành? Thế Tôn! Nếu chúng sinh biết được là như huyễn thì thâm-tâm cũng huyễn làm thế nào lấy cái huyễn mà tu cái huyễn được? Còn như cái tính huyễn hết thì không có tâm, lấy gì mà tu hành? Làm sao lại nói là tu hành như huyễn?” (Thích Huyền Cơ)

            Khi ấy Phật bảo Bồ Tát Phổ Hiền rằng:

Tất cả các cảnh vật huyễn hóa (thế giới, chúng sanh) của chúng sanh đều sanh (hiện ra) trong tâm Viên Giác mầu nhiệm của Như Lai. Các pháp hư huyễn có diệt mà tánh viên giác vẫn không diệt. Cũng như hoa đóm sanh (hiện ra) trong hư không, các hoa đóm hư huyễn kia có hoại diệt mà hư không chẳng hề hoại diệt.” (Thích Thiện Hoa)

Và Phật dạy các phương pháp ly huyễn:

Này thiện nam tử! Tất cả các vị Bồ Tát và chúng sanh đời sau cần phải xa lìa các việc như sau: Xa lìa các cảnh giới huyễn hóa hư vọng. Nhưng còn cái tâm biết xa lìa? Cái tâm biết xa lìa đó cũng là huyễn hóa nên phải xa lìa luôn. Cái “xa lìa” đó cũng là huyễn hóa cho nên cũng phải xa lìa. Cái “lìa cái xa lìa” cũng là huyễn hóa nên cũng phải xa lìa. Phải không còn gì để xa lìa nữa như thế mới gọi là trừ được các huyễn.” (Thích Thiện Hoa)

            Phật lấy một thí dụ rất cụ thể cho việc ly huyễn:

Tỷ như người lấy lửa dùng hai miếng củi tre cọ sát nhau. Cọ cho đến khi lửa phát ra, trở lại cháy củi. Cháy đến lúc củi hết, lửa tàn, tro bay, bấy giờ chỉ còn đất trống. Ly được huyễn tức là “giác” không có thứ tự, lớp lang, phương tiện gì.” (Thích Thiện Hoa)

            Qua phẩm này chúng ta thấy:

-Bồ Tát, chúng sinh, phàm phu vẫn có thể tu và cầu vào đại thừa. Đại thừa không phải là đặc hữu chỉ dành cho người xuất gia.

-Dù Phật dạy giáo pháp là như huyễn. Thế nhưng khi hành giả đang vượt sông (đang ly huyễn) thì phải nương tựa vào bè, phải ôm cứng lấy cái bè tức bám chặt vào giáo pháp. Chỉ khi nào qua sông (đáo bỉ ngạn, chứng đắc) thì mới quăng bỏ bè. Bất cứ ai còn đang tu hành mà xa lìa giáo pháp, lấy cớ đó là “như huyễn” thì chắc chắn kẻ đó hành tà đạo.

-Chúng sinh, trong đó có chúng ta, đang bị chi phối bởi những khổ đau thật sự đã đành, như: Cái chết, bệnh tật, thời tiết nóng lạnh, đói no, thiên tai… mà còn bị chi phối bởi những khổ đau giả tạo. Thắng bại, được thua, lòng ghen tuông, đố kỵ tỵ hiềm, lòng kiêu hãnh, tự tôn, tự ty mặc cảm...đều là huyễn hóa, đều là khổ đau giả tạo. Các ảo tưởng về quyền uy, về sự thánh thiện, về sức mạnh, về sự giàu sang, về vẻ đẹp…cũng đều là huyễn hóa. Khóc cười, yêu đương tha thiết cũng chỉ là huyễn hóa. Tất cả những gì đang diễn ra chung quanh chúng ta đều như màn kịch trên sân khấu, khóc cười trong giây lát. Khi sân khấu khép lại thì chẳng còn gì vì nó là huyễn hóa.

            Thế nhưng do nghiệp lực từ vô thủy, chúng sinh yêu mến huyễn hóa, nhiều khi đâm chém, thù hận, giết hại nhau vì những huyễn hóa của cái tâm quay đảo. Chư Phật và hàng Bồ Tát, đạo sĩ nhìn thấy mà xót thương. Xin nhớ, ly huyễn cũng là ly khổ hay diệt khổ. Người nào bớt sống với ảo tưởng, bớt sống với huyễn thì bớt khổ đau. Không bị tác động, bỏ qua đi, không chấp chứa gì hết chính là lấy huyễn tu huyễn. Cho nên những ai đang sống trong huyễn hoặc, sống trong thế giới ảo tưởng vừa làm khổ mình và làm khổ người nên đọc Kinh Viên Giác.

Bài thơ Đại Lãm Thần Quang Tự của Đức Vua Trần Nhân Tông dưới đây cho thấy ngài đã thấu suốt được sự huyễn hóa của cuộc đời:

Thần quang tự diểu hứng thiên u.
Sanh thố phi ô thiên thượng du.
Thập nhị lâu đài khai hoạ trục.
Tam thiên thế giới nhập thi mâu.
Tục đa biến thái vân thương cẩu. (*)
Tùng bất tri niên tăng bạch đầu.
Trừ khước chú hương tham Phật sự,
Tá dư niệm liễu tổng hưu hưu.

Dịch nghĩa

Chùa Thần Quang vắng lặng, hứng thú có nét u nhã riêng,
Chở ngọc thỏ, cưỡi kim ô du ngoạn trên bầu trời.
Mười hai toà lâu đài mở ra bức vẽ,
Ba nghìn thế giới thu vào mắt thơ.
Thói đời nhiều thay đổi như mây trắng hoá chó xanh,
Cây thông chẳng biết đến năm tháng, nhà sư đầu đã bạc.
Ngoài việc thắp hương tham thiền ra,
Mọi điều suy nghĩ đều cho qua đi hết. (**)

 

Thiện Quả Đào Văn Bình

(California ngày 29/2/2020)

(*) Lấy ý từ câu thơ của Đỗ Phủ: Thiên thượng phù vân như bạch y. Tu du hốt biến vi thương cẩu

(Trên trời có đám mây nổi trông như áo trắng, phút chốc bỗng biến thành con chó xanh).

(**)Trong thơ văn Lý-Trần

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau Thánh Lễ khai mạc Đại Hội Thánh Mẫu lần thứ hai tại Giáo Phận Orange với chủ đề Cùng Mẹ Lên Đường” do Đức Giám Mục Oscar Cantú (San Jose) chủ tế tại Linh Đài Đức Mẹ La Vang vào tối Thứ Sáu ngày 14 tháng 7 năm 2023. Ngày Thứ Bảy 15 tháng 7 năm 2023 bắt đầu từ 8 giờ sáng có Thánh Lễ Chữa Lành do Đức Giám Mục Thomas Nguyễn Thái Thành chủ tế cũng tại Linh Đài Đức Mẹ, sau đó liên tục có nhiều cuộc hội thảo với nhiều đề tài khác nhau do các diễn giả là những linh mục nổi tiếng về thần học và tín lý như Fr. Nguyễn Khắc Hy, P.S.S; Fr. Nguyễn Đình Anh Nhuệ, O.F.M.Conv; Fr.Phạm Đức Thịnh, S.J, PhD; Msgr.Phạm Mạnh Cương J.C.L và nhạc sĩ Lê Tín Hương. Ngoài ra có một số linh mục không phải người Việt Nam giúp giới trẻ hội thảo bằng tiếng Anh như Fr. Greg Boyle,S.J.,Michael Ketterer...
Ban Trị Sự Phật Giáo Hòa Hảo Miền Nam California đã long trọng tổ chức Đại Lễ 18 Tháng 5 Kỷ Niệm Năm Thứ 84 Ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ Khai Sáng Nền Đạo Phật Giáo Hòa Hảo vào lúc 10 giờ 30 sáng Chủ Nhật ngày 9 tháng 7 năm 2023 tại Hội Quán PGHH tại 2114 W. McFacdden Ave., Santa Ana, CA.
Kiên định lập trường hậu thuẫn đối với công cuộc phục hoạt Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất do Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ - Chánh Thư Ký Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống, thừa tiếp tâm nguyện của cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ - Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN, để điều hành Phật sự và tái dựng lại Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN khi có thuận duyên.
Tại Nhà Thờ Chính Tòa Chúa Kitô vào lúc 9 giờ sáng Thứ Tư, 28 Tháng Sáu năm 2023 Giáo Phận Orange họp báo về Đại Hội Thánh Mẫu lần 2 Tại Nhà Thờ Chính Tòa Chúa Kito với chủ đề “Cùng Mẹ Lên Đường”.
Trong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã đều có thật. Descartes nói rằng “Tôi biết suy nghĩ nên cái tôi có thật” (Je pense, donc je suis). Còn Pascal nói rằng cái Tôi có thật nhưng nó chỉ đáng ghét thôi (Le moi est haïssable). Thậm chí Thượng Đế, một vị thần tối cao ở đâu đó cũng có thật.
Thân thể đau nhức mỏi nhừ, từng đốt xương rã rời như rụng rơi, những sợi cơ dường đã xơ cứng vô dụng, không còn co thắt được nữa, vô số những mạch máu ở những chỗ xa tim tắt lịm rồi, duy những mạch quan trọng ở gần thì còn thoi thóp tí ti, nhịp tim gần như không còn đập, nó nhẹ còn hơi gió...
Lễ giỗ Đức Bà Lê thị Nhậm, thân mẫu của Đức Huỳnh Giáo Chủ được Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Miền Nam California tổ chức vào 10:00 sáng Chủ Nhật ngày 11 tháng 06 năm 2023 tại Hội Quán Phật Giáo Hòa Hảo, 2114 W. Mc Fadden Ave. Santa Ana, CA 92704.
Vào lúc 10 giờ sáng Thứ Hai ngày 19 tháng 6 năm 2023, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ đã long trọng tổ chức Đại Hội Thường Niên lần thứ 3 Nhiệm kỳ VI với sự tham dự lễ khai mạc khoảng 150 Chư Tôn Giáo Phẩm, chư tôn đức Tăng Ni, quý vị Cư Sĩ, và Huynh Trưởng Gia Đình Tử.
Chùa Điều Ngự tọa lạc tại 14472 Chestnut St, thành phố Westminster, đây cũng là văn phòng thường trực Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại do Hòa Thượng Thích Viên Lý Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành, Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại làm Viện Chủ và Hòa Thượng Thích Viên Huy, Phó Chủ Tịch Thường Trực HĐĐH Tăng Đoàn GHPGVNTN/HN làm Trụ Trì. Đã long trọng tổ chức Đại Lễ Phật Đản PL. 2567-2023 vào lúc 10 giờ sáng Chủ Nhật, ngày 10 tháng 6, 2023 tại hội trường chùa Điều Ngự. Chứng minh, tham dự buổi lễ có hàng trăm chư tôn Gíao Phẩm, chư tôn đức Tăng, chư tôn đức Ni và hàng ngàn đồng hương Phật tử.
Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Mỹ Phụng Sự Xã Hội, Chùa Bảo Quang tọa lạc tại số 713 N. Newhope ST, Thành Phố Santa Ana do Thượng Tọa Thích Huệ Minh Trụ Trì đã long trọng tổ chức Đại Lễ Phật Đản PL.2567-2023 và lễ tưởng niệm cố Hòa Thượng Thượng Quảng Hạ Thanh vị thầy đã khai sơn Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Mỹ Phụng Sự Xã Hội - Chùa Bảo Quang.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.