Hôm nay,  

Chân Dung Người Lính Cầm Bút

30/07/202115:13:00(Xem: 4645)
blank

 

Kể từ khI ông tướng Dương Văn Minh ra lệnh cho người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng vào ngày 30-4-1975 đến nay (2021) chiến tranh VN đã kết thúc 46 năm. Nhìn lại những sự kiện lịch sử của một thời loạn lạc, nhiều văn nghệ sĩ đã tạo dựng một nền Văn Học Miền Nam rực rỡ bằng lý trí, tâm hồn, tài năng, chính là bút lực của mình.
 

Nói tới thành tựu của nền văn học miền Nam Việt Nam, không thể không nói tới nhà văn, nhà thơ quân đội, những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vừa cầm súng vừa cầm bút. Người lính nghệ sĩ là chứng nhân của lịch sử miền Nam oai hùng, là những người có khuynh hướng cảm hứng trước cái đẹp của cuộc sống xã hội trong một đất nước loạn lạc. Dù ngày nay, sau 46 năm lưu đày ngay trên đất mẹ hay lưu lạc nơi đâu, người lính cũ Việt Nam Cộng Hòa vẫn bền gan đấu tranh trên mặt trận văn hóa, chính trị cũng như miệt mài, tận tụy với ngòi bút sáng tạo, duy trì và phát huy Văn Học Miền Nam. Đây là một điểm son sáng ngời nói lên lòng yêu nước và niềm tự hào của người lính cũ cầm bút từng đóng góp cho chính nghĩa quốc gia cũng như cho lãnh vực văn học nghệ thuật.
 

Nhân dịp kỷ niệm 46 năm mất nước, chúng tôi trân trọng những người lính nghệ sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không ngừng thể hiện quan niệm về sự sung mãn trong binh nghiệp trước kia cũng như trong bút nghiệp sau này.
 

Mặc dù không thể liệt kê đầy đủ danh xưng của tất cả những nhà văn, nhà thơ quân đội, song danh sách tạm thời dưới đây xin được coi như một sự tri ân những người lính cũ cầm bút không ngừng góp phần làm đẹp phong cách nghệ thuật cũng như tô điểm trang sử miền Nam nước Việt bằng những hình ảnh oai hùng của người lính Việt Nam Cộng Hòa, dù họ vẫn còn đó hay đã mất đi.
 

Danh xưng dưới đây sắp theo thứ tự vần alphabet:

 

 

NHÀ VĂN:

An Khê (1923-1994), Bằng Phong Đặng Văn Âu (Không Quân), Cao Vị Khanh, Cao Xuân Huy (1947-2010, Thủy Quân Lục Chiến), Chu Tất Tiến, Cung Tích Biền (Võ Bị Thủ Đức 1963).

Diệu Tần (Sĩ quan tu nghiệp tại Fort Belvoir, Virginia Hoa Kỳ năm 1969), Doãn Dân (1938-1972), Duy Lam (1932-2021, khóa 3 Thủ Đức), Dương Hùng Cường (1934-1987), Dương Kiền (1939-2015, khóa 2/68 Thủ Đức), Dương Nghiễm Mậu (1936-2016), Dương Phục, Đào Văn Bình, Đào Vũ Anh Hùng, Đặng Chí Bình (khóa 11 Thủ Đức. Đặc Biệt Tình Báo), Đặng Trần Huân (1929-2003), Đặng Châu Long (khóa 2/70 Thủ Đức, khóa 1&2/70 căn bản Sĩ quan Pháo Binh Dục Mỹ), Đinh Tiến Luyện (Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH), Đinh Phụng Tiến, Định Nguyên (Thủy Quân Lục Chiến), Đỗ Ngọc Uyển, Đỗ Trọng Huề (nhà biên khảo, khóa 1 Nam Định, Thủ Đức sau này), Đỗ Xuân Thảo.

Hà Kỳ Lam (Lực Lượng Đặc Biệt), Hà Thúc Sinh (Sĩ quan Hải Quân), Hà Mai Việt, Hải Bằng, Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích (SQ Chiến Tranh Chính Trị Tiểu khu Quảng Ngãi), Hoàng Ngọc Biên, Hoài Ziang Duy (khóa 9/68 Thủ Đức), Hoàng Ngọc Liên, Hoàng Khởi Phong (khóa 15 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức 1963), Hoàng Hải Thủy  (1933-2020). Bộ Tổng Tham Mưu Quân đội VNCH, Hồ Trường An (1938-2020, khóa 26 Thủ Đức), Hồ Đinh, Hồ Đắc Huân (khóa 2 Hiện Dịch Nha Trang), Huy Phương (khóa 16 Thủ Đức. Phòng Tâm Lý Chiến), Huỳnh Văn Phú (khóa 9 Võ Bị Đà Lạt. Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến), Kiệt Tấn, Kinh Dương Vương (Sư Đoàn 23 Bộ Binh BMT),

Lâm Chương (khóa 24 Thủ Đức, Binh chủng Biệt Động Quân), Lâm Tường Dũ (khóa 22 Thủ Đức), Lê Tất Điều, Long Ân, Lê Khắc Anh Hào (1942-2018, khóa 23 Thủ Đức), Lê Hữu (khóa 4/70 Thủ Đức, Tiểu khu BMT), Lê Văn Lân (1931-2012, phục vụ Quân Y 1960), Lê Tấn Lộc (Sư Đoàn 5 Bộ Binh), Lê Văn Phúc, Lữ Quỳnh (khóa 19 Thủ Đức), Lý Tống (1946-2019), phi công phản lực A37).

Mang Viên Long (1944-2020, khóa 3/71 SVSQ Đồng Đế), Ngọc Cường (khóa 8/68. Cục Tâm Lý Chiến QLVNCH), Ngô Du Trung, Ngô Nhật Tân (khóa 4/71 Thủ Đức, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù), Ngô Thế Vinh.

Nguyên Nghĩa (Pháo Binh), Nguyên Vũ, Nguyễn Hữu Của (Lữ Đoàn 173 Nhảy Dù Hoa Kỳ, Quân Đoàn II vùng II Chiến Thuật), Nguyễn Mạnh An Dân, Nguyễn Trung Dũng (khóa 14 Thủ Đức), Nguyễn Trung Hối, Nguyễn Tấn Hưng (khóa 17 Sĩ quan Hải quân Nha Trang), Nguyễn Phúc Sông Hương (Sư Đoàn 18 Bộ Binh), Nguyễn Chí Kham, Nguyễn Thụy Long (1938-2009). Binh chủng Không Quân), Nguyễn Công Minh (Sĩ quan Hải Quân thuộc Soái Hạm Trần Bình Trọng HQ 5), Nguyễn Đức Minh (Không quân), Nguyễn Ngọc Ngạn, Nguyễn Hữu Nhật (1942-2014), Nguyễn Minh Nữu (Sĩ quan Địa Phương Quân Định Tường), Nguyễn Xuân Quang (quân y khóa 16 hiện dịch), Nguyễn Đông Thạch (Chiến hạm Hoàng Sa HQ 16), Nguyễn Đạt Thịnh (khóa 6 Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Phóng viên chiến trường), Nguyễn Chí Thiệp, Nguyễn Hữu Thời (khóa 3/73 Thủ Đức), Nguyễn Bửu Thoại (khóa 25 Thủ Đức), Nguyễn Ý Thuần, Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Kim Tuấn (1932-2021), Nguyễn Thanh Ty (khóa 25/67 Thủ Đức), Nguyễn Lệ Uyên (khóa 6/70 Thủ Đức), Ngô Sỹ Hân (khóa 21 Thủ Đức), Ngô Thế Vinh (Y sĩ Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù), Ngự Thuyết, Ngy Thanh (TĐ 10 Chiến Tranh Chính Trị).

Phạm Bá Hoa, Phạm Phong Dinh (khóa Sĩ quan Quân Y, trường QY Sài Gòn 1972), Phạm Gia Đại, Phạm Tín An Ninh (khóa 18 Thủ Đức, Sư Đoàn 23 Bộ Binh), Phạm Huấn (1938-2005), Võ Bị Đà Lạt năm 1956, Phạm Văn Nhàn (khóa 19/66 Thủ Đức), Phạm Ngũ Yên, Phan Bá Thụy Dương, Phan Đình Minh, Phan Nhật Nam (khóa 18 Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, binh chủng Nhảy Dù), Phan Lạc Phúc (1928-2016, khóa 2 Thủ Đức), Phan Lac Tiếp (Sĩ quan Hải quân Nha Trang), Phan Nhự Thức (1943-1966), khóa 23 Thủ Đức, Phan Ni Tấn (khóa 1/71 Thủ Đức), Phan Tấn Uẩn (khóa 26 Thủ Đức), Phùng Nguyễn (1950-2015), Song Linh (1940-1970, Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến Trâu Điên), Song Vũ (khóa 17 Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, Trung Đoàn 44/SĐ 23 Bộ Binh).

Tạ Chí Đại Trường (1938-2016), Tạ Tỵ (1922-2004, khóa 3 Thủ Đức năm 1953), Thảo Trường (1936-2010), khóa 6 Thủ Đức, Thế Phong (Binh chủng Không Quân), Thế Vũ (1948-2004), Thế Uyên (1935-2013, khóa 14 Thủ Đức), Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh (khóa 1 Thủ Đức năm 1951), Tô Kiều Ngân (1912-2020).

Trang Châu (Bác sĩ, binh chủng Nhảy Dù), Trần Châu Hồ, Trần Doãn Nho, Trần Thiện Hiệp, Trần Yên Hòa (khóa 2 SVSQ/ Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt), Trần Hoài Thư (khóa 24 Thủ Đức, Thám Kích Sư Đoàn 22 Bộ Binh), Trần Tam Tiệp (1928-2009, khóa 2 Thủ Đức), Trần Thy Vân (khóa 22 Thủ Đức. Tiểu Đoàn 21 Biệt   Động Quân), Trần Thúc Vũ, Trương Dưỡng, Trương Vũ (khóa 3/68 Thủ Đức. Phục vụ Tiểu Đoàn 7 Quân Cảnh, Phú Quốc), Trường Sơn Lê Xuân Nhị (Phi đoàn 114), Tuấn Huy, Tùng Nguyên Lưu Thiên Lý (khóa 4/70 Thủ Đức), Tưởng Năng Tiến (khóa 5/72 Thủ Đức).

Văn Nguyên Dưỡng (khóa 5 Vì Dân, Thủ Đức), Văn Quang (khóa 4 Thủ Đức, Cục Tâm Lý Chiến), Vĩnh Chánh, Viên Linh, Võ Hoàng (1952-1887, Binh chủng Hải quân), Vũ Đức Sao Biển (1947-2020), Vũ Uyên Giang (ngành Quân Báo Phòng 2 Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III), Vũ Văn Lộc, Vũ Đình Trường (khóa 4/73, Thủ Đức. Tiểu Đoàn 99 Biệt Động Quân), Vương Mộng Long (khóa 20 Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân), Vũ Huy Quang (1942-2017), Vương Trùng Dương, Vương Thanh (khóa 18 Thủ Đức), Uyên Thao, Y Uyên (1940-1969. Khóa 27 Thủ Đức).

   

NHÀ THƠ:

 Anh Vân (khóa 25 Thủ Đức), Cao Tiêu (1929-2012), Cục Trưởng Cục Tâm Lý Chiến, Cao Mỵ Nhân (Nữ Quân Nhân Quân Lực VNCH), Cao Thoại Châu (khóa 24 Thủ Đức), Cao Nguyên Việt (khóa 22 Thủ Đức, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II), Chinh Nguyên Nguyễn Trung Chính (Không quân VNCH), Chinh Yên, Chu Ngạn Thư (khóa 7/72 Đồng Đế), Chu Trầm Nguyên Minh (1943-2014, khóa 25 Thủ Đức), Chu Vương Miện (SĐ 23 Bộ Binh BMT), Chương Hà (khóa 22 Đặc Biệt Võ Bị Đà Lạt), Cung Trầm Tưởng (Võ Bị Không Quân Pháp, Quân Chủng Không Quân VNCH), Cung Vũ.

Diên Nghị (khóa 6 Thủ Đức), Du Tử Lê (khóa 13 Thủ Đức. Phóng viên chiến trường), Duy Năng (khóa 14 Võ Bị Đà Lạt), Dương Đức Bửu (khóa 24 Thủ Đức), Dương Kiền (1939-2015, khóa 2/68 Thủ Đức), Dương Viết Điền, Định Giang (Sĩ quan Hải Quân VNCH), Định Nguyên (Thủy Quân Lục Chiến), Đoàn Văn Khánh (Sư Đoàn 23 Bộ Binh BMT), Đông Anh (khóa Cương Quyết Phụ trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt năm 1954), Đỗ Bình (Nha Chiến Tranh Chính Trị), Đỗ Kh., Đỗ Quý Toàn, Đức Phổ (khóa 21 Sĩ Quan Hải Quân Đặc Biệt), Đynh Hoàng Sa, Giang Hữu Tuyên (1949-2004, Người Nhái Hải Quân)

Hà Huyền Chi (khóa 14 Võ Bị Đà Lạt), Hà Liên Tử, Hà Nguyên Du, Hạ Quốc Huy (khóa 6/69 Thủ Đức), Hạ Đình Thao (khóa 1/70 Thủ Đức, Địa Phương Quân Tiểu khu Quảng Tín), Hiếu Vũ (Liên Đoàn 22 Biệt Động Quân), Hoa Văn (khóa 4 Võ Bị Liên Quân Đà Lạt), Hoàng Long (khóa 6/68 Thủ Đức, Chi Khu Đức Phổ, Quảng Ngãi), Hoàng Lộc (khóa 27 Thủ Đức), Hoàng Phong Linh (Võ Đại Tôn), Hoàng Song Liêm (Không Quân), Hoàng Khai Nhan (ngành Không Lưu), Hoàng Quy, Hoàng Vũ Đông Sơn (Sĩ quanThông Tin Báo Chí và Giao Tế Dân Sự Sư Đoàn 25 Bô Binh/QLVNCH), Hoàng Yên Trang (Sư Đoàn 21 Sét Miền Tây), Hoàng Bảo Việt (khóa 26 Thủ Đức), Hồ Chí Bửu (khóa 2/68 SVSQ Đồng Đế), Hồ Minh Dũng (khóa 23 Thủ Đức), Hùng Bi (khóa 4/69 Thủ Đức. Binh chủng Nhảy Dù), Huy Văn, Huỳnh Công Ánh (khóa 3/68 Thủ Đức, Sư Đoàn 22 Bộ Binh QLVNCH), Huỳnh Tâm Hoài (khóa 25 Thủ Đức).

Kha Tiệm Ly, Khánh Trường, Khắc Minh, Kim Tuấn, Kiêm Thêm, Kiều Phong Châu Hiền Quang (Huấn luyện viên Không Quân Nha Trang), Khoa Hữu (1938-2012).

Lâm Hảo Dũng (khóa 27 Thủ Đức), Lan Cao (khóa 21 Thủ Đức), Lê Văn Ba (khóa 13 Thủ Đức, Sư Đoàn 9 Bộ Binh), Lê Cẩm Thanh (khóa 7 Thủ Đức), Lê Hữu Minh Toán, Lê Mai Lĩnh (khóa 1/68 Thủ Đức), Lê Nhật Thăng, Lê Nguyễn, Lê Vĩnh Thọ (khóa 26 Thủ Đức), Linh Phương, Long Ân, Luân Hoán (khóa 24 Thủ Đức), Lưu Nguyễn (khóa 2/72 Thủ Đức), Lưu Trần Nguyễn (khóa 15 Thủ Đức), Lý Thừa Nghiệp (Binh chủng Quân Cảnh).

Mai Trung Tĩnh (khóa 16 ThủĐức), Mường Giang (Sư Đoàn 18 Bộ Binh), Mường Mán (Sư Đoàn 1 Bộ Binh), Nam Giao (Sĩ quan Pháo Binh Sư Đoàn 5 QLVNCH), Nhất Tuấn (khóa 12 Võ Bị Đà Lạt năm 1955), Nhật Hồng Nguyễn Thanh Vân (khóa 8 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức), Nhược Thu (khóa 3/68 Thủ Đức), Nghĩa Nguyễn (khóa 4/71 Thủ Đức, Hải quân Giang Thuyền), Nguyễn Nam An, Nguyễn Lương Ba (khóa 26 Thủ Đức, Trung Tâm Hành Quân Sư Đoàn 21 Bộ Binh, Cần Thơ), Nguyễn Minh Đức (Nhảy Dù), Nguyễn Đông Giang (khóa 19 Võ Bị Đà Lạt), Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Phúc Sông Hương, Nguyễn Phương Loan (Căn cứ Hỏa lực 6 Pleime), Nguyễn Phú Long (khóa 24 Thủ Đức. Binh chủng Thùy Quân Lục Chiến), Nguyễn Hữu Lý (Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt 1955), Nguyễn Hữu Nhật (1942-2014, khóa 27 Thủ Đức), Nguyễn Văn Ngọc (khóa 26 Võ Bị Quốc Gia Việt Nam), Nguyễn Dương Quang (khóa 27 Thủ Đức, Đại Đội Trưởng Địa Phương Quân Bình Thuận), Nguyễn Tam Phù Sa (Chiến Tranh Chính Trị Tiểu Đoàn Địa Phương Quân), Nguyễn Vũ Sinh, Nguyễn Bắc Sơn, Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Xuân Thiệp (nhập ngũ 1963, Đài Phát Thanh Quân Đội), Nguyễn Hữu Thụy, Nguyễn Miên Thượng, Nguyễn Mạnh Trinh, Nguyễn Đăng Trình, Nguyễn Tư (khóa 4/70 Thủ Đức), Nguyễn Hoàng Bảo Việt (khóa 26 Thủ Đức), Nguyễn Thành Xuân.

Phạm Hồng Ân ((Sĩ quan Hải Quân khóa 12 tại Newport, Rhode Island, Hoa Kỳ), Phạm Văn Bình, Phạm Nhã Dự (khóa 27 Thủ Đức), Phan Lạc Giang Đông, Phan Minh Hồng, Phan Văn Khải, Phạm Ngọc Lư (1946-2015. Khóa 5/68 Thủ Đức), Phạm Đức Nhì, Phan  Duy Nhân (khóa 22 Thủ Đức), Phan Xuân Sinh, Phổ Đức (phóng viên báo chí quân đội 1969), Phùng Kim Chú, Phương Tấn (khối Chiến Tranh Chính Trị/ Sư Đoàn 1 Không Quân 1968), Phương Triều (khóa 23 Thủ Đức), Quan Dương (khóa 6/69, Biệt phái Cảnh Sát).

Song Nhị (khóa 4/69 Thủ Đức), Sương Biên Thùy (khóa 1/68 Thủ Đức), Tạ Ký (1928-1979, khóa 14 Thủ Đức), Tạ Tỵ (khóa 3 Thủ Đức năm 1953), Tần Hoài Dạ Vũ (khóa Dự bị Sĩ Quan trường Quang Trung), Thái Tú Hạp (khóa 12 Thủ Đức), Thanh Tâm Tuyền (Trừ Bị Thủ Đức năm 1962), Thành Tôn (khóa 25 Thủ Đức), Thế Lộc (Sư Đoàn 3 Bộ Binh), Thế Viên (khóa 14 Thủ Đức), Thiếu Khanh (đơn vị Truyền Tin), Trạch Gầm (khóa 21 Thủ Đức), Trầm Kha (1948-1974, khóa 25 Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt), Trần Huiền Ân, Trần Vấn Lệ, Trần Dzạ Lữ, Trần Văn Sơn (Địa Phương Quân Tiểu khu Bình Tuy), Trần Phù Thế (khóa 25 Thủ Đức), Tô Thùy Yên (1938-2019), Từ Hoài Tấn (khóa 3/70, Phòng 6 Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH), Tường Linh, Võ Ý (khóa 17 Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, Phi Đoàn 118 Pleiku), Vĩnh Liêm, Vũ Hoàng Thư (Sĩ Quan Hải quân VNCH), Xuyên Trà (khóa 20 Thủ Đức).

   

 

Chút kỷ niệm tìm về:

1. Nhà văn Kinh Dương Vương và Lê Hữu

Ngày 10 tháng 3-1975 Ban Mê Thuột thất thủ. Tất cả Quân Dân Cán Chính VNCH đều tập trung học tập “cải tạo”. Khi tôi bị tống vào trại tù Ban Mê Thuột thì bất ngờ tôi gặp lại hai ông nhà văn Kinh Dương Vương và Lê Hữu đã có mặt từ lúc nào. Kinh Dương Vương thuộc Sư Đoàn 23 Bộ Binh BMT, Lê Hữu thuộc Tiểu Khu Darlac, cả hai ông đón tôi bằng nụ cười héo hắt và mắt nhìn mờ hơi sương. Trại tù Ban Mê Thuột do thực dân Pháp xây năm 1930 để nhốt các chính trị phạm, và Tiểu đoàn Sơn Cước có nhiệm vụ bảo vệ nơi này. Về sau trại biến thành Trại Cải Huấn giam tù hình sự lẫn chính trị. Khi chúng tôi vào tù thì chưa có tù hình sự.

Tháng đầu tiên tất cả tù nhân đều bị nhốt vào phòng giam khóa kín cửa. Về sau mới được nới lỏng. Giữa sân trại tù có một cái miếu thờ cô hồn các đảng. Ban ngày tù thường lảng vảng trước cổ miếu phủ bóng cây da hút thuốc, tán gẫu, đánh cờ tướng hoặc nhìn trời hiu quạnh. Ban đêm bảy tám mạng chúng tôi rúc vào trong miếu chen chúc ngủ với… cô hồn.

Trại tù là ổ chứa vi trùng ghẻ nên ông nào cũng ghẻ chóc đầy mình. Một buổi tối mưa dầm sùi sụt, hai ông nhà văn Kinh Dương Vương và Lê Hữu có tên trong danh sách tù chuyển trại đi Củng Sơn, Phú Yên, cả hai ông bạn nhà văn hiền lành đều ưu ái truyền ghẻ lại cho tôi. Từ đó tôi tha hồ gãi ghẻ. Một buổi sáng thức dậy, tôi hoảng hồn nhìn thấy cánh tay mình ghẻ mủ vun thành một vòng tròn meo méo, to bằng đít chén, rờ thấy mềm mềm, dịu dịu, êm êm mà trắng nhỡn như dòi bắt ớn. Khai báo “trên” thì biết bao giờ mới có y tá, tôi bèn lượm cây tăm xỉa răng chùi sơ sịa xong run run chích nhẹ một phát. Trời mẹ ơi! Đàn ghẻ mủ gồm cha mẹ con cái bất ngờ bị vỡ ổ hùa nhau di tản xuống lòng bàn tay, xuyên qua kẽ tay rớt… lịch bịch xuống đất. Chèn nhẹt. Nhìn lũ trùng ghẻ oằn oại hấp hối dưới chân tôi vươn vai hít hà! Sư…ớ…ng!

Những tưởng một đi không hẹn gặp, ai dè ba bốn chục năm sau cả ba anh em chúng tôi lại “ngộ cố tri” nơi đất khách quê người. Ngày xưa những người lính chúng tôi trẻ ơi trẻ, khi gặp lại thì ai cũng tóc râu bệt bạc mà rầu. Hình như “mùi tù” vẫn chưa chịu phai hương nên khi nhìn nhau, nhớ lại thuở giam tù, miệng người nào cũng héo hắt, mắt người nào cũng… mờ hơi sương.

Tập truyện của Kinh Dương Vương là Những Chiếc Mặt Nạ Cười; còn của Lê Hữu là Âm Nhạc Của Một Thời Ngôn Ngữ Ngậm Ngùi. Cả ba cái tựa, lạ chưa, đều mang hơi hướm… mếu máo, ngậm ngùi.
 

2. Ký Giả Lô Răng

Tôi có chút kỷ niệm với Ký Giả Lô Răng như ri: Nhiều năm trước, khi tôi thực hiện website Tự Điển Văn Nghệ Sĩ Việt Nam, ông Ký Giả và tôi thường xuyên tham khảo qua điện thoại về mục này. Môt nhà văn nổi tiếng nói chuyện qua phone tôi nghe giọng ông thật thoải mái, thật khỏe, thật tự nhiên, không hề tỏ ra khách sáo, kẻ cả - nghĩ coi - ai mà không nể trọng. Nhà văn Phan Lạc Phúc tức Ký Giả Lô Răng mất ngày 28 tháng 4-2016 tại Sydney (NSW) Australia. Ông đi nhưng tiếng cười giòn giã của ông không bao giờ tắt trong tập bút ký Bạn Bè Gần Xa ông gởi tặng tôi.
 

3. Họa Sĩ Tạ Tỵ

Năm 1986, tôi ra mắt sách ở hội trường báo Người Việt, Nam California qui tụ hầu hết các văn nghệ sĩ tên tuổi ở Quận Cam, như Phạm Duy, Mai Thảo, Đỗ Ngọc Yến, Đỗ Quý Toàn, Nguyễn Mộng Giác, Thảo Trường, Nguyễn Xuân Hoàng, Hoàng Khởi Phong, Lê Uyên Phương, Nghiêu Đề, Trần Duy Đức, Khánh Trường, Trần Văn Nam, Thượng Văn, Nguyễn Mạnh Trinh, Đặng Hiền, Nguyễn Nam An, Thái Thanh… và Tạ Tỵ.

Nhà thơ Tạ Tỵ ghé qua vui tay tặng tôi tập thơ Mây Bay rồi ra tay vẽ chân dung tôi thật lạ. Họa sĩ Tạ Tỵ mất ngày 28.4.2004 tại Sài Gòn, nhưng bức chân dung ông vẽ tôi và chữ ký trong tập thơ ông tặng tôi vẫn còn đây. Ông đi nhưng bút tích đề trong tác phẩm thì ở lại.
 

4. Nhà thơ Luân Hoán

Quen biết nhiều nhà văn, nhà thơ xứ Quảng, tôi thấy ông nào bà nào cũng hiền khô hiền khất như cục đất chọi chim ở quê nhà. Nhất là nhà thơ Luân Hoán.

Ông thơ hiền này sinh năm 1941, lớn hơn tôi 5 tuổi, giao tiếp với ông ngót 40 năm tôi chẳng hề nghe thấy ông lớn tiếng giận ai, ghét bỏ ai bao giờ. Lúc nào ông thơ Quảng Nam cũng cười hiền, nói năng nhỏ nhẹ, từ tốn, không ồn ào, vụt chạt, không cà chớn cà cháo, không tào lao xịt bộp, trừ xung thiên. Nghĩa là càng về già tâm hồn ông càng… trẻ ra, sung ra, xung thiên từ nội-lực-tâm-hồn cho tới dập dồn bút lực. Đêm ông ngủ ít thức nhiều (giống tôi). Ngủ đâu ba tiếng là thức. Mà thức thì không muốn phiền vợ con, rất chi là lịch sự ông lồm cồm ngồi dậy, rón rén xuống giường, lò mò tới bàn viết lui cui mở máy… mần thơ. Ông mần thơ ào ào như mưa rào tháng 9. Một lần mần hai ba bài ngũ ngôn, lục bát về nhân tình thế thái, hí hoáy vài ba câu chuyện về quê nhà, bè bạn, cháu chắt, vợ con.

Nhà thơ Luân Hoán, như gừng, càng già càng cay, viết lách càng nhiều, càng hay, càng táo tợn. Ông rung rưng, náo nức, ông xung thiên, vồn vã, ông vạm vỡ, hồn nhiên trước tấm thanh xuân đẹp đẽ của chân dung người, tính người và tình người. Từ đó ông thơ Luân Hoán ào ạt đẻ ra thơ. Tôi thiệt nể ông ở cái mục này.
 

6. Nhà văn Nguyễn Đình Toàn

Cô Nguyễn Đình Phượng Uyển, con gái của nhà văn Nguyễn Đình Toàn tháng rồi từ bên Úc “meo” cho tôi hình ảnh bố mẹ của cô, tôi giựt mình. Nghe danh nhà văn "Áo Mơ Phai" từ trong nước, ra hải ngoại tôi mới quen biết ông bà Nguyễn Đình Toàn. Năm 1996 tôi ra mắt sách ở Quận Cam, ông có tới tham dự. Năm 2001, nhân ngày triển lãm Hội Chợ Sách Việt Nam, cũng ở Quận Cam, tôi lại gặp ông bà Nguyễn Đình Toàn. Lúc đó, bà Thu Hồng, vợ ông còn trẻ trung, hiền lành, dễ mến, cười nói dịu dàng, tôi nhớ hoài.

Rồi thời gian dâu bể trôi qua 5 năm, 10 năm, 20 năm. Nhìn lại tấm hình chúng tôi chụp chung với ông bà Nguyễn Đình Toàn năm 2001 so với tấm hình Uyển mới gởi qua mà thương nhà văn gầy gò, già cụm. Sợ tuổi già dễ nhớ dễ quên tôi nhờ Uyển cho tôi gởi lời thăm bố mẹ cô, nhân tiện hỏi coi ông còn nhớ tôi không. Ai dè, ngày trước ngày sau Uyển “meo” qua tôi hăm hở nói “Bố Uyển còn nhớ Phan Ni Tấn rõ tới mười mươi.” Ông còn nhắc tới ca khúc Bài Ca Học Trò của Phan Ni Tấn nữa đó. Vậy là tôi yên tâm. Nhưng mà tháng 2 vừa rồi tôi lại chia buồn về sự ra đi của bà Maria Nguyễn Thị Thu Hồng, bà Tú Xương của nhà văn Nguyễn Đình Toàn. Đời người vốn ngắn ngủi mà đường đời lúc nào cũng phải chia hai.

Trong văn giới tôi thiệt tình nể phục hai ông già gạo cội Nguyễn Đình Toàn và Doãn Quốc Sỹ. Cả hai ông từng ngẩng cao đầu nói lời khẳng khái trước bạo lực cường quyền. Tôi thương hai ông, trước sau đều ngậm ngùi tiễn vợ về miền miên viễn xót xa.
 

7. Nhà thơ, nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh

Sau ngày "đại thắng mùa xuân" của bên thắng cuộc, đất nước Việt Nam trở thành một trại tù khổng lồ trải dài từ Nam ra Bắc. Hàng trăm trăm ngàn ngàn tù nhân của chế độ cũ trở thành những bóng ma vật vờ, đen đủi, cam chịu, những tử tù bất khuất trước họng súng, những tù binh gan lì vượt ngục.

Bàn chuyện vượt ngục thì suốt những năm dài "cải tạo", tù vượt ngục cũng khá nhiều, song hầu hết đều thất bại. Anh em ta không chết trên đường đi cũng bị bắt trở về trại, bị tra tấn, đánh đập dã man xong bị biệt giam mút chỉ cà tha. Riêng Huỳnh Công Ánh, người tù "cải tạo" ở K1 vượt ngục thành công. Đọc tập hồi ký Vượt Tù, Vượt Biển của Huỳnh Công Ánh ta mới phục sự liều lĩnh, gan dạ, đầy mưu trí của Ánh. Kiểu vượt ngục có một không hai, hồi hộp, ly kỳ như trong phim Hollywood. Chuyện như ri:

Tù binh Huỳnh Công Ánh vượt ngục trong bộ đồ màu xanh cứt ngựa, nón cối trên đầu, dép râu dưới chân, vai mang xắc-cốt, từ ga Vinh lên tàu Thống Nhất chạy suốt một tuần lễ về tới ga BìnhTriệu, Sài Gòn.

Thật ra anh Huỳnh Công Ánh nhờ một cô thôn nữ đem lòng yêu anh và một anh bạn tù hình sự vừa được thả ra tay trợ giúp, bằng không ngay cả ông trời cũng khó bề thoát khỏi tai mắt loài cú vọ, đừng nói chi người.

Sau này, xách đờn đi hát với Huỳnh Công Ánh tôi thấy ông Ánh hiền lành, bình dị như bao người, có chi là "ghê gớm". Vậy mà cuộc đào tẩu thành công của Ánh từ trại tù Tân Kỳ, Nghệ Tĩnh đã gây chấn động anh em tù "cải tạo" một thời khiến ai cũng phải khâm phục.
 

8. Nhà văn Trần Hoài Thư

Như thường lệ, sáng nay thấy trong hộp thư, ngoài thư từ biu biếc tạp nhạp, còn có tờ đặc san Thư Quán Bản Thảo của nhà văn Trần Hoài Thư gởi tặng. Lâu lâu không thấy tôi gởi bài, Thư Quán Bản Thảo lại xuất hiện. Chỉ có vậy, ký ức ngày xưa lại ùa về.

Trước 1975, Ban Mê Thuột "buồn muôn thuở" vậy mà dân nhà binh cầm bút từ quan tới lính vì công vụ đặt chân lên vùng đất "bụi mù trời", đếm không xuể. Điển hình như, lính thì có nhà văn Thế Vũ, tác giả Những Vòng Hoa Ngụy Tín, bữa đói bữa no; còn quan thì có nhà văn Trần Hoài Thư, tác giả của 9 tác phẩm trong đó có Ban Mê Thuột, Ngày Đầu Ngày Cuối.  

Trần Hoài Thư nhập ngũ khóa 24 Thủ Đức. Ra trường thuộc Đại đội 405 Thám Kích vùng II ChiếnThuật. Suốt 7 năm chiến đấu, không biết có giết được tên địch nào không, nhưng năm 1972 nhà văn về trình diện Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh BMT chờ đổi về Cần Thơ. Trong thời gian này, vào những ngày cuối tuần nhà văn thường một mình ngồi uống cà phê lộ thiên trước tiệm ăn Mỹ Hương, đối diện rạp ci-nê LODO. Giữa thanh thiên bạch nhật, mặc ông đi qua bà đi lại, mặc chiến sự ngày càng dầu sôi lửa bỏng, Trần Hoài Thư vẫn an nhiên cắm cúi viết văn.

Để tránh làm phiền bạn, tôi đi luôn. Nhưng những lúc như vậy tôi có cảm tưởng như ông bạn văn của tôi cần tách mình ra khỏi đám đông để tan chảy theo từng trang giấy ngoằn ngoèo chữ nghĩa của mình.

Hiện nay, Trần Hoài Thư sống ở New Jersey, NY Hoa Kỳ, giống như ông Từ giữ chùa không có Phật tử. Con ở xa, vợ bảy, tám năm nằm bất động trong Viện Dưỡng Lão. Niềm an ủi duy nhất của Trần Hoài Thư bây giờ là Thư Quán Bản Thảo do anh chủ trương, tự in và tự phát hành tác phẩm của mình cũng như của các bạn văn trong và ngoài nước.

Cầm trên tay tôi là Thư Quán Bản Thảo số 92 mới ra lò. Lần mò rồi cũng tới con số 100 mấy hồi, phải không ông bạn già Trần Hoài Thư.
 

9. Nhà thơ Cung Trầm Tưởng

Tuổi trẻ tôi cho tới bây giờ vẫn thích đứng ôm người mình yêu từ sau lưng. Chỉ úp mặt vào mái tóc, ngửi mùi tóc là tôi như "nghe" được mùi lúa quê nhà. Tuổi trẻ Cung Trầm Tưởng lại khác. Hồi trẻ thi sĩ sớm đi Pháp du học, sớm "nghe" được mùi tóc em "tóc vàng sợi nhỏ" mượt mà, bềnh bồng trong nắng gió Paris. Thi sĩ Việt Nam nhiều vô kể, có thể cũng có người từng yêu cô đầm mắt nâu, tóc vàng nào đó, song chỉ có cặp mắt tinh đời của Cung Trầm Tưởng mới hân hoan nhìn ra và hoan hỉ đưa "người em mắt nâu, tóc vàng sợi nhỏ" vào thế giới thi ca của mình.  Hồi xưa nghe nhạc Phạm Duy phổ từ thơ Cung Trầm Tưởng sáu bài Mùa Thu Paris, Kiếp Sau, Về Đây, Bên Ni Bên Nớ, Tiễn Em (đổi từ Chưa Bao Giờ Buồn Thế), Chiều Đông (đổi từ Khoác Kín…) từng gây trong tôi những mộng tưởng xa vời.

Nghe danh Cung Trầm Tưởng từ lâu, mãi đến tháng 5/2012 thi sĩ từ Minnesota, Hoa Kỳ bay qua Toronto và Ottawa, Canada ra mắt tập thơ "Cung Trầm Tưởng, Một Hành Trình Thơ (1948-2008) tôi mới "kiến kỳ hình".

Khi bay qua Canada, hành trang của thi sĩ là khệ nệ những thùng thơ. Nhưng khi trở về Mỹ, hành lý là hai ổ bánh bò nướng, bà xã tôi làm biếu "anh chị lấy thảo".
 

10. Nhà thơ Hoàng Khởi Phong

Hồi ở lính, thiếu úy Tấn là anh lính chúa ba gai, bị  đì xuống Đầu Cáp Đại Dương, một đơn vị hẻo lánh nằm tận cùng ở phía Đông Bắc Vịnh Cam Ranh. Ngoài lèo tèo mấy chú lính trong Đài, tịnh cả năm không gặp một ai, hiếm khi nghe thấy xe nhà binh chạy ngang qua Đài. Ban ngày trời nóng hầm hập, ban đêm nằm nghe sóng biển rì rào, lòng trống trơn. Thỉnh thoảng nửa đêm nghe mìn nổ xa xa về phía Đài Vi-Ba nằm chênh vênh trên sườn núi, lòng buồn hiu.

Một hôm nhân được nghỉ ba ngày phép, từ Cam Ranh Bay tôi vù lên Đà Lạt, ghé thăm nhà thơ Lê Văn Ngăn rủ đi uống cà phê xong ào tới nhà Hoàng Khởi Phong chơi. Mặc ông thơ Phục Hồi Quyền Chức Làm Người Hoàng Khởi Phong và ông thơ Vào Một Thời Im Bóng Lê Văn Ngăn trò chuyện ra chiều tâm đắc, tôi vô cùng tự nhiên, hết sức thoải mái ngồi phách đốc ở góc phòng bốc điện thoại của gia chủ mà không cần xin phép, quay số rột rẹt gọi về Quân Đoàn II Pleiku thăm người bạn văn nhưng không gặp. Tôi tỉnh bơ gác máy cái cụp.

Chuyện cũ trên 50 năm ngồi ôn lại chợt thấy mình lặng lẽ cười. Hồi trẻ sao mà mình "lịch sự" quá thể. Lê Văn Ngăn mất năm 2015 không nói; Hoàng Khởi Phong chắc cũng chẳng còn nhớ anh chàng thiếu úy ba gai thuở nào.

Năm 1996 gặp lại Hoàng Khởi Phong sau buổi ra mắt sách của tôi ở Hội trường báo Người Việt, Quận Cam tôi khoe mới mua cuốn sách Ngày N+ Cây Tùng Trước Bão, nhà văn cười cười nói: "Bạn ta muốn thì tôi tặng, mua làm gì, tốn tiền."
 

11. Nhà thơ Hà Thúc Sinh

Hôm rồi anh Hà Thúc Sinh gọi tôi qua facebook hỏi thăm xong thốt "Mình mù mắt rồi Tấn ơi!", tôi nghe mà hết hồn. Hỏi mới biết nhờ con cháu mở Computer Hà Thúc Sinh mới liên lạc được.

Đời lính ngày xưa, tôi bộ binh lăn lóc trên rừng, Hà Thúc Sinh hải quân lặn lội dưới biển, đất nước nhỏ xíu, chiến tranh thì liên miên, đố người trên rừng gặp được người dưới biển. Chừng trôi giạt ra ngoài nước, cái duyên văn nghệ mới kéo anh em ngồi lại với nhau.

Có tiếp xúc, hát hò, trò chuyện mới biết Hà Thúc Sinh rất năng động, hoạt bát. Người vui tính, nói năng rổn rảng kèm theo tiếng cười hệch hạc, hồn nhiên là người có cái tâm tràn trề nhân bản: "Chật lắm tim đây những những người".

Ngay cả ngoài chiến tuyến Hà Thúc Sinh vẫn coi kẻ thù như chú em thân ái "lạc dòng:
 

Giao thừa đâu mà vội

Hãy thong thả chú mầy

Cứ đóng xa vài dặm

Mà ăn uống no say

Ta cũng người như chú

Cũng nhỏ bé trong đời

Có núi sông trong bụng…"

  

Người lương thiện như Hà Thúc Sinh có cái tâm sáng vậy mà ngược lại con mắt như bóng đêm:
 

Một cặp mắt anh tù lấp lánh

Tủm tỉm cười kín như bóng đêm

 

Chua những câu thơ trên của Hà Thúc Sinh tôi có cảm tưởng như ngày sững lại và hồ như tôi nghe con mắt Hà thi sĩ ứa ra những tiếng thở dài.

Nhưng mà trời có mắt. Hai hôm sau Hà Thúc Sinh lại gọi. Lần này giọng vui hơn:"Bác sĩ nói sáu tháng nữa mình có thể nhìn thấy lại, Tấn ơi…"

Tôi hớn hở, mừng: "Khoa học tiến bộ lắm mà. Anh cứ yên chí, mắt sáng lại mấy hồi."
 

Nhà văn Lê Tấn Lộc

Thời lính, nhất là lính mới tò te hầu như ai cũng biết ăn nhậu. Tuổi đôi mươi tôi xếp bút nghiên theo việc kiếm cung, tốt nghiệp ra trường được coi là chuẩn úy sữa, cũng đã để lại Khu Sinh Hoạt trong quân trường Thủ Đức một trận nhậu ra gì.  Đó là lần đầu tiên trong đời nhà binh tôi biết nhậu nhẹt, cảm giác lạ khi ngực mình cộm một gói thuốc Bastos Xanh, trên môi thuốc lá phì phèo.  

Từ đó rượu bia đua nhau cuốn vào đời tôi sau những lần đi công tác trở về. Nhiều khi tôi uống rượu cùng đồng đội, trong thành phố. Và đôi khi trong mùi thuốc súng tôi thấm môi một chút rượu đế, ngoài chiến trường.  

Rồi mất nước, tôi buông súng đi tù. Rượu bia, như người yêu, hoàn toàn vắng bóng. Thời gian vẫn lạnh lùng trôi đi cho đến khi tôi xổng tù, vượt biên ra nước ngoài làm lại cuộc sống mới. Cuộc sống không có mùi thuốc súng tôi trở thành một công dân bình thường.

Thập niên 1980 tôi thuộc lứa tuổi "tam thập nhi lập", kể như còn trẻ như ngọn lửa vừa thắp lại. Thời gian này văn chương thơ thẩn, đờn địch xôn xao cùng rượu bia lại trở về với tôi, tương đối tôi còn… mạnh rượu. Mỗi lần các bạn văn nghệ bốn phương có dịp ngồi lại là lai rai vài ba sợi, là hát hò, ngâm thơ khẩu khí.

 

Tất cả lượng tửu của các bạn nghệ sĩ của tôi đều bình thường, cho tới mùa hè 1992 tại Toronto, tôi “đụng” nhầm ông thần lưu linh, nhà văn Lê Tấn Lộc. Đối ẩm với ổng tôi mới thấy rõ mình… yếu hơi. Dù vậy, thấy tôi có vẻ hợp tính nên hai anh em đua nhau cụng ly lắc rắc thiếu điều nứt cả hai ly. Cuối cùng tôi lừ đừ, “đối thủ” của tôi vẫn còn gật gù lắc rắc cụng ly. Ôi, cái thời lính tôi hung hăng “bơi trong hồ rượu” không còn nữa. Nhưng trong thơ tôi biến thành tên “Lừ Đừ”; còn ông anh Lê Tấn Lộc thành tên “Lắc Rắc”. Thơ rằng:

 

Trời dìu dịu nắng xiêu xiêu

Gió hiu hiu thổi bóng chiều lắc lư

Mời anh chầm chậm từ từ

Cụng ly lắc rắc lừ đừ say chơi.

 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả. Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò...
Nhà sư, nhà thơ, nhà thư pháp Thích Nhuận Tâm cho biết sau khi thầy hoàn tất Lớp hướng dẫn thư pháp tại Huntington Beach, California cuối tuần này, Thầy sẽ bay sang Houston, Texas để sẽ hướng dẫn một lớp thư pháp dự kiến sẽ mở ra tại Tịnh Xá An Nhiên ở Houston.
Bài thơ Lời tình buồn được nhạc sĩ Vũ Thành An phổ nhạc năm 1967, khi nhạc sĩ và thi sĩ Chu Trầm Nguyên Minh cùng đang theo học lớp Sĩ quan tại quân trường Lam Sơn, Đồng Đế, đến nay đã trở thành một trong những ca khúc vượt thời gian, được thể hiện qua những giọng ca: Tuấn Ngọc, Khánh Ly, Bằng Kiều…
Trong một bối cảnh đất nước nhiễu nhương, hỗn loạn, nhà văn thường đóng một vai trò quan trọng bằng cách sử dụng ngôn từ của mình để phản ánh, phê bình, truyền cảm hứng và đôi khi thậm chí thách thức hiện trạng. Trong suốt chiều dài lịch sử, nhà văn phản ứng với những biến động khác nhau, cho dù đó là xã hội, chính trị hay văn hóa...
Tết và Xuân, Xuân và Tết, thời điểm kỳ lạ trong một năm. Vừa trông chờ vừa mong đừng đến. Vừa lưu luyến rét đông vừa háo hức xuân ấm. Vừa khép kín đoàn tụ gia đình vừa chan hoà xôn xao lễ hội. Vừa lặng lẽ hoài niệm chuyện riêng tư vừa hân hoan cùng nhau “nâng chén ta chúc nơi nơi”...
Nhà hiền triết người Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) qua đời vào ngày 17 tháng 2 năm 1986 tại Ojai Valley, Quận Ventura, Nam California, Hoa Kỳ, nơi ông đã chọn làm quê hương thứ hai từ năm 1922 cho đến khi ông mất, dù ông không ở đó thường trực. Tính đến tháng 2 năm nay, 2024 đã tròn 38 năm kể từ ngày ông lìa bỏ trần gian. Krishnamurti là một trong những nhà hiền triết có sức ảnh hưởng rất lớn đối với nhân loại trong thế kỷ 20. Cuốn “The First and Last Freedom” của ông được Giáo sư Phạm Công Thiện dịch sang tiếng Việt từ trước năm 1975 ở Sài Gòn với tựa đề “Tự Do Đầu Tiên và Cuối Cùng” là một trong những cuốn sách tôi rất yêu thích đọc từ thời còn niên thiếu. Nhân tìm đọc lại một số bài giảng và bài viết của Krishnamurti, tôi tình cờ gặp được bài thơ “Song of the Beloved” (Bài Ca Về Người Yêu), nhưng không thấy ghi ông đã làm từ bao giờ. Có lẽ bài ca này ông làm vào những lúc về nghỉ ngơi tịnh dưỡng ở Ojai, vì bài đó nói lên lòng yêu thích thâm thiết của ông đối với thiên nhiên,
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Ông đoạt Giải Văn Học Nghệ Thuật VNCH năm 1971 với tác phẩm Vòng Đai Xanh. Sau này ông có thêm hai giải thưởng: 1) Giải Văn Học Montréal 2002 Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và 2) Giải Văn Việt Đặc Biệt 2017 với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch...
Người viết chơi với Phạm Thiên Thư từ những năm học trung học đệ nhất cấp khoảng 58-59. Thư đến nhà tôi ở ấp Cả Trắc, khu Ông Tạ và chúng tôi thường kéo nhau ra quán cà phê vợt ở đầu ngõ đi vào ấp. Trong những lần uống cà phê, Thư nói sôi nổi về việc lập học hội Hồ Quý Ly, để thực hiện việc nghiên cứu, viết văn, làm thơ. Mục đích là tiến tới làm một tập san văn nghệ...
Chúng tôi vẫn biết Hoàng Cầm là người cùng quê và là bạn với một ông anh họ từ thời kháng chiến chống Pháp, nhưng không ngờ nhà thơ lại theo xe ra đón chúng tôi ở phi trường Nội Bài. Hôm đó Hoàng Cầm mặc một cái màu đỏ xậm trông rất hào hoa dù Hà Nội năm đó vẫn còn rất nghèo...
Mở đầu cho sê-ri bài viết về phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm thập niên 50 tại Bắc Việt Nam, là một tư liệu hiếm quý về/của nhà thơ Phùng Quán. Việt Báo trân trọng giới thiệu.