Hôm nay,  

VAALA Tổ Chức Viet Book Fest Online Chủ Đề Sách Thiếu Nhi Do Chính Tác Giả Diễn Đọc

01/10/202009:47:00(Xem: 3541)

blank

 

ORANGE COUNTY, CA – Lễ hội sách Viet Book Fest của hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) sẽ bắt đầu vào ngày Thứ Bảy, 3 tháng 10 năm 2020, từ 3pm đến 4pm (giờ California).  Toàn bộ lễ hội sách gồm một loạt bốn buổi đọc sách dành cho trẻ em được thu âm trước, sau đó là phần hỏi đáp trực tiếp với các tác giả và họa sĩ minh họa, được điều hợp bởi cô Maya Lê Espiritu của MaiStoryBook.  Cô Maya sáng lập và điều khiển MaiStoryBook, một chương trình đọc sách trên Youtube dành cho trẻ em.  Viet Book Fest sẽ đươc kết thúc bằng “tiệc Halloween” online vào ngày 31 tháng 10 với các tác giả, họa sĩ minh họa và nghệ sĩ góp mặt từ nhiều nơi. 

 

Các buổi đọc sách dành cho mọi lứa tuổi và chú trọng đến những câu chuyện của người Việt Nam hoặc văn hoá Việt Nam. Lễ Hội Sách cũng nhằm quảng bá khả năng đọc và viết, với chủ đề xoay quanh bản sắc, gia đình và cộng đồng. Sách sẽ đươc giới thiệu và đọc bằng tiếng Anh. Lệ phí tham dự là $5 mỗi buổi đọc. Số tiền thu được sẽ giúp VAALA duy trì những sinh hoạt nghệ thuật cho cộng đồng. Các buổi đọc sách sẽ được tổ chức vào thứ Bảy hàng tuần trong suốt tháng 10 từ 3:00pm - 4:00pm. Xin bấm vào bit.ly/VietBookFest để đặt mua vé. 

Tác giả Trần Thị Minh Phước sẽ khởi động chuỗi sự kiện của Viet Book Fest vào ngày 3 tháng 10 với phần đọc truyện trích từ “Vienamese Children’s Favorite Stories” (“Truyện Yêu Thích Của Trẻ Em Việt Nam"), kèm theo hình ảnh minh họa của Nguyễn Thị Hợp và Nguyễn Đồng. Cuốn sách này từng đoạt Giải thưởng Anne Izard Storytellers’ Choice Award năm 2015-2016, Giải thưởng Sách hay nhất năm 2015 của Tạp chí Creative Child Magazine, Huy chương Vàng Giải thưởng Sách dành cho Trẻ em của Moonbeam năm 2015 và Top 5 Sách về Việt Nam của City Pass Guide.  Cuốn sách gồm 15 câu chuyện cổ tích Việt Nam được kể lại bởi Trần Thị Minh Phước, người quản thủ thư viện Việt Nam đầu tiên của tiểu bang Minnesota và cũng là một thành viên tích cực của cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Những câu chuyện dân gian được tái hiện lại một cách linh động qua nét vẽ của hai hoạ sĩ Nguyễn Thị Hợp và Nguyễn Đồng. 

 

Viet Book Fest MAIN POSTER FINAL


Vào ngày 10 tháng 10, tác giả từng đoạt giải thưởng Minh Lê sẽ chia sẻ cuốn sách anh viết mang tựa đề "The Green Lantern: Legacy", câu chuyện về một cậu bé trở thành anh hùng. Đầy phiêu lưu và trí tưởng tượng, cuốn sách được minh họa một cách đặc sắc bởi Andie Tong. Tác giả Minh Lê cũng sẽ đọc “Drawn Together”, một câu chuyện về rào cản ngôn ngữ giữa hai ông cháu. Tuy nhiên, rào cản ngôn ngữ cuối cùng bị phá vỡ qua những minh họa tuyệt vời của họa sĩ Dan Santat, người từng đoạt giải thưởng Caldecott Medal năm 2015.

 

Tác giả Bảo Phi sẽ tham gia  vào ngày 17 tháng 10 để đọc câu chuyện từng đoạt giải thưởng của anh: “My Footprints” (“Dấu Chân Của Tôi”). Câu chuyện về tuổi mới lớn của Thủy, một cô gái trẻ người Mỹ gốc Việt có hai bà mẹ, và trải nghiệm của cô bé với nạn bắt nạt (bully) và sức mạnh của trí tưởng tượng.

 

Trong buổi kể chuyện cuối cùng, khán giả sẽ chào đón tác giả Việt Thanh Nguyễn và họa sĩ minh họa Thi Bùi, cùng các con trai và cũng là đồng tác giả của họ, Ellison Nguyễn và Hiền Bùi-Stafford vào ngày 24 tháng 10. Sự hợp tác giữa hai thế hệ này đã cho ra đời cuốn truyện tranh “Chicken of the Sea” (“Gà Của Biển”). Các tác già mời gọi chúng ta bước vào cuộc hành trình của những chú gà rời bỏ trang trại buồn chán để tiến vào cuộc sống cướp biển đầy phiêu lưu, mạo hiểm.

 

Cuối cùng, vào ngày Halloween (thứ Bảy, 31 tháng 10), VAALA sẽ tổ chức một bữa “tiệc Halloween online” với các tác giả, họa sĩ minh họa và nghệ sĩ trình diễn. Trong dịp này, VAALA bán đấu giá gây quỹ một số sách có chữ ký của các tác giả. Tiệc Halloween sẽ có nhiều tiết mục âm nhạc đặc sắc và các trò chơi vui nhộn. Tác giả, hoạ sĩ, nghệ sĩ trình diễn, và khán giả có thể hoá trang thành một nhân vật mà mình yêu thích. Tham dự tiệc Halloween online hoàn toàn miển phí. 

 

***

(VAALA) là một tổ chức phi lợi nhuận 501 (c) (3). Sứ mệnh của VAALA là làm phong phú và kết nối cộng đồng thông qua nghệ thuật và văn hóa Việt Nam. VAALA đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa như triển lãm nghệ thuật, ra mắt sách, trình diễn nhạc, kịch, Viet Film Fest, Thi Vẽ Thiếu Nhi Trung Thu, các lớp nghệ thuật và âm nhạc, và các khoá học nghệ thuật miễn phí dành cho thanh thiếu niên. 

###

Liên lạc: info@vaala.org 

Trang nhà: www.vaala.org 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
LTS: Nhân ngày Việt Báo tròn 30 tuổi, xin trích lại bài viết của cố nhà báo kỳ cựu Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh. Ông là vị chủ biên sáng lập Việt Báo, và là chánh chủ khảo đầu tiên của giải thưởng Viết Về Nước Mỹ.
Vào khoảng 2 tuần lễ trước đây, ngày 30-08 dương lịch, nhằm 14 hay 15 âm lịch; ngày Vu Lan tháng 7 ta, ngày báo ân phụ mẫu, cũng là mùa xá tội vong nhân, đồng thời mùa an cư cát hạ vừa hoàn mãn, chúng tôi được đọc bài chúc thư khánh tuế của hoà thượng Thích Tuệ Sỹ đăng trên Việt Báo...
Đang ở Thụy Điển, đang buông để tuổi già thanh thản, bình yên như cảnh mặt trời lặn trên biển chiều. Con gái Hòa Bình và thân hữu báo tin: Đến ngày 5 tháng 9, Việt Báo tròn 30 tuổi. Ngày 5 tháng 9, năm 1992 khai sinh của tờ báo. Chúng tôi bàng hoàng nhớ. Toa tầu ký ức, những toa tầu xình xịch chở nặng đi cùng với thời gian. Nặng lắm. Nặng tình nghĩa. Xin đừng hỏi một người “Đã mất ngày tháng” như tôi, phải nhớ rõ chi tiết, tháng nào, ngày nào. Chỉ nhớ có trước, có sau.
Chuyện này xảy ra với một nhà thơ, bạn tôi. Tôi chỉ ghi lại chuyện anh kể. Không thêm. Không bớt. Anh là nhà thơ không tăm tiếng. Tên anh không có trong danh bạ các nhà thơ hiện đại. Nhưng trong tôi anh để lại một dấu vết không phai mờ. Nó được tạc vào ký ức. Rõ nét. Như tạc trên đá.
Hadi Matar, người đàn ông bị buộc tội mưu sát tiểu thuyết gia nổi tiếng Salman Rushdie, thừa nhận rằng anh ta chỉ “đọc khoảng hai trang” trong cuốn “Những Vần Thơ Quỷ”, cuốn tiểu thuyết năm 1988 của Rushdie đã khiến những người Hồi giáo theo chủ nghĩa chính thống trên khắp thế giới tức giận. Cựu lãnh đạo tối cao của Iran, Ayatalloh Ruhollah Khomeini, người đã ban lời kêu gọi tất cả người Hồi giáo hạ sát Rushdie vào năm 1989, đã hoàn toàn không đọc cuốn sách này.
Cho đến năm 1922, Pasternak bị chấn động khi đọc tập thơ Versts của Tsvetaeva (khi đó đã rời khỏi Moscow và sống lưu vong cùng chồng là Sergei Efron), và đã gửi cho Tsvetaeva một bức thư bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình. Từ đó bắt đầu nảy nở mối tình văn chương mãnh liệt qua thư từ giữa hai người. Cả hai đều trạc tuổi nhau (Pasternak khi ấy 32, Tsvetaeva 30) đều sinh trong một gia đình nhà giáo và đều có mẹ là nghệ sĩ piano, đều yêu tiếng Đức và văn học và âm nhạc Đức.
Trong một tiểu luận trên The New York Times Book Review năm 1985, Milan Kundera kể rằng ngay sau Mùa Xuân Praha ông bị treo bút. Một đạo diễn muốn giúp ông mưu sinh bằng cách đứng tên để ông chuyển thể tiểu thuyết Chàng ngốc của Dostoyevsky thành kịch bản sân khấu. Song khi đọc lại tác phẩm ấy, ông từ chối, dù chết đói cũng không thể bước vào "cái vũ trụ đầy những điệu bộ quá khích, những vực thẳm u ám và sự mùi mẫn hung bạo" của Dos...
Sự việc trên khiến tôi nhớ lại cách đây dễ thường gần 30 năm nhà văn Salman Rushdie viết cuốn Những Vần Thơ Quỷ và Ayatollah Khomeini của xứ Iran đã làm náo động cả thế giới – nhất là nước Anh bởi ông nhà văn này mang quốc tịch Anh – khi hạ chiếu chỉ fatwa công khai cho người đi tìm ông xử tử, bởi vì, theo họ, cuốn tiểu thuyết chứa đựng những tư tưởng báng bổ đạo Hồi và Thánh Muhammad.Để chứng tỏ đấy không phải lời đe dọa suông, họ cho người đánh bom khách sạn nơi ông nhà văn cư ngụ, ngay trung tâm đô thành London. Khá may, chỉ có một người thiệt mạng trong vụ đánh bom, còn ông nhà văn thì chẳng hề hấn gì. Tình hình căng thẳng đến nỗi Anh quốc và Iran cắt đứt quan hệ ngoại giao và Salman Rushdie đã phải lẩn tránh vào bóng tối.Không, đừng hiểu lầm người Hồi giáo, đấy chỉ là quan điểm cuồng tín và hành động cực đoan của một thiểu số người đạo Hồi, những người diễn giải cuốn thánh kinh Qur’an dưới lăng kính thiển cận, cực đoan và sai lầm. Đa phần người ta đều nghĩ như thế.
Lời giới thiệu: Dịch giả Trần C. Trí tốt nghiệp Tiến sĩ đại học UCLA, trong ngành Ngôn ngữ học chuyên về các thứ tiếng gốc La Tinh. Ông hiện là giáo sư khoa ngôn ngữ học, chú trọng vào tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, và tiếng Việt, đã xuất bản nhiều sách giáo khoa, từ điển, biên khảo về các ngôn ngữ này, cùng tham gia tích cực vào các dự án về chương trình Việt ngữ hải ngoại, cũng như những sinh hoạt liên hệ đến văn hoá và giáo dục tại cộng đồng miền Nam California. Ông cũng đã cộng tác với Làng Văn, Canada (từ 1987 đến 1997), và với Da màu trong những năm gần đây, qua nhiều tác phẩm độc đáo, sâu sắc, và công phu, ở nhiều lãnh vực như truyện ngắn, kịch, biên khảo, nhận định, và dịch thuật. Tuyển tập Trong Vườn Mắt Em là tác phẩm dịch thuật đầu tay của ông, với một số truyện dịch đặc sắc đã xuất hiện lần đầu trên Da Màu. Bài phỏng vấn dưới đây được thực hiện qua email từ tháng 2, sau đó được bổ sung và hoàn tất vào đầu tháng 8 năm 2022.
Là một nhà thơ, một nhà văn, và là một nhà báo. Hẳn là quá nhiều cho một đời người. Và rồi trở thành chiến binh, sau khi quân Nga tiến vào chiếm bán đảo Crimea và tấn công miền Đông Ukraine năm 2014: nhà thơ Borys Humenyuk đã tình nguyện ra trận chống quân Nga. Một số bài thơ của ông được dịch sang tiếng Anh trong tuyển tập Poems From The War, do hai dịch giả Oksana Maksymchuk và Max Rosochinsky thực hiện. Borys Humenyuk ra đời năm 1965 tại ngôi làng Ostriv, thị trấn Ternopil, miền tây Ukraine. Ông là một nhà thơ, nhà văn và nhà báo. Humenyuk đã tham gia tích cực vào những cuộc biểu tình cuối năm 2013 để dẫn tới Cách mạng Nhân phẩm (Revolution of Dignity) của Ukraine trong tháng 2/2014. Những câu chuyện về chiến tranh được kể trong thơ Borys Humenyuk là có thật, không hư cấu.