Hôm nay,  

Nhạc Sĩ Trúc Hồ Và “Chỗ Đi Chơi” Trong Đêm Dạ Vũ Mùa Hè Tại SBTN

06/09/202118:26:00(Xem: 3829)
truc ho 1
Nhạc sĩ Trúc Hồ và ca sĩ Việt Khang

Rồi thì dự định từ hơn một năm trước của nhạc sĩ Trúc Hồ cũng đã thực hiện được. Vào tối Thứ Bảy 4 tháng 9 2021 của “long weekend” ngày Lễ Lao Động, Đêm Dạ Vũ Mùa Hè đã được tổ chức tại khán phòng của Đài Truyền Hình SBTN. Sân khấu SBTN tối hôm đó được sắp xếp giống như một vũ trường, có chỗ ngồi thoải mái cho hơn 100 thân hữu của Trúc Hồ và SBTN. Chương trình được trực tiếp truyền hình trên SBTN Go để khán giả SBTN khắp nơi cùng theo dõi.


Vào những ngày đầu năm 2020, nhạc sĩ Trúc Hồ có nói với bạn bè rằng anh muốn sử dụng sân khấu sẵn có của SBTN để tổ chức một chỗ vui chơi, giải trí văn nghệ cho bạn bè và cho chính mình. Anh tâm sự rằng ở ngay Little Saigon, mỗi lần anh muốn kiếm chỗ đi chơi nghe nhạc nhưng không tìm được nơi nào ưng ý. Nhưng rồi đại dịch covid-19 đến, mọi hoạt động sân khấu đều phải tạm dừng. Mãi đến mùa hè năm nay, khi nhận được lời mời đến với Đêm Dạ Vũ Mùa Hè SBTN, bạn bè háo hức muốn xem Trúc Hồ chuẩn bị “chỗ vui chơi văn nghệ” của mình ra sao. Bạn bè cũng kháo với nhau rằng, hễ có show là Trúc Hồ lại bận túi bụi, không biết anh có thực sự được “vui chơi giải trí” không?

Nhưng rồi tại Đêm Dạ Vũ Mùa Hè SBTN, mọi người đã có câu trả lời thỏa đáng. Những người thân thiết với nhạc sĩ Trúc Hồ đều biết rằng anh có thể chơi, sáng tác và biên soạn cho nhiều thể loại nhạc: thính phòng, quê hương, tình ca, đấu tranh… Nhưng một số bạn bè đến dự đêm dạ vũ đã nhận xét rằng lâu lắm rồi mới thấy một Trúc Hồ hứng khởi trên sân khấu như vậy. Giống như nhạc dạ vũ đã nằm sẵn trong máu. Anh điều khiển chương trình, solo guitar đối đáp với ca sĩ thật sống động. Đối với Trúc Hồ, có lẽ đứng trên sân khấu có nhiều niềm vui hơn là làm khán giả. Giải thích cho việc chơi nhạc khiêu vũ rất “có lửa”, Trúc Hồ kể chuyện ngày xưa thời mới sang Mỹ, anh và nhiều nhạc sĩ, ca sĩ đã cùng đi lưu diễn khắp đất nước, với nhiều chương trình nhạc dạ vũ. Kỷ niệm buồn vui thuở hàn vi bao giờ cũng sống động trong trí nhớ của mỗi người, đặc biệt là với một nhạc sĩ có nhiều ân tình trong giới ca nhạc sĩ như Trúc Hồ. Anh gọi các ca sĩ là “người em”, “người anh”, “người chị” của mình. Trong đêm dạ vũ, Trúc Hồ mời “người chị” là nữ ca sĩ Kim Anh trở lại sân khấu, kể những kỷ niệm ngày xưa cùng đi lưu diễn, mời chị hát lại ca khúc đã gắn liền tên tuổi với chị  là Mùa Thu Lá bay, và còn tổ chức thổi nến mừng sinh nhật cho chị nữa. Thật là một đêm dạ vũ đầy nghĩa tình.



IMG_8752


Một điểm độc đáo trong đêm dạ vũ này nữa là khi “người em” Việt Khang của Trúc Hồ lên sân khấu, hát bài đầu tiên là tình ca bất hủ của nhạc sĩ Lam Phương, Thành Phố Buồn. Nhưng lạ thay, khán giả lại cuồng nhiệt yêu cầu Việt Khang hát hai ca khúc ngoài chương trình, mà cũng không liên quan gì đến nhạc dạ vũ: Anh Là Ai, Việt Nam Tôi Đâu. Trong một đêm nhạc dạ vũ, mà nhiều khán giả đến gần sân khấu để cùng hát hai ca khúc đấu tranh đã làm nên tên tuổi của Việt Khang một cách hào hùng, đầy cảm hứng. Có lẽ chỉ có chương trình dạ vũ do Trúc Hồ và SBTN tổ chức mới có không khí hào hùng, cảm động như vậy.  

IMG_8680
Ca sĩ Diễm Liên và Trúc Hồ - Hình Đặng Hiền


Như cảm nhận được niềm hứng khởi của Trúc Hồ và các ca nhạc sĩ, khán giả thân hữu trong Đêm Dạ Vũ Mùa Hè cũng hưởng ứng hết mình. Khán giả đến từ San Jose, Chicago, San Diego… Trong không gian tràn ngập âm nhạc sinh động, lung linh huyền ảo với ành đèn sân khấu muôn màu, khán giả tận hưởng đêm nhạc vui tươi, nhộn nhịp mà thân tình. Rất nhiều khán giả ra sàn nhẩy, vừa bước chân theo nhịp điệu Paso Doble, Valse, Cha Cha Cha, Rumba… vừa hát theo nhiều ca khúc có vẻ như đã thuộc từ lâu. Nhìn họ là thấy được niềm đam mê âm nhạc. Có lẽ họ cũng giống như Trúc Hồ, lâu lắm rồi mới được dự một đêm dạ vũ đặc sắc như thế.


Còn phải kể đến sự góp mặt của Ian Nguyễn, một DJ gốc Việt nổi tiếng, đã từng cộng tác với những ban nhạc nổi tiếng như Modern Talking, Boney M, Gazebo (I Like Chopin). Mỗi khi ban nhạc tạm nghỉ, Ian giữ cho không khí vũ trường tiếp tục hứng khởi với những âm thanh DJ sôi động, rộn ràng trong suốt 4 giờ đồng hồ.


Nhiều khán giả ra về lúc nửa đêm nhưng vẫn còn nán lại để chuyện trò, như để kéo dài thêm một đêm vui. Nhạc sĩ Trúc Hồ cho biết sẽ tiếp tục tổ chức những đêm dạ vũ tương tự trong các dịp lễ từ đây đến cuối năm: Halloween, Thanks Giving, Christmas & Tết Tây. Đặc biệt, đêm dạ vũ hóa trang trong dịp Halloween hứa hẹn sẽ là một đêm lộng lẫy, đầy màu sắc. “Chỗ vui chơi văn nghệ” của Trúc Hồ chắc chắn sẽ tiếp tục được giới thân hữu hưởng ứng mạnh.


Quí khán giả có thể theo dõi tin tức trên SBTN, Nam Radio để biết thêm chi tiết về những đêm dạ vũ của SBTN trong tương lai.

Đoàn Hưng

truc ho 2

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
nhượng của tạo hóa, bệnh tật, tôi thầm mong cho tiếng hát vượt không gian bình yên với chiều dài bất tận ru ca của người ca sĩ . Tiếng hát một thời dội vào tuổi trẻ mà có lúc tôi gọi là "người đàn bà âm nhạc ma quái của lòng tôi".
Ca sĩ Thanh Thúy là một hiện tượng của nền âm nhạc miền Nam trước năm 1975. Nổi bật nhất của chị là giọng hát u buồn như tiếng khóc nức nở, được cho là: “Tiếng Hát Khói Sương”, “Tiếng Hát Liêu Trai”, “Tiếng Hát Lúc Không Giờ” của chị. Ngoài tiếng hát đặc biệt đó, Thanh Thúy còn là một người đẹp, được chọn là “Hoa Hậu Nghệ Sĩ”, ca sĩ ăn khách nhất, ca sĩ được ái mộ nhất. Nữ hoàng Bolero.
Trước Giáng Sinh 2020 có người bạn sắp về hưu phôn hỏi theo năm sinh khi nào về hưu ở Đức và riêng tôi sau khi nghỉ hưu anh làm gì vì đã có nghe vài người bạn thân than "nghỉ ở nhà chán thật", điển hình ví dụ như trong mùa "đại dịch Corona" phải nằm nhà, cảm thấy tù túng, khó chịu".
Với đại dịch hạn chế đi lại trong mùa lễ, nhiều người Mỹ sẽ ngồi trước truyền hình để xem những cuốn phim ngày lễ thích thú của họ, cùng với uống bia rượu ưu thích – một ly nước táo nóng hay một chung rượu – để cho đời vui thêm. Phim ngày lễ đã trở thành một phần quan trọng của các cuộc lễ hội mùa đông của người Mỹ và lại còn nhiều hơn đối với những ai cách ly vào mùa lễ năm nay. Trang mạng giải trí Vulture báo cáo 82 phim ngày lễ mới được tung ra trong năm 2020. Nhưng, ngay cả trước khi đóng cửa, việc sản xuất các phim Giáng Sinh hàng năm được báo cáo là tăng ít nhất 20% kể từ năm 2017 chỉ trên một hệ thống dây cáp truyền hình.Phim ngày lễ là phổ biến không chỉ đơn giản bởi vì chúng là “những cuộc trốn chạy,” như nghiên cứu của tôi về mối quan hệ giữa tôn giáo và điện ảnh. Đúng hơn, những phim này trao cho người xem một cái nhìn thoáng qua vào thế giới như nó có thể là.
Mở nghe bài hát Nắng Đẹp Miền Nam “ Khi người lính chiến đã đấu tranh hiến hòa bình cho Đồng Tháp Cà Mau. Đây quê hương thân yêu Miền Nam, nắng lên huy hoàng đẹp mùa vui sang” mà lòng bâng khuâng ngậm ngùi. Những nhạc phẩm của Lam Phương giai điệu vui tươi êm ái, lời ca mộc mạc, chân tình đi thẳng lòng người, đẹp như màu nắng lóng lánh trên cánh đồng màu mỡ Miền Nam, thuở thanh bình năm cũ trở thành kỷ niệm.
Người nhạc sĩ tài năng đa dạng có hơn 200 bản nhạc đã được hát khắp nơi từ đầu thập niên 1950 cho đến nay ở trong và ngoài nước mà hầu như người Việt nào cũng đã từng nghe nhạc của ông, Nhạc Sĩ Lam Phương, đã từ giã cõi đời vào chiều tối ngày 22 tháng 12 năm 2020 tại Thành Phố Fountain Valley, Miền Nam California, Hoa Kỳ.
Năm 2007 lần đầu tiên tôi được nghe ca khúc "Những Sáng Thứ Bảy" của nhạc sĩ Lại Quốc Hùng - sáng tác trước 1975. Melody nhẹ nhàng, lời tình tự êm ái, lồng trong khung cảnh buổi sáng yên tĩnh, chỉ có gió mùa thu lay động những chiếc lá vàng ... (còn thứ bảy có lẽ là ngày cuối tuần rảnh rỗi để tác giả đi lang thang chăng?). Ca khúc buồn man mác nhưng vẫn thấy chút hy vọng mong manh qua tia nắng ấm ban mai. Đây quả là một ca khúc hay và "quyến rũ" người yêu nhạc ...
Tôi được may mắn gặp Ca Sĩ Mai Hương trong buổi chiều nhạc “Hát cho vui đời”, do Kim Tước và các người em của bà tổ chức vào cuối tháng 10, năm 2016. Bà đến tham dự cùng phu quân và có lên sân khấu cùng song ca với Kim Tước một khúc nhỏ trong bài "Hình ảnh một đêm trăng" của Văn Phụng. Đó là lần cuối tôi gặp bà và cũng là lần cuối khán thính giả được nghe bà hát.
Mai Hương nguyên danh Phạm Thị Mai Hương, gốc Hà Nội, sinh năm 1941 tại Đà Nẵng. Xuất thân trong một gia đình nghệ sĩ, cha mẹ MH là Phạm Đình Sỹ và nữ kịch sĩ Kiều Hạnh, diễn viên đoàn kịch Sao Vàng của Thế Lữ, được Bộ Thông Tin VNCH đã trao tặng danh hiệu nữ kịch sĩ xuất sắc nhất năm 1956. Ông Phạm Đình Sỹ là anh trai của các ca sĩ Thái Hằng (vợ nhạc sĩ Phạm Duy), ca sĩ Thái Thanh, ca sĩ Hoài Trung Phạm Đình Viêm và nhạc sĩ Hoài Bắc Phạm Đình Chương.
Tôi gặp nhạc sĩ Lê Dinh lần duy nhất trong đời khi ông từ Montreal Canada ghé San Jose California cuối thập niên 1980 thăm gia đình cố nhạc sĩ Minh Kỳ và ông điện thoại mời tôi tới.