Hôm nay,  

Kỷ Niệm Với Song Ngọc, Hà Nội Ngày Tháng Cũ

06/04/202114:53:00(Xem: 3255)

Bài viết Song Ngọc, Dòng Nhạc Của Một Thời Để Nhớ của tôi vào Hè 2018. Khi viết bài nầy, chúng tôi đã gọi điện thoại trò chuyện và email cho nhau. Tôi nhận được những tuyển tập ca khúc của anh để dẫn chứng chính xác. Khi viết về nhạc sỉ, ca sĩ, tôi vào YouTube để thưởng ngoạn dòng nhạc và lời ca để tạo thêm nguồn cảm hứng. Với nhiều ca khúc của anh trước năm 1975 viết về lính khá quen thuộc, và ca khúc sau nầy ở hải ngoại, tôi đã nghe nhiều lần, rất thích “Hà Nội Ngày Tháng Cũ”.

blank


Đoạn kết viết về ca khúc nầy: 

“Viết về Hà Nội của thuở “ba mươi sáu phố phường, ngàn năm văn vật” qua các ca khúc thời tiền chiến vẫn tuyệt vời đã in sâu trong lòng người thưởng ngoạn. Song Ngọc của dòng An Giang đã sáng tác hai ca khúc nói về Hà Nội, ca khúc Nhớ Em Hà Nội:

“Một người con gái Hà Nội 

Bên bờ Hồ Tây, se sắt tim buồn 

Chiều vào thu, heo may hắt hiu 

Mắt em lạnh đầy, mắt em lạnh đầy 

… Hà Nội mùa thu, sương lam giăng mắc 

Liễu buồn mong chờ, mù bóng thu sang 

Trời đã vào thu, ai đi viễn khơi 

Có nhớ thu xưa, nhớ em Hà Nội”.

Ca khúc nầy không được nổi tiếng bằng ca khúc Hà Nội Ngày Tháng Cũ khi sống ở hải ngoại, rất hay từ lời ca cùng giai điệu.

“Hà Nội ngày tháng cũ 

Có bóng trăng thơ in trên mặt hồ 

Hà Nội ngày tháng cũ 

Có tiếng oanh ca bên bờ tường vi 

... Mùa Thu ngày ấy ta bên nhau 

Ai ra đi mà không nhớ về 

Hồ Gươm mù tối gương xưa 

Nhớ hàng Bạc, nhớ qua hàng Đào 

Nhớ cơn mưa phùn chạy ngang thành phố 

Bên em cùng đội mưa mà đi 

Đội mưa mà đi... mà đi 

… Hà Nội còn sống mãi 

Chiếc ao xanh lam áo trắng nghiêng nghiêng mặt hồ 

Chiếc lá cô đơn lang thang trôi trên vỉa hè 

Giờ đâu xa vắng... mây chiều”.

Tôi mê ca khúc nầy, lần đầu với tiếng hát Sĩ Phú rồi đến nhiều ca sĩ khác, nghe không biết bao nhiêu lần nhưng vẫn thấy hay. Có lẽ giữa anh và tôi cảm nhận giống nhau nơi chốn xa lắc xa lơ nầy. 

Qua lời kể của bố vợ, năm 1973 ở Đà Lạt tôi viết bài Hà Nội, Giấc Mơ Mịt Mù để tặng đứa con trai đầu lòng nhớ về quê ngoại. Bài viết đăng trên đặc san Ức Trai của trường Đại Học CTCT Đà Lạt. Nhà thơ Tô Kiều Ngân (Thiếu Tá Lê Mộng Ngân, Chủ Bút đặc san) cảm nhận và chọn những ca khúc viết về Hà Nội cho chương trình văn nghệ (2 kỳ) trên đài phát thanh Đà Lạt.

Quản đốc đài phát thanh Đà Lạt là nhà thơ Hoàng Anh Tuấn, với nhà thơ nầy “Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc. Mấy chục năm, xa đến mấy nghìn năm... Hà Nội yêu, áo lụa ngà óng ả. Thoáng khăn san nũng nịu với heo may... Hà Nội yêu, đẹp Trưng Vương mái tóc. Chiếc kẹp nghiêng, ba lá nép vào nhung”. Và, sau nầy được nhiều người gọi là nhà thơ của Hà Nội như tập thơ Yêu Em, Hà Nội của ông.

Nếu lúc đó có ca khúc nầy thì hình ảnh xa xưa của thuở “vang bóng một thời” mà Song Ngọc gợi nhớ “Hà Nội người có nhớ. Tháp Bút chơ vơ liễu xanh vật vờ. Hà Nội người có nhớ. Hương lan vương vương bên hồ Thuyền Quang…”. Với một thời đáng yêu qua ngòi bút Thạch Lam (Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường), Nguyễn Tuân (Vang Bóng Một Thời), Vũ Bằng (Thương Nhớ Mười Hai), với “Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm” (Quang Dũng), Hà Nội cổ kính với thiên nhiên hữu tình của thời xa xưa rất nên thơ. Nhạc sĩ miền Nam chưa ra Hà Nội nhưng “gợi” lại ngày tháng cũ với niềm tiếc nhớ vì hình ảnh thơ mộng đó đã tan theo thời gian!

Khi tôi nói với anh, ca khúc Hà Nội Ngày Tháng Cũ quá tuyệt. Anh nói, vì có vợ Hà Nội chứ gì. Tôi hỏi, còn anh?. Anh cười ha hả… bọn mình, thằng nào không lãng mạn nhưng vẫn chung tình cho đến cuối đời”.

Từ thời học sinh nơi phố cổ Hội An, bài thơ về 36 phố phường trong Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển của GS Dương Quảng Hàm mô tả phố cổ Hà Nội:

“Rủ nhau đi chơi khắp long thành

Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.

Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai

Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay

Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày

Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn

Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Than

Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng

Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông

Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè

Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre

Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà

Quanh đi đến phố Hàng Da

Trải xem phường phố thật là cũng xinh

Phồn hoa thứ nhất Long Thành

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ

Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ

Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền”.

Từ đó, 36 phố phường Hà Nội…, câu thơ dân gian ấy trở thành quen thuộc. Và, lịch sử nơi chốn đó vào thời kỳ vua Lý Công Uẩn xuống chiếu dời đô về Đại La (1010) đặt tên Kinh đô là Thăng Long, thủ đô chia làm 2 khu vực: Khu vua ở và thiết triều gọi là Thăng Long Thành và khu dân cư nơi làm ăn buôn bán của mọi tầng lớp sĩ nông công thương, dân quê gọi là phố Kẻ Chợ vì mỗi phố sản xuất và bán một thứ sản vật nổi tiếng. Khu dân cư này cũng có thành bao quanh gọi là Thăng Long ngoại thành. 

Đến năm 1014 đổi là Nam Kinh. Sang đời Trần đổi là Trung Kinh, có 61 phường. Đến đời Lê, tổ chức lại thành 36 phường... Theo dòng thời gian đến thế kỷ thứ 18, thương nhân các nước đến nơi đây làm ăn buôn bán nên 36 phố phường sầm uất. 

Hà Nội xa xưa của xứ “ngàn năm văn vật” được ghi vào thơ văn trang trải với tha nhân khá nhiều từ đầu thế kỷ XX. Trong thi tập Lỡ Bước Sang Ngang của Nguyễn Bính (Hương Sơn, 1940) 

“Hà Nội ba mươi sáu phố phường,

Lòng chàng có để một tơ vương.

Chàng qua chiều ấy qua chiều khác,

Góp lại đường đi: vạn dặm đường.

… 

Hà Nội ba mươi sáu phố phường,

Lòng chàng đã dứt một tơ vương,

Chàng qua chiều ấy qua chiều khác,

Có một người đi giữa đám tang”!

Nhà thơ Nhất Tuấn bày tỏ Những Vần Thơ Nhớ Nhung Hà Nội sau thời gian di cư vào Nam:

“Bao năm qua tôi vẫn cứ mong chờ

Ngày trở lại nẻo đường thành phố cũ

Ở miền Nam có nhiều đêm không ngủ

Nhớ vô cùng Hà Nội của ngày xưa

Đường Cổ Ngư còn những cảnh nên thơ

Hồ Tháp bút nước xanh hay ngả đục

Những nẻo phố xưa có còn tấp nập

Trường Trưng Vương còn vạt áo lam bay…”

Vào thập niên 60, với các ca khúc viết về Hà Nội, thấp thoáng tên gọi hay hình bóng người tình nhưng cũng hình dung cả khung trời,điển hình như:

Hướng về Hà Nội của nhạc sĩ Hoàng Dương

“… Hà Nội ơi, hướng về thành phố xa xôi

Ánh đèn giăng mắc muôn nơi, áo màu tung gió chơi vơi

Hà Nội ơi, phố phường dài ánh trăng mơ

Liễu mềm nhủ gió ngây thơ, thấu chăng lòng khách bơ vơ…”

Ca khúc nổi tiếng nhất là Giấc Mơ Hồi Hương của nhạc sĩ Vũ Thành

“Lìa xa thành đô yêu dấu, một sớm khi heo may về

Lòng khách tha hương vương sầu thương

Nhìn "em" mờ trong mây khói, bước đi nhưng chưa nỡ rời

Lệ sầu tràn mi, đượm men cay đắng biệt ly!

… Nghẹn ngào thương nhớ em Hà Nội ơi!”

Tình khúc Gửi Người Em Gái của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn (lời Từ Linh)

“… Hà Nội chờ đón Tết, vắng bóng người đi, liễu rủ mà chi

… Em tôi đi, màu son lên đôi môi

Khăn san baу lả lơi bên vai ai

Trời thắm gió trăng hiền

Hà Ɲội thêm bóng dáng nàng tiên”

Khi định cư ở hải ngoại, tôi đã nghe nhiều ca khúc về Hà Nội nhưng không thích bằng những ca khúc xa xưa… cho đến khi nghe ca khúc Hà Nội Ngày Tháng Cũ của Song Ngọc. Khi chia sẻ với anh điều nầy, anh cũng cho biết có vài thân hữu di cư từ năm 1954, xa Hà Nội, nhớ Hà Nội nên thích nghe các ca khúc về Hà Nội nhưng mang “màu sắc chính trị” nên không phù hợp.

Trong mùa dịch Covid-19, không được đi nơi nầy nơi nọ, không có dịp gặp gỡ bạn bè, không ngồi chung ở quá cà phê để tấn gẫu với nhau. Ở nhà, xem tin tức cũng nhức đầu, lôi các quyển sách làm tài liệu ra đọc cũng chán, chỉ còn thú tiêu khiển với âm nhạc.

Song Ngọc đã ra người thiên cổ, mỗi lần nghe đến các ca khúc của anh, nhất là Hà Nội Ngày Tháng Cũ, nhớ lại vài kỷ niệm nên viết đôi dòng.

Little Saigon 4/2021

Vương Trùng Dương

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngôi sao đang lên này đã trình diễn nhạc đồng quê, tại Brazil gọi là sertanejo. Cô nổi tiếng với việc giải quyết các vấn đề nữ quyền trong các ca khúc của cô, như chỉ trích những người đàn ông kiểm soát những người bạn đời của họ, và kêu gọi trao quyền cho phụ nữ. Vào chiều tối Thứ Sáu, tin này đã làm tuông ra sự buồn bã trên truyền thông xã hội ở tất cả ngõ ngách của Brazil, gồm những người hâm mộ, cách chính trị gia, những nhạc sĩ và cầu thủ bóng đá. Instagram của cô có tới 38 triệu người vào đọc. “Tôi không tin, tôi không tin,” theo ngôi sao bóng tròn Brazil Neymar, là bạn của Mendonça, đã viết thế trên Twitter sau khi tin tức về cái chết của cô được loan đi. Chính phủ Brazil cũng gửi lời chia buồn.
Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế (Viet Film Fest) sẽ thực hiện lễ trao giải trực tuyến vào lúc 6 giờ chiều thứ Năm, ngày 28 tháng 10. Khán giả muốn theo dõi chương trình phát giải, xin vào thăm trang nhà www.VietFilmFest.com hoặc Youtube Viet Film Fest Awards Ceremony 2021. Đây là lần đầu tiên lễ trao giải của Viet Film Fest được thực hiện trực tuyến.
Mùa đại dịch. Làm gì cho đầu óc thư giãn, bớt căng thẳng, tìm được niềm vui? Ai cũng có những cách riêng, nhưng có một cách chung là… nghe nhạc! Nhạc là ngôn ngữ quốc tế, là linh dược vô hình. Ai cũng biết, âm nhạc làm cho người ta yêu đời, hạnh phúc, khỏe mạnh, và thông minh hơn. Nhiều phụ nữ ngay từ khi cấn thai đã mở nhạc Mozart cho con nghe. Trẻ em học nhạc trong nhiều năm sẽ có chỉ số thông minh cao. Đại học Harvard đã có nhiều cuộc nghiên cứu (https://www.health.harvard.edu/newsletter_article/music-and-health) cho thấy những lợi ích thiết thực của âm nhạc đối với sức khỏe. Những dòng nhạc nhẹ nhàng và truyền cảm hứng mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho đời sống. Một giai điệu quen thuộc có thể gợi lại những kỷ niệm đẹp và làm cho người nghe cảm thấy dễ chịu, hạnh phúc. Nghe nhạc thu âm đã tốt, nhưng nghe nhạc được trình diễn tại chỗ lại càng tốt hơn, nhất là khi người xem được trực tiếp tham gia vào phần trình diễn. Lấy Nhạc trị Dịch ư? Đêm nhạc “Beethoven's Eroica" do dàn
Phim điện ảnh cổ trang “KIỀU”, lấy cảm hứng từ kiệt tác “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du, do Tincom Media sản xuất nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày mất của tác giả, sẽ có buổi công chiếu chính thức tại Mỹ với tư cách là bộ phim Việt Nam tiêu điểm (Vietnamese Spotlight Film) được lựa chọn tham dự Liên hoan phim Newport Beach (Newport Beach Film Festival) năm nay. Huntington Beach, California (ngày 18 tháng 10, năm 2021) – Newport Beach Film Festival là liên hoan phim phát triển nhanh nhất tại Bờ Tây nước Mỹ, có sự tham gia của hơn 50 quốc gia với nhiều thể loại phim được chọn lọc. Phim điện ảnh cổ trang “KIỀU” là bộ phim thứ 2 của Việt Nam góp mặt trong khuôn khổ bộ phim Việt Nam tiêu điểm của Liên hoan phim Newport Beach kể từ 22 năm qua. Lấy cảm hứng từ một trích đoạn được chọn lọc trong “Truyện Kiều” gồm 3.254 câu thơ lục bát, phim điện ảnh cổ trang “KIỀU” đưa khán giả vào một hành trình đầy cảm xúc với nhiều năm lưu lạc của nàng Kiều
Cuối thập niên 80, vào một đêm cuối tuần, tác giả gọi điện thoại mời người con gái mình thích đi nghe nhạc ở một vũ trường ở San Jose; bị từ chối. Ngồi buồn, tác giả ôm đàn nghêu ngao hát và ca khúc Mời Em Khiêu Vũ điệu Tango ra đời.
Ngày xưa ở Việt Nam, môn cải lương và hát bội được nhiều người yêu chuộng, nhưng khi ra ngoại quốc, những môn này vẫn còn tồn tại nhưng không được tổ chức thường xuyên vì quá tốn kém, không nhiều người thưởng thức những môn nghệ thuật này. Lâu lâu chúng tôi mới nghe nói tới có tổ chức hát cải lương, hát bội nhưng không nhiều.
Nói gì thì nói, “Nụ hôn đầu” là một kỷ niệm đánh dấu giai đoạn biết yêu đầu đời với trăm giấu ngàn che chỉ có mình biết, họ biết, ai biết. Dù xảy ra trong tình huống nào, đáng yêu hay đáng ghét vẫn để lại trong lòng ta một chút gì để thương, để nhớ. Để rồi, một ngày đẹp trời kỷ niệm lùa về...
Không quá phức tạp nhưng đủ để người đọc suy gẫm. Bài Headfirst chỉ là một ví dụ ngắn, dọc theo những trang sách trong tập thơ Night Sky with Exit Wounds, người đọc sẽ tìm thấy rất nhiều những ý nghĩ thâm trầm, những tứ thơ tự sáng nổi bật, không chỉ gây thích thú mà còn tạo ra những suy tư và nghi vấn về bản thân trong đời sống lưu vong.
Nhạc của Phạm Duy vừa mang nét dân tộc vừa phảng phất nét Tây Phương. Ông có những ca khúc giá trị nghệ thuật, giá trị nhạc lý để giới chuyên môn chiêm ngưỡng và học hỏi. Chính đầu óc sáng tạo của nhạc sĩ Phạm Duy với cảm xúc dồi dào và kiến thức âm nhạc để tạo nên những ca khúc tuyệt diệu. Tôi vẫn ngưỡng mộ những đoạn Chuyển Cung (Modulation) trong các ca khúc của Phạm Duy.
Hồi ký KIỀU CHINH NGHỆ Sĩ LƯU VONG đã được hội Văn Hoá Khoa Học giới thiệu với đồng hương Houston vào chiều ngày 3/10/2021 tại nhà hàng Ocean Palace trên đường Bellaire thuộc khu Hồng Kông 4. Trên 200 thân hữu và khán giả đã tham dự để chúc mừng và mua sách của ngôi sao điện ảnh số 1 của VNCH đã đạt được những thành công vang dội tại điện ảnh Hollywood trên 40 năm qua với trên 100 phim màn ảnh lớn, nhỏ và trở thành Huyền thoại của điện ảnh VN và của Hoa Kỳ.