Hôm nay,  

Họa sĩ Khang Nguyễn

06/12/201900:24:00(Xem: 1423)
Hoihoa 2_Intra-Being_ Dialectic of Self and Other (50x35, 2019)
Intra – Being – Dialectic of Self and Other.
Hoihoa 1_Trans-spatiotemporal Manifestation of Being
Trans – spatiotemporal Manifestation of Being.


Khang Nguyễn vận dụng những hiểu biết sâu sắc về tâm linh và triết lý đã thu thập được để chuyển dịch thành một thứ ngôn ngữ tượng hình chứa đựng cảm xúc và tỉnh thức, như anh miêu tả “một ý thức tức thời về Thực thể, không bị ràng buộc vào quan niệm tư duy của trí óc.

Hoạ phẩm của anh là những mê cung, tựa như tranh ghép mảnh, tỉ mỉ một cách đáng kinh ngạc, mời gọi chiêm nghiệm của người thưởng ngoạn. Đây là loại nghệ thuật không chỉ để nhìn thoáng qua rồi thôi, mà thật sự đòi hỏi người xem phải có thời gian để quan sát kỹ lưỡng để trân trọng công trình tạo hiệu ứng ba chiều vây quanh lấy người xem tranh.

Khang Nguyễn cho biết “Tranh của tôi tìm tòi bản thể của hiện hữu, tri thức, nhận thức, tỉnh thức, căn nguyên của thực thể, sự toàn vẹn, sự khai phóng, sự kết thúc bất ngờ và sự cảm nhận phi nhị nguyên. Hiện tại tôi đang theo học chương trình tiến sĩ về Triết học Đông phương và Tây phương - theo trường phái triết học hậu hiện đại phi nhị nguyên và biện chứng - tại trường Cao Học Claremont, và tôi đem cảm nhận triết lý của mình vào hội hoạ.”


Trong việc học hỏi cũng như trong nghệ thuật, Khang giải thích rằng anh đang bắc một nhịp cầu giữa triết học Đông và Tây, thể hiện những điểm giống nhau và khác nhau của hai nền triết học. Anh vận dụng những gì học hỏi được vào kỹ thuật vẽ và đề tài của các bức tranh. Tất nhiên người xem tranh cũng không nhất thiết phải biết như vậy để thưởng ngoạn những công trình hoa văn đẹp và trầm lắng của hoạ sĩ.

Khang Nguyễn sẽ có một buổi triển lãm solo vào ngày 7 tháng 12 ở trung tâm thành phố Santa Ana. Xin kính mời quý vị đến thưởng lãm.

BIỂU HIỆN XUYÊN KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN CỦA THỰC THỂ:

Khang Nguyễn (Tranh)
Takeshi Kanemura (Trình diễn nghệ thuật)

Khai mạc và triển lãm: 7 tháng 12, từ 6 giờ chiều đến 10 giờ đêm.

CA Fine Arts Exhibition/CFAE
Santora Arts Building
207 N Broadway Suite P
Santa Ana

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lần đầu tiên tôi được nghe kể chuyện về ca sĩ Khánh Ly là vào khoảng 10 tuổi. Lúc đó, bố tôi là giáo sư trường Sư Phạm Sài Gòn. Vào một buổi tối, nghe nói Khánh Ly được mời về trường hát. Trong nhà tôi, chị Khánh được theo bố đi nghe nhạc, khuya về kể rằng bố được giao nhiệm vụ tặng hoa cho Khánh Ly. Khi nhận hoa, cô ca sĩ nổi tiếng này còn hỏi rằng: “…Trong truyện Giòng Sông Định Mệnh, tại sao anh không cho Thiệu và Yến lấy nhau?”
Chiều Chủ Nhật 8 tháng Sáu, 2025 vừa qua, giữa lòng thành phố Fountain Valley, Nam California, trong một không gian âm nhạc nhỏ bé, ấm cúng nhưng trang trọng và thân mật, khoảng trên dưới 30 khán giả mộ điệu đã được thưởng thức một chương trình nhạc thính phòng tuyệt vời với ban tam tấu TrioniCity...
CÓ NHAU TRONG ĐỜI: 7 GIỜ TỐI CHỦ NHẬT 29 THÁNG 6 NĂM 2025 tại Coffee Factory: 15582 Brookhurst St., Westminster, CA 92683. Vé bảo trợ $150 - Vé VIP $100 - Vé đồng hạng $80. Để đặt vé và bảo trợ cho chương trình, vui lòng nhắn tin ban tổ chức 714-725-5445 hoặc 714-592-8941. Ban tổ chức chân thành cảm ơn Coffee Factory hỗ trợ Lê Uyên thực hiện chương trình tưởng niệm này.
Viết cho thế hệ trẻ là quan tâm lớn của nhiều nhà văn gốc Việt. Và mới trong tháng qua, nhà văn Trần Ngọc Ánh vừa ấn hành 2 bản dịch tiếng Anh, tiếng Pháp của tập hồi ký “Ba, Con Không Muốn Là Người Cộng Sản.” Bản dịch sang tiếng Anh do dịch giả Kim Vũ từ California thực hiện, nhan đề “Daddy, I don't Want to be a Communist.” Bản dịch sang tiếng Pháp do dịch giả Bảo Hưng từ Paris thực hiện, nhan đề “Papa, Je ne voudrais pas être communiste.” Cả hai bản dịch này ấn hành chung trong cuốn sách dày 184 trang. Bìa sách thực hiện bởi hai họa sĩ: Trần Nho Bụi và Phan Trường Ân. Một số tranh trong sách là từ họa sĩ Nguyễn Tư.
Cuốn phim trinh thám – kinh dị này của đạo diễn Victor Vũ khẳng định rằng trình độ làm phim giải trí của Việt Nam nay có thể so sánh ngang hàng với những nền điện ảnh lớn trong khu vực, đồng thời tìm được những dấu ấn của riêng mình.
Nhạc Lê Uyên Phương là một hiện tượng độc đáo của âm nhạc Việt Nam xuất hiện từ cuối thập niên 1960s. Lúc đó là thời của quê nhà chinh chiến. Nhạc của Phương là lời ca ngợi tình yêu, như một cách kêu gọi hòa bình. Lúc đó là thời của những nỗi lo lắng về sống và chết nơi quê nhà chỗ nào cũng đạn bom, nhưng Phương lại hát lên lời ca ngợi hạnh phúc đôi lứa giữa một khung trời "Chờ trăng lên, nghe sao thì thầm"... Tình yêu của Lê Uyên Phương giữa bối cảnh đó tự thân đã là một triết lý của hiện sinh, rằng cuộc sống này là một hạnh phúc có thực, xa lìa mọi ý thức hệ.
Chỉ kéo dài hơn 30 phút, cuốn phim tài liệu Đất Lành Chim Đậu (On Healing Land, Birds Perch) đã để lại cho khán giả nhiều cảm xúc, nhiều điều để suy gẫm. Phim được công chiếu ra mắt ở Quận Cam vào tối ngày 9 tháng 5 năm 2025 tại rạp Lido Newport Beach, nhân tháng tưởng niệm 50 chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Buổi chiếu phim do Orange County Film Society thực hiện, với sự phối hợp của Newport Beach Film Festival, và Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA). Phim do Naja Phạm Lockwood đạo diễn; với giám đốc sản xuất là nhà văn Lan Cao.Bộ phim tài liệu xoay quanh câu chuyện của những gia đình, những đứa trẻ từ hai miền Nam, Bắc là nạn nhân của cuộc chiến tranh Việt Nam. Đó là bà June (Dung) con gái của Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan; ông Nguyễn Từ Huấn con trai của Trung Tá Nguyễn Tuấn thuộc quân đội VNCH;
Thưa anh Trần Hoài Thư rất kính mến, Những gì anh mong mỏi đã thành tựu viên mãn. Tất cả mọi người đều như thấy có sự hiện diện của anh trong ngày tang lễ. Làm sao giải thích được lúc đi đến nhà quàn ở New Jersey ngày thứ Bảy (8/6), ba nhóm trong tiểu bang Virginia xuất phát từ ba ngả khác nhau lại cùng dừng chân và gặp nhau ở Delaware Rest Area. Những cái ôm thật chặt từ những người mới gặp nhau lần đầu mà tưởng như đã quen nhau từ lâu.
Cánh cửa gỗ mộc mạc mở ra chỉ sau vài giây tôi đến trước cổng, chưa kịp gọi chuông. Hình như người nghệ sĩ nào cũng có một điểm chung, đó là sự tinh tế và chú ý từng chi tiết nhỏ sự việc quanh mình. Philippa Pham Hughes xuất hiện sau cánh cửa với nụ cười rạng rỡ. Gương mặt của người nghệ sĩ gốc Việt này, đúng như cô đã viết trong lá thư khi đang ở Thái Lan: “Tôi xin lỗi tôi không nói được tiếng Việt. Tôi ước gì mình có thể. Không ai nghĩ tôi là người Việt Nam.” Cung mệnh ‘thiên di’ và một cuộc bắt cóc. Philippa ngồi trước tấm ảnh chụp và cắt dán theo phong cách nhiếp ảnh ý niệm (conceptual photography), sắp đặt một cách có chủ đích, không phải khoảnh khắc tự nhiên. Một phụ nữ đang bay lên khỏi mặt đất. Một người đàn ông đang nằm trên bãi biển. Sợi dây trói buộc một chân của người phụ nữ vào thân hình của người đàn ông. Một sự giải thoát đang diễn ra, từ tốn. Tấm ảnh ra đời sau khi Philippa chấm dứt cuộc hôn nhân của cô, là một trong những điểm nhấn độc đáo của ngôi nhà.
Khi trả lời phỏng vấn với người điều hợp Eric Nong (VAALA) trong buổi chiếu ra mắt Daydreamers (Người Mặt Trời) tại rạp Frida Cinema (Santa Ana) tối Thứ Sáu 2 tháng 5, 2024, nhà sản xuất kiêm đạo diễn Timothy Linh Bùi nói rằng ma ca rồng không phải là chủ đề chính của bộ phim. Người Mặt Trời được giới thiệu là một trong những bộ phim Việt Nam đầu tiên với những nhân vật chính là “vampire”. Theo ông, đằng sau câu chuyện về những con quỉ hút máu người xuất hiện ngay ở thành phố Sài Gòn, Daydreamers chứa đựng nhiều thông điệp về xã hội, con người, tình gia đình…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.