Thơ ra đời từ chiến tranh: Người Palestine lưu vong và nhà thơ trẻ Plestia Alaqad

15/03/202400:00:00(Xem: 1057)

Plestia
Lestia Alaqad, nhà báo, nhà thơ người Palestine đến từ Gaza, sinh năm 2001, 22 tuổi. Cô là người đã gây sốt trên mạng xã hội vì tường thuật từ trong lòng cuộc chiến. Ảnh: Từ Youtube, Plestia Alaqad đọc thơ của mình tại cuộc thi thi ca Bankstown Poetry Slam, Melbourne, Úc. 
 
Tại Chương Trình Giải Thưởng Bankstown Poetry Slam trong tháng vừa qua, có sự hiện diện của thơ, dĩ nhiên – nhưng đặc biệt là sự hiện diện của Plestia. Những dòng thơ được đọc lên của Plestia đã thu hút hơn 2,000 khán giả đến tòa thị chính Sydney vào buổi tối đầu tuần thứ Hai trong tháng Hai, nhiều người mặc đồng phục “keffiyeh” để thể hiện hỗ trợ của họ dành cho ngôi sao mạng trẻ tuổi người Gazan, Plestia Alaqad, người bất thình lình trỗi dậy nổi bật trên toàn cầu từ một bối cảnh tàn bạo nhất trên thế giới.
 
Cô gái 22 tuổi này thu phục sự chú ý trên mạng toàn cầu sau ngày 7 tháng 10, khi cô với tư cách là một nhà báo ở Gaza, bắt đầu quay phim và chia sẻ những ảnh hưởng của cuộc bắn giết tàn phá của Israel. Các tài khoản mạng xã hội của cô - ghi chép lại cuộc sống thực tại trên lãnh thổ Palestine dưới lằn bom đạn – nhanh chóng trở thành một hồ sơ sống về sự tàn phá trên lãnh thổ thành phố quê hương cô.

youtube
Ảnh: chụp lại từ trang facebook của Lestia Alaqad

Vào ngày 9 tháng 10, một đoạn video cho thấy sự điềm tĩnh không hề nao núng của cô khi bom đạn nổ ngay bên cạnh đã thu phục khán giả khiến số người theo dõi trên tài khoản Instagram của cô đang từ khoảng 3.700 nhảy lên hàng trăm nghìn. Cô hiện có 4,8 triệu người ghi danh theo dõi.
 
Ảnh hưởng rộng lớn trên mạng xã hội của Cô gây nguy hiểm cho sự an toàn của bản thân và gia đình. Vào ngày 22 tháng 11 năm 2023, Alaqad cùng mẹ, chị gái và bà ngoại trốn sang Ai Cập thông qua cửa khẩu biên giới Rafah và vài ngày sau, đến Melbourne, Úc Châu với sự giúp đỡ của một người chú đang ở Melbourne, đúng 45 ngày sau khi chiến tranh bắt đầu. Hiện cô đang sống cùng người thân ở Melbourne.
 
Trước khi cô bắt đầu mở miệng phát biểu và đọc thơ toàn bộ khán giả đã đứng dậy vỗ tay và dành cho Alaqad sự hoan nghênh nồng nhiệt.
 
Khi tiếng vỗ tay đã lắng đọng, cô cất tiếng:
 
“Chỉ ở Gaza, bạn vừa ngủ vừa đếm tên lửa chứ không đếm sao trời,”
“Ở Gaza bạn đi ngủ trong căn nhà của mình và tỉnh dậy dưới đống gạch vụn… Ở Gaza, bạn có gia đình và bạn bè. Ngày hôm sau, bạn chỉ một mình.”
 “Chỉ ở Gaza, người ta tổ chức mừng sinh nhật trong tiếng bom vang rền khắp nơi… Chỉ ở Gaza, bất chấp nỗi đau, con người vẫn tồn tại, không chỉ là những người sống sót mà những chiến binh can trường.”

Alaqad bắt đầu làm thơ từ khi còn học cấp hai, viết ra những dòng chữ là cách giúp cô tự đối phó khi chứng kiến toàn bộ xóm giềng của mình bị quân đội Israel san bằng.
 
Chiếc áo khoác và mũ bảo hiểm "báo chí" của cô đã biến mất từ lâu - được trao lại cho Press House-Palestine khi cô biết rằng họ có thể biến cô thành mục tiêu thay vì cho cô sự bảo vệ - cô đeo mặt dây chuyền vàng Gaza rất quen thuộc với khán giả trên toàn thế giới khi cô cất giọng đọc một ít bài thơ của chính mình, nhớ lại cảnh cô ngồi trong góc bệnh viện trong khi một đứa trẻ bên cạnh gào thét và tiếng bom nổ ngày càng gần.
 
Đọc những bài thơ từ cuốn nhật ký của mình cô kể việc cô đã cố gắng xoay sở mua  thực phẩm và nước uống khi nguồn cung cấp trong khu vực ngày càng cạn kiệt, cô mô tả việc sống trong "địa ngục theo nghĩa đen".

Cô viết: “Tôi nhớ đã nói với các đồng nghiệp của mình hai tuần trước rằng chúng ta sẽ sớm ăn lá cây, nhưng bây giờ điều này không còn là một trò đùa nữa”.

“Chúng ta sẽ không bao giờ có thể quen được với [các cuộc thảm sát]. Tôi chưa bao giờ quen với việc chứng kiến người thân của mình bị giết… Tôi không thể tìm được từ nào để diễn tả cảm giác của mình hoặc điều đang xảy ra”.

Những lời cô tìm thấy và đọc lên đã khiến nhiều người rơi nước mắt. Là một sự kiện tập trung vào cộng đồng đa văn hóa phía tây nam Sydney – Bankstown đã tổ chức một số cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine kể từ ngày 7 tháng 10 và 25% dân số ở đây là người Hồi giáo, theo dữ liệu thống kê dân số – nhiều buổi đọc thơ/trình diễn buổi tối tại đây tập trung vào sự bất công của chiến tranh.

Một nhà thơ trẻ cũng thắng giải, Halal Collab, đã nói về cái giá phải trả của cuộc sống và cái giá phải trả của cuộc sống trong lòng cuộc xung đột này.
“Cái giá phải trả để sống trong thế giới mà tôi đang lớn lên là gì?” đứa trẻ hỏi.

Sinh viên báo chí Amelie Zreika, 19 tuổi, đến từ Sydney, bắt đầu theo sát Alaqad trên trang mạng xã hội ngay sau ngày 9 tháng 10 cho rằng: “Cô ấy thật sự truyền cảm hứng, đó là một buổi tối rất xúc động,” Zreika nói khi đám đông người hâm mộ đang vây quanh Alaqad, chờ đợi để chụp ảnh selfie với người ngôi sao mới. “Cô ấy đã cho thấy sự thật về những gì cô ấy đang trải qua, qua con mắt của một phụ nữ trẻ, một người ở độ tuổi của chúng tôi. Không có cô ấy, chúng tôi sẽ không thấy được điều đó.”

Sara Mansour, người đồng sáng lập Giải Bankstown Poetry Slam, cho biết giải thi ca này, bắt đầu vào năm 2013, “tồn tại để tôn vinh sức mạnh của sự sáng tạo và tạo không gian giúp cho những tiếng nói hay đẹp trong cộng đồng của chúng ta được lắng nghe”.
***
Chỉ Ở Gaza (trích đoạn)
 
chỉ ở Gaza
phóng viên bắt đầu bằng dòng chữ
tôi vẫn còn sống
 
chỉ ở Gaza
bom đạn như mưa trút xuống từ bầu trời
và con người cứ tiếp tục “chết”
 
chỉ ở Gaza
những người mặc áo xanh được cảnh báo
di tản khỏi bệnh viện
khi phẫu thuật
được thực hiện dưới ánh đèn pin trong
bóng tối, và bác sĩ
đánh lạc hướng lũ trẻ
bằng Kinh Qur'an
(vì không gây mê)
nhưng làm sao giúp cho đứa bé quên được cơn đau?
hay việc mẹ và cha đứa bé
không có mặt để đặt tên cho bé chào đời?
 
chỉ ở Gaza
trẻ em viết tên của chúng trên da
cùng ý nguyện cuối cùng 
 
chỉ ở Gaza
xe tải thay cho xe kem nơi
chồng chất những thi thể trắng xóa
 
chỉ ở Gaza
những người cha kêu cầu Chúa
ôm con trẻ chết trong tay
 
chỉ ở Gaza
người ta chia nhau từng miếng ăn
dù đó là ổ bánh cuối cùng
 
chỉ ở Gaza
nhà thờ, trường học, bệnh viện có
“căn cứ khủng bố”
 
cố gắng biện minh cho
bảy mươi năm áp bức bằng
tội ác chiến tranh
 
trong đôi mắt
của những người phủ nhận,
trái tim họ mù quáng, cổ vũ
tiếng khóc trẻ thơ
 
chỉ ở Gaza
người ta bị đẩy ra
nhà của họ bị san bằng
mảnh đất bị đánh cắp của họ bị ném bom rải thảm
bằng máu và máu
tràn cho đến khi
không còn ai và không còn gì
và không còn thế giới
nào tồn tại
 
chỉ ở Gaza
sống sót không hơn gì
bị bức tử
 
Việt Báo dịch
 
Bài gốc: “Poetry forged in war: Palestinian exile and social media sensation Plestia Alaqad leaves Sydney audience in tears” đăng trên tờ The Guardians, 02/02/24.
 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mắt tháng Tư không còn hạt lệ. Mắt tháng Tư chiêu niệm màu cờ. Mắt tháng Tư chập chờn bia mộ hồn tử sĩ từ cổ kim thao thức. / Mắt tháng Tư rưng màu huyết phượng. Mắt tháng Tư ngào cơn huyết biển. Thân giạt cỏ bồng hồn khua nước bao lâu rồi thủy mộ. / Trái tim người đi rơi dần từng mảnh, buồng ngực khô nhớ gió phương nam máu đỗ quyên khắc khoải quê nhà. / Mắt tháng Tư nở bông hoa trên cành hy vọng mỗi đóa hoa như một giọt nước mắt hồng rơi xuống trái tim tôi. / Mắt tháng Tư dẫu ngàn năm vô tự, mảnh lao đao lịch sử. Lật từng chương… / Giấy mực đời chép ra, ví thiếu. / Lấy da này viết để tạ nhau…
tháng tư đưa tay nhặt / vỡ nát của ngày xưa / còn đây, chồng sách cũ / những quả chín trái mùa / còn đây, chiều gió nổi / những ngôi mộ rạp mình / bia gỗ nào run rẩy / hồn linh nào tủi thân / chiến trường lâu đã nguội / hơi sắt và hơi đồng / mấy chục mùa hoa rụng / hư không tìm hư không
Tập “Thơ Khánh Trường” ra đời chỉ để “Vui thôi mà”, gồm ba phần: Phần 1: Ngẫu Hứng. Phần 2: Mai Anh Về Miền Trung & Những Bài Thơ Khác; và Phần 3: Khổ Lụy. Ngẫu Hứng là phần tôi thích nhất, tập hợp những bài thơ ngắn “bất chợt nẩy ra trong đầu”. Thơ được viết tự nhiên, không màu mè, không cơ bắp, không gồng, không làm dáng. Là phần mở đầu, Ngẫu Hứng cũng là phần tách riêng khỏi tập thơ, ở một vùng đất cao hơn, trên một khí hậu tươi mát, có nhịp sống tâm linh riêng. Trong khuôn khổ bài này xin chỉ đọc phần “Ngẫu Hứng”.
Ta. Ngồi một mình / Trên nóc nhà / Buổi sáng / Trước ngày bỏ đi / Khói thuốc tan trong mây/ Rượu. / Đổ đầy máng xối...
thầm thì mấy câu không nghe rõ / rồi tan theo con đường dọc hàng cây bạch quả / màu xanh nồng nàn / thành phố trú lạnh nhìn về hoang vu / lủi thủi những người đàn bà trong góc tối...
tháng này chợt ho khan tưởng chừng vỡ ngực / lê từng bước ngả nghiêng / đầu óc chấp chới trong cõi lặng / đâu đây nghe từ tận cùng xa vắng / lũ đười ươi cười buốt não thắt tim...