Cùng Là Mặt Trời

24/12/202012:14:00(Xem: 2184)
MATTROI
Mặt Trời - Đinh Trường Chinh




Buổi sáng mặt trời lên

Chia thành nhiều nhánh nhỏ

Nhánh anh và nhánh em

Cùng soi nhân gian tỏ

 

Nhánh mặt trời hừng đỏ

Lung linh trên cánh hoa

Hai ta trên cánh hoa

Mà chẳng hề thấy mặt

 

Nhánh mặt trời chân thật

Soi sáng cả thế gian

Hai ta cùng có mặt

Lại chẳng gặp một lần

 

Nhánh mặt trời thật gần

Đưa tay lên sẽ gặp

Hai ta là mặt trời

Lại chưa hề gặp nhau

 

Cùng từ ánh mắt trời

Gặp rồi nhưng chẳng biết

Lang thang từ bao kiếp

Đến bao giờ cho xong

 

Thôi đừng lang thang nhé

Rồi ta sẽ gặp nhau

Gặp nhau rồi sẽ biết

Ta chưa hề tách rời

 

Trịnh gia Mỹ

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đau lòng nhất là tái ngộ với anh chị Phan Xuân Sinh-Thiên Nga sau 20 năm xa cách trong một buổi gặp gỡ với ACE văn nghệ vùng Houston, Texas vào trưa ngày 17 tháng 2 năm 2024, ngay ngày hôm sau anh phải nhập viện khẩn cấp vì bệnh tim mạch. Nằm hôn mê sâu 10 ngày vô phương cứu chữa, anh lặng lẽ từ giã cõi đời trong niềm thương tiếc của vợ con và bằng hữu. Ghi lại một vài chặng tương tác thân tình với anh Phan Xuân Sinh những ngày trước, như một nén tâm nhang tiễn đưa bạn hiền về nơi chín suối...
Lê An Thế -- Một du tử làm thơ, từ bao năm nay, tưởng xa xôi, nhưng rất gần. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Xôn xao chút nắng chiều xưa / Nghe ra câu hát đẩy đưa bạt ngàn / Tiếng dần xa, tiếng vọng còn… / Bóng sầu theo những véo von trùng trùng...
Cứ thử đi, ngươi không thể hủy diệt di tích vĩnh hằng của trái tim con người-tình yêu. (Victor Hugo)...
nước Việt dù vui hay buồn | cũng là thứ | mẹ không còn sở hữu | tài sản của bà không nhiều như vậy | tài sản hôm nay ở trên thân thể con người | khi cần, có thể mang thế chấp hay bán đi | là những thứ mà bà không còn giữ được
Chiều 30 tháng Chạp Giáp Thìn, đọc và nhớ thi sĩ Vũ Hoàng Chương sinh ngày 5 tháng Năm, Bính Thìn, 1916, mất ngày 6 tháng Chín, Bính Thìn, 1976 - nguyên vẹn con rồng.
Việt Nam từ xưa theo nền văn minh nông nghiệp lúa nước, nên thời vụ của cây trái hoa lúa lập trình nhịp sống con người, từ nếp sống cho đến những tin tưởng tâm linh. Khi đồng lúa nghỉ ngơi, hoa đào hoa mai chớm nụ đầu mùa, người dâ n quay về tụ tập vui chơi ăn uống, từ đấy mà có một mỹ tục gọi là Tết (được phiên âm theo chữ Hán là Tiết, có nghĩa là đốt tre đốt trúc, nghĩa rộng là một đoạn thời gian trong năm), rơi vào lúc cuối một năm, thời điểm kết sổ và dấy lên niềm hy vọng cho năm mới. Gần đây có người đặt vấn đề có nên bỏ tục ăn Tết không. Tại sao vậy? Cây cỏ còn sửa mình để thay lá đơm hoa đón khí tiết đẹp của trời đất, can cớ chi con người phải bỏ niềm vui mừng đón năm mới với một mỹ tục đẹp đẽ là Ăn Tết? miễn là đừng Tháng Giêng là tháng ăn chơi (ca dao) thôi.