Giới Thiệu Một Bài Thơ "Vì Tôi Là Người Việt Nam"

27/09/202015:34:00(Xem: 2935)

Untitled

Vì Tôi Là Người Việt Nam là một bài thơ mang tứ tượng trưng qua cách diễn tả biểu hiện. Một bài thơ biểu lộ sự hoạt động của trí tuệ và sự xuất hiện của cảm xúc. Một bài thơ kết hợp giữa ý thức và vô thức. Một bài thơ xứng đáng là thơ đấu tranh có giá trị nghệ thuật của nhà thơ Hoàng Anh.

Tôi vô tình đọc được đâu đó trên mạng lưới. Ghi lại làm tài liệu. Có lẽ đã vài năm qua. Bài thơ thỉnh thoảng hiện lên vài câu trong trí nhớ. Sau khi dịch tập thơ Nam Phi và một số thơ tuyển trong 22 quốc gia Châu Phi, tôi nhận thấy “Vì Tôi Là Người Việt Nam” đã chạm đến sắc thái, bản chất dân Việt trong một đất nước bạo quyền và kế thừa hậu quả của chiến tranh. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Vì Tôi Là Người Việt Nam.

Da tôi màu vàng
Máu tôi màu đỏ

Đất nước tôi có rất nhiều ca dao và cổ tích

Câu chuyện cổ tích đầu tiên tôi được nghe kể là
Để sanh tôi ra đời
Ba tôi
Một người nông dân quá nghèo
Tự cầm dao mổ bụng mẹ tôi
Máu mẹ tôi tuôn xối xả
Máu mẹ màu đỏ
Nhờ đó tôi cất được tiếng khóc đầu đời
Khóc vĩnh biệt mẹ
Và khóc mừng đất nước Việt Nam

Để có thể nói và viết thông thạo
Tiếng mẹ đẻ
Chúng tôi phải bước qua nhiều cây cầu khỉ tới trường
Có đứa rớt xuống mương
Có đứa đu dây
Có đứa lội sông
Nhiều đứa chết chìm
Chuyện ấy con nít ở làng tôi đã quen
Chuyện ấy ở nước tôi ít ai để ý
Và cứ như thế
Chết đứa này thì còn đứa khác
Trường lớp vẫn nghe ê a
Tiếng trẻ con đọc bài


Xóm tôi cũng có nhiều đứa bỏ học sớm
Nghe nói có đứa đi bán bia ôm
Hay làm đĩ
Hay ở đợ ở đâu đó xa lắm
Có đứa lâu lâu về thăm làng
Có đứa nhảy từ lầu cao tự tử
Bên Trung Hoa hay Hàn Quốc
Mà trong làng ít ai còn biết
Nghe nói cũng có những đưa ra nước ngoài
Bị người ta bỏ trong tủ kiếng
Không quần áo đầy đủ
Cho khách qua đường nhìn ngắm lựa chọn
Mua bán
Giống như những con cá lia thia
Ở quê chúng tôi hay bỏ vào chai keo
Chuẩn bị cho chúng đá nhau
Trầy vi tróc vải
Cho tới chết
Bọn tôi cười
Trước xác những con cá
Khách mua hoa nước ngoài hình như cũng cười
Trước những xác chết
Của các cô gái quê tôi


Xóm tôi có những người đàn bà
Tánh thẹn thùng bẽn lẽn
Nhưng
Thề quyết giữ từng tấc đất của cha ông
Để chống lại cường quyền
Đã tuột quần cởi truồng
Bị chúng kéo lê trên đất
Đất làm thân thể họ bị trầy xước đau đớn
Đất mà tổ tiên họ
Đã đổ mồ hôi và máu
Đã chết và phơi xương
Cho thú dữ ăn
Để khai hoang mở cõi
Dệt nên bức tranh quê hương hoa gấm hôm nay.
Nơi có nhiều đất thích hợp để quy hoạch thành khu du lịch hay sân golf


Nước tôi có nhiều người bị xe đụng chết như rươi mỗi ngày
Nước tôi người ta đánh nhau chém nhau giết nhau như xi nê
Nhưng chẳng ai kêu ca
Chúng tôi vẫn luôn cười
Chuyện gì chúng tôi cũng cười
Vì chúng tôi là người Việt Nam
Lũ ngập đồng người chết lủ khủ xác trôi lều bều thì cũng cười
Bán hàng rong lề đường bị rượt bắt và đôi khi đánh đập
Mấy bà già than khóc khan giọng chạy theo cố giành giựt lại
Rổ khoai lang hay nải chuối
Chúng tôi cười
Thấy người ta tham nhũng hối lộ cũng cười
Thấy người ta đè đầu đè cổ mình cũng cười
Thấy người ta nói năng dối trá láo khoét cũng cười


Chuyện gì cũng cười cả
Vì chúng tôi là người Việt Nam!


(Hoàng Anh.)

Tôi chưa đọc bài thơ nào khác có sức thuyết phục hơn bài này qua những tứ thơ mang đặc tính, câu chuyện, sắc thái dân Việt. Mới đọc sẽ có cảm tưởng thơ hiện thực xã hội, chính trị. Đọc dần dần cảm nhận được tính tượng trưng của những dấu nhấn mà nhà thơ muốn trình bày. Từ những tứ thơ nổi bật này, người đọc cảm ra, suy ra, những bản tính tương tựa của dân ta và những hoàn cảnh lịch sử mà họ đã gánh chịu.

Những tứ thơ nổi bật này được trình bày rất kích động qua cảm xúc:

“Ba tôi ... cầm dao mổ bụng mẹ tôi ...tiếng khóc đầu đời vĩnh biệt mẹ và khóc mừng Việt Nam...”

“những đàn bà tánh thẹn thùng.... chống lại cường quyền, đã tuột quần cởi truồng...”

Đoạn kết bài thơ, đoạn mở ra không có kết luận, chỉ tái biến lại bài viết của nhà văn Nguyễn Văn Vĩnh “Gì Cũng Cười” ...  “An Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì, mà dở cũng hì; quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng, mọi việc hết nghiêm trang...”

Chúng tôi cười... Thấy người ta tham nhũng hối lộ cũng cười.
Thấy người ta đè đầu đè cổ mình cũng cười. Thấy người ta nói năng dối trá láo khoét cũng cười. Chuyện gì cũng cười cả
Vì chúng tôi là người Việt Nam.”

Cái cười qua lập luận của Nguyễn Văn Vĩnh, gây cho người nghe cười tức tối, bực dọc. Kẻ chủ trương cười cố ý cao kỳ hoặc vô tình xuề xòa cho qua chuyện. Cái cười trong thơ của Hoàng Anh là cái cười của lòng sợ hãi. Cái cười của người hèn. Kẻ nghe cười, lòng hả hê.

 

Ngu Yên. Houston-Dallas.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ký ức nhành nhành và trơn tuột / Sương đọng trên gai lá mắc võng / Khúc đời người rạn vỡ chuông ngân / Chuỗi mây bay cùng tình phơi phóng...
Lặng im / Tản thơ vi sinh / Trơ trọi nằm / Giữa dòng thời gian...
Thơ của hai thi sĩ Quảng Tánh Trần Cầm & Trần Hạ Vi...
tuyến lệ bây giờ | rừng cây đêm quên thở | con suối nằm im trong vách đá | cho đau thương chiến tranh | cho khốn cùng bên cạnh xa hoa | vài giọt hiếm hoi
Thơ của Trần Hoàng Vy, Hoàng Xuân Sơn, San Phi.
một chút lãng mạn / một chút mộng mơ / một chút buồn rầu / vơ vẩn / không đâu...
Ba thi khúc của nhà thơ Hoàng Xuân Sơn...
Con cúi đầu kính lễ Ân Sư, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ (1945-2023) mang theo kho tàng trí tuệ vô tận, lòng từ bi vô biên và hùng lực vô úy đã hiện thân vào thế giới này. Từ gia tộc Phạm thế mà chủng tánh Bồ-đề đã ăn sâu trong lòng đất khô cằn nơi miền Trung nước Việt, Thầy lớn lên trong chốn Già-lam tịnh địa. Nhờ thiện căn túc thế nhiều đời, Thầy được thế phát xuất gia nhập đạo từ thuở ấu thời theo bước chân siêu tuyệt của Như Lai, “đến mà không đến, đi mà không đi.”(1) “Ba cõi bất an như nhà lửa,”(2) đất nước chìm trong chiến cuộc điêu linh, Thầy không tiêu phí tuổi thanh xuân chỉ một lòng miệt mài kinh sử. Tri thức thường nghiệm thế gian không cản nổi chí cầu trí tuệ siêu việt của người Tăng sĩ trẻ cưu mang cốt cách xuất trần thượng sĩ.
Đó là tựa đề một bài viết của nhà thơ Phan Tấn Hải, và đây là kết của bài: “Chữ nghĩa không vô ích. Chúng ta trong cõi này hãy rủ nhau làm thơ, đọc thơ, ngâm thơ, in thơ, hát thơ… Nếu chúng ta không đủ sức nương vào thơ để ngộ nhập tri kiến Phật, và nếu chúng ta cũng không có đủ sức mạnh của hát thơ để chữa sản nạn như thời Vua Hùng Vương, ít nhất thơ cũng giúp chúng ta giảm được những đau đớn của trần gian này, kể cả khi buộc phải nghe tới bốn dòng thơ ly biệt tương tự của Cha Rồng và Mẹ Tiên thời lập quốc dân tộc Việt Nam (Ta là giống Rồng / Mình là giống Tiên / Thủy thổ khắc nhau / Không ở cùng được.) Nàng thơ ơi, hãy cứu lấy trần gian này. Hãy biến tất cả những trận mưa bom trên trần gian này thành các trận mưa thơ…” (Phan Tấn Hải, Thơ sẽ chữa lành thế giới
Quờ tay chạm tháng mười hai / Nghe ta lành lạnh, nghe ngày run run...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.