Thơ Trương Đình Luận

28/02/202000:00:00(Xem: 3138)
TDLuan NTrung
Chân dung: Trương Đình Luận - Bản vẽ: Nguyễn Trung



Có những điều rất thản nhiên

Ngước mặt lên trời, cũng là thản nhiên thôi

Trăng là hình

Ở chỗ trống vắng, trăng thành tiếng

Tiếng trăng là con đường thất lạc

Bản thể cũng như muôn loài, cũng như tảng đá, tảng mây

Trầm mặc,

Cũng là tiếng.

Tiếng sa mù.

Em nhìn qua bờ tóc bạc của anh đi

Như nhìn qua khung cửa sổ

Tìm một ngày không đến

Buổi tối hơ tay lên lửa trại

Đắp vào má nhau

Thôi đừng tìm ngày lạc lõng

Vì đêm sao sẽ tắt đi trong khoảng khắc.

Đuổi bắt mùa xuân ở lưng trời

Hơi thở còn nồng nàn cây trái.

Anh không còn nhìn thấy em và anh tự hỏi

Những hy vọng sẽ là lời ca ngợi khổ đau

Hay nụ cười thinh không

Ngoài bờ cõi nghi hoặc

Không một tiếng trả lời

Eâm ái như những lần bỏ nhau đi,

Biệt tích.

Ngón tay đặt lên môi

Xóa đi một nụ cười

Tiếng gió hú qua gềnh đá

Là tiếng khóc vỡ nát

Thể tích nào của đời sống

Đóng khung trong con mắt giông bão

Khóe mắt ánh lên nỗi khổ hạnh

Cắm nhành mai vào đất tuyết

Hái nụ sương mù.

“Hai mươi bài thơ tình và một bản bi ca”

Lời bí mật cuối đời

Hay bông hoa từ giã

Bạc nắng ngày tháng

Không,

Chỉ giản dị thôi

Như cuộc đời, như mọi người

Như anh và em đã được sống sót

Và thấy nhau thêm một lần nữa

Nghe lá cỏ lướt qua bờ tuyết

Khói chiều hồn nhiên.

Có một lần

Thống khổ và hạnh phúc

Không đến nữa.

Cánh đồng yên nghỉ trong lòng bàn tay em,

Sẽ là hoang phế

Căn nhà xanh đóng kín

Và cửa sổ vỡ nát

Anh sẽ tìm về chữ nghĩa

Bụi sách mờ trang giấy thảo nguyên

Nhìn đôi mắt mờ khói cà phê

Nhìn em dao động với chữ nghĩa

Như Nữu Ước dao động dưới trăng.

Nếu em nghĩ về tiếng vang

Em sẽ không bao giờ hiểu anh

Phiến âm thanh

Như một công án khắc vào đá

Dấu lặng nằm ở cuối phím đàn

Cánh rừng lớn

Rung lên ngày du thủ

Khúc Pasacaglia

Đêm ngủ trong rừng lạnh

Đêm ngủ trong thạch thất.

“Hai mươi bài thơ tình và một bản bi ca”: Pablo Neruda, “Twenty Love Poems and a Song of Despair”.


***



Thơ tình giữa trời

Đã có một ngày tận cùng ảm đạm

Như lời kinh lặng lẽ

Của một người ra đi không về

Thức giấc

Hoài niệm ngày vui trong nắng

Thủy mặc xanh màu lá cây

Ơû ngoài đời gió bão

Đã có một ngày gió thưa xuôi ngược

Anh gọi em một tiếng thảng thốt

Khơi động dấu tích trong tinh thạch

Đã khuất bóng

Như cổ tích nhạt màu trang sử

Đã có lúc gió hú lời trốn nắng

Lời chân mây

Lời bi ca trầm tủa

Dấu tái sinh ở đâu

Khi lá phong nhuốm màu gió bấc

Sẽ có lúc không còn thấy nhau nữa

Âm thừa cho đời sau đã tắt

Như giòng sông trên nguồn đã cạn

Nhưng còn dấu tro than, dấu thủy trúc

Dấu sương bay ngày du thủ

Dấu lá cỏ cứa ngang tâm huyết

Dấu đêm cánh bướm chạm mi dài

Đôi khi đêm như cánh tay trần

Quàng vai giấc ngủ

Ẩn mật dấu trăng

Khuất trong thâm tâm một lời từ biệt

Trời sao một lúc sẽ tắt

Nói chi điều vĩnh cữu

Trong màu xanh của lá cây

Em sẽ nhận ra màu xanh của tuổi thơ

Con mắt mở to

Cho thấy hết những bình phàm

Rồi giây phút nào, sẽ là điều màu nhiệm

Anh sẽ nhóm cho em một đêm

Đám lửa gai ấm môi trừ tịch

Lúc ấy còn điều gì

Nồng nàn hơn là nằm ngủ dưới trời sao

Ngỏ lời rơm rạ

Nhành cây cỗi sẽ trổ lá

Ngón tay tuyết sẽ tan thành giọt nắng

Và như thế anh sẽ giữ cho em

Chùm lá reo

Rưng rưng ngày bồng gió

Khi quàng cổ nhau

Như mùa xuân quàng cổ cuộc đời.

1993

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mẹ tôi hương vị trên đầu | mùi thơm nấu nướng thấm vào tóc da | cá tôm, hành tỏi, thịt thà | tóc búi, vài lọn lòa xòa đong đưa | giặt giũ, mài cọ, sớm trưa | năm con tắm rửa vẫn chưa vừa lòng | dọn dơ lau bẩn đời chồng | kiên trì giữ sạch nhà trong sân ngoài.
Thơ của hai thi sĩ Trần Hoàng Vy & Đào Văn Bình...
Kỷ niệm bầm dập không còn nhức nhối. | Con chuồn chuồn xẹp lép khô rang | Mất mát lâu ngày quen dần. | Thở nhẹ. | Ly tán không còn mấy quan tâm. | Nó bay thành bụi. | Đời không phải hợp rồi tan. | Chỉ còn vết vàng đọng trên giấy.
tôi khua lồng ngực và lắc trái tim | đó, nỗi buồn bực không suy suyển | mùa xuân hoa mọc | cỏ dại mọc nhanh hơn. mọc nhanh hơn. và mọc nhanh hơn
Thơ của hai thi sĩ: Trần Yên Hòa & Thy An
… Đã bao năm rồi, biết bao nhiêu nước chảy qua cầu, có quá nhiều điều để không thể nào quên. Ngay trong tù đày, những hình ảnh hồi tưởng chưa bao giờ là cuộc duyệt binh vĩ đại đầy màu sắc và ồn ào của ngày Quân Lực; mà luôn luôn là những bước chân diễn hành thầm lặng của một tiểu đội lính vô danh ở ngày giờ cuối cùng của một thành phố trước khi mất tên Sài Gòn. Người chuẩn úy ấy bây giờ ở đâu, trong một trại cải tạo nào, còn sống hay đã chết, số phận những người lính can đảm kỷ luật tới giờ phút chót ấy bây giờ ra sao, cũng không ai được biết. Liệu có thêm được một dòng chữ nào giữa những trang quân sử viết dở dang để nói về cuộc diễn binh kỳ lạ cấp tiểu đội mang biểu tượng hào hùng của quân lực ở ngày giờ cuối cùng trước khi cả toàn quân tan hàng rã ngũ... (Ngô Thế Vinh, trong tập truyện Mặt Trận Sài Gòn.)
giữa tràng thiên lâm lụy | biển lớn dậy con đò | sông bức về ngạ quỷ | trôi xám nỗi buồn tro
chiếc buồm rách nằm trêu nắng | những đợt sóng li ti nhìn chúng tôi bực tức | nửa thế kỷ | buông đi và siêu thoát
Thơ về Tháng Tư của hai thi sĩ Nguyễn Hàn Chung & Trần Yên Hòa.
LTS: “19 Hè 72” là một bài trường ca của nhà thơ Ngu Yên viết về chiến tranh Việt Nam với những hình ảnh thống khổ và chết chóc đau thương do chiến tranh gây nên. Và để tri ân người lính Việt Nam Cộng Hòa. Khác với những trường ca thường thấy trước đây, nhà thơ đã kết hợp một cách sáng tạo giữa thi ca với tài liệu từ những trang bút ký, hình ảnh chiến tranh, ca khúc, thậm chí quân sử, để thơ không chỉ là những câu chữ thuần túy nữa, mà là một bức tranh linh động và xúc động khiến người đọc không khỏi bồi hồi khi đọc, dù những điều được nhắc đến trong bài thơ xảy ra cách nay đã trên nửa thế kỷ. Việt Báo trân trọng giời thiệu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.