Hôm nay,  

Sinh Hoạt Giáo Dục Cộng Đồng Qua Zoom - Khoá Huấn Luyện & Tu Nghiệp Sư Phạm 32 Hè 2021 – Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California

16/08/202115:00:00(Xem: 2057)

 

A group of people on stage

Description automatically generated with medium confidence
Tu Nghiệp Sư Phạm 32 - Hè 2021 Lễ chào quốc kỳ Việt-Mỹ



Mùa hè năm 2020 là thời điểm nghiêm trọng nhất trong đại dịch Covid toàn cầu. Cũng như hầu hết các sinh hoạt cộng đồng khác, Khoá Huấn Luyện & Tu Nghiệp Sư Phạm (TNSP) hằng năm của Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California (BĐDCTTVN) không thể thực hiện được như ba mươi mốt lần trước. Phải đợi đến mùa hè năm nay, vào hai ngày cuối tuần thứ Bảy và Chủ nhật, 7-8 tháng Tám, 2021, khi tình hình dịch bệnh đã có phần thuyên giảm nhờ đa số mọi người đã được chích ngừa, Khoá TNSP lần thứ 32 mới được tổ chức dưới hình thức “hybrid”: Lễ khai mạc và bế mạc được tiến hành tại chỗ và được trực tiếp truyền đi trên Youtube, còn các lớp huấn luyện và tu nghiệp được thực hiện qua hệ thống Zoom. 

Lễ Khai Mạc diễn ra trọng thể tại hội trường của đài truyền hình SBTN. Mọi nghi thức cổ truyền từ trước đến giờ trong khoá TNSP một lần nữa lại được tiến hành. Thầy Nguyễn Văn Khoa, trưởng khối Huấn Luyện & Tu Nghiệp, thành viên hội đồng quản trị của BĐD, long trọng giới thiệu nghi thức chào cờ Việt-Mỹ, mặc niệm và  dâng hương lên bàn thờ quốc tổ. Sau các nghi thức khai mạc, thầy Vũ Hoàng, chủ tịch BĐDCTTVN và trưởng ban tổ chức Khoá TNSP, đọc diễn văn chào mừng các quan khách hiện diện trong buổi lễ cùng tất cả các khoá sinh tham dự đang theo dõi qua Youtube.

Trong số quan khách đến tham dự buổi lễ khai mạc có Soeur Magdalena Trần Nữ (Hiệu trưởng Trung tâm Việt ngữ Thánh Linh), cô giáo Huỳnh Thị Ngọc (TTVN Hồng Bàng), cô Michelle Đỗ (đại diện dân biểu tiểu bang Janet Nguyễn), bà Bùi Mỹ Dương (ái nữ của nhà giáo Bùi Văn Bảo), Bác sĩ Đinh Thái Sơn, giáo sư Phạm thị Huê cùng phu quân là kỹ sư Long, các thầy cô trong CLB Hùng Sử Việt, kỹ sư Bùi Đức Uyên (Viện Nghiên Cứu Lịch Sử & Văn Hoá Việt Nam), cô Bùi Phong Thu (hiệu trưởng TTVN Hồng Bàng), cùng nhiều thầy cô giáo Việt ngữ khác từ các trung tâm quanh vùng.

Hai vị khách mời danh dự phát biểu về giáo dục và chương trình Việt ngữ tại California là giáo sư tiến sĩ Phạm thị Huê (Orange Coast College) và giáo sư tiến sĩ Natalie Trần (California State University, Fullerton). Giáo sư Huê cũng như giáo sư Natalie đã nói lên cảm tưởng, nhận định của mình về vai trò quan trọng của giáo dục nói chung và việc giảng dạy Việt ngữ tại các hệ thống trường lớp ở Nam California và một số tiểu bang khác. Giáo sư Natalie Trần còn giới thiệu những hoạt động mà bà đang tiến hành, trong đó việc tìm kiếm một tiếng nói chung, một giáo trình chung cho các chương trình giảng dạy Việt ngữ ở các cấp, đặc biệt là chương trình song ngữ hoà nhập (dual immersion) ở bậc tiểu học tại nhiều tiểu bang ở Hoa Kỳ, là một trong những vấn đề cấp thiết nhất hiện thời. 

 

A picture containing person, indoor, person

Description automatically generated
LỄ KHAI MẠC KHOÁ TNSP (theo chiều kim đồng hồ): Thầy Vũ Hoàng, GSTS Phạm Thị Huê, GS Nguyễn Khoa Diệu Quyên, GSTS Natalie Trần

 

Các diễn giả khác trong buổi khai mạc gồm tiến sĩ Renae Bryant (học khu Anaheim, rất duyên dáng trong chiếc áo dài Việt Nam màu xanh biển), thầy Nguyễn Văn Lành (trưởng Khối Kỹ thuật), tiến sĩ Nguyễn Lâm Kim Oanh cùng phu quân là TS Nguyễn Viết Kim, và luật sư Nguyễn Quốc Lân. Mỗi vị nói lên cảm tưởng của mình từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng tựu trung vẫn hướng về lý tưởng và mục tiêu chung nhất, đó là các sinh hoạt khác nhau trong việc giảng dạy tiếng Việt và văn hoá Việt, từ phạm vi giới hạn trước đây là các trung tâm trong cộng đồng, nay ngày càng vươn ra xa, thâm nhập hệ thống giáo dục chính thống ở Hoa Kỳ, từ tiểu học, trung học lên đến đại học.

A group of people on a stage

Description automatically generated with medium confidence
LỄ KHAI MẠC KHOÁ TNSP (theo chiều kim đồng hồ): Thầy Nguyễn Văn Khoa, Dr. Renae Bryant, Thầy Nguyễn Văn Lành, LS Nguyễn Quốc Lân

 

Tuy được tổ chức dưới hình thức trực tiếp qua hệ thống Zoom, nội dung chương trình và sự tham dự của khoá TNSP năm nay không vì thế mà kém phong phú hay hào hứng mà trái lại còn có nhiều đặc điểm rất đáng khích lệ. Thoạt đầu, Ban tổ chức khá lo ngại vì số ghi danh còn rất thấp, nhưng cuối cùng tổng số khoá sinh tham dự các lớp đã lên đến 159 người (từ 42 trường hay trung tâm Việt ngữ, kể cả một số khoá sinh ghi tên theo cá nhân). Đặc biệt, nhờ vào phương tiện Zoom, số khoá sinh tham dự, ngoài California và một số tiểu bang khác ở Hoa Kỳ, còn bao gồm sự tham dự của một số thầy cô khác từ Canada, Nhật, Nam Hàn và Đức.

Về chương trình TNSP, có tổng cộng 20 lớp, bao gồm 10 lớp huấn luyện và 10 lớp tu nghiệp, được sự cộng tác của nhiều giáo sư, nhà văn, nhà nghiên cứu và các thầy cô Việt ngữ tại vùng Orange County. Đề tài của các lớp huấn luyện gồm có Quy ước về mẫu tự, Quy ước về dấu thanh, Quy ước về cách viết hoa, Quy ước về dấu chấm câu, Quy ước về I và Y, Văn phạm đối chiếu Việt-Anh, Vui học Việt ngữ, Tập làm văn, Chính tả và ráp vần, Phương pháp dạy Sử Địa Việt Nam. Về phần các lớp tu nghiệp, năm nay có sự tham gia tích cực của tổ chức NRCAL (National Resource Center for Asian Languages) từ California State University Fullerton, bên cạnh các lớp khác, qua các đề tài Đặt câu và tập làm văn, Trở thành giáo viên tiếng Việt, Hội thảo chương trình song ngữ cấp tiểu học và trung học, Nguồn tài liệu giảng dạy tiếng Việt, Tự Lực Văn Đoàn & Phong Hoá Ngày Nay, Phát triển nền tảng ngôn ngữ Việt, Dạy tiếng Việt qua bài hát, Cách điều hành trường Việt ngữ online, Ngôn ngữ học đường, Cách dạy Việt ngữ các cấp online. 



Text

Description automatically generated with medium confidence
 Một câu hỏi trong lớp “Quy ước chính tả - Bảng mẫu tự”


Thành phần ban giảng huấn khá hùng hậu, bao gồm GSTS Natalie Trần (California State University, Fullerton), TS Đỗ Bằng Lăng (California State University, Fullerton), BS Phạm Đỗ Thiên Hương, GS Trần Minh Tâm (Golden West College), GS Trần Ngọc Dụng, GS Trần Chấn Trí (University of California, Irvine), nhà văn Đặng Thơ Thơ (Tạp chí Da Màu, damau.org), GS Aki Tanaka, GS Văn Tường (BĐDCTTVN), GS Đặng Ngọc Sinh (BĐDCTTVN), thầy Nguyễn Văn Khoa (BĐDCTTVN), thầy Vũ Hoàng (BĐDCTTVN), thầy Mai Thái Bằng, GS Nguyễn Khoa Diệu Quyên (Pacifica High School), cô Trần Ngọc Cindy, thầy Robert Nguyễn, cô Đinh Phương Thảo, cô Jenny Trần, cô Tami Trần, thầy Phạm Thanh (TTVN Cộng Đoàn Tustin), thầy Dương Thanh Phong (TTVN Văn Lang San Diego), cô Hứa Trần Kim (TTVN Cộng Đoàn Tustin), cô Đặng Quỳnh Hương (DeMille Elementary School), cô Ellen Vy (DeMille Elementary School), cô Phạm Từ Ái (phụ huynh) và ông Trần Chi Hồng Tiên (phụ huynh).

Bên cạnh các lớp TNSP, những khối khác trong ban tổ chức cùng phối hợp nhịp nhàng với ban giảng huấn để hoàn thành mọi công việc. Trước hết phải kể đến Khối Kỹ thuật do thầy Nguyễn Văn Lành phụ trách cùng một số thầy cô như thầy Lại Đình Thăng và thầy Nguyễn Hồng Chi, lo những chi tiết nhỏ nhất về cách sử dụng hệ thống Zoom sao cho khỏi bị gián đoạn hay trục trặc trong lúc giảng viên thuyết trình. 

Không kém phần quan trọng và hiệu quả là Khối Phụ trách lớp học do GS Trần Minh Tâm phụ trách, bao gồm 16 thầy cô thiện nguyện viên cùng có mặt trong các lớp Zoom, giúp giới thiệu, điểm danh, điều hợp phần hỏi đáp trong lớp cũng như nhắc nhở các khoá sinh trong từng lớp điền mẫu đánh giá lớp học, giảng viên và những sinh hoạt khác trong toàn khoá. 

Cũng không thể không nhắc đến Khối Hành chánh do cô Liên Hương phụ trách (cung cấp chứng chỉ hoàn thành Khoá TNSP cho các khoá sinh tham dự) và Khối ẩm thực (Đối với các thầy cô và thiện nguyện viên đến làm việc tại chỗ, ban tổ chức cung cấp hai bữa ăn sáng và trưa rất chu đáo cho cả hai ngày thứ Bảy và Chủ nhật). 

Trong suốt hai ngày diễn ra Khoá TNSP, một số thầy cô trong ban tổ chức đã có mặt ở đài SBTN (xin đặc biệt cám ơn ban giám đốc đài SBTN đã ưu ái cung cấp địa điểm và nhân lực cho Khoá TNSP năm nay), mang theo máy điện toán cùng nhiều dụng cụ kỹ thuật khác để làm việc hay thuyết trình tại chỗ, trong khi một số giảng viên khác thuyết trình từ xa đến qua hệ thống Zoom. 

Buổi Lễ Bế Mạc của Khoá TNSP 32, hè 2021, cũng được tổ chức tại chỗ ở đài SBTN và truyền đi trực tiếp trên khắp thế giới. Nếu buổi khai mạc có tính chất long trọng và trang nghiêm thì hôm bế mạc không khí có vẻ trầm lắng, đọng nhiều tâm tư, tình cảm của những thầy cô trong ban tổ chức. Một lần nữa, thầy Nguyễn Văn Khoa và thầy Vũ Hoàng ngỏ lời cám ơn tất cả các thầy cô đã góp phần đem lại thành công cho toàn khoá học. Cử toạ đã cùng xúc động theo thầy Vũ Hoàng khi ông nhắc lại một số chi tiết đầy cảm xúc trong suốt hai ngày vừa qua.

A picture containing person

Description automatically generated
Tổng kết Khoá TNSP 32 - Hè 2021 - TS Rebecca Le & GS Nguyễn Khoa Diệu Quyên


Có mặt trong buổi bế mạc là Soeur Magdalena Trần Nữ, TS Nguyễn Lâm Kim Oanh, TS Nguyễn Viết Kim, cô Vũ Ngọc Diệp, thầy Dương Thanh Phong và phu nhân là cô Phượng Bảo, Huỳnh Trâm Anh, cô Loan Anh, cô Hồng Xuyên, cô Nguyễn Ngọc Trúc và KS Bùi Đức Uyên, cùng tất cả các thầy cô kháctrong ban tổ chức làm việc đến giờ phút cuối của khoá TNSP.

Tiếp đến, GS Nguyễn Khoa Diệu Quyên và thầy Nguyễn Văn Khoa đã học hai lá thư tiêu biểu nói lên cảm tưởng về Khoá TNSP năm nay từ hai cô giáo, lá thư thứ nhất đến từ Boston, Massachusetts, và lá thư hai từ xứ Nam Hàn xa xôi gởi về. Sau đó cô Diệu Quyên đã cùng TS Rebecca Lê trong Khối Phụ trách lớp học, lần lượt tường trình những số liệu kết quả từ các lớp học vừa mới kết thúc, kể cả những lời góp ý xây dựng chân tình của các khoá sinh đối với giảng viên, nội dung lớp học và phần kỹ thuật trong toàn khoá.

A picture containing text, indoor

Description automatically generated
LỄ BẾ MẠC Khoá TNSP 32 - Hè 2021 được kết thúc với ban tổ chức cùng quan khách đồng ca bài Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ

 

Hướng về tương lai, các thầy cô trong ban tổ chức gợi ý Khoá TNSP năm tới hy vọng sẽ trở lại trong lớp học như trước, nhưng đồng thời cũng sẽ có sự kết hợp giữa sự gặp gỡ trực tiếp và phương tiện kỹ thuật để có thể truyền đi các chương trình của khoá đến những ai từ khắp thế giới muốn tham dự mà không có điều kiện đến tận nơi để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm dạy học tiếng Việt. Nỗ lực của ban tổ chức Khoá TNSP cùng sự tham dự đông đảo của các giảng viên, thiện nguyện viên và khoá sinh trong thời điểm đại dịch chưa đến hồi kết thúc trong năm 2021 đã nói lên được ý chí và tấm lòng của tất cả những người Việt tha hương, dù trong nghịch cảnh, vẫn luôn tha thiết giữ gìn và vun quén ngôn ngữ và văn hoá nước nhà.

 

Trần C. Trí

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mùa dịch kéo dài với hơn bốn đợt bùng phát trong gần hai năm, ước mong nó mau qua đi và đừng lặp lại, để nó không còn được gọi là mùa trong cái vòng chu kỳ thời gian sống của con người.
Trong trí nhớ của tôi, chị đã đẹp từ thuở mười hai, mười ba, thuở chị vừa rời tiểu học. Nhan sắc diễm lệ theo chị hàng chục năm. Cuối thập niên 70, chị dạy trường trung học bên quận 4. Bao năm qua, bây giờ mường tượng lại thuở ấy, trong trí tôi vẫn rõ hình ảnh chị mặc áo dài tơ lụa màu vàng, màu hồng nhạt, quần trắng, đeo kính mát to kiểu hippie đi dạy.
Ngoại không có học hành nhiều, chỉ qua những lớp bình dân học vụ thời Pháp thuộc nhưng trong đầu là cả một kho tàng ca dao, tục ngữ và cả những câu nói chữ nho. Tôi lớn lên thuộc nhiều ca dao và yêu thích văn chương có lẽ nhờ nghe ngoại hát ru thời thơ ấu.
Trong mỗi mái nhà ở quê tôi, ai ai cũng có một cánh cò thương khó, dù anh là anh bộ đội hay anh lính cộng hoà. Cánh cò của tôi, giờ đây tuy đã cách xa quê hương hàng đại dương vẫn chẳng hề đổi thay - vẫn cái áo bà ba màu nâu xẫm, vẫn chiếc nón lá lấp lánh trong nắng trưa phố Bolsa, … Và dưới cái nón lá ấy, trong bộ bà ba ấy, tâm hồn mẹ là cả một quê hương.
Đôi khi cô nhớ anh bâng khuâng. Nhưng cô không mường tượng ra khuôn mặt của anh thế nào. Lần nọ, anh hát cho cô nghe bài Suối Tóc của Văn Phụng, một bài hát anh rất yêu. Anh hỏi cô, “Biết anh thích nhất đức tính nào của phụ nữ không?” Cô lắc đầu. Anh nhẹ nhàng, “Dịu hiền. Dịu hiền như bé con của anh.”
Chợ Bà Bâu, ngoài tiệm Quảng Lợi Đường còn có hai tiệm thuốc bắc khác là tiệm Đại Sanh Đường và Tân Thạnh Đường, cả ba tiệm đều làm ăn phát đạt cả. Ông già Tàu họ Diệp người triều Châu. Ông chủ tiệm Đại Sanh Đường họ Hàn, gốc người Hẹ. Còn ông chủ tiệm Tân Thạnh Đường người Vân Nam.
Đúng mười một giờ đêm nay là tròn sáu tháng. Sáu tháng ân cần che chắn, chia sẻ êm đềm. Sáu tháng ấm áp nghĩa đồng hương, sáu tháng ngọt ngào tình đôi lứa. Men rượu cháy bỏng hai vành tai, xém cả vùng da cổ. Cái mặt chắc đỏ như mặt trời cuối mùa hạ. Cái mặt trời tối nào cũng đi ngủ muộn
Đó là món ăn để những bà con xa gần, những bằng hữu hay những láng giềng thân quen chan hòa xì xụp nhân ngày kỵ giỗ, ngày mừng lúc mới hay bất cứ dịp vui nào đó. Đó là cái hồn của những quán lá liêu xiêu bên con đường đất hay sùm sụp một góc chợ quê, vỏn vẹn vài ba cái bàn gỗ chông chênh, có những ống đựng đũa bằng tre, có thêm chai rượu đóng nút bằng cùi bắp hay bằng nắm lá chuối khô cuộn tròn kề bên. Đó là những cái tô tai bèo vàng rượm những sợi mì màu nghệ hay trắng tinh màu gạo, lác đác những khoanh ớt đỏ rói, những hạt đậu phộng rang chín vỡ tan màu nâu nhạt, thêm vào những mảnh bánh tráng khô nướng lấm tấm hạt mè. Đó là món ăn mà, bên tiếng vỡ lắc cắc của những cái bánh tráng giòn tan, bên những tiếng “khà” bật ra sau một ngụm rượu đế, người ta rổn rảng kể chuyện mùa màng, chuyện chòm xóm, chuyện gia sự con cái và cả chuyện nước non chính sự nữa. “Hương vị riêng” của mì Quảng, một phần, nằm ở sự chan hòa, sự mộc mạc và xuề xòa ấy.
Thế là gã tỉnh ra, tỉnh hẳn như người lim dim chợt thấy kẻ trộm vào nhà, tỉnh tợ như chơi xì ke vừa vã thuốc gặp cảnh sát. Nói theo lối thiền gia thì gã ngộ, đã một thời gian dài gã cứ thấy cái gì ngộ ngộ là vác, giờ thì khác rồi, không vác nữa nên ngộ hay là ngộ mà không vác nữa thì gã cũng chẳng phân biệt được! Đời vốn đã ngộ mà gã còn ngộ hơn đời, bởi thế mà bạn bè thân sơ đều gọi là gã khờ.
Nhân bài văn của cháu ngoại về phở nên “bàn hươu tán vượn” vể phở và cuốn sách “A Phở Love Story”, rất tiếc báo chí Việt ngữ ở Mỹ không khuyến khích giới thiệu nhiều về quyển sách nầy, cây bút trẻ Loan Le có ý nghĩ chọn món ăn của quê hương để viết cho độc giả Mỹ qua chuyện tình tuổi teen với bìa sách chân dung đôi bạn trẻ (trai, gái) với tô phở thật ý nghĩa.
Cuộc đời của thiên tài Steve Jobs mãi mãi ngừng ở tuổi 56 để lại tiếc thương cho cả triệu người khắp thế giới. Đóng góp của ông cho khoa học đã tạo cảm hứng cho họa sĩ Gudjonsson vẽ hình ông cầm trái táo đứng trước cửa thiên đường, kèm theo lời chú thích : "Có ba trái táo trong lịch sử của nhân loại : trái táo của ông Adam, trái táo của ông Newton, và trái táo của ông Jobs.”
Ca dao bình dân thì đơn giản hơn nhưng cũng rất tha thiết: ”Gió đâu gió thổi sau lưng/ Dạ đâu dạ nhớ người dưng vô cùng”. Rõ ràng cái nhớ thiết tha biết bao, tưởng chừng “Người dưng” rất xa lạ, mơ hồ nhưng lại nhớ không quên.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.