Hôm nay,  

Thần Núi và Thần Nước

27/11/202013:46:00(Xem: 2195)

Sơn cung hoang tàn và đổ nát, bùn đất ngập ngụa khắp nơi, mái sập tường xiêu, bao nhiêu đồ đạc bị chôn vùi hoặc cuốn theo dòng nước dữ. Sơn Tinh mặt mày buồn thảm nhìn ngọn núi sạt một mảng lớn, rừng cây trơ trụi lởm chởm những gốc cụt, ánh mắt đăm chiêu chẳng nói nên lời.

Thủy Tinh lấy tình đồng môn đến thăm Sơn Tinh, chẳng còn tâm ý nào để nhớ chuyện tình địch ngày xưa. Nhìn thấy cảnh Sơn cung tan nát, lòng cũng đau buồn không kém bạn. Thủy Tinh cất giọng mếu máo.

- Xưa tôi với anh vì Mỵ Nương mà đánh nhau, mỗi năm cũng chỉ dâng nước gây lụt lội một lần, giờ một năm mấy bận lụt lội, thậm chí có nơi nước dâng đến bảy lần trong một tháng. Bọn người xây hồ, đắp đập tràn lan, mùa khô tích nước, mùa mưa xả vô tội vạ. Nước lũ tự nhiên dâng rất chậm, mỗi ngày một ít, có khi cả tuần lễ mưa thì mới có thể gây ngập. Giờ nước xả hồ, xả đập chỉ vài giờ đồng hồ là ngập tới nóc luôn, bao nhiêu người chết, nhà cửa, tài sản, gia súc… bị cuốn trôi theo dòng lũ dữ. Thử hỏi người sao chịu thấu? có xứ nào vô đạo như thế không? 

Sơn Tinh thần khí thiểu não, giọng rền rĩ:

 - Cảm ơn người anh em có lòng lân mẫn, người anh em thấy đó! rừng cạo sạch rồi, thậm chí đến gốc cây cũng đào bới nốt. Núi bị xẻ nát như phanh thây, cả một ngọn đồi đổ ập xuống, quang cảnh như vừa trải qua một cuộc bể dâu. Bọn người tham lam, ngu muội phá rừng huỷ núi, trời mưa xuống thì đất chuồi núi lở là đương nhiên. Bọn mình mà còn xất bấc xang bang như thế này, người dân màn trời chiếu đất, muôn loài động thực vật bị chôn vùi hoặc bị cuốn trôi, lời nào tả cho hết cái thảm cảnh này? 

Sơn Tinh lắc đầu giơ hai tay kêu trời, chợt có âm thanh ngoài sơn cung đồng vọng, cả hai lắng nghe thì nhận ra tiếng gầm gừ của cọp, tiếng rống của voi, tiếng tru của sói, tiếng tác của mang…tất cả như một giàn đồng ca, tấu lên khúc tang thương nghe thật thê luơng. Bọn thú rừng sống sót sau những đợt săn bắt của lũ người và những con vừa ngoi lên sống sót sau trận lũ, lở núi đêm qua. Bọn chúng dùng cái bản năng trời ban để định hướng tìm về chốn sơn cung. Sơn Tinh dùng thẩm âm vi diệu an ủi chúng, đoạn vận thần thông tạm dọn dẹp sơn cung.

Ngoài cửa laị xuất hiện vị thần rừng, quần áo tả tơi, râu tóc bết bùn đất. Ông ta thất thểu bước vào, trông thấy nhị vị thần chủ núi non và sông nước bèn khóc rống lên, sau đó kể lể:

 - Cơ nghiệp của tôi tan nát hết rồi, bọn người nó cạo sạch rừng nguyên sinh, rừng tái sinh, rừng già, rừng thưa…Bọn họ bắt hết thú rừng, bao nhiêu tài nguyên rừng bị cướp sạch. Những cư dân có tuổi ngàn năm, vài trăm năm giờ biến thành những bộ sofa, những biệt phủ… không còn cây chắn bão, giữ nước nên chỉ một trận mưa, một cơn cuồng phong là tai họa xảy ra ngay. Nhị vị Sơn chủ, Thủy chủ ơi, tình cảnh thảm lắm thay! 

Sơn Tinh mời thần rừng an toạ, phẩy tay hoá hiện một mân cơm chay đạm bạc với nậm cúc hoa. Sơn Tinh rót ba chung, trân trọng:

 - Mời nhị vị huynh đệ, xin cạn một chung “ Nước mắt quê hưong” này! chuyện nhân hoạ rất ghê gớm và còn dài. Chúng ta tạm lót dạ chút cơm rồi hãy tính chuyện. 

Cả ba ăn trong chánh niệm, chẳng ai nói với ai lời nào. Sau khi cơm nước đã xong, Thủy Tinh giải bày:

 - Những con sông của xứ này vốn ngắn, nhỏ và dốc. Bọn người trí nhỏ nhưng lòng tham to cho xây hàng mấy trăm con đập với hồ, nắng thì giữ nước laị, khi mưa về thì vội vàng xả xuống, thử hỏi với lượng nước xả khổng lồ ấy không gây tai họa mới là lạ! Những nhóm lợi ích kết cấu quan quyền để làm ăn trục lợi, bất chấp nhân tình thế thái, chẳng kể quy luật tự nhiên, tất cả chỉ nhằm mục đích tiền vào túi càng nhiều càng tốt, còn hậu quả thế nào thì mặc kệ nhân dân với môi trường sinh thái. Dân chúng kêu oan chẳng thấu trời xanh. Có vài vị học giả, trí thức đã lên tiếng cảnh báo nhưng tiếng nói của họ rơi tõm vào sự im lặng đáng sợ. Quan laị và triều đình ngậm miệng, đa số bọn thức giả thì mũ ni che tai, dũi đầu vào cát như đà điểu, dân chúng thờ ơ bởi vậy mà mối nhân hoạ càng ngày càng trầm trọng. Sau khi lũ chồng lũ xảy ra, người chết nhà trôi, tài sản mất… nhiều tiếng nói phản biện cất lên. Ấy vậy mà có ông tiến sĩ chi đó vốn gộc bự ở triều đình đăng đàn:” Nước xả hồ, xả đập chỉ như vài thau nước hắt vào dòng kêng, không thể gây ra lũ lụt”. Cái lý luận ngu xuẩn ấy đến người vô học cũng không dám nói, thế mà ông ấy nói tỉnh bơ. 

Sơn Tinh nghe thế giận đùng đùng, cả người đỏ phừng phừng như mặt trời đầu núi, giọng rền cả núi đồi:

- Huynh  nhắc tui mới nhớ, sau trận lở đất chôn vùi bao nhiêu người, có ông phó thủ ở triều đình lu loa:” Nắng lắm mưa nhiều nên lở đất sạt núi, chẳng phải do phá rừng xẻ núi!’ gian trá và tán tận lương tâm đến thế là cùng! Xin lỗi nhị vị huynh đệ, tui buộc lòng phải nói lời thô, cái quân ấy ngu như chó lợn, lòng tham không đáy, lương tâm quá nghèo nàn, có thừa gian manh mà thiếu tư cách, với cái ngữ ấy thì chỉ có tiền và quyền là trên hết. 

Dường như cơn giận của Sơn Tinh làm cho Thủy Tinh dậy sóng lòng:

- Này người anh em, anh còn nhớ năm nọ biển đông hải bị bọn ác nhân hạ độc không? cả một vùng biển chết, muôn loài thủy tộc bỏ mạng. Ngay cả ngư dân, thợ lặn cũng nhiễm độc, lòng người bất bình ai oán vô cùng. Vậy mà  ông bộ có trách vụ môi trường sinh thái tráo trở ngụy biện:” Tảo nở hoa chứ chẳng phải biển nhiễm độc bởi chất thải”, năm nay y laị tiếp tục khua môi múa mép, hòng đem cái bàn tay bẩn của y che trời. Y bảo:” Không phải mưa mà là trời đổ nước”. Thật tình Thủy Tinh tôi không còn lời nào để bàn luận nữa. 



Thủy Tinh chưa dứt lời, vị thần rừng vội vã tiếp lời:

- Nhị vị huynh đệ ơi, tôi ngán cái bọn này tới cổ! Có một khứa lão cũng hàm ông bộ ngang với cái tay tráo trở ấy, y ngỡ thiên hạ ai cũng ngu như y sao ấy! Y tuyên bố:” Rừng không có bị cào phá mà là do bọn bạch bì bỏ bom năm xưa”. Bọn đàn em của y nghe thế cũng không thể nào đỡ lời nổi cho y, thiên hạ thì cứ ngỡ y là thằng cuồng ban khỉ. Chiến tranh đã qua hơn nửa thế kỷ rồi, bom đạn nào phá rừng? Chính bọn quyền thế, lâm tặc phá rừng. Mạng rừng đổi thành biệt phủ, đaị dinh, những tài khoản khổng lồ trong nhà băng, những cuộc ăn chơi trác táng với cái giá mà một người lao động làm ba đời cũng không dám mơ.

Cả ba vị nói đến đây thì cảm cảnh khôn cùng, Sơn Tinh ngồi trầm ngâm, lòng dạ sầu não, tinh thần mỏi mệt vì suy nghĩ mông lung mà không biết hành xử ra sao, cầm chung rượu xoay xoay trong lòng bàn tay. Thần rừng nhem nhuốc bùn đất, mặt mày hốc hác bơ phờ, dấu ấn đất lở nguyên trên người. Thủy Tinh sau năm bảy bận chới với vì nước xả hồ, mặt mày trắng bệch, nay uống mấy chung rượu cúc hoa laị bị kích thích vì những lời giận dữ vừa rồi nên có chút nhuận sắc. Lòng Thủy Tinh cũng nhiều đau buồn ngán ngẩm, bất giác một dòng lệ chảy xuống rơi vào chung rượu đang cầm trên tay. Cơn giận qua đi, giọng Thủy Tinh thì thào

- Chỉ tội cho lương dân và những nạn nhân xấu số, người chết đã đành, người sống thậm cơ cực. Ấy vậy mà khi có những đoàn từ thiện đến, quan quyền laị cản trở, thậm chí thu hồi hết tiền cứu trợ của những người hảo tâm. Thiên tai, nhân tai, nhân hoạ cùng lúc hoành hành, không biết nghiệp gì mà người dân nơi đây phải chịu khổ nạn tàn nhẫn như thế? 

Thần rừng tỏ vẻ bất bình:

- Đành rằng cộng nghiệp của họ nhưng họ cũng có phần nào chịu trách nhiệm, lẽ ra đụng việc ác, việc bất bình thì họ phải la lên, đằng này họ câm nín mà chịu đựng. Thậm chí có kẻ bị đè đầu cỡi cổ còn cảm ơn kẻ chẹt cổ mình. Nếu có ai đó lên tiếng cho họ thì chính họ laị hùa theo kẻ chẹt cổ mình, chửi người lên tiếng cho mình là rảnh háng, dư hơi, gây rối… Tôi nghĩ việc cứu trợ là cấp thiết nhất thời, còn về lâu dài thì phải giúp họ tỉnh ra để họ biết cái quyền đương nhiên của họ. Vấn đề không phải con sói ác độc mà là ở chỗ đàn cừu ngu muội cam chịu.

Bất thần mặt đất rung nhẹ, những mảng tường của sơn cung rung lắc. Ba vị tưởng có động đất bèn vận công thoát ra ngoài và nhìn quanh quất thì thấy thổ địa xuất hiện. Thổ địa xưa nay vốn phốp pháp phì nhiêu lắm, ấy vậy mà hôm nay trông gầy sộp, quần áo te tua, mặt mày nhàu nhĩ. Thổ địa chắp tay chào, cất giọng ồm ồm:

- Xin chào các vị huynh đệ, cơn gió nào đưa các huynh đệ gặp nhau ở đây? 

Sơn Tinh tánh bộc trực, quở:

- Sự thể thế này mà huynh còn khách sáo nói lời hoa mỹ để làm gì?

 Thổ Địa rối rít xin lỗi, bốn người quay laị sơn cung. Sơn Tinh rót một chung cúc hoa mời, Thổ Địa ngửa cổ làm cái ót ngọt xớt. Y vén tay áo chùi mép:

- Cúc hoa tửu này ngon, dư vị ngọt, thơm lâu quả thật không hổ danh “ Nước mắt quê hương.” 

Đặt chung rượu không xuống bàn, Thổ Địa tâm sự:

- Sự thể như thế nào thì các huynh đệ đã biết rồi, xưa kia thiên tai vốn ghê gớm, ấy vậy mà nay nhân tai còn dễ sợ hơn. Rừng cạo sạch, núi xẻ nát rồi, thân xác rừng biến thành những sập, gụ, tủ chè, bình phong, sofa, biệt phủ. Thân xác cư dân thú rừng trở thành món trang sức cho quan quyền, nhà giàu: thú nhồi bông, ngà voi, da hổ. Có những cư dân rừng trở thành món ăn, rươu thuốc của nhà giàu: pín cọp, cửu xà, tay gấu, bao tử nhím, bìm bịp… Xác rừng, máu rừng, sinh mệnh rừng đã trở thành oán trong những biệt phủ, village, dinh thự. Núi rừng thì thế, còn sông ngòi, đầm hồ, biển cả thì tràn ngập rác thải và hoá chất từ những công xưởng, nhà máy tuôn ra. Khí thải làm cho không khí ô nhiễm nặng nề. Thực phẩm ngậm hoá chất…Những năm gần đây thì nạn xả hồ mùa lũ càng ngày càng ngjiêm trọng. Người chết, người bệnh, môi trường thiên nhiên bị hủy hoại, môi trường xã hội thì bại hoại, có bao giờ xứ này được như thế này không? Tôi coi sóc cuộc đất này từ thuở tạo lập đến giờ, chưa bao giờ thấy như thế này cả! Ấy là chưa kể nạn bán đất, hễ mảnh đất nào có mùi tiền thì sẽ bị quy hoạch thu hồi, sẽ bị san ủi cho dù trên mảnh đất có nhà cửa, ruộng vườn, mồ mả tổ tiên, thậm chí nhà chùa, nhà thờ cũng không tha. Phá núi, phá rừng, lấp sông, lấp biển, lấp kênh rạch… Long mạch, sư mạch, hổ mạch bị hủy hoại, đây là cơ hội choc ho khuyển mạch, thử mạch, trùng mạch nảy nở như kiến, như sâu. Bọn người quyền thế không kiêng nể thánh thần, coi thường nhân mạng, khinh rẻ người và vật, đồng tiền làm cho bọn họ tối tăm mê muội. 

Thổ địa nói mà nước mắt nước mũi chảy dài trên mặt, lời vừa dứt thì trong lòng đất có âm thanh ùng ục, ì ầm như sấm động, ấy là dấu hiệu núi laị sắp lở lớn. Ánh sáng từ những ngọn đuốc cứ lung lay lập loè dường như bão laị sắp nổi lên. Ngoài trời mưa như trút nước. Hàng loạt hồ thủy lợi, đập thủy điện xả nước hết công suất vì e vỡ đập. Nước laị dâng lên lênh láng như biển cả. Tiếng muông thú gào thét đòi trả mạng rền rĩ trong gió mưa. Thấp thoáng đây đó bóng những hình nhân lóp ngóp trồi hụp trong dòng nước dữ đục ngầu chảy xiết. 


TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 11/2020

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuối tuần rảnh, cú phonetalk hai chị em cỡ chừng… hai tiếng chớ nhiêu! Chị hơn tôi 8 tuổi, cùng trang lứa với mấy ông anh tôi, nhưng vì hai chị em đã có dịp đi vượt biên (hụt) với nhau một chuyến, có hơn một tuần lễ vi vu Miền Tây, ăn ngủ cùng nhau, tâm sự đủ điều. Nhất là đêm cuối cùng chờ tàu lớn ra khơi, cả hai thao thức suốt đêm, nghe cả tiếng lục bình vật vờ trôi sông, rồi kể nhau nghe “chuyện con tim”…
Dường như con người có thể phát tiết ra khả năng kỳ lạ để thích ứng với môi trường và hoàn cảnh sống mà có lẽ chính họ đôi khi cũng không ngờ. Khi một người bị khuyết tật từ thuở ấu thời thì họ có thể phát triển một thứ khả năng kỳ diệu đến mức bất khả tư nghì đề bù đắp lại phần bị mất mát. Người chị Thứ Ba của tôi là điển hình như thế. / It appears to be that people can foster an uncanny capacity to adjust to conditions and circumstances that they may not know about. When a person has a disability since childhood, they can have an incredible ability to compensate for the loss. My Third Sister is such an example.
Không hiểu lý do nào ông bà Hai lấy tên Hụi để đặt cho con mình. Lúc còn nhỏ, Hụi trông khôi ngô sáng sủa lắm. Hụi lại ít bị bệnh hoạn và rất chóng lớn. Năm lên bốn tuổi, Hụi đã lớn kịp anh ruột mình là Hùng, lớn hơn Hụi hai tuổi. Hai anh em cũng ham chơi, cũng nghịch ngợm như bao trẻ con cùng trang lứa trong vùng...
Thật ra, cho đến ngày "tan hàng" khăn gói đi tù, Nhạc chưa có một căn nhà cho vợ con chui ra, chui vào. Là một sĩ quan ở đơn vị tác chiến, anh chẳng có phương tiện gì để làm ra tiền, ngoài một đám lính chỉ biết bóp cò, gài mìn và hô xung phong, khi đụng trận. Với số lương trung úy, cộng thêm một vợ, ba con, được khoảng bốn chục ngàn đồng một tháng, mà tiền để xây hay mua một căn nhà nho nhỏ cũng gần hơn triệu bạc, nên Nhạc cứ khất đi, khất lại hoài, với Hậu...
Người Việt bị người Tàu đô hộ hàng ngàn năm, các triều đại phong kiến Tàu ra sức hủy diệt văn hóa Việt, đồng hóa người Việt, sáp nhập đất Việt vào đất Tàu. Lịch sử cho thấy họ không thể làm được việc đó. Người Việt vẫn giữ được nước và bản sắc văn hóa riêng của mình, tuy nhiên bị ảnh hưởng nặng nề về văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử, tư tưởng, thể chế chính trị…
Buổi sáng thênh thang. Nắng dịu dàng vướng trên những ngọn cây. Được nghỉ hai giờ đầu, thằng bé học trò chạy xe qua Phú Nhuận, thả dài lên Tân Định hóng gió. Sài Gòn sớm mai như cô gái vẫn còn ngái ngủ. Tóc mượt mà đen thẫm trên mặt gối trắng tinh. Thằng bé học trò không biết đi đâu. Một tay cầm chắc tay lái chiếc Honda Dame, tay kia thỉnh thoảng lại đưa lên đẩy cặp mắt kính cận cứ chực tuột xuống. Cặp mắt kính thay đã lâu lắm rồi, bây giờ nhìn mọi thứ đã bắt đầu mờ ảo, nhưng chưa dám xin tiền bố mẹ để thay. Con đường Hai Bà Trưng ngập nắng. Chợt một tấm biển quảng cáo phía trên một cửa tiệm đập vào mắt thằng bé học trò. Và nó sực nhớ đã đến lúc phải khám, phải đo xem mắt có tăng độ hay không rồi. Hai con mắt không cận thị bằng nhau, một bên ba độ rưỡi, một bên hai độ bảy mươi lăm. Và cả hai bên nhìn cuộc sống đều nhòe nhoẹt như nhau.
An lớn lên bên cạnh mẹ từ tấm bé, đến khi có trí khôn hiểu biết em cũng chỉ thấy có mẹ. Em không thắc mắc dù trên khai sinh của em tên cha là vô danh. Một đôi lần hiếm hoi lúc mẹ con gần khít bên nhau, rảnh rang như đi hè, ngồi trên bãi biển, trời cao gió mát, biển mênh mông, An vô tình hỏi mẹ vô danh là gì? Mẹ trả lời là không có tên, rồi mẹ cũng giải thích thêm là, ba đi buôn bán xa, tận ngoài Bắc hay đâu đó, bên tàu bên tây, đi lâu quá là lâu rồi, cũng quên liên lạc về nhà nên phải khai như vậy, đặng con có giấy khai sinh đi học...
Thỉnh thoảng, tôi vẫn hồi tưởng lại thời gian hai năm dịch Covid hoành hành, chuyện khẩu trang, cách ly, hand sanitizers, vaccine Pfizer, Astrazeneca... đặng mai mốt còn kể lại cho đám cháu chắt nghe. Chúng sẽ không thể tưởng tượng nổi những cảm xúc mà chúng ta đã trải qua, lo lắng, buồn phiền, âu sầu với những hệ lụy còn kéo dài sau đó. Nhưng hôm nay tôi xin nhớ lại chuyện vui, dẫu sao cũng là chút “điểm sáng vui vẻ” trong những tháng ngày u ám đó...
Chúng tôi rời toà nhà “Tuyên Bố Độc Lập” để đến Quảng Trường Lịch Sử xem chiếc Chuông Tự Do (Liberty Bell) nổi tiếng. “Chuông Tự Do” với đường nứt của nó đã dính liền với nhiều biến cố lịch sử. Những câu chuyện về chuông đôi khi đã trở thành huyền thoại rất nhiều thú vị và cũng đã gây nhiều tranh cãi. Một điều chính yếu mà mọi người công dân Hoa Kỳ không ai chối bỏ và hãnh diện, đó là: “Chuông Tự Do” là một biểu tượng của nền độc lập Hoa Kỳ...
Gia đình tôi có sáu anh chị em. Trước 1975, bố tôi là một công chức, mẹ tôi nội trợ, cho nên cuộc sống rất thanh bạch. Cả nhà theo Đạo Phật kiểu truyền thống gia đình, giống như nhiều gia đình Việt khác. / My family has six siblings. My life was very simple before 1975 because my father was a civil servant and my mother was a housewife. Like many Vietnamese families, my entire family practices traditional Buddhism....
Căn nhà của cha mẹ tôi dựng trên một khu đất rộng, chung quanh có hàng rào, là những cây chè tàu được cắt ngay hàng thẳng lối, có cổng ra vào được xây cao, có bức tường thành bằng quánh bao bọc...
Mẹ ơi thôi đừng khóc nữa / Cho lòng già nặng sầu thương / Con đi say tình viễn xứ / Đâu có quên tình cố hương...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.