Hôm nay,  

Làm Nghề Truyền Thông Vui Lắm

02/10/202015:55:00(Xem: 3160)

 

Làm  nghề nào cũng vậy, vui có, buồn có, nhưng làm nghề truyền thông vui nhiều, buồn ít, học về truyền thông như báo, radio, tivi phải học 4 năm trong trường đại học, sau đó thực tập ở tòa báo, hay ở radio, tivi một năm trước khi ra trường, còn học ở trường phải  thực tập ở báo của trường, phải là biên tập viên của trường ít nhất 4 năm, nghĩa là tuần nào cũng phải có bài xuất hiện ở  tờ báo, viết đủ loại, phóng sự, điều  tra phóng sự, sinh hoạt cộng đồng, lúc tôi học ở  Fullerton College, tôi cộng tác với báo Hornet, rồi lên Cal State Fullerton là biên tập viên, biên tập viên của báo TiTan Newspapers 2 năm liên tục, báo này nhật báo, tờ này đã xuất bản trên 75 năm, xuất bản mỗi ngày trên 40,000 số báo, bây giờ số sinh viên tăng báo cũng xuất bản cũng phải tăng số, báo của trường không quảng cáo nhiều, bài vở nhiều, nhiều sinh viên viết cùng một đề tài, sau đó chủ nhiệm  chọn lựa đăng  bài xuất sắc nhất, thí dụ một ký giả phụ trách lấy tin tức của bót Cảnh Sát như : Fullerton, Anhiem, Garden Grove, Brea, 6 sinh viên viết tin tức các bót Cảnh Sát, chủ bút chỉ lựa một bài  đặc biệt nhất để đăng mà thôi, nhiều người cặm cụi viết bài nhưng không được đăng, bài không được đăng thì sinh viên đó phải tìm đề tài khác, phải nhiều bài được đăng mới được điểm A, là sinh viên nên sự cạnh tranh ráo riết giữa bạn với bạn, giữa người biên tập viên với nhau. Chẳng hạn một buổi sáng, một sinh viên của trường mang súng vào lớp bắn loạn xạ, sinh viên bị thương, nhưng cô sinh viên mà hung thủ định bắn chết lại không chết vì cô này vừa  thấy hung thủ bước vào cửa đã chui xuống bàn núp để người khác bị trúng đạn.
  

Cô sinh viên chia tay với bạn trai, sinh viên vì người tình bỏ đi hăm dọa giết, cuộc tình này kéo dài nhiều năm từ trường trung  học, 6 sinh viên được cử đi làm phóng sự, giới hạn chữ viết là 1000 chữ, 4 tấm hình, một hình của hung thủ, một hình của bạn gái hung thủ, và hai tấm hình lúc hung thủ đưa súng lên, và lúc hung thủ bị bắt, 6 sinh viên làm báo miệt mài điều  tra làm phóng sự, cuối cùng chủ bút của Hornet là một sinh viên sắp ra trường, chọn bài dễ dàng với sự góp ý của giáo sư ngành báo chí,  giáo sư là cố vấn của tờ báo này cuối tuần bài được chọn là sinh viên báo chí người Việt Nam, vì chỉ thêm một chi tiết là hung thủ đã từng ở nhà thương tâm thần, ít có ai biết được điều này, nhờ đến thăm gia đình của hung thủ và hỏi thêm chi  tiết và đời sống của hung thủ ngày như thế nào có bệnh không? Ở đây vì yêu mà tự tử, vì yêu mà vác súng đến bắn chết người yêu không có nhiều, chia tay một cuộc tình dễ dàng lắm, uống rượu, trượt tuyết, cầu nguyện thế là xong một cuộc tình êm ả, dễ thương, không biết làm sao mà trường tôi năm nào cũng có bắn nhau vì cuộc tình tan vỡ, và khi tôi chuyển lên Cal State Fullerton lại hằng năm có sinh viên tự tử trên lầu cao nhảy xuống đất, có sinh viên bắn giáo sư chết tại văn phòng, lạ thật phải không thưa quý vị?

  Làm báo hơn nhau vì có kinh nghiệm quen nhiều, muốn quen biết nhiều thì phải học nhiều, học trong trường không chưa đủ, phải học ngoài đời, quen nhiều có nhiều cơ hội lấy được nhiều tin tức, nhưng làm sao cho đừng bị ghét, bị ghét nhiều cũng  rất khó lấy tin tức, vì gia đình nào hay đảng phái chính trị nào cũng có người thân với nhau, nếu một gia đình ghét mình thì nhiều người trong gia đình đó ghét nhưng làm báo cũng không sợ người ta ghét, nếu lòng mình ngay thẳng, nói thật, viết thật những gì mình thấy mình nghe, mình biết dù ai hiểu lầm mình rồi với thời gian họ cũng hiểu mình mà thôi.

  Làm báo may mắn được gặp người mình muốn gặp, lúc vừa định cư ở Hoa Kỳ tôi được gặp Tổng Thống Ron Reagon ở Anheim hồi đó tôi vừa mới định cư ở Hoa Kỳ không bao lâu, tôi được chụp hình chung với Tổng Thống, lúc đó tôi làm cho tuần báo Trắng Đen của ông bà Việt Định Phương, nhiều người địa phương cũng chưa biết  đến tờ báo này lắm, vì là tuần báo xuất bản ở Glendale, sau này tôi làm cho báo Người Việt, vừa làm cho báo Mỹ và báo Việt , báo Mỹ thì bài của tôi xuất hiện nhiều hơn, báo Việt Nam thì mỗi tuần xuất hiện chỉ có một bài .  

Làm cho báo Mỹ lấy tên là An Nguyễn, dễ đọc, dễ gọi hơn, nhưng đồng bào vẫn nhớ tên của tôi là Kiều Mỹ Duyên vì bút hiệu này đồng bào đã quen biết ở VN, lúc làm phóng viên chiến trường đồng hương biết nhiều hơn, học trò Trưng Vương, sinh viên luật khoa, văn khoa biết Kiều Mỹ Duyên nhiều hơn.

Làm nghề truyền thông vui lắm, làm việc tối tăm mặt mũi,  làm nghề nào cũng vậy,  muốn thành công phải say mê, như người nghệ sĩ say mê ánh đèn sân khấu, phải hát hoài hát mãi mới tiến bộ và thành công, nghề làm báo cũng vậy phải viết nhiều, làm radio cũng phải gặp gỡ nhiều, là truyền hình cũng phải đi nhiều, quen nhiều, nghiên cứu nhiều, trước khi đến một buổi họp phải biết nhân vật nào quan trọng nhất hiện diện trong buổi họp đó, phải biết tiểu sử của người đó, tốt nghiệp đại học nào, đảng phái nào, sinh ra và lớn lên trong gia đình như thế nào, chẳng hạn khi đến đại hội hành trình Emmous, người làm truyền thông phải tìm hiểu Đức cha Wiilliam Skystad sinh ở đâu, từ đâu đến, gia đình như thế nào, lúc đó ngài là Phó chủ tịch  Hội Đồng giám mục Hoa Kỳ hành trình Emmous, hơn 300 linh mục Việt Nam từ khắp các quốc gia về đây hội tựu ở Orange County, ban tổ chức không  mời báo chí, báo Việt Nam cũng như báo ngoại quốc, cũng như đại  Hội Đồng Giám mục Hoa Kỳ gồm 118 vị Hồng Y, giám mục , chỉ có 16 linh mục trong hội đồng giám mục, là Đức Ông đứng đầu của Department of Communication, và Linh mục Anthonay Đào Quang Chính, giám đốc mục vụ di dân và di cư của Hội Đồng Giám mục Hoa Kỳ tham dự đại hội ở Hollywood, California.

Nhiều đồng hương hãnh diện về linh mục Anthony Đào Quang Chính, tốt nghiệp cao học Berkley, miền Bắc Cali, tiến sĩ giáo dục, đại học Houston, Texas, linh mục chính xứ nhà thờ Đức Mẹ La Vang ở Houston, xuất bản sách bằng tiếng Anh năm 1999. Tập truyện Mái Ấm Gia Đình xuất bản năm 2000 rất nổi tiếng. Linh mục Anthony phụ trách chương trình Mái Ấm Gia Đình cho đài truyền hình và radio của dòng Chúa Cứu Thế, Long Beach.



  Không có báo chí truyền thông Á Châu nào được mời, tôi được mời vì tôi đã xin trước, tôi thích nhất câu này: "GÕ CỬA, CỬA SẼ MỞ, TÌM SẼ GẶP", gặp Đức cha Wiiliam ở đại hội hành trình Emmous, tôi hỏi :

- Thưa Đức Cha, bao giờ Đức Cha trở lại Califonia?

- Sang năm đại hội Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ họp ở Hollywood.

- Thưa Đức Cha, cho con vinh hạnh được tham dự?

 Đức Cha nói :

-  Tôi sẽ mời bà.

Thế rồi, thời gian qua rất nhanh, 9 tháng sau, một cú điện thoại từ xa xưng là Đức Ông Fay, đứng đầu cơ quan truyền thông gọi tôi và hỏi:

- Hội đồng giám mục sẽ họp ở Cali trong 3 tháng tới, bà có tham gia không?

Tôi trả lời ngay không do dự: 

- Dạ, dạ, tôi hân hạnh được tham dự. 

Thế rồi tôi phải điền vào đơn, ghi số an ninh xã hội, để cho Cảnh sát tư pháp điều tra lý lịch, không khác gì trước khi gặp Tổng Thống Hoa Kỳ, tôi cũng làm như thế. Họp hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, họp hội được chính quyền bảo vệ an ninh rất chặt chẽ, không khác gì gặp Tổng Thống Hoa Kỳ, hay gặp Đức Đạt La Đạt Ma, phải làm đủ thủ tục giấy tờ, tôi rất hồi hộp vì đây là lần đầu tiên ở Hoa Kỳ được tham dự đại hội tôn giáo lớn như thế này. Trước cổng khách sạn ở Hollywood, Cảnh Sát gác, trên trời có trực thăng bay lượn, qua phòng tiếp tân, xét thủ tục giấy tờ, hôm đó quá hồi hộp tôi thức dậy từ 4 giờ sáng lên đài SBTN, đợi chuyên viên truyền hình, phải gắn điện cho máy quay phim, lên freeway xe chạy ào ào tôi mừng lắm, nhưng khi trên xa lộ chỉ còn 10 miles là tới nơi họp thì lại kẹt xe, khi đến nơi thì trễ, tất cả đều vào phòng họp đã trễ như vậy rồi còn bực mình chuyện khác, bảng ghi danh của tôi, tôi gỡ ra để vào bóp  vì cố gắng bản hiệu lên tivi không đẹp, vì thế không có bảng tên, Cảnh Sát ngăn lại, tôi phải đỗ tất cả đồ trong bóp ra để có bản tên, vào phòng họp trễ, Đức Ông đưa một miếng giấy: Đức Cha bảo 10 giờ giải lao Đức cha sẽ tiếp tôi, tổng cộng có 9 người, 8 ký giả là Mỹ, chỉ có một mình tôi là Mỹ da vàng, đi đến đâu mà không có ký giả người Mỹ gốc Việt tôi tiếc lắm, vì đây là cơ hội để gặp các vị lãnh  đạo tôn giáo lớn nhất nước Mỹ và cũng là cơ hội học hỏi về tôn giáo.

Đến 10 giờ, Đức Cha William đến thẳng chỗ tôi đứng, đến tiếp báo chí, Đức cha rất niềm nở, bên cạnh Đức cha là Đức Hồng Y Frances George, (sau này làm Đức giám mục ở Chicago) và Đức cha Mai Thanh Lương, ngồi vào ban chủ tọa tất cả là Đức Cha, bảo vệ an ninh cho đại hội đồng giám mục Hoa Kỳ không khác gì bảo vệ cho Tổng Thống Hoa Kỳ mỗi lần du hành.

Vấn đề an ninh của các yếu nhân vô cùng quan trọng,  nguyên thủ của các quốc gia như Tổng Thống, Thủ Tướng, lãnh đạo tôn giáo như Đức Đạt La Đạt Ma, không những là lãnh đạo tinh thần mà là nguyên thủ quốc gia lưu vong, theo ban giáo quốc tế nước nào cho định cư thì nước đó phải là an ninh của các vị đó, ngày xưa ở VN tôi đã nhìn những phái đoàn Tổng Thống, nghị sĩ Mỹ, Úc, Tân Tây Lan, đến VN đều được bảo vệ một cách nghiêm ngặt, đến gần những yếu nhân này không phải là dễ, nếu không là  ký giả được chính phủ cấp thẻ báo chí làm sao đến được gần các yếu nhân này để phỏng vấn, các vị lãnh đạo tinh thần cũng được kính trọng và được bảo vệ cẩn thận.

  Ở Oange County khi Đức Cha Mai Thanh Lương được tấn phong ở nhà thờ Saint Columbus, các nẻo đường đến nhà thờ đều bị đóng, sau khi  họp báo ở giáo phận Orange County, Đức ông phụ trách về báo chí hỏi tôi:

- Bà có đến tham dự lễ tấn phong của Đức cha Mai Thanh Lương không?

  Tôi trả lời:

 - Dạ có, nhưng thiệp mời tôi để ở văn phòng.

Đức ông đưa cho tôi thiệp mời ngay tức khắc, vì có thẻ báo chí do Sheriff cấp nhưng không có thiệp mời thì cũng không được vào nhà thờ Saint Columbus.

Làm báo đến nhiều nơi mà nhiều người không đến được, được gặp nhiều nhân vật quan trọng mà nhiều người không được gặp, cho nên tôi rất yêu nghề này. Tôi cũng hối hận là xin để gặp Đức Giáo Hoàng đến miền Đông, đã được ban tổ chức chấp nhận nhưng cuối cùng không đi được vì lý do hình như máy bay sao đó, không còn nhớ, và không đến thẳng tiểu bang mà tôi muốn đến, cho đến bây giờ nhiều khi nghĩ lại, tiếc quá, tiếc quá. Tôi có cơ duyên gặp được nhiều vị lãnh đạo tôn giáo cũng nhờ nghề làm báo, gặp được Đức Cha, chủ tịch hội đồng Giám Mục Cộng Hoà Liên bang Đức, mà hằng năm tôi viết thiệp chúc Noel, chúc Tết v.v. ngài chúc lại bằng chữ viết chính tay của ngài. Càng có địa vị quan trọng thì sự tế nhị của các ngài càng nhiều, như hứa thì làm, hẹn thì đến, và rất nhiều ưu điểm nữa mà tôi có cơ hội học từ những người nổi tiếng trong xã hội. 

  Kỷ niệm về những lần phỏng vấn các vị lãnh đạo tôn giáo thì nhiều lắm, tôi đã từng phỏng vấn các vị lãnh đạo cao nhất  Phật Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành v.v. Tôi sẽ viết tiếp tục trong những số tới. Nhờ làm báo tôi học được rất nhiều điều hay của những vị lãnh đạo tinh thần: lòng đại lượng, tính khiêm nhường, kiến thức uyên thâm, và nhiều nữa, xin quý đồng hương đón đọc trong những số tới.

 ORANGE COUNTY, 30/9/2020 

KIỀU MỸ DUYÊN 

(kieumyduyen1@yahoo.com)

 


blank

Kiều Mỹ Duyên gặp gỡ phu nhân Tổng Thống Anwar Sadat.


blank

Kiều Mỹ Duyên phỏng vấn Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận.


blank

Kiều Mỹ Duyên gặp gỡ Đức Đạt La Đạt Ma ký sách tặng ký giả Kiều Mỹ Duyên


Kieu My Duyen 02

Kiều Mỹ Duyên phỏng vấn Cha William Skytad (Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ) và Đức Cha Mai Thanh Lương



blank

Kiều Mỹ Duyên phỏng vấn Khâm Sai Sứ Thần tòa thánh Vatican, Đức Cha Nguyễn Văn Tốt ở tòa nhà Khâm sai, ở Costa Rica

Kieu My Duyen 03Kiều Mỹ Duyên phỏng vấn Cha Anthony Đào Quang Chính, giám đốc mục vụ di dân và di trú của Hội Đồng Giám mục Hoa Kỳ (2003- 2007), ở tòa giám mục Orange County, tham dự đại hội ở Hollywood, California.




20201001_113613.jpg

 

Kiều Mỹ Duyên phỏng vấn Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, trong đại hội HĐ giám mục Hoa Kỳ tại Anaheim, Convention Center



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cái cối xay bột nước lắp ráp xong chị Bông đã xay thử đậu nành rồi xay gạo thấy cả hai đều thành bột mềm nhuyễn đúng ý. Coi như chị đã “khai trương” cái cối xay bột nước của mình mặc dù khi lắp cối xong ông thợ cối đã xay thử bột nọ bột kia rồi. Hôm ấy cả nhà chị được ăn món bánh xèo chiên giòn và uống sữa đậu nành nấu với lá dứa vừa thơm vừa béo thật ngon...
Hai chị em Quỳnh Trâm và Bội Trâm hôm nay được mẹ dạy làm món bánh trái cây bằng bột đậu xanh để đón anh gia sư của hai nàng. Những chiếc bánh xinh xinh đủ màu sắc của trái khế vàng, trái ớt đỏ, trái mảng cầu… được bày sẵn trên khay thật hấp dẫn...
Chiếc xe khách Sài Gòn ra Huế tạm dừng ở thành phố Nha Trang vào khoảng bốn giờ chiều. Xe chưa đậu hẳn thì đã có bao nhiêu kẻ bán hàng vặt ồ ạt phóng tới miệng rao hàng inh ỏi tạo thành một thứ âm thanh hỗn loạn. Một số ăn xin tật nguyền, què cụt cũng cố chen lấn tranh nhau hành nghề...
Tôi quen biết Loan thật tình cờ, người đời thường gọi là “duyên”, với tôi, là một định mệnh từ muôn kiếp trước, đã gắn liền hai cuộc đời chúng tôi thành hai chị em, thương yêu và gần gũi, giúp đỡ, an ủi nhau còn hơn chị em ruột thịt...
Bản thân tôi ít khi nào dám ngó về biển cả, dù thấy biển cả rất mênh mông, thoáng mát và êm ả qua nhiều hình ảnh. Cũng có lúc tôi trực diện biển khơi, nhưng chỉ là lúc biển êm sóng dịu rì rào ru hát « Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào… » hoặc là lúc mơ mộng, biển nhớ…
Thời gian sau 1975, tôi cỡ 9-10 tuổi, ngoài ông anh lớn đi dạy ở Cần Thơ, tôi có ba người anh đang học Đại Học, hằng tuần có bạn bè kéo về nhà tôi tụ tập ăn uống, đờn địch ca hát rất vui. Tôi nhỏ tuổi không được tham gia, nhưng có núp ở sau bếp... nghe lỏm...
Kanchanaburi là một tỉnh miền trung Thái Lan có biên giới chung với Miến Điện. Thủ phủ là thành phố cùng tên cách Bangkok 140km. Ở đây có cây cầu nổi tiếng xây dựng từ WWII, cầu sông Kwai...
Chiến trận ngày mỗi lan rộng, mức độ tàn phá cũng gia tăng khủng khiếp. Mỗi lần quân Pháp vào làng càn quét, dân chúng lại bồng bế nhau tản cư, chỉ còn dân quân tự vệ ở lại bảo vệ nhưng cũng yếu ớt lắm. Khi quân Pháp rút, để lại hàng chục xác chết, dân lại trở về chôn cất người chết, dựng lại gian nhà tranh bị thiêu rụi rồi tiếp tục cày cuốc kiếm sống. Cuộc sống đã nghèo khổ nay càng nghèo khổ hơn...
Hình như bên ngoài trời đang mưa. Tiếng nước đổ trên mặt nhựa trải bãi đậu xe luồn qua khung kính cửa sổ nghe xa vắng, chập chùng. Bắt đầu từ lúc nào người ta nói chuyện nhát gừng với nhau như thế nhỉ. Người đàn ông ngẫm nghĩ. Những lúc bên nhau, giả như có nói chuyện rời rạc, hoặc không nói gì cũng chẳng sao bởi người ta còn nhìn được vào mắt nhau. Những ngón tay còn đan được vào tay nhau. Và môi rất thường khi đậu trên vai, trên tóc, trên môi. Còn xa cách như thế này, im lặng phút giây nào là lạc nhau phút giây ấy.
Chắc bạn cũng có nghe câu chuyện về ông Phó Thủ Tướng Đức gốc Việt, từng là đứa trẻ mồ côi bên Việt Nam. Tôi thật sự cảm động muốn khóc, không phải vì ông là người có tài, đẹp trai, ăn nói khôn ngoan hay làm lớn mà vì nếu cha mẹ nuôi không mang ông về Đức, có thể hôm nay ông cũng đã là kẻ lang thang đầu đường xó chợ ở một nơi nào đó trên đất nước Việt Nam...
Ông bà Năm quê quán ở Thuận Hòa, Sóc Trăng, ông bà sinh cơ lập nghiệp cùng với và tiếp nối tổ phụ tổ mẫu nhiều đời ở quê. Họ yêu đồng ruộng, yêu vùng đất màu mỡ phù sa ruộng vườn gieo trồng thoải mái. Vậy mà sau ngày quốc nạn 30– 04– 1975, họ chật vật vì ruộng vườn, làm nhiều phải đóng thuế nhiều, làm ít thì bị tổ sản xuất phê bình kiểm thảo. Lúa mạ thiếu nước, thiếu thuốc trừ sâu, trồng tỉa khó khăn...
Trời nắng chang chang, thỉnh thoảng từng cơn gió bụi bốc lên bay rát cả mặt, dòng xe máy xình xịch chạy như mắc cửi trên đường. Hai bên lề đường có cả mấy mươi tiệm vịt quay, heo quay, những con vịt quay vàng ươm, có con thì da sậm màu hơi ngả nâu tất cả đều béo nhẫy mỡ, treo tòng teng trong tủ kiếng trông rất bắt mắt. Những con heo sữa quay vàng ruộm hoặc ngã màu cánh kiến, chủ tiệm còn gắn vào miệng nó một cái bông đỏ thắm...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.