Hôm nay,  

Đường Về Việt Bắc

17/06/202009:18:00(Xem: 2712)

(Tưởng niệm Ngày Tang Yên Bái 17 tháng 6 năm 1930. Kính dâng nén tâm hương, tri ân bao anh hùng liệt nữ Việt Nam Quốc Dân Đảng đã vị quốc vong thân)

 

            Hồng Linh đã về tới quê hương trong chuyến đi hoàn toàn bất ngờ. Một chương trình trao đổi kỹ thuật đặc biệt về tin học với các nước Châu Á, khi cô đang ở trong lãnh vực này. Chặng đầu tiên sẽ dừng ở miền Bắc, Việt Nam trong hai tuần lễ.

            Hai tuần lễ ở Hà Nội, ngoài những buổi hội thảo, Linh lang thang tìm thăm những địa danh mà mẹ cô thường nhắc. Hà Nội là nơi mẹ cô chào đời, nhưng khi mẹ mới mười tuổi thì ông bà ngoại đã phải dắt mẹ, cùng các cậu, các dì của cô vào miền Nam để lánh nạn Cộng Sản.

Mới mười tuổi thôi, nhưng mẹ cô đã nhớ nhung, đã ôm ấp, đã cưu mang gìn giữ biết bao nhiêu là hình ảnh, là kỷ niệm thân thương về quê ngoại, với làng Đồng Du thuộc tỉnh Hà Nam và quê nội, với thôn Phương Viên, huyện Đan Phượng thuộc tỉnh Hà Đông.

            Là con gái đầu lòng, ngoài tình mẹ con, Linh còn được mẹ coi như bạn để mẹ kể những câu chuyện bi hùng về thời kháng chiến xa xưa, những anh hùng liệt nữ hữu danh cũng như vô danh trong chiều dài lịch sử khi dân tộc Việt Nam bị ngoại xâm đô hộ. Những con sông, những vách núi, tưởng như cảnh vật bình thường nhưng qua lời mẹ kể, Linh cảm nhận sâu xa có hồn thiêng sông núi trên từng bụi cỏ, lùm cây.

Trưởng thành ở xứ người, Linh thật hạnh phúc vì đã được là con của mẹ vì mẹ cô, vừa là mẹ, vừa là bạn để không chỉ dậy dỗ mà còn chia sẻ những rung động tâm linh về cội nguồn Đất Tổ.   

            Linh đã về được quê nội, quê ngoại, thâu vào ống kính những hình ảnh nghèo nàn, dân tình thờ ơ, không còn như lời mẹ thường kể về quê xưa.

Linh chấp nhận những thay đổi này như điều tất nhiên của hoàn cảnh xã hội, nhưng cảm xúc khi chậm bước trên đường làng thì tràn đầy thân thương, tưởng như cô đã từng được hạt lúa nơi đây nuôi lớn.

            Hôm nay, cô sẽ thực hiện điều thứ ba, như đã hứa với mẹ, là sẽ tìm cách tới địa danh Yên Bái, nơi gần một thế kỷ trước, đảng trưởng Nguyễn Thái Học của Việt Nam Quốc Dân Đảng đã cùng mười hai đồng chí hiên ngang bước lên đoạn đầu đài, vị quốc vong thân dưới lưỡi đao của thực dân Pháp.


Bao Ngoc
Trang sử bi thảm của một dân tộc bị ngoại bang đô hộ đã ghi đậm nét hào hùng, lẫm liệt khi cuộc nổi dậy giành lại tự do, độc lập bất thành. Một đảng cách mạng mà thành phần chủ yếu là những sinh viên, học sinh với sự tiếp sức của những nông dân hiền lành, chất phác, nhưng lòng yêu nước đã khiến gươm đao, súng đạn của ngoại xâm rúng động. Sự lo sợ khiến chúng phải dùng hạ sách là bủa vây, lùng bắt những người nổi dậy, đưa lên máy chém!

Khi nghe Linh muốn đến thăm Yên Bái thì một sinh viên địa phương có tham dự hội thảo, đã tình nguyện hướng dẫn. Vũ chia sẻ rằng, anh tuy lớn lên ở Hà Nội nhưng nơi chào đời là Việt Trì, đường dẫn tới Yên Bái. Muốn tới Việt Trì phải qua phà, nơi con sông nổi tiếng vì có loại cá rất ngon và hiếm, xưa chỉ để dâng vua. Đó là cá anh-vũ. Rồi anh bẽn lẽn nói thêm rằng, đó cũng chính là tên anh mà cha mẹ đã chọn, khi làm giấy khai sinh. 

Hai người bạn trẻ ra bến xe, đi trên quốc lộ 3, về hướng tây bắc.

Dọc đường, thỉnh thoảng Linh bấm máy thâu hình và Vũ dẫn giải vào phần ghi âm: “Đây là ngã ba Phủ Lỗ, thuộc tỉnh Phúc Yên. Chúng tôi vừa rẽ vào quốc lộ 2, theo hướng Việt Trì. Chúng tôi sẽ qua phà để tới Việt Trì, rồi theo hướng Phú Thọ, chúng tôi sẽ tới một con sông lừng danh thời kháng chiến …”

Linh ngắt lời bạn, reo lên:

-         Có phải sông Lô không?

Vũ ngạc nhiên:

- Sao Linh biết?

- À, Linh đoán thôi, vì Linh nghe mẹ nói là thời bé, mẹ thường được ông ngoại ru ngủ bằng bài hát Trường Ca Sông Lô mà nhạc sỹ Văn Cao đã sáng tác rất xuất thần, làm nức lòng bao người trẻ tuổi, bỏ bút nghiên, lên đường kháng chiến chống ngoại xâm.

Vũ nhìn Linh, như chờ đợi.

Và Linh khẽ cất tiếng hát: “Sông Lô, sóng ngàn Việt Bắc bãi dài ngô lau, núi rừng thâm u. Thu ru, bến sóng vàng từng nhà mờ biếc, chìm một mầu khói thu. Sông Lô, sóng ngàn kháng chiến cháy bờ lau thưa đã tàn thôn trang. Ai qua bến nắng hồng lặng nhìn mầu nước sông Lô xưa …”

            Thật không ngờ cô đang được là người lữ khách, qua bến nắng hồng, nhìn mầu nước xưa … Còn biết bao người mong ước được trở về quê cha đất tổ mà không thể!

            Xe dừng ở trạm Phú Thọ, đón thêm khách. Linh bỗng cảm thấy hồi hộp quá! Cô nghĩ, chắc sắp tới Yên Bái rồi chăng?

Chuyến đi này, cô mang theo cả tấm lòng gửi gấm của mẹ. Qua những cuốn sách mẹ đã viết về những cuộc nổi dậy thời thập niên ba mươi của bao con dân Việt Nam yêu nước đứng lên kháng chiến chống ngoại xâm thì cô biết một điều, đối với mẹ, Yên Bái là Linh Địa, là nơi tiêu biểu cho lòng yêu nước, sự hy sinh, chí khí can trường dũng cảm.

Mẹ chưa tới được Yên Bái nhưng từ những sự kiện lịch sử, thì từng câu chuyện, từng bài thơ, từng trang sách, mẹ đã vô tình truyền sang cô một tình yêu quê hương sâu đậm mà nhờ chuyến đi này cô mới cảm nhận được rõ hơn.

Máy thâu trên tay Linh vẫn chầm chậm thu vào cảnh trí bên ngoài, và lời dẫn giải của Vũ vẫn đều đều ghi âm: “Chúng tôi đang trên đường từ Đoan Hùng vào thị xã Yên Bái. Xa xa phía trước là Xóm Đầm Sen, nơi có một nghĩa trang là nghĩa trang Yên Bái. Pháp trường Yên Bái thời xưa ở gần Đầm Sen, nơi có một hồ rộng …”

            Linh như không nghe Vũ nói gì nữa. Cô hấp tấp bảo:

            -Xuống đây đi! Chúng ta xuống đây đi!

            -Chưa tới thị xã Yên Bái mà.

            -Linh muốn đi bộ tới Xóm Đầm Sen.

            Tuy mang tên Xóm Đầm Sen nhưng nơi đây chẳng thấy bông sen nào, chỉ những thửa đất khô cằn, nhấp nhô từng lùm cỏ dại. Linh lại đột ngột hỏi:

            -Có sân vận động nào quanh đây không?

            -Sân vận động Bãi Lăng ngay kia kìa.

            -Đi mau! Chúng ta tới đó!

            Vũ chạy theo Linh, ngạc nhiên vì sự hối hả và xúc động của bạn khi hỏi về những nơi chốn mà Vũ nghĩ là có chi để tham quan đâu!

            Quả thật, sân vận động Bãi Lăng chỉ là một khoảng đất trống, mỗi đầu dựng một khung thành và xung quanh có những hàng ghế gỗ thô sơ. Nhưng sau này, chi tiết lịch sử được ghi thêm thì đây chính là pháp trường Yên Bái năm xưa, quanh đó có những dẫy nhà thấp, dùng làm trại binh Khố Xanh.   

Linh nghe lòng mình thầm nấc lên “Mẹ ơi, đây rồi! Mẹ ơi, con đang đứng trên phần đất quê hương, nơi gần một thế kỷ trước là pháp trường Yên Bái, nơi mà 5 giờ 37 phút, sáng sớm ngày 17 tháng 6 năm 1930, bọn ngoại xâm đã đưa mười ba vị anh hùng của Việt Nam Quốc Dân Đảng lên đoạn đầu đài. Những bước chân hiên ngang, những tiếng hô Việt Nam Muôn Năm bị đứt quãng khi đầu lìa khỏi cổ nhưng âm thanh sấm sét đó đã đi vào từng trái tim Việt Nam, máu loang trên đất mẹ đã tô đậm nét son trên trang sử một dân tộc bất khuất, kiên cường. Từng bước chân tiến tới máy chém đã nở từng đóa hoa bất diệt.

            Người thứ nhất: Bùi Tử Toàn

            Người thứ hai: Bùi Văn Chuẩn

            Người thứ ba: Nguyễn An

            Người thứ tư: Hà Văn Lạo

            Người thứ năm: Đào Văn Nhít

            Người thứ sáu: Ngô Văn Du

            Người thứ bẩy: Nguyễn Đức Thịnh

            Người thứ tám: Nguyễn Văn Tiềm

            Người thứ chín: Đỗ Văn Sứ

            Người thứ mười: Bùi Văn Cửu

            Người thứ mười một: Nguyễn Như Liên

            Người thứ mười hai: Phó Đức Chính

            Và người thứ mười ba là Nguyễn Thái Học, đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng.

            Sau cuộc thảm sát, chính quyền ngoại xâm đã mang mười ba thi hài, chôn chung một huyệt dưới chân Đồi Cao, cách nhà ga xe lửa tỉnh Yên Bái khoảng một cây số…”

            Hồng Linh đã quỳ xuống tự lúc nào, khi giòng lịch sử thầm lặng trải  từng trang máu lệ.

            17 tháng 6 năm 1930.

            90 năm đã trôi qua.

            Thế kỷ là dài hay ngắn?…

            Dăm khách qua đường nghiêng đầu ngạc nhiên, nhìn hai người trẻ tuổi yên lặng quỳ bên nhau trên khoảng đất trống.

            Linh không ghi hình.

Vũ không thâu âm.

Mà dường như hình ảnh, âm thanh từng trang sử Việt đang đầy ắp, đang rạt rào trong trái tim “Năm mươi con theo mẹ lên núi. Năm mươi con theo cha xuống biển” …

 

Huệ Trân

(Thành kính tưởng niệm)

                       

Ý kiến bạn đọc
17/06/202020:25:54
Khách
Cảm ơn cô Huệ Trân đã viết bài. Không đọc bài của cô thì thật tình không nhớ nổi ngày mất của các vị.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ở cái xứ sở u Tây này cũng có quá nhiều tự do, thành ra cuộc sống có lúc thành bất cập, công đoàn ra sức nhiều lần đình công, yêu sách này kia, đòi tăng lương, đòi làm ít thời giờ hơn, đòi nghỉ hưu sớm v.v… nhất là công đoàn CGT vận chuyển công cộng người đi làm việc như métro, RER, tramway, bus…
Ngày 21 tháng 4 năm 1975, Tư Tưởng ghé ngang hậu cứ, dẫn ba thằng em: Bắc Hà, Th/úy Trọng và tui đi nhậu ở quán Thuỷ Tiên, gần Bộ Chỉ Huy Thiết Đoàn ngày xưa, trước khi dời vô Phi trường Vĩnh Long...
Trên đường đến phòng trưng bày tác phẩm nghệ thuật của Gertrude Stein, tôi bước đi với tâm trạng phấn khích của một người sắp gặp Ernest Hemingway. Nắng chiều Paris phản chiếu từ cửa sổ những quán cà phê xuống con đường đá cũ tạo thành bóng râm dài phía trước. Tiếng reo hò chen lẫn tiếng đàn từ mấy quán bar nhỏ nơi góc phố gây nên bầu không khí sôi động dội vào tâm trí tôi...
Tôi bán hàng giải khát trước cổng nhà máy, khách hàng là những công nhân, bộ đội và cán bộ trong nhà máy. Tôi là “mụ” bán hàng “phản động” luôn tơ tưởng đến chuyện vượt biên. “tri kỷ” của tôi có chị Ky buôn bán ở xa cảng miền Tây, nghề mới của chị sau cuộc đổi đời 1975, trước kia chị là nhân viên một ngân hàng quận Gò Vấp. Chị Ky là hàng xóm, hôm nào ghé quán tôi không chỉ để uống ly đá chanh, uống ly cà phê mà cũng là dịp cùng tôi tâm tình than thở cuộc sống dưới thời xã hội chủ nghĩa, mơ ước chuyện vượt biên...
Mạ xếp hạng chuyện học hành của con cái là quan trọng hàng đầu. Với tiệm sách và quán cà phê, Mạ đã quán xuyến, lo cho gia đình có cuộc sống sung túc, thoải mái một thời gian dài...
Nghe tin chú Nghĩa sắp cưới vợ, bà con trong khu phố xôn xao nửa tin nửa ngờ. Chuyện lập gia đình ai trưởng thành chả thế! Ấy vậy mà với chú Nghĩa thì chuyện này hơi lạ. Đến khi chú đem thiệp đi mời hẳn hoi vậy chắc chắn là sự thật rồi không còn nghi ngờ gì nữa!
Từ ngày về hưu non, hai vợ chồng tôi cứ lục lọi hết website này đến website khác để tìm nơi đẹp đi du lịch; sợ rằng sự hào hứng của tuổi trẻ sẽ không còn nữa, nên phải đi hết những chỗ mình ao ước từ hồi nhỏ đã đọc sách mà không có thì giờ và phương tiện để thực hiện...
Cơn mưa nhỏ lướt qua bầu trời từ bình minh cũng đã chấm dứt; một tia nắng vàng lách qua lùm cây sồi chui vào góc chuồng cừu lớn. Những chú cừu đực ngập trong rơm rạ của máng ăn buổi sáng vừa ngẩng đầu về phía tia nắng và kêu be be...
Bây giờ, việc đi về giữa Mỹ và Việt Nam thật dễ dàng. Nhưng vào thập niên 80, 90 người đi kẻ ở tưởng chừng là biệt ly mãi mãi. Bạn đã nói với tôi như thế trong nước mắt. Và với sự ngăn cấm của gia đình, với tuổi trẻ khờ dại nông nổi, họ đã lạc mất nhau. Để rồi suốt phần đời còn lại, nỗi đau vẫn còn là vết thương rưng rức. Tôi xin ghi lại câu chuyện tình của bạn, như là một lời đồng cảm...
Ngạn rời căn nhà đó và xuống đây theo đơn xin đi làm trong hảng thịt bò. Ngày Ngạn đi cũng buồn tẻ ảm đạm như ngày anh rời đất nước. Người vợ và hai đứa con tiễn anh ở bến xe buýt ''Con chó rừng''...
Chiếc ghe vượt biển nhỏ xíu, mỏng mảnh của chúng tôi vậy mà chất lúc nhúc đến hơn 80 thuyền nhân, chẳng khác nào một cái lá lạc loài trên đại dương mênh mông, không biết đâu là bờ bến. Đoàn người rời bỏ quê hương tụm năm tụm ba, rải rác khắp thuyền, co ro trong cái lạnh ngoài khơi xa tít tắp, đầu óc hoang mang với trăm ngàn ý nghĩ...
Hôm ấy, trên facebook Group của nhóm cựu thuyền/ bộ nhân ty nạn Thailand, có xuất hiện bài post của Đức, chụp hình vợ chồng Đức đang tiễn con gái tại sân bay Tân Sơn Nhất đi qua Dallas Hoa Kỳ định cư theo chồng mới cưới. Ôi, chàng Đức chung chuyến tàu của tôi. Nhiều người quen cũ vào để lại những comments chúc mừng, cũng là những người tôi biết mặt biết tên, tôi liền vào tham dự, góp vui...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.