Hôm nay,  

Đường Về Việt Bắc

17/06/202009:18:00(Xem: 2710)

(Tưởng niệm Ngày Tang Yên Bái 17 tháng 6 năm 1930. Kính dâng nén tâm hương, tri ân bao anh hùng liệt nữ Việt Nam Quốc Dân Đảng đã vị quốc vong thân)

 

            Hồng Linh đã về tới quê hương trong chuyến đi hoàn toàn bất ngờ. Một chương trình trao đổi kỹ thuật đặc biệt về tin học với các nước Châu Á, khi cô đang ở trong lãnh vực này. Chặng đầu tiên sẽ dừng ở miền Bắc, Việt Nam trong hai tuần lễ.

            Hai tuần lễ ở Hà Nội, ngoài những buổi hội thảo, Linh lang thang tìm thăm những địa danh mà mẹ cô thường nhắc. Hà Nội là nơi mẹ cô chào đời, nhưng khi mẹ mới mười tuổi thì ông bà ngoại đã phải dắt mẹ, cùng các cậu, các dì của cô vào miền Nam để lánh nạn Cộng Sản.

Mới mười tuổi thôi, nhưng mẹ cô đã nhớ nhung, đã ôm ấp, đã cưu mang gìn giữ biết bao nhiêu là hình ảnh, là kỷ niệm thân thương về quê ngoại, với làng Đồng Du thuộc tỉnh Hà Nam và quê nội, với thôn Phương Viên, huyện Đan Phượng thuộc tỉnh Hà Đông.

            Là con gái đầu lòng, ngoài tình mẹ con, Linh còn được mẹ coi như bạn để mẹ kể những câu chuyện bi hùng về thời kháng chiến xa xưa, những anh hùng liệt nữ hữu danh cũng như vô danh trong chiều dài lịch sử khi dân tộc Việt Nam bị ngoại xâm đô hộ. Những con sông, những vách núi, tưởng như cảnh vật bình thường nhưng qua lời mẹ kể, Linh cảm nhận sâu xa có hồn thiêng sông núi trên từng bụi cỏ, lùm cây.

Trưởng thành ở xứ người, Linh thật hạnh phúc vì đã được là con của mẹ vì mẹ cô, vừa là mẹ, vừa là bạn để không chỉ dậy dỗ mà còn chia sẻ những rung động tâm linh về cội nguồn Đất Tổ.   

            Linh đã về được quê nội, quê ngoại, thâu vào ống kính những hình ảnh nghèo nàn, dân tình thờ ơ, không còn như lời mẹ thường kể về quê xưa.

Linh chấp nhận những thay đổi này như điều tất nhiên của hoàn cảnh xã hội, nhưng cảm xúc khi chậm bước trên đường làng thì tràn đầy thân thương, tưởng như cô đã từng được hạt lúa nơi đây nuôi lớn.

            Hôm nay, cô sẽ thực hiện điều thứ ba, như đã hứa với mẹ, là sẽ tìm cách tới địa danh Yên Bái, nơi gần một thế kỷ trước, đảng trưởng Nguyễn Thái Học của Việt Nam Quốc Dân Đảng đã cùng mười hai đồng chí hiên ngang bước lên đoạn đầu đài, vị quốc vong thân dưới lưỡi đao của thực dân Pháp.


Bao Ngoc
Trang sử bi thảm của một dân tộc bị ngoại bang đô hộ đã ghi đậm nét hào hùng, lẫm liệt khi cuộc nổi dậy giành lại tự do, độc lập bất thành. Một đảng cách mạng mà thành phần chủ yếu là những sinh viên, học sinh với sự tiếp sức của những nông dân hiền lành, chất phác, nhưng lòng yêu nước đã khiến gươm đao, súng đạn của ngoại xâm rúng động. Sự lo sợ khiến chúng phải dùng hạ sách là bủa vây, lùng bắt những người nổi dậy, đưa lên máy chém!

Khi nghe Linh muốn đến thăm Yên Bái thì một sinh viên địa phương có tham dự hội thảo, đã tình nguyện hướng dẫn. Vũ chia sẻ rằng, anh tuy lớn lên ở Hà Nội nhưng nơi chào đời là Việt Trì, đường dẫn tới Yên Bái. Muốn tới Việt Trì phải qua phà, nơi con sông nổi tiếng vì có loại cá rất ngon và hiếm, xưa chỉ để dâng vua. Đó là cá anh-vũ. Rồi anh bẽn lẽn nói thêm rằng, đó cũng chính là tên anh mà cha mẹ đã chọn, khi làm giấy khai sinh. 

Hai người bạn trẻ ra bến xe, đi trên quốc lộ 3, về hướng tây bắc.

Dọc đường, thỉnh thoảng Linh bấm máy thâu hình và Vũ dẫn giải vào phần ghi âm: “Đây là ngã ba Phủ Lỗ, thuộc tỉnh Phúc Yên. Chúng tôi vừa rẽ vào quốc lộ 2, theo hướng Việt Trì. Chúng tôi sẽ qua phà để tới Việt Trì, rồi theo hướng Phú Thọ, chúng tôi sẽ tới một con sông lừng danh thời kháng chiến …”

Linh ngắt lời bạn, reo lên:

-         Có phải sông Lô không?

Vũ ngạc nhiên:

- Sao Linh biết?

- À, Linh đoán thôi, vì Linh nghe mẹ nói là thời bé, mẹ thường được ông ngoại ru ngủ bằng bài hát Trường Ca Sông Lô mà nhạc sỹ Văn Cao đã sáng tác rất xuất thần, làm nức lòng bao người trẻ tuổi, bỏ bút nghiên, lên đường kháng chiến chống ngoại xâm.

Vũ nhìn Linh, như chờ đợi.

Và Linh khẽ cất tiếng hát: “Sông Lô, sóng ngàn Việt Bắc bãi dài ngô lau, núi rừng thâm u. Thu ru, bến sóng vàng từng nhà mờ biếc, chìm một mầu khói thu. Sông Lô, sóng ngàn kháng chiến cháy bờ lau thưa đã tàn thôn trang. Ai qua bến nắng hồng lặng nhìn mầu nước sông Lô xưa …”

            Thật không ngờ cô đang được là người lữ khách, qua bến nắng hồng, nhìn mầu nước xưa … Còn biết bao người mong ước được trở về quê cha đất tổ mà không thể!

            Xe dừng ở trạm Phú Thọ, đón thêm khách. Linh bỗng cảm thấy hồi hộp quá! Cô nghĩ, chắc sắp tới Yên Bái rồi chăng?

Chuyến đi này, cô mang theo cả tấm lòng gửi gấm của mẹ. Qua những cuốn sách mẹ đã viết về những cuộc nổi dậy thời thập niên ba mươi của bao con dân Việt Nam yêu nước đứng lên kháng chiến chống ngoại xâm thì cô biết một điều, đối với mẹ, Yên Bái là Linh Địa, là nơi tiêu biểu cho lòng yêu nước, sự hy sinh, chí khí can trường dũng cảm.

Mẹ chưa tới được Yên Bái nhưng từ những sự kiện lịch sử, thì từng câu chuyện, từng bài thơ, từng trang sách, mẹ đã vô tình truyền sang cô một tình yêu quê hương sâu đậm mà nhờ chuyến đi này cô mới cảm nhận được rõ hơn.

Máy thâu trên tay Linh vẫn chầm chậm thu vào cảnh trí bên ngoài, và lời dẫn giải của Vũ vẫn đều đều ghi âm: “Chúng tôi đang trên đường từ Đoan Hùng vào thị xã Yên Bái. Xa xa phía trước là Xóm Đầm Sen, nơi có một nghĩa trang là nghĩa trang Yên Bái. Pháp trường Yên Bái thời xưa ở gần Đầm Sen, nơi có một hồ rộng …”

            Linh như không nghe Vũ nói gì nữa. Cô hấp tấp bảo:

            -Xuống đây đi! Chúng ta xuống đây đi!

            -Chưa tới thị xã Yên Bái mà.

            -Linh muốn đi bộ tới Xóm Đầm Sen.

            Tuy mang tên Xóm Đầm Sen nhưng nơi đây chẳng thấy bông sen nào, chỉ những thửa đất khô cằn, nhấp nhô từng lùm cỏ dại. Linh lại đột ngột hỏi:

            -Có sân vận động nào quanh đây không?

            -Sân vận động Bãi Lăng ngay kia kìa.

            -Đi mau! Chúng ta tới đó!

            Vũ chạy theo Linh, ngạc nhiên vì sự hối hả và xúc động của bạn khi hỏi về những nơi chốn mà Vũ nghĩ là có chi để tham quan đâu!

            Quả thật, sân vận động Bãi Lăng chỉ là một khoảng đất trống, mỗi đầu dựng một khung thành và xung quanh có những hàng ghế gỗ thô sơ. Nhưng sau này, chi tiết lịch sử được ghi thêm thì đây chính là pháp trường Yên Bái năm xưa, quanh đó có những dẫy nhà thấp, dùng làm trại binh Khố Xanh.   

Linh nghe lòng mình thầm nấc lên “Mẹ ơi, đây rồi! Mẹ ơi, con đang đứng trên phần đất quê hương, nơi gần một thế kỷ trước là pháp trường Yên Bái, nơi mà 5 giờ 37 phút, sáng sớm ngày 17 tháng 6 năm 1930, bọn ngoại xâm đã đưa mười ba vị anh hùng của Việt Nam Quốc Dân Đảng lên đoạn đầu đài. Những bước chân hiên ngang, những tiếng hô Việt Nam Muôn Năm bị đứt quãng khi đầu lìa khỏi cổ nhưng âm thanh sấm sét đó đã đi vào từng trái tim Việt Nam, máu loang trên đất mẹ đã tô đậm nét son trên trang sử một dân tộc bất khuất, kiên cường. Từng bước chân tiến tới máy chém đã nở từng đóa hoa bất diệt.

            Người thứ nhất: Bùi Tử Toàn

            Người thứ hai: Bùi Văn Chuẩn

            Người thứ ba: Nguyễn An

            Người thứ tư: Hà Văn Lạo

            Người thứ năm: Đào Văn Nhít

            Người thứ sáu: Ngô Văn Du

            Người thứ bẩy: Nguyễn Đức Thịnh

            Người thứ tám: Nguyễn Văn Tiềm

            Người thứ chín: Đỗ Văn Sứ

            Người thứ mười: Bùi Văn Cửu

            Người thứ mười một: Nguyễn Như Liên

            Người thứ mười hai: Phó Đức Chính

            Và người thứ mười ba là Nguyễn Thái Học, đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng.

            Sau cuộc thảm sát, chính quyền ngoại xâm đã mang mười ba thi hài, chôn chung một huyệt dưới chân Đồi Cao, cách nhà ga xe lửa tỉnh Yên Bái khoảng một cây số…”

            Hồng Linh đã quỳ xuống tự lúc nào, khi giòng lịch sử thầm lặng trải  từng trang máu lệ.

            17 tháng 6 năm 1930.

            90 năm đã trôi qua.

            Thế kỷ là dài hay ngắn?…

            Dăm khách qua đường nghiêng đầu ngạc nhiên, nhìn hai người trẻ tuổi yên lặng quỳ bên nhau trên khoảng đất trống.

            Linh không ghi hình.

Vũ không thâu âm.

Mà dường như hình ảnh, âm thanh từng trang sử Việt đang đầy ắp, đang rạt rào trong trái tim “Năm mươi con theo mẹ lên núi. Năm mươi con theo cha xuống biển” …

 

Huệ Trân

(Thành kính tưởng niệm)

                       

Ý kiến bạn đọc
17/06/202020:25:54
Khách
Cảm ơn cô Huệ Trân đã viết bài. Không đọc bài của cô thì thật tình không nhớ nổi ngày mất của các vị.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Con tàu rú lên tràng còi thất thanh. Âm thanh chuyển từ trầm đục sang cao chói. Chuyện gì vậy. Mọi người hỏi nhau. Sao bỗng dưng còi tàu gầm thét như con thú bị thương vậy. Tàu bỗng dưng chạy chậm hẳn lại. Và tiếng rít của bánh sắt trên đường rầy như mũi khoan nhọn xoáy vào lỗ tai. Người soát vé tất tả chạy trên lối nhỏ giữa hai hàng ghế. Chuyện gì thế ông ơi. Những câu hỏi nhao nhao. Something wrong, very wrong. Mọi người vui lòng ngồi yên tại chỗ. Người soát vé nói vội trước khi mất hút sau khung cửa nối sang toa kế tiếp. Khủng bố hay cầu đường xe lửa bị sập. Mưa lũ đã mấy hôm rồi. Người ta xớn xác hỏi nhau. Tin tức truyền miệng lan nhanh như đám cháy rừng. Không ai biết chắc chuyện gì. Chỉ biết tàu không thể tiếp tục chạy. Nhìn qua cửa sổ, chỉ thấy rừng cây đang vùn vụt dạt về phía sau bỗng chậm dần.
Đọc thơ “nhớ nhà” của Nguyễn Thị Vinh càng thêm nhớ! Ai cũng bảo rằng mùa xuân làm ấm lòng người, nhưng chưa chắc gì. Mùa xuân đó là mùa xuân ở bên ấy, bên Việt Nam họa chăng có ấm lòng, chứ mùa xuân rơi vào tiết mùa đông lạnh lẽo bên trời tây này lạnh vô cùng...
Bà Hai Kỹ lơ mơ ngái ngủ thò chân xuống giường, chợt giật nảy cả người, nước đâu mà linh láng ngập đến tận ống quyển vậy trời. Bà tỉnh ngủ hẳn, hoảng hốt la to: – Dậy, dậy mau, nước vô ngập nhà rồi!
Anh muốn về thăm Việt Nam, chị cũng vậy. Anh nói với chị: Em à, cũng hai năm rồi, tụi mình chưa về thăm Việt Nam. Anh thấy nhớ quá, nhớ hàng cây dâm bụt, gốc ổi, cây dâu đất ngoài quê anh. Nhất là ngôi nhà có bức tường thành và cái cổng bằng xi măng. Anh đã đem theo hình ảnh đó suốt mấy mươi năm rồi, nhưng lúc nào cũng nhớ nó. Mình đi về thăm một chuyến em hè...
Lần này, 2023, tôi chọn đi xem Tuy Hòa (Phú Yên) và Qui Nhơn (Bình Định) hai thành phố nhỏ, không mấy nổi tiếng với hy vọng nhìn thấy, cuộc sống tỉnh lẽ vẫn còn đằm thắm hiền hòa, chưa huyên náo chật chội như Hội An, nơi mỗi ngày có cả chục chuyến xe buýt thả nườm nượp khách du lịch xuống bến...
Những ngày cận tết trời Sài Gòn se se lạnh. Cái lạnh mang theo chút nắng hanh làm đẹp hơn bao chiếc áo len buổi sáng những con đường. Khóa học cuối năm chấm dứt bằng đêm văn nghệ toàn trường của đại học sư phạm...
Ngày Tết ai ai cũng nhớ đến bánh chưng, bánh dầy. Bánh chưng là biểu hiệu của đất trời, là tất cả của vũ trụ và của lòng hiếu thảo, có tự truyện từ lâu đời, từ đời vua Hùng Vương xa xưa. Người trong Nam còn gọi là bánh tét, có lẽ là do chữ tiết hay Tết, ý là bánh của ngày Tết...
Hôm rồi, gia đình chúng tôi bảy người, có đặt bàn tại nhà hàng The Keg (the steak house and bar nổi tiếng ở Canada ) lúc 7.30 pm. Gần tới giờ, chúng tôi phone hỏi nếu chúng tôi đến 7pm được không, họ trả lời ok, và chúng tôi liền chạy xe đến, có mặt trước 15 phút...
Mấy cái rễ chết khô này là những gì còn lại của cây mít mà tự tay tôi trồng mấy chục năm trước, bên mép một hố bom. Chúng đã theo tôi qua chặng hành trình hơn bảy ngàn cây số từ một vùng quê Quảng Nam đến thành phố lớn nhất của nước Úc. Thời chiến quê tôi là vùng đất không người và, có lúc, là vùng “tự do oanh kích”. Trở về đó sau tháng Tư năm 1975, khu vườn xưa của tổ tiên đã là một cái rừng rậm, màu xanh chồng lên màu xanh, mấy tầng, mấy lớp với những táng cây cao thấp chằng chịt dây leo, những chùm chìm bìm phủ từ trên xuống và những bụi đơm xôi đầy gai góc cố thủ bên dưới chờ chực cơ hội ngóc đầu lên, chỉ trừ màu đất sét đỏ quạch của cái hố bom sâu hoắm ở góc vườn, dấu tích của một trận oanh tạc cách đó ba năm, trong “Mùa hè đỏ lửa”.
Đầu tháng 12, nhân dịp vợ chồng người bạn sang Pháp du lịch, chúng tôi hẹn hò nhau, rong chơi Paris vài ngày. Khi cả nhóm đang đi dạo, cười nói xôn xao, điện thoại của tôi reo. Nhìn vào màn hình nhỏ, thấy tên Manager của tôi. Tôi nhíu mày, mình đang nghỉ phép, bà ấy gọi làm gì...
Người Việt tị nạn đã có một đóng góp to lớn vào văn hóa ẩm thực nhân loại: một thức ăn mang đậm bản sắc dân tộc Việt. Thức ăn dó là Phở. Mùi Phở thơm ngon hấp dẫn, nóng hổi, hợp với mọi khẩu vị đã chinh phục bao tử mọi người thuộc mọi tôn giáo. Hễ nơi nào có bước chân con dân xứ Việt ở thì nơi đấy có Phở...
Trước đây, trong một bài viết, tôi có nói về mùa đông Canada nói chung và tại thành phố Edmonton của tôi nói riêng, bắt đầu từ tháng mười một cho đến tháng hai năm sau. Nhưng tháng mười một chỉ là cái lạnh đầu đông nên không thấm thía gì với dân Cà Na Điên, tháng mười hai cuối năm bận rộn cho những ngày lễ nên cũng chóng qua, tháng hai thì chỉ có …28 ngày ngắn ngủi, lại vào dịp Tết âm lịch và Valentine ấm áp trái tim, thành ra đối với tôi, mùa đông thực sự chỉ có …tháng một mà thôi...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.