Hôm nay,  
Ba ơi, chúng con cảm ơn ba đã cho chúng con niềm hạnh phúc đó. Và hạnh phúc càng trọn vẹn hơn khi ba là niềm tự hào của chúng con, là Tấm Chắn vững chãi cho mỗi chúng con. Tấm Chắn đó được nung đúc bằng chất liệu yêu thương, nhân từ, độ lượng, tin cậy. Tấm Chắn đó vững chãi đến độ, dù chúng con đứa đã có con có cháu, vẫn cảm thấy bé bỏng khi chạy về ôm lưng ba, dụi đầu vào đó mà hít thở hương thơm tình phụ tử...
Không biết ở các xứ lạnh khác thì sao, chứ ở Canada, khi mấy tháng cuối năm chuyển mùa, đón mùa đông lạnh lẽo thì hễ gặp nhau, câu đầu tiên người ta nói với nhau là về... tuyết!
Bé Nga đi học về nhằm lúc chị Liễu đang ngồi sửa áo quần. Bé tò mò đứng lại nhìn: chỉ toàn là đồ cũ. Chắc ai mới cho mệ ngoại đây, bé vừa ngẫm nghĩ vừa bước lại lục mớ đồ bà đã sửa xong. Thấy có tới hai bộ nhỏ cỡ thân hình mình, bé tỏ ra thất vọng...
Mùa Giải Bóng Đá Quốc Tế, khi những người hâm mộ bóng đá rộn ràng bàn tán về những cặp giò vàng, về những đường banh đẹp, những cú đá long trời lở đất, lòng tôi bùi ngùi, xốn xang nhớ mùa Giải Bóng Đá Quốc Tế năm 2006 được tổ chức tại Đức. Đây là lần thứ hai, sau 32 năm, nước Đức được làm chủ nhà đón tiếp 31 đội bóng từ khắp nơi trên thế giới đến tranh chức vô địch. Hãng tôi đang làm, từ xếp lớn đến nhân viên quèn, ai cũng ghiền xem bóng đá, ngoại trừ tôi. Tuy vậy, tôi vẫn tham gia những cuộc chuyện trò sôi nổi về bóng đá, cùng đồng nghiệp hòa vào không khí vui tươi, tưng bừng trong văn phòng...
“Nghe đây ông già...” Thằng Tây nghiêm trang gằn từng tiếng, như thể sợ ông già sắp liều mạng lái xe vận tải chuyển hàng ủi sập hãng vậy. “Phá hãng là ở tù mọt gông đó nghe cha! Thôi, đừng nghĩ bậy nữa, lo cày thêm vài năm, lãnh tiền về hưu, kiếm con nhỏ nào đó, cưới đại, rước về hưởng già, cha nội!” “Không, tao nói thiệt đó.” Giọng ông già xa xăm. “Ngày nào kéo rác đi đổ tao cũng băn khoăn tự hỏi có bao giờ hết những thứ rác rưởi trên thế gian này... Mà nghĩ hoài không ra.”
Nền giáo dục nhân bản đã để lại trong lòng chúng tôi lòng biết ơn sâu sắc với Thầy Cô dù các phương trình sin, cos, tang... của môn lượng giác, các kiến thức nhặt nhạnh được từ 12 năm đầu đời đã bỏ đi biền biệt từ lúc nào...
Khi nghĩ đến xứ của bánh mì baguette, tháp Eiffel chói lọi về đêm của Kinh Đô Ánh Sáng thường hiện ra, và con sông Seine huyền thoại với bằng chứng của vô số cuộc tình trên những chiếc cầu bắc qua sông là những ổ khóa. Đối với tôi, vào những năm gần đây, trong ký ức tôi chỉ muốn nhớ đến xứ có nhiều người lịch lãm, thân thiện, gặp nhau ngoài đường sẵn sàng tặng cho bạn nụ cười rạng rỡ, sẵn sàng giữ cánh cửa siêu thị để mời bạn bước qua trước, và con sông Rhône hiền hòa với thành phố miền quê nhỏ Valence...
Mấy hôm nay, Bà Năm mất cả ăn, cả ngủ vì chỉ còn 1 ngày nữa thôi, sáng mai là Bà lên máy bay sang Mỹ đoàn tụ gia đình, sống với đứa con gái lớn đã sang sinh sống ở Mỹ dễ chừng hơn 2 chục năm rồi...
Tôi xin nhắc lại vài kỷ niệm với các bạn tại trường Quốc Gia Kỹ Sư Công Nghệ mà tôi còn nhớ được. Trường chúng ta không còn ở bên ta nữa, nhưng những kỷ niệm, những tình cảm thân thương dành cho trường và cho nhau, đã từ bao năm nay, dường như không thể phai mờ trong trái tim của mỗi chúng ta. Nhắc lại những kỷ niệm đó, không phải để nuối tiếc những gì đã qua hay đã mất, mà chính là để nuôi dưỡng những cái cần được và cần phải trân trọng giữ gìn...
Khi tôi về. Thời gian nghỉ phép quá ngắn ngủi nên tranh thủ tận lực đi đây đi đó để tận mắt thấy, tận tai nghe. Tôi thu thập khá nhiều những chi tiết, thông tin, tư liệu để mà viết; những thông tin tiêu cực có, tích cực có với trực giác khá bén của mình, tôi lựa chọn những gì tốt và thật nhất, có một điều là “Sự thật mất lòng”, sự thật khó nghe, nghịch nhĩ nên cũng dễ bị phản ứng cực đoan, nhất là với dân mít nhà mình, đừng nói là quan quyền chức sắc, ngay cả dân đen con đỏ cũng thế...
Dù xa xôi cách trở đến đâu, điều ước mơ duy nhất là mong gặp lại Chị. Tôi biết, ở một góc trời nào đó, Chị cũng thường nhớ và ao ước như tôi. Đời sống, chợt có những ra đi biền biệt không ngờ, như một tiếng hát vút bay, rồi mất tăm trong gió...
Hồi đó, sau thế giới chiến tranh, vừa hồi cư về Huế, gia đình tôi sống chật vật trên đồng lương giáo viên ít ỏi của Mẹ. Không phải dễ để nuôi tám miệng ăn: năm người lớn, ba trẻ con. Qua giao thiệp, quen biết Mẹ và hai Dì được người ta nhờ cậy đan áo len và công việc ấy đã đem thêm chút đỉnh tiền cho gia đình. Trong hoàn cảnh sau chiến tranh, áo len rất quý. Người ta đã mất đi những chiếc áo len tốt khi chạy về làng tránh bom đạn. Nay ai cũng cần áo len để qua mùa đông vì mùa đông của Huế rất lạnh, cái lạnh ẩm, buốt vào tận xương. Mưa dầm dã, ngày này qua tháng nọ. Qua Xuân mới có tí nắng ấm...