Hôm nay,  

Băng Trên Mặt Trăng Quan Trọng Đến Mức Nào Mà Người Ta Đua Nhau Tìm Kiếm?

24/11/202300:00:00(Xem: 1125)
bang mat trang

Các cực của Mặt trăng đã mê hoặc con người trong nhiều thập niên, nhiều khoa học gia tin rằng nước trên Mặt Trăng đã có từ hàng tỷ năm trước, tích tụ trong một số miệng hố va chạm ở những nơi bị che khuất vĩnh viễn. (Nguồn: pixabay.com)

‘Xây dựng một trạm vũ trụ trên Mặt trăng’ – thoạt nghe, điều này có vẻ giống như một bộ phim khoa học viễn tưởng. Nhưng hiện nay, mỗi sứ mệnh mới nhằm khám phá Mặt trăng sẽ đưa ý tưởng đó nhích gần đến thực tế thêm một chút. Các khoa học gia đang hướng mục tiêu tới các hồ chứa băng trên Mặt trăng, có thể nằm ở những nơi bị che khuất vĩnh viễn trên Mặt trăng (nửa không nhìn thấy được của Mặt trăng), hay còn gọi là PSR. Đây là chìa khóa để có thể xây dựng bất kỳ loại cơ sở hạ tầng bền vững nào trên Mặt trăng.
 
Vào cuối tháng 8 năm 2023, tàu vũ trụ Chandrayaan-3 của Ấn Độ đã đáp xuống bề mặt vùng cực nam của Mặt trăng, nơi được nghi ngờ là có thể chứa băng. Cuộc đổ bộ này đánh dấu một cột mốc quan trọng không chỉ đối với Ấn Độ mà còn đối với cộng đồng khoa học nói chung.
 
Đối với các khoa học gia về hành tinh, những dữ liệu thu thập được từ các thiết bị trên tàu đổ bộ Vikram và tàu thám hiểm Pragyan của Chandrayaan-3 mang lại cái nhìn cận cảnh về các khu vực có nhiều khả năng chứa băng nhất trên Mặt trăng. Những quan sát trước đây cho thấy băng hiện diện ở một số nơi bị che khuất vĩnh viễn, nhưng các ước tính được đưa ra về số lượng, hình thức và sự phân bố của các lớp băng này lại rất khác nhau.
 
Trầm tích băng ở các vùng cực
 
Nhóm nghiên cứu của Giảng sư Paul Hayne tại Atmospheric and Space Physics đặt mục tiêu tìm hiểu về nguồn gốc của nước trên Mặt trăng. Có giả thuyết cho rằng nước có nguồn gốc từ các sao chổi hoặc tiểu hành tinh đâm vào Mặt trăng, cũng có giả thuyết cho rằng là từ hoạt động của núi lửa và gió Mặt trời.
 
Mỗi sự kiện này đều để lại dấu vết hóa học riêng biệt, nên nếu có thể nhìn thấy những dấu vết đó, chúng ta có thể truy ra được nguồn gốc của nước (trên Mặt trăng). Thí dụ, nếu băng trên Mặt trăng được tạo ra từ hoạt động của núi lửa chứ không phải sao chổi, thì lượng lưu huỳnh trong các lớp băng sẽ cao hơn.
 
Giống như nước, lưu huỳnh là nguyên tố “dễ bay hơi” trên Mặt trăng, vì trên bề mặt Mặt trăng, tính chất của lưu huỳnh không được ổn định. Nó dễ dàng bốc hơi vào không gian. Với tính chất không ổn định như vậy, lưu huỳnh sẽ chỉ tích tụ ở những phần thật lạnh giá của Mặt trăng.
 
Mặc dù tàu đổ bộ Vikram không hạ cánh ở nơi bị che khuất vĩnh viễn, nhưng nó đã đo được nhiệt độ ở vĩ độ cao phía nam là 69.37°S, và tìm thấy lưu huỳnh trong các hạt đất trên bề mặt Mặt trăng. Dữ liệu về lưu huỳnh rất hấp dẫn, bởi vì lưu huỳnh có thể dẫn tới nguồn gốc nước trên Mặt trăng.
 
Vì vậy, các khoa học gia có thể sử dụng nhiệt độ như một cách để tìm ra nơi mà những chất dễ bay hơi như thế này có thể tồn tại. Các dữ liệu về nhiệt độ mà Chandrayaan-3 thu thập được có thể cho phép các khoa học gia kiểm tra các mô hình về độ bốc hơi và tìm hiểu xem phần lưu huỳnh tại địa điểm hạ cánh đã tích tụ được bao lâu.
 
Những công cụ để khám phá
 
Vikram và Pragyan là những con tàu mới nhất trong loạt tàu vũ trụ đã giúp các khoa học gia nghiên cứu về nước trên Mặt trăng. Tàu Lunar Reconnaissance Orbiter (LRO) của NASA được phóng vào năm 2009 và đã dành nhiều năm để quan sát Mặt trăng từ quỹ đạo. Dữ liệu mà nó thu thập được sử dụng để nghiên cứu về sự phân bố, hình thức và lượng nước dồi dào trên các cực của Mặt trăng.
 
Cả tàu quỹ đạo Chandrayaan-1 của Ấn Độ và LRO đều cho phép các khoa học gia xác định băng ở những nơi bị che khuất vĩnh viễn bằng cách đo lường dấu vết hóa học của nước. Họ đã xác định băng nước chắc chắn có tồn tại ở một số khu vực lạnh nhất ở các cực của Mặt trăng, nhưng vẫn chưa rõ tại sao phần chứa băng lại chỉ có bấy nhiêu mà không có diện tích rộng hơn.
 
Ngược lại, trên Sao Thủy, những nơi bị che khuất vĩnh viễn tràn ngập băng. Trong nhiều năm, các khoa học gia đã biết rõ là cần phải xuống được bề mặt Mặt trăng và thực hiện các phép đo chi tiết hơn về lưu huỳnh. Và tàu đổ bộ Vikram đã đặt những viên gạch đầu tiên.
 
Nhiệm vụ thám hiểm Mặt trăng trong tương lai
 
NASA đặt mục tiêu thám hiểm cực nam Mặt trăng. Trước khi khởi động sứ mệnh Artemis III đưa các phi hành gia đáp xuống trên bề mặt Mặt trăng, chương trình Commercial Lunar Payloads Services sẽ cử nhiều tàu đổ bộ và tàu thám hiểm đi tìm kiếm băng bắt đầu từ cuối năm 2023.
 
Sứ mệnh Artemis II đang được dự kiến vào cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025, cho tàu vũ trụ bay một vòng qua phía sau Mặt trăng (nửa bị khuất) và quay trở lại Trái đất.
 
Hệ thống Lunar Compact Infrared Imaging System (L-CIRiS), các camera hồng ngoại, sẽ thực hiện các phép đo nhiệt độ và nghiên cứu thành phần trên bề mặt của Mặt trăng. Camera L-CIRiS gần đây đã trải qua quá trình đánh giá cuối cùng trước khi được bàn giao cho NASA, tàu vũ trụ được gắn L-CIRiS dự kiến sẽ được phóng vào cuối năm 2026.
 
Trước L-CIRiS, sứ mệnh thám hiểm VIPER dự kiến sẽ khởi động vào cuối năm 2024, hướng tới vùng cực nam Mặt trăng. Tàu thám hiểm sẽ mang theo các thiết bị tìm kiếm băng ở các miệng hố siêu nhỏ và lạnh giá. Chúng được cho là chứa một lượng nước đáng kể và dễ tiếp cận hơn những nơi bị che khuất vĩnh viễn rộng lớn.
 
Một mục tiêu dài hạn của L-CIRiS và chương trình Commercial Lunar Payload Services của NASA là tìm một địa điểm thích hợp để xây trạm vũ trụ lâu dài trên Mặt trăng. Các phi hành gia có thể ở lại trạm này, có khả năng tương tự như trạm McMurdo ở Nam Cực, nhưng trạm sẽ cần phải tự túc phần nào. Việc vận chuyển nước lên Mặt trăng cực kỳ tốn kém, nên buộc phải đặt trạm vũ trụ ở gần các hồ chứa băng.
 
Trong sứ mệnh Artemis III, các phi hành gia của NASA sẽ sử dụng thông tin được thu thập bởi chương trình Commercial Lunar Payload Services và các sứ mệnh khác, kể cả Chandrayaan-3, để đánh giá đâu là những địa điểm tốt nhất để thu thập mẫu. Các dự liệu từ Chandrayaan-3 và L-CIRiS rất quan trọng đối với thành công của Artemis. Do đó, sự hợp tác giữa tất cả các cơ quan không gian trên thế giới đang trở thành chìa khóa quan trọng mở cửa cho thời đại mà con người có thể hiện diện và trụ lại lâu dài trên Mặt trăng.
 
Yến Nguyễn biên dịch
Nguồn: “Scientists suspect there’s ice hiding on the Moon, and a host of missions from the US and beyond are searching for it” của Paul Hayne, được đăng trên trang TheConversation.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách (OMB) Bạch Ốc Shalanda Young hôm thứ Hai 4/12/2023 cảnh báo rằng ngân quỹ để Hoa Kỳ cung cấp thiết bị quân sự cho Ukraine sẽ cạn kiệt trước cuối năm nay.
Nhà chức trách quận Queens của thành phố New York cho biết, một người đàn ông cầm dao bếp đâm chết bốn thành viên trong gia đình của mình, gồm hai đứa con, sau đó bị cảnh sát bắn chết, theo Reuters.
Các chiến binh của Nhà Nước Hồi Giáo (Islamic State) đã nhận trách nhiệm về vụ đánh bom chết người tại một Thánh lễ Công giáo ở Philippines hôm Chủ nhật, khiến ít nhất 4 người chết và 50 người khác bị thương, theo Reuters.
Tôi rời chùa mà lòng như không vui, tự hỏi ai đã đem tập tục cúng sao giải hạn vào nơi già lam, biến chốn thiền môn nghiêm tịnh thành nơi thờ cúng Thần Tiên, cầu hên xui may rủi cho con người và cũng thương thay cho những ai đặt lòng tin không đúng chỗ, trao phận mình cho người khác sử lý qua việc khấn sao xin giải trừ hạn xấu.
Giữa rừng già vô minh, Thầy Tuệ Sỹ đã hiện ra trước mắt chúng con như một con voi đầu đàn, với trí tuệ và định lực cực kỳ hy hữu, đã làm sáng thêm ngọn đèn Chánh Pháp cho mọi người cùng nhìn rõ lối đi, và Thầy đã băng băng bước tới, đã dọn lối vượt qua cánh rừng vô minh cho các thế hệ Phật tử đi sau.
Tổng Giám đốc Văn phòng Truyền thông Chính phủ ở Gaza nói với Al Jazeera rằng trong 24 giờ qua, hơn 700 người Palestine đã thiệt mạng trong khu vực, làm tăng thêm thương vong về người trong cuộc xung đột đang diễn ra. Ngoài ra, quan chức này tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng đã dẫn đến hơn 1,5 triệu người phải di dời ở Dải Gaza đông dân cư.
Sau ngày 7/10/2023, tình hình chiến sự tại Trung Đông diễn biến cực kỳ tệ hại, khiến cho chính giới và công luận quốc tế quan tâm đặc biệt đến một giải pháp quen thuộc từ lâu, đó là hai nhà nước Israel và Palestine được hoạt động song hành trong yên bình. Giải pháp này tiên liệu là Israel và Palestine đều có chủ quyền dân tộc tự quyết, toàn vẹn lãnh thổ và cùng hoạt động độc lập trong hai khu vực rõ rệt giữa Địa Trung Hải và sông Jordan. Giải pháp này được Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nhiệt tình cổ vũ. Nhưng đâu là hiện trạng và triển vọng thực thi cho giải pháp này?
Kết hôn với người có thẻ xanh hoặc công dân Hoa Kỳ có thể nhận được thẻ xanh dựa trên hôn nhân. Nhưng những người nộp đơn vội vàng có thể bị buộc tội do vi phạm Quy tắc của Sở Di Trú. Quy tắc này là Quy tắc 90 ngày. Mục đích của Quy tắc này là ngăn chặn mọi người sử dụng chiếu khán tạm thời để lưu trú dài hạn ở Hoa Kỳ.
Cũng giống như một cuốn từ điển vật lý, ‘cuốn từ điển’ trong đầu của chúng ta cũng chứa thông tin về các từ, bao gồm các chữ cái, âm thanh và ý nghĩa hoặc ngữ nghĩa của từ, cũng như thông tin về các thành phần câu cú và cách ghép các từ lại với nhau để tạo thành các câu đúng ngữ pháp. ‘Cuốn từ điển’ đó còn là một cuốn từ điển các từ ngữ đồng nghĩa. Nó có thể giúp chúng ta kết nối các từ ngữ và xem chúng giống nhau về ý nghĩa, âm thanh hoặc chính tả như thế nào.
Trong khi lời phán quyết sau cùng của thẩm phán Sarah B. Wallace về vụ án cựu tổng thống Trump có đủ tư cách hợp hiến để được bầu phiếu ở bang colorado đang được chống án lên tòa Tối cao pháp viện của tiểu bang, tôi nhận thấy, đây là một cuộc tranh luận khá rõ ràng trên lý trí, nhưng lại lắt léo trên luật pháp. Nói cho rõ hơn, chính cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, đã léo đã lắt khiến lời lẽ luật pháp bị giải thích thành léo thành lắt.
Theo tờ Livescience, chiếc tàu thủy chở khách chạy bằng điện đầu tiên trên thế giới vừa hoàn thành các chuyến ‘bay’ thử ở Thụy Điển, và sẽ bắt đầu được sản xuất để sử dụng trong mạng lưới giao thông công cộng ở Stockholm từ năm 2024. Candela P-12, được thiết kế bởi công ty công nghệ Thụy Điển Candela Technology AB, dài 39 feet (12 mét), sử dụng pin 252 kilowatt-giờ và có thể chở được tối đa 30 hành khách. Để dễ so sánh, pin của Tesla Model 3 năm 2024 lên đến khoảng 75 kWh.
Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng các hạt bụi ô nhiễm không khí từ những nhà máy điện đốt than đá có hại cho sức khỏe con người nhiều hơn so với những gì các khoa học gia từng nhận định, và có khả năng gây ra nguy cơ chết sớm cao gấp đôi so với các hạt bụi ô nhiễm không khí từ nguồn khác. Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science, nhóm của Giảng sư Lucas Henneman từ George Mason University đã lập bản đồ cách khí thải của các nhà máy điện than ở Hoa Kỳ di chuyển trong khí quyển, sau đó liên kết lượng khí thải của từng nhà máy với các trường hợp tử vong của những người trên 65 tuổi tham gia Medicare.
Các cơ quan y tế Trung Quốc tuần qua cho biết họ chưa phát hiện bất kỳ mầm bệnh bất thường hoặc chủng vi-rút mới nào sau khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) yêu cầu cung cấp thông tin về các đợt bùng phát bịnh hô hấp. WHO đã yêu cầu Trung Quốc cung cấp thêm thông tin chi tiết sau khi các tổ chức như Program for Monitoring Emerging Diseases (ProMED) báo cáo về các trường hợp viêm phổi chưa được chẩn đoán ở trẻ em ở miền bắc Trung Quốc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.