Hôm nay,  

Hoa Kỳ Cần Thay Đổi Trong Chuyện ‘Làm Ăn’ Với Trung Quốc

20/12/202223:41:00(Xem: 1306)

 

download
Có hai mặt trận khi cạnh tranh với Trung Quốc: kinh tế và an ninh quốc gia. Hai cái này không thể tách biệt hoàn toàn mà có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Và đối với các quyết sách gia, đó chính là vấn đề. (Nguồn: pixabay.com)

 

Trong một bài phát biểu gần đây, Bộ trưởng Thương Mại Gina Raimondo đã đề nghị thay đổi dần trong cách Hoa Kỳ tiếp cận với “năng lực cạnh tranh và thách thức từ Trung Quốc.” Bà đã nhận ra mối đe dọa nghiêm trọng từ Trung Quốc, giải thích rằng Hoa Kỳ “sẽ tiếp tục gây sức ép buộc Trung Quốc phải giải quyết các hoạt động kinh tế phi thị trường dẫn đến một sân chơi không bình đẳng.” Tuy nhiên, bà lưu ý rằng đó “không phải là chúng ta sẽ tìm cách tách rời (decoupling) nền kinh tế Hoa Kỳ ra khỏi nền kinh tế Trung Quốc.”

 

Hoa Kỳ cần thay đổi chính sách đối với Trung Quốc. Cuộc đàn áp tàn nhẫn đối với những người phản đối chính sách zero-COVID là bằng chứng mới nhất, nhưng điều cấp bách hơn là tình trạng hiện nay, có những điều đang dịch chuyển theo hướng bất lợi cho Hoa Kỳ, có lợi cho Trung Quốc. Chỉ thay đổi dần dần là không đủ.

 

Để đảm bảo rằng quan hệ kinh tế giữa hai nước tiếp tục mang lại lợi ích thực sự cho Hoa Kỳ, đã đến lúc phải áp dụng một chính sách rõ ràng, chiến lược tách rời nền kinh tế của Hoa Kỳ ra khỏi nền kinh tế của Trung Quốc – không phải là tách biệt hoàn toàn, mà nên được thực hiện theo thời gian và có tổ chức đàng hoàng.

 

Có hai mặt trận khi cạnh tranh với Trung Quốc: kinh tế và an ninh quốc gia. Hai cái này không thể tách biệt hoàn toàn mà có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Và đối với các quyết sách gia, đó chính là vấn đề.

 

Chúng ta phải chuẩn bị trong cả hai lĩnh vực – kinh tế và quân sự – bởi vì cách tốt nhất để tránh bị khủng hoảng quân sự là duy trì được ưu thế kinh tế.

 

Mục đích của chiến lược tách rời là để mang lại lợi ích cho Hoa Kỳ, chứ không phải để trừng phạt hay kìm hãm Trung Quốc. Rõ ràng, Trung Quốc không phải là bạn hoặc đối tác cùng phát triển, mà là một kẻ địch muốn thống trị thế giới.

 

Trong cuộc cạnh tranh kinh tế, Trung Quốc đang thắng thế. Chúng ta mất hơn 300 tỷ đô la hàng năm cho họ vì tình trạng thâm hụt thương mại, còn Trung Quốc sử dụng số tiền đó để xây dựng quân đội, cải thiện khả năng cạnh tranh và mua tài sản của chúng ta – ngày càng nhiều các công ty công nghệ và thậm chí cả các trang trại của chúng ta. Một báo cáo gần đây kết luận rằng các công ty và nhà đầu tư Trung Quốc có quyền kiểm soát đối với gần 2,400 công ty ở Hoa Kỳ. Bắc Kinh dám ra tay đánh cắp công nghệ, cài gián điệp và theo chủ nghĩa trục lợi (mercantilism), để xây dựng cái mà giới lãnh đạo Trung Quốc tin rằng sẽ là nền kinh tế thống trị thế giới.

 

Về mặt an ninh quốc gia, Trung Quốc là một cường quốc quân sự lớn và đang mở rộng nhanh chóng, và mục tiêu của họ là không chỉ có quân đội lớn nhất mà còn tinh vi nhất trên thế giới trong thập niên tới. Họ đang tăng cường vũ trang ở khu vực Biển Đông với tốc độ chưa từng thấy kể từ Thế Chiến II, xây dựng các tiền đồn quân sự ở Châu Phi cùng các nơi khác. Không chỉ vậy, Bắc Kinh còn đang gia tăng đáng kể kho vũ khí hạt nhân và ‘cắn chặt không buông’ các yêu sách lãnh thổ ở Ấn Độ, Philippines và Việt Nam. Dĩ nhiên, cũng phải kể đến những hăm he, đe dọa họ dành cho Đài Loan. Trung Quốc đã bắt tay với Nga trong một thỏa thuận hữu nghị “không giới hạn” và ‘lấp ló’ phía sau cuộc xâm lược Ukraine cũng là bóng dáng của họ. Họ có hẳn một chiến dịch sâu rộng để gây ảnh hưởng đến Hoa Kỳ, và chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp về phần lớn fentanyl (một loại thuốc phiện tổng hợp rất mạnh được sử dụng làm thuốc giảm đau) đang ăn mòn cộng đồng chúng ta.

 

Các công ty, tập đoàn Trung Quốc đã thu mua nhiều tài sản chiến lược ở Châu Á, Châu Âu và Nam Mỹ. Nước này đang độc quyền các vật liệu chiến lược quan trọng như đất hiếm, lithium và coban.

 

Nếu nói tới đây, ‘máu hiếu chiến’ của Trung Quốc còn chưa rõ ràng, thì hãy nhìn vào các bản dịch thẳng thắn (candid translations) của các tài liệu trong Đại Hội Toàn Quốc Lần Thứ 20 của Đảng Cộng Sản TQ vào tháng 10, sẽ thấy họ đã giảm bớt các cụm từ như “hòa bình và phát triển” (peace and development) và ưa sử dụng các cụm từ như “chuẩn bị cho cơn bão” (preparing for the storm) và “tinh thần đấu tranh” (the spirit of struggle).

 

Hoa Kỳ cần đặt mục tiêu là tiếp tục các hoạt động thương mại và kinh tế có lợi và ngăn cản những cái không có lợi cho mình. Ví dụ, thương mại nông sản, nguyên liệu thô và một số mặt hàng tiêu dùng và dược phẩm có thể cùng có lợi. Máy tính, xe hơi và thiết bị viễn thông thì không được nhập cảng vào Hoa Kỳ.

 

Mục tiêu của chiến lược tách rời này rất đơn giản – có đi có lại. Đó chính xác là những gì Trung Quốc làm với chúng ta. Trung Quốc luôn không cho phép Hoa Kỳ được tiếp cận bình đẳng với thị trường của họ và đã theo đuổi chính sách độc lập về công nghệ trong nhiều thập niên. Trung Quốc có chính sách “canh tân bản địa” (indigenous innovation) bắt đầu từ năm 2006, và “Made in China 2025” được công bố vào năm 2015. Báo cáo của Đại Hội Toàn Quốc Lần Thứ 20 gần đây cũng kêu gọi Trung Quốc “tăng cường an ninh và khả năng phục hồi chuỗi cung ứng công nghiệp của riêng Trung Quốc.”

 

Chiến lược tách rời có một số khía cạnh. Đầu tiên, chúng ta nên dần dần áp đặt thuế quan đối với tất cả hàng nhập cảng của Trung Quốc vào Hoa Kỳ cho đến khi chúng ta cân bằng được thương mại.

 

Thứ hai, Hoa Kỳ cần tự gỡ rối ngành công nghệ của mình. Cụ thể, chúng ta phải tăng cường các biện pháp kiểm soát xuất cảng, để hạn chế hơn các loại công nghệ được phép xuất cảng và để kiểm soát được nó sẽ rơi vào tay ai. Chúng ta cần ngừng hội nhập các ngành công nghiệp tiên tiến của mình bằng cách không khuyến khích đặt dây chuyền sản xuất công nghệ cao của Hoa Kỳ tại Trung Quốc, và ban hành nhiều chính sách hơn như Đạo Luật CHIPS cũng như các chính sách pháp lý và thuế thông minh, để đảm bảo rằng công nghệ tiên tiến luôn ở trong nước hoặc ở trong tay các đồng minh.

 

Chúng ta nên hỗ trợ cho các công ty Hoa Kỳ khi họ bắt đầu nhận ra gánh nặng của việc phụ thuộc vào sản xuất của Trung Quốc. Ví dụ, Apple được cho là đã quyết định chuyển một số hoạt động sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc. Công ty cho biết họ sẽ tìm đến các nước Châu Á khác, đặc biệt là Ấn Độ và Việt Nam, để lắp ráp một số sản phẩm của Apple. Tương tự, Microsoft và Google cũng đang chuyển một số hoặc toàn bộ việc sản xuất bảng điều khiển Xbox và điện thoại Pixel. Amazon đang cho sản xuất nhiều thiết bị FireTV ở Ấn Độ.

 

TikTok và các nền tảng truyền thông xã hội nhăm nhe khai thác dữ liệu của công dân Hoa Kỳ nên bị đóng cửa, bởi vì chúng đóng vai trò tuyên truyền để tác động đến dư luận công chúng ở Hoa Kỳ.

 

Trung Quốc có một số quy định công nghệ nghiêm ngặt bậc nhất thế giới. Không thể đầu tư quy mô lớn vào Trung Quốc mà không có sự chuẩn thuận của chính phủ; chính phủ Trung Quốc gần như chắc chắn chuẩn thuận tất cả các khoản đầu tư ra nước ngoài (outbound investment) nhắm vào Hoa Kỳ. Chính sách này của đất nước họ là điều mà cựu thủ tướng Úc và chuyên gia về Trung Quốc Kevin Rudd gọi là “tách rời khỏi các đặc điểm Trung Quốc.”

 

Cuối cùng, cần phải hạn chế đầu tư của Hoa Kỳ vào Trung Quốc và đầu tư của Trung Quốc vào các ngành công nghiệp của Hoa Kỳ. Đầu tư của Hoa Kỳ ở Trung Quốc sẽ củng cố nền kinh tế và quân sự của họ, đồng thời dẫn đến việc chuyển các chuỗi cung ứng quan trọng ra nước ngoài; trong khi các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Hoa Kỳ thường dẫn đến hậu quả là chúng ta bị mất công nghệ và dữ liệu nhạy cảm. Điều này sẽ ngăn cản sự hội nhập kinh tế và tăng tính khả dụng của nguồn vốn (availability of capital) ở trong nước và ở phương Tây. Không được phép đầu tư theo bất kỳ hướng nào, trừ khi việc đó giúp củng cố cho đất nước Hoa Kỳ, chứ không chỉ làm giàu cho một số cá nhân Hoa Kỳ.

 

Committee on Foreign Investment – một cơ quan kiểm soát trong Bộ Tài Chánh – cần được mở rộng thêm để không chỉ bị bó buộc trong các mối lo ngại về an ninh quốc gia mà còn có thể xem xét các hậu quả kinh tế khác. Năm ngoái, U.S.-China Economic and Security Review Commission đã khuyến nghị trong báo cáo thường niên trước Quốc Hội rằng Hoa Kỳ nên thông qua một chương trình sàng lọc đánh giá liên ngành tương tự đối với các hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm vào Trung Quốc. TNS Bob Casey, Đảng Dân Chủ Pennsylvania, và John Cornyn, dân cử Đảng Cộng Hòa Texas, đã đưa ra một dự luật về vấn đề này. Điều này là cần thiết.

 

Thời Trump, Hoa Kỳ đã bắt đầu tách rời (decoupling) bằng cách áp đặt hàng tỷ đô la thuế quan theo Section 301 đối với hàng nhập cảng của Trung Quốc – một điều luật cho phép hạn chế thương mại nước ngoài gây ra gánh nặng bất công cho Hoa Kỳ – và mở rộng kiểm soát xuất cảng. Chúng ta đã nhận ra mối đe dọa và đã có hành động.

 

Chính sách đó đã được mở rộng dưới thời Tổng thống Biden: chính quyền của ông giữ nguyên các mức thuế quan, mở rộng hơn nữa các biện pháp kiểm soát xuất cảng, và sẽ thực hiện theo các điều khoản của Đạo Luật CHIPS. Cả thuế quan lẫn kiểm soát xuất cảng đều không có tác động tiêu cực đáng kể đối với nền kinh tế Hoa Kỳ.

 

Nhưng quá trình đưa ngành sản xuất trở lại Hoa Kỳ đã bắt đầu và Trung Quốc cũng đang dần tách rời kinh tế với chúng ta. Chúng ta nên làm tất cả những gì có thể để tránh đối đầu quân sự, cũng như cần phải tiếp tục đối thoại và hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực đôi bên cùng có lợi.

 

Nhưng chúng ta cũng phải đơn phương hành động để bắt đầu chiến lược tách rời. Không thể trốn chạy mãi sự thật về Trung Quốc. Chần chừ không hành động dứt khoát lúc này là việc không thể tha thứ được. Đó là xao lãng, cẩu thả với đất nước.

 

Việt Báo phỏng dịch theo bài viết “The U.S. Needs to Change the Way It Does Business With China” của Robert E. Lighthizer, được đăng trên trang NYTimes.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ Taiwan News: Bộ Quốc Phòng Đài Loan cho biết tính đến 6 giờ sáng thứ Hai (26/12), 71 máy bay quân sự và 7 tàu hải quân của PLA đã xuất hiện xung quanh Đài Loan, một con số kỷ lục... ✱ Global Times: PLA áp dụng biện pháp quân sự nhằm răn đe trực tiếp và mạnh nhất đối với các lực lượng ly khai chủ trương một "Đài Loan độc lập" - Người dân Hoa lục muốn cuộc chiến nổ ra ở eo biển Đài Loan để thống nhất đất nước Trung quốc...
Bất ngờ, tôi mới nhận ra rằng GS Nguyễn Bá Chung cũng là một nhà thơ. Bởi vì một thành kiến tôi có từ lâu, một học giả thường không làm thơ. Trước giờ tôi vẫn nghĩ rằng GS Nguyễn Bá Chung là một nhà giáo, một nhà nghiên cứu, và là người dịch sang tiếng Anh nhiều bài thơ thời Lý, Trần và thời Lê, Nguyễn --- và đó là những gì tôi từng chú ý nhất, khi đọc hai bản Anh dịch của họ Nguyễn: tập “Ly Tran Zen Poems” (nxb Văn Hóa Sài Gòn, 2005, tái bản 6/2007) và “Le Nguyen Zen Poems” (nxb Hội Nhà Văn 6/2019). Lúc đó, tôi không chú tâm về những sách khác do GS Nguyễn Bá Chung (NBC) dịch, như tiểu thuyết, truyện, thơ… Và rồi một bất ngờ, khi tôi khám phá ra Nguyễn Bá Chung cũng là một nhà thơ rất mực lãng đãng Thiền học, thơ mộng tột vời.
Các tổ chức viện trợ quốc tế cung cấp thực phẩm quan trọng và các hỗ trợ khác cho người dân Afghanistan đã ngừng hoạt động và nói rằng họ sẽ không quay trở lại cho đến khi Taliban cho phép phụ nữ quay lại làm việc. Cuối tuần qua, Taliban đã thêm các nữ nhân viên NGO vào danh sách ngày càng dài những nơi mà phụ nữ bị cấm làm việc, bao gồm các trường đại học và các công việc trong khu vực tư nhân.
HOA KỲ – CEO của SpaceX, Elon Musk, cho biết công ty sắp đưa 100 bộ Internet vệ tinh Starlinks đi vào hoạt động ở Iran, theo tin từ Reuters. Elon Musk cho biết trong một tweet: “100 starlinks đang được đưa vào hoạt động ở Iran.”
Người A Phú Hãn đã khóc khi nhận được những món quà tình nghĩa của các thành viên trong cộng đồng Việt Nam lúc họ đến định cư tại Orange County. Từ những chiếc TV, tủ lạnh, đến xe cộ, quần áo, tiền bạc, công ăn, việc làm v..v.., thậm chí tôi còn biết, cô con gái của một vị cố đại tướng VNCH, đã đem cả gia đình, gồm vợ và 2 đứa con nhỏ của một người lính biệt kích Afghans về sống chung trong ngôi nhà xinh đẹp của cô tại thành phố Huntington Beach, CA. Tất cả những việc làm cùng thành quả nói trên đã là những món quà tốt đẹp để chúng ta hãnh diện chia sẻ với bất cứ ai khi họ muốn tìm hiểu.
Đất nước Haiti ngày càng điêu tàn, tài nguyên bị phá sạch, đất đai bạc màu dần. Những người lãnh đạo vơ vét tất cả những gì có thể vơ vét được còn nhân dân Haiti thì rơi xuống tận cùng của khốn khó...
Một năm có 365 ngày, nhưng ngày nào đảng CSVN cũng phải đối phó với các chứng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và tham nhũng, tiêu cực. Những vi trùng này không chỉ có trong nội bộ đảng mà đã lan qua “lực lượng võ trang nhân dân”, đặc biệt là Quân đội và Công an, và trong toàn xã hội...
Trung Quốc đại lục đang trải qua đợt bùng phát COVID-19 lớn đầu tiên kể từ khi đại dịch bắt nguồn từ đó 3 năm trước với ước tính 250 triệu người bị nhiễm vi khuẩn coronavirus trong 20 ngày đầu tiên của tháng khi chính sách "zero COVID" đã kết thúc.
MOSCOW – Tổng thống Vladimir Putin cho biết trong một cuộc phỏng vấn, Nga sẵn sàng đàm phán với tất cả các bên liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine nhưng Kiyv và các nước phương Tây đã từ chối, theo Reuters.
PARIS – Công tố viên Paris cho biết, can phạm bị buộc tội bắn chết ba người Kurd ở Paris đã thừa nhận với các nhà điều tra về “sự thù ghét người ngoại quốc,” tin từ Reuters.
HOA KỲ – Trận bão tuyết kinh hoàng đã làm tê liệt thành phố Buffalo, New York vào ngày Giáng Sinh, giao thông bị tắc nghẽn khiến nhiều người bị mắc kẹt trong xe, hàng ngàn ngôi nhà bị mất điện, số người chết liên quan đến thời tiết ngày càng tăng, theo Reuters.
Nhắc lại sự ra đời của Chúa Jesus trong chuồng bò, Đức Giáo Hoàng Francis đã quở trách những kẻ “tham lam” vì của cải và quyền lực mà làm hại những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả trẻ em, trong một bài giảng đêm Giáng sinh lên án chiến tranh, nghèo đói và chủ nghĩa tiêu dùng tham lam.
✱ TT Putin: “Mục tiêu của chúng tôi không phải là đẩy nhanh guồng máy xung đột quân sự, mà trái lại là chấm dứt cuộc chiến hiện nay” - "Chúng tôi sẽ cố gắng chấm dứt cuộc chiến này, và tất nhiên là càng sớm càng tốt." ✱ PNV/TBÔ John Kirby: Ông Putin "hoàn toàn không cho thấy dấu hiệu nào rằng ông ta sẵn sàng đàm phán" để chấm dứt chiến tranh - Ông Biden sẵn sàng đàm phán với ông Putin, nhưng chỉ khi nào nhà lãnh đạo Nga "thể hiện sự nghiêm túc về đàm phán"...
Tổng thống Joe Biden đã ký một dự luật quốc phòng trị giá 847 tỷ đô la trong đó có lệnh xóa bỏ chính sách cưỡng bách quân nhân phải tiêm vaccine ngừa COVID-19. Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng, được ký bởi Biden vào thứ Sáu, quy định rằng yêu cầu này sẽ bị bãi bỏ trong vòng 30 ngày kể từ ngày dự luật trở thành đạo luật, theo Politico đưa tin.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.