Hôm nay,  

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến – Mũ Tai Bèo

18/09/202221:15:00(Xem: 3002)

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến

tnt 1

 

Tôi đã trót có dăm ba lời về nón cối, mũ cối, và dép râu nên (lỡ trớn) cũng xin được thưa luôn, đôi câu, về cái nón tai bèo.

 “Theo một tài liệu, chiếc mũ tai bèo đầu tiên xuất hiện ở một đơn vị võ trang ta trong đêm Đồng Khởi (17-1-1960) ở Bến Tre. Dần dần chiếc mũ vải mềm, màu xanh, vành tròn, có làn sóng giống như những cánh bèo trên sông nước, càng được đông đảo các chiến sĩ giải phóng quân sử dụng.

Đến những năm 1966-1967, chiếc mũ tai bèo “dễ thương như một bàn tay nhỏ”, với nhiều tiện lợi ở một xứ sở nhiệt đới nắng lắm mưa nhiều, trong hoàn cảnh chiến trận cần cơ động, gọn nhẹ, đã được đưa vào hành trang của anh bộ đội Giải phóng. Nó chính thức nằm trong trang phục của Quân giải phóng miền Nam. Và từ đó, chiếc mũ tai bèo cùng đôi dép cao su cũng hiện lên trong thơ, văn, nghệ thuật, gần gũi, giản dị mà đầy tự hào, cao vợi.” (Đàm Chu Văn. “Nhớ Chiếc Mũ Tai Bèo.” Đồng Nai Online 13.11.2019).

Trí nhớ của tác giả đoạn văn thượng dẫn e có vấn đề, chứ thực sự thì cái mũ bèo nhèo này chưa từng bao giờ được ca tụng (“tự hào, cao vợi”) như nón cối hay dép râu cả. Lý do dễ hiểu vì nó không thuộc về lực lượng chính quy mà chỉ là trang phục dành cho đám binh lính Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (M.T.G.P.M.N) thôi. Chả những thế, cái mặt trận này đã chết. Vì chút “nhậy cảm chính trị” (hay cũng có thể là do “tế nhị”) nên không mấy ai muốn nhắc nhở (xa gần) gì đến sợi giây thừng trong một căn nhà đã có người bị treo cổ!

Thảng hoặc, mới thấy một vị quan chức cấp địa phương có cố gắng “nâng cấp” cái mũ tai bèo nhưng nỗ lực này – xem ra – cũng chả đến đâu. Ký giả Đoàn Nguyễn (Sài Gòn Tiếp Thị Online) tường thuật:

“Tại một hồ nước trên cánh đồng thuộc xã Đại Cường (Đại Lộc, Quảng Nam) có một pho tượng cô du kích đầu đội mũ tai bèo, vai mang súng. Bức tượng khi xây có thể là thạch cao trắng, nhưng bây giờ, người ta thấy đã loang lổ nhiều mảng đen.

Trong hồ nước, nông dân làm chuồng nuôi vịt. Qua mấy ngày mưa lũ, đàn vịt không còn, chỉ còn lại cái chuồng xiêu vẹo tả tơi. Một bác nông dân vác cuốc đi ngang dừng lại góp chuyện: “Mấy tháng trước, hồ nước sạch sẽ lắm, không ai dám thả vịt, thả cá, nước trong vắt. Nhưng từ khi thay Phật bà bằng cô du kích thì ra như ri đây”. Phật Quan Âm? Tôi ngạc nhiên và nhìn kỹ thì thấy có điều lạ là cô du kích này đứng trên… toà sen.

Trước đó, tuy cô du kích chưa bao giờ có chỗ đứng “ngang hàng” với Phật Quan Âm nhưng cũng chiếm được vị trí tương đối khá trang trọng trong tranh ảnh cổ động và sách báo của nhà đương cuộc Hà Nội. Cùng với những thành viên của lực lượng Dân Công Hỏa Tuyến hay Thanh Niên Xung Phong, họ luôn được xưng tụng là những bông hoa nở giữa chiến trường, bông hoa trên tuyến lửa, hoa lan trong rừng cháy …  

Sau khi chiến trường đã ngưng tiếng súng thì mọi hy vọng về một cuộc sống an lành (“đôi chim bồ câu trắng hẹn nhau về làng xưa”) cũng đều biến thành ảo vọng. Những bông hoa từng nở trên tuyến lửa đều héo úa trong các “xóm không chồng” giữa thời bình. Họ trở thành những con số không tròn trĩnh: không chồng, không con, không nhà, và không chế độ!

Họ chỉ được hưởng trợ cấp mỗi một lần thôi nhưng rất tượng trưng, và cũng rất muộn màng. Quyết định 290/2005/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ – Về Chế Độ, Chính Sách Đối Với Một Số Đối Tượng Trực Tiếp Tham Gia Kháng Chiến Chống Mỹ Cứu Nước nhưng chưa được Hưởng Chính Sách Của Đảng và Nhà Nước – ký ngày 8 tháng 11 năm 2005, quy định như sau:

Dân quân tập trung ở miền Bắc từ ngày 27 tháng 01 năm 1973 trở về trước, du kích tập trung ở miền Nam (bao gồm cả lực lượng mật) từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước do cấp có thẩm quyền quản lý đã về gia đình phải được hưởng trợ cấp một lần theo số năm thực tế tham gia dân quân, du kích tập trung, cứ mỗi năm được hưởng 400.000 đồng. Mức chi trả trợ cấp một lần thấp nhất bằng 800.000 đồng.

Những con số bạc bẽo và thảm hại này hoàn toàn tương phản với tâm tình chứa chan của những kẻ đã từng chiến đấu bên nhau, dù họ không hẳn đã là đồng đội cùng chung lực lượng hay đơn vị. Một cựu chiến binh tâm sự:

Sáng ngày 30-4-1975, sau khi Sư đoàn 10 (thuộc Quân đoàn 3) đánh chiếm xong một số mục tiêu đã định, ông Việt khi đó là Thượng sĩ, Tiểu đội trưởng Tiểu đội xe, thuộc Phòng hậu cần Sư đoàn 10, lái chiếc zeép (chiến lợi phẩm) có gắn máy thông tin 2W và rơ-moóc, đưa đồng chí Võ Khắc Phụng-Phó sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Sư đoàn 10 cùng một số sĩ quan chỉ huy tổ chức đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu ngụy.

Trên xe có một thiếu nữ độ 20 tuổi, gương mặt tươi sáng, đội mũ tai bèo, luôn luôn mang khẩu tiểu liên AK bên mình. Đó là nữ chiến sĩ biệt động Sài Gòn Nguyễn Thị Nết (biệt hiệu: Nguyễn Thị Trung Kiên, nguyên mẫu nhân vật Cô Nhíp trong bộ phim truyện cùng tên - bộ phim đầu tiên của điện ảnh miền Nam sau ngày giải phóng).

Theo sự dẫn đường thông minh, chủ động và linh hoạt của cô Nết, đội hình tấn công vừa vận động, vừa chiến đấu, vượt qua mọi trở ngại, thần tốc xốc tới…

Đã 40 năm trôi qua. Ông Việt và những người bạn chiến đấu ngày ấy … vẫn thường xuyên liên lạc, thông báo cho nhau chuyện vui, buồn. Những lúc như thế, các ông thường nhắc tới cô Nết, mong biết tin tức về người nữ biệt động xinh đẹp, gan dạ, mưu trí, dũng cảm và thông minh ấy… (Phạm Xưởng. “Cô Nhíp Đang Ở Đâu.” TIẾNG NÓI CỦA CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM – 01.06.2015).

Câu hỏi trên đã nhận được hồi đáp, qua một status ngắn của FB Văn Toàn, vào hôm 13 tháng 4 năm 2016:

Sáng ngày 29-4-1975, xe tăng của bộ đội Bắc Việt tiến vào cửa ngõ Sài Gòn theo hướng Tây bắc. Trên xe có một thiếu nữ độ 20 tuổi, gương mặt xinh đẹp, đội mũ tai bèo, luôn luôn mang khẩu tiểu liên AK bên mình dẫn đường cho bộ đội.

Đó là nữ chiến sĩ biệt động Sài Gòn Cao Thị Nhíp (tên hoạt động là Nguyễn Thị Trung Kiên,). Vốn thông thuộc đường xá, Cô Nhíp đã ngồi trên xe chỉ huy để hướng dẫn toàn đơn vị của Thiếu tá Bùi Quan Bùi Quang Đấng đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất. Sau này, đạo diễn Nguyễn Trí Việt của Hãng phim Giải Phóng đã dựa vào hình tượng này để dựng thành bộ phim “Cô Nhíp” khá nổi tiếng. Hiện nay bà Nhíp đã sang định cư tại thành phố Garden Grove, Nam California, Hoa Kỳ từ lâu và mang quốc tịch Mỹ với tên họ khác…  

 

tnt 2

 

Bên dưới thông tin thượng dẫn có không ít những lời lẽ vô cùng cay nghiệt:


Tung Thu Tran: Bà nầy ăn cơm quốc gia thờ ma cs!

Hoang Nam: Mẹ kiếp sao bà không chết cho rồi?

Kim Oanh Tran: Loài ký sinh trùng dơ bẩn ai biết bà ta ở đâu làm ơn thông báo để đồng bào tránh xa

Anh Nguyen Hung: Bên thắng cuộc mà cũng đu càng à, LOÀI VÔ SỈ.

Quyền Toàn Lâm: Thiên đường ko ở qua đó làm j chòi.


Bà Nhíp không phải là người duy nhất đã rời khỏi Việt Nam, và đã thay tên cùng quố́c tịch. Hơn nửa thế kỷ qua đã có vài triệu người bỏ đi như thế, và dòng người này chưa bao giờ ngừng lại cả. T.S  Phương Mai gọi đây là cuộc “tị nạn niềm tin.”

Cũng như bao nhiêu kẻ khác, khi niềm tin đã mất, bà Nhíp có toàn quyền thay đổi chính kiến và đổi thay nơi cư trú để tìm đến một nơi có cuộc sống an toàn và khả kham hơn. Chỉ có điều đáng tiếc (và đáng nói) là số nạn nhân của những cái nón tai bèo thì quá nhiều mà kẻ may mắn, có cơ hội làm lại cuộc đời, lại quá hiếm hoi – và dường như chỉ có mỗi một thôi!

 

– Tưởng Năng Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết các lực lượng Ukraine đã chiếm lại nhiều lãnh thổ ở Kherson, một trong những khu vực phía nam bị Nga tuyên bố đã sáp nhập, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Tư, 5 tháng 10 năm 2022.
Tổ Chức Các Nước Xuất Cảng Dầu Mỏ (Organization of the Petroleum Exporting Countries) và các đồng minh bao gồm cả Nga, được gọi là OPEC +, đã thống nhất cắt giảm mạnh sản lượng dầu, hạn chế nguồn cung cấp trong một thị trường vốn đã eo hẹp; quyết định này bị chính quyền Hoa Kỳ chỉ trích là thiển cận, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Tư, 5 tháng 10 năm 2022.
Jay Chen- ứng cử viên Dân Biểu Liên Bang Địa Hạt 45- đã có buổi trả lời phỏng vấn với Tiến Sĩ Đinh Xuân Quân về một số vấn đề mà cộng đồng gốc Việt quan tâm, trong khi kỳ bầu cử tháng 11 đã đến gần.
Tưởng Niệm vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm và nghe buổi thuyết trình đề tài : “Lối vào Pháp Tu Quán Âm” Đúng 10 giờ sáng, Chủ Nhật ngày 16 tháng 10 năm 2022
Quân đội Hàn Quốc và Hoa Kỳ đã tiến hành các cuộc tập trận bắn hỏa tiễn để đáp trả lại việc Bắc Triều Tiên phóng hỏa tiễn đạn đạo bay qua Nhật Bản, trong khi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cũng đang chuẩn bị họp về việc này, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Ba, 4 tháng 10 năm 2022. Bắc Triều Tiên đã phóng thử nghiệm một hỏa tiễn đạn đạo tầm trung (IRBM) bay ngang qua Nhật Bản, khiến chính phủ Nhật Bản phải gửi cảnh báo cho người dân tìm nơi trú ẩn.
Cựu Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ can thiệp vào cuộc chiến pháp lý của ông với Bộ Tư Pháp về vụ các tài liệu mật bị thu giữ từ dinh thự Mar-a-Lago, Florida, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Ba, 4 tháng 10 năm 2022.
Càng sống lâu, đảng Cộng sản Việt Nam càng chứng minh đã tàn lụi tư tưởng và cạn kiệt đường lối xây dựng đất nước và chỉnh đốn đảng. Bắng chứng này xuất hiện tại Hội nghị Trung ương 6/XIII ngày 03/10/2022, qua phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và 5 nội dung thảo luận...
Tổng thống Joe Biden dự định đề cử Phó Đô Đốc, Bác Sĩ Vivek H. Murthy, Tổng Y Sĩ Hoa Kỳ, làm đại diện của Hoa Kỳ trong hội đồng chấp hành của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Ba, 4 ttháng 10 năm 2022. Ông Murthy là tổng y sĩ của Hoa Kỳ thời Biden và dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama. Ông vẫn sẽ giữ vị trí đó trong khi đảm nhận vai trò trong WHO, nếu được Thượng Viện Hoa Kỳ chuẩn thuận.
Đức Phật dạy: Nhẫn-nại là đức-hạnh cao-thượng. Sự kiên nhẫn được coi là cao nhất, khó thực hành nhất, cũng là cao thượng nhất.
Xin có lời tâm sự, rằng trong lòng tôi vẫn luôn luôn là một đứa trẻ rất mực ngây thơ, nghĩa là, chưa bao giờ lớn cả. Nói cho đúng, tôi đã lớn dậy giữa rừng văn học cổ tích quê nhà, đã say mê đọc truyện cổ về những vị Bụt bay tới khi có ai đó gặp nạn và ngồi than khóc, đã miệt mài với những thần thoại tuyệt vời trong Kinh Phật… Và rồi, tôi tin rằng Đức Phật không bao giờ rời bỏ chúng sinh.
LA Times: Dân Biểu Steel Xúc Phạm Cựu Sĩ Quan Hải Quân Để Khai Thác Sự Ủng Hộ Của Dân Nhập Cư. ORANGE COUNTY, CA – Tờ báo Los Angeles Times đã đăng bài về những tở quảng cáo vận động tranh cử của Dân Biểu Michelle Steel, có những bức ảnh ghép về Sĩ Quan Hải Quân Hoa Kỳ Jay Chen, gọi ông ta không phải người Mỹ. Những tờ quảng cáo này được thiết kế để kích động các cộng đồng thiểu số, tìm cách đặt câu hỏi về lòng trung thành và di sản Đài Loan của một Thiếu Tá, trong một nỗ lực lố bịch nhằm đánh lạc hướng cử tri khỏi sự tham nhũng và hồ sơ bỏ phiếu tai hại của Steel.
Giải Nobel vật lý năm nay đã được trao cho 3 nhà khoa học --- Alain Aspect của Pháp, John F. Clauser của Mỹ và Anton Zeilinger của Áo --- cho công trình nghiên cứu về khoa học thông tin lượng tử (quantum information science) của họ.
Cựu tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đệ đơn kiện CNN về tội phỉ báng, yêu cầu bồi thường thiệt hại 475 triệu đô la, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Hai, 3 tháng 10 năm 2022. Trong đơn kiện được đệ trình lên Tòa U.S. District Court in Fort Lauderdale, Florida, Trump cho rằng đài CNN đã sử dụng ảnh hưởng đáng kể của mình với tư cách là cơ quan truyền thông hàng đầu để tấn công ông về mặt chính trị.
Bắc Triều Tiên đã phóng một hỏa tiễn đạn đạo qua Nhật Bản lần đầu tiên sau 5 năm, khiến chính phủ Nhật Bản phải gửi cảnh báo cho người dân tìm nơi trú ẩn và hoạt động tàu hỏa ở miền bắc bị tạm ngừng, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Hai, 3 tháng 10 năm 2022. Chính phủ Nhật Bản đã gửi cảnh báo cho người dân ở đảo Hokkaido và tỉnh Aomori, hai vùng phía bắc đất nước, tìm nơi trú ẩn an toàn. Theo đài NHK, người dân ở 2 nơi này nhận được tin nhắn vào khoảng 7:30 ngày 4 tháng 10 có nội dung: “Bắc Triều Tiên đã phóng hỏa tiễn. Xin hãy chạy đến các tòa nhà hoặc tầng hầm trú ẩn.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.