Hôm nay,  

Christian Nationalism là gì?

15/09/202220:01:00(Xem: 2940)
christian nationalism

Trong cụm từ "Christian Nationalism", chữ "Nationalism" là chính, chữ "Christian" bổ nghĩa cho chữ "Nationalism". Nationalism là chủ nghĩa dân tộc. Christian Nationalism là chủ nghĩa dân tộc của một dân tộc Thiên Chúa giáo (hay Cơ-đốc giáo). Xin rút gọn lại là "Chủ nghĩa dân tộc Cơ-đốc".

Chủ nghĩa Dân Tộc Cơ-đốc tin rằng nước Mỹ được xác định bởi Cơ-đốc giáo, và chính phủ nên thực hiện các bước tích cực để giữ nó theo cách đó. Những người theo chủ nghĩa dân tộc Cơ-đốc khẳng định rằng nước Mỹ đang và vẫn phải là một “quốc gia Cơ-đốc giáo”, không chỉ đơn thuần là một quan sát về lịch sử, mà là một chương trình cho những gì nước Mỹ phải tiếp tục trong tương lai.

Các học giả như Samuel Huntington cũng đưa ra lập luận tương tự: rằng nước Mỹ được định nghĩa bởi quá khứ “Anglo-Protestant" (Tin lành Anh lê) và chúng ta sẽ đánh mất bản sắc và sự tự do của mình nếu chúng ta không giữ gìn di sản văn hóa đó.

Những người theo chủ nghĩa dân tộc Cơ-đốc giáo không bác bỏ Tu chính án thứ nhất và không ủng hộ chế độ thần quyền, nhưng họ tin rằng Cơ-đốc giáo nên được hưởng một vị trí đặc quyền trong quảng trường công cộng. Thuật ngữ “chủ nghĩa dân tộc Cơ-đốc” mô tả chính xác những người theo chủ nghĩa dân tộc Mỹ, những người tin rằng bản sắc Mỹ không thể tách rời khỏi Cơ-đốc giáo.

Theo nghiên cứu của Baptist Joint Committee Study, Christian Nationalism có 5 niềm tin căn bản:

1) Mỹ là một quốc gia được thượng đế chỉ định theo Cơ-đốc giáo.

2) Những vị khai quốc công thần của nước Mỹ đã lập ra một quốc gia dựa trên các nguyên tắc Cơ-đốc giáo với những người đàn ông da trắng làm lãnh đạo.

3) Những người khác (người thổ dân da đỏ, người nô lệ Phi châu, người nhập cư, v.v...) đã chấp nhận nước Mỹ là một quốc gia Cơ-đốc giáo, và chấp nhận sự lãnh đạo của người da trắng.

4) Nước Mỹ có một vị trí đặc biệt không chỉ trong lịch sử thế giới mà còn trong Kinh thánh, đặc biệt liên quan đến sự trở lại của Chúa Ki-tô.

5) Không có sự tách biệt giữa chính phủ và tôn giáo.

Chủ nghĩa dân tộc Cơ-đốc có xu hướng coi những người Mỹ khác là công dân hạng hai. Nếu được thực hiện đầy đủ, nó sẽ không tôn trọng quyền tự do tôn giáo của tất cả người Mỹ. Trao quyền cho nhà nước để kiểm soát hành vi đạo đức bằng pháp luật. Việc này có nguy cơ quá đà, tạo ra một thứ pháp luật được sử dụng để chống lại Ki-tô hữu. Ngoài ra, chủ nghĩa dân tộc Cơ-đốc giáo là một hệ tư tưởng được thống trị bởi người Mỹ da trắng, do đó nó có xu hướng làm trầm trọng thêm sự phân biệt chủng tộc.


Chẳng có nơi nào được thượng đế chỉ định là một quốc gia Cơ-đốc giáo. Cũng không có bằng chứng là các nhà lập quốc muốn nước Mỹ là một quốc gia Cơ đốc giáo. Trong hiến pháp Hoa Kỳ không nhắc tới Chúa, không nhắc tới thánh kinh, không khuyên 10 điều răn. Mặc dù đa số các nhà lập quốc theo đạo Cơ-đốc và ước mong rằng tôn giáo sẽ làm cho con người hướng thiện và làm những điều lành. Thomas Jefferson và James Madison ủng hộ tự do tín ngưỡng và chủ trương chính phủ và tôn giáo biệt lập. Trong bản tuyên ngôn Tripoli, năm 1797, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã tuyên bố: "The government of the United States of America is not, in any sense, founded on Christian religion." (tạm dịch: Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, trong bất kỳ danh nghĩa nào, không được thành lập dựa trên Cơ-đốc giáo.)

Nước Mỹ, còn gọi là Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, là nơi hội tụ của nhiều sắc dân, nhiều tôn giáo. Người Mỹ yêu nước nhưng không trong khuôn khổ hẹp hỏi của một đảng phải, một sắc dân, hay một tín ngưỡng.

Chủ nghĩa dân tộc Cơ-đốc lấy tên của Đấng Cứu Thế cho một chương trình chính trị thế gian, tuyên bố rằng nó là chương trình chính trị cho mọi tín đồ chân chính. Điều đó là sai về nguyên tắc, bất kể chương trình nghị sự là gì, bởi vì chỉ có nhà thờ mới được phép công bố danh xưng của Chúa Giê-su và mang tiêu chuẩn của ngài vào thế giới.

Thậm chí nó còn tồi tệ hơn nếu chương trình chính trị ủng hộ một số sự bất công. Thí dụ như cấm ly dị hay cấm đồng tình luyến ái. Trong trường hợp đó, chủ nghĩa dân tộc Cơ đốc đang gọi cái ác là thiện và thiện là ác; nó đang lấy tên của Chúa Kitô như một chiếc lá vả để che đậy chương trình chính trị của mình, coi thông điệp của Chúa Giêsu như một công cụ tuyên truyền chính trị và nhà thờ như một người cổ vũ cho nhà nước.

Người Ki-tô hữu vẫn có thể là một người yêu nước và một tín đồ ngoan đạo. Họ làm việc để thúc đẩy các nguyên tắc của đạo Chúa, chứ không phải quyền lực hay văn hóa công giáo. Đó là điểm khác biệt chính giữa sự tham gia chính trị bình thường của người có đạo và chủ nghĩa dân tộc Cơ-đốc. Sự tham gia chính trị bình thường của Ki-tô hữu là khiêm tốn, yêu thương và hy sinh, bác bỏ định kiến ​​cho rằng họ được quyền ưu tiên hay có ưu thế lịch sử trong văn hóa Mỹ.

Nguyên Mai

Tài liệu tham khảo:
1) "What Is Christian Nationalism?" by Paul D. Miller on Christianity Today.
2) "Baptist leader speaks out: 'Christian nationalism is not Christianity'" on CNN.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Công ty xe taxi điện tử Uber sẽ hợp tác với National Research and Restoration Center của Bộ Văn Hóa Ukraine để giúp bảo vệ và bảo tồn các địa điểm và hiện vật văn hóa quan trọng có nguy cơ bị hủy hoại, thông qua một phiên bản đặc biệt của ứng dụng Uber có tên là Uber Restore.
Tin RFA, một tàu cá với 12 ngư dân Quảng Ngãi khi đang đánh bắt tại khu vực Trường Sa đã bị nhóm ba người nước ngoài dùng vũ khí khống chế cướp tài sản và một ngư dân Việt Nam bị bắn trọng thương. Mạng báo Người Lao động loan tin ngày 19/9 cho biết vụ việc xảy ra cách đây 10 hôm. Báo dẫn lại trình thuật của những nạn nhân trên tàu bị tấn công là QNg 90962TS.
Theo tin BBC ngày 20/9, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (Bộ đội Biên phòng An Giang) đã tiếp nhận 44 công dân Việt Nam do phía Campuchia trao trả. Theo thông tin ban đầu, đa số công dân Việt Nam trong nhóm này được giải cứu từ các casino hoạt động trá hình khu vực dọc biên giới Tây Nam. Đây là lần thứ ba biên phòng tỉnh An Giang tiếp nhận người Việt từ các casino ở Campuchia trở về nước, với tổng số khoảng 110 người.
Ukraine đã bắt đầu một năm học mới vào ngày 1 tháng 9 trong tình hình đất nước vẫn nằm trong cuộc chiến sinh tồn chống lại cuộc xâm lược của Nga. Đối với hàng triệu học sinh Ukraine, điều này có nghĩa là phải quay trở lại lớp học với viễn cảnh các bài học thường xuyên bị gián đoạn bởi tiếng còi của cuộc không kích. Các trường học không có hầm trú ẩn thích hợp cho cuộc không kích phải đóng cửa.
Trong một bài phát biểu trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, Tổng thống David Panuelo của chính quyền Micronesia cho biết Micronesia hiện đang có “quan ngại lớn” về quyết định của Nhật Bản khi họ đưa ra cái gọi là Hệ Thống Thanh Lọc Chất Lỏng Tân Tiến (Advanced Liquid Processing System – ALPS) để xả nước vào đại dương. Ông nói: “Chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ trước những mối đe dọa khó lường về ô nhiễm hạt nhân, ô nhiễm biển cả và cuối cùng là sự hủy diệt Lục địa Thái Bình Dương Xanh. Các tác động của quyết định này có tính chất xuyên biên giới và liên thế hệ. Là một nguyên thủ quốc gia của Micronesia, tôi không thể cho phép hủy hoại các nguồn tài nguyên đại dương hỗ trợ cho sinh kế của người dân chúng tôi.”
Các cố vấn của Cơ Quan Kiểm Soát Thực Phẩm Và Thuốc Men Hoa Kỳ (FDA) đã bỏ phiếu chống lại việc tung ra loại thuốc thử nghiệm của Spectrum Pharmaceuticals để điều trị cho bệnh nhân mắc một dạng ung thư phổi không thuộc loại tiểu tế bào (non-small cell lung cancer – NSCLC), theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Năm, 22 tháng 9 năm 2022.
BUSAN – Nhóm hàng không mẫu hạm Mỹ đã đến Hàn Quốc để cùng các tàu chiến Hàn Quốc tham gia một buổi tập trận biểu dương lực lượng, nhằm gửi cho Bắc Triều Tiên một thông điệp răn đe, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Năm, 22 tháng 9 năm 2022. Hàng không mẫu hạm hạt nhân Mỹ USS Ronald Reagan, tàu tuần dương mang hỏa tiễn dẫn đường USS Chancellorsville và tàu khu trục USS Barry, đã cập cảng một căn cứ hải quân ở thành phố cảng Busan, cách thủ đô Seoul 390 km về phía nam.
Nga sẽ bắt đầu kế hoạch sáp nhập khoảng 15% lãnh thổ Ukraine thông qua các cuộc ‘trưng cầu dân ý’ ở 4 khu vực do lực lượng Nga kiểm soát, một động thái mà phương Tây cho là vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và sẽ khiến chiến tranh leo thang đáng kể, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Năm, 22 tháng 9 năm 2022.
Thái tử Charles lên ngôi hôm thứ bảy 10/09/2022. Thứ bảy là ngày nghỉ nhưng nhà vua không phải nhơn dân lao động nên không cần nghỉ. Vì đang tang lễ Nữ Hoàng nên lễ lên ngôi của Thái tử khá đơn giản. Charles trong tang lễ thi hành những nghi thức với tư cách nhà vua vô cùng long trọng nhưng không vì thế mà uy tín của ông đối với dân Anh được nâng lên. So với Nữ Hoàng, ông khó sánh kịp. Cả với con trai của ông nữa, Hoàng tử William, người sẽ nối ngôi. Nhưng quan trọng là những khó khăn đang chờ ông trước mắt.
Đại Hội Đồng Liên Hiêp Quốc lần thứ 77 đã khai mạc tại New York hôm 20-9-2022, trong bối cảnh thế giới đối mặt với hàng loạt khủng hoảng, đang bị chia rẽ vì nhiều vấn đề: Cuộc chiến Ukraine, khủng hoảng khí hậu, mất an ninh lương thực, khủng hoảng năng lượng, và nạn dịch Covid-19 vẫn chưa chấm dứt...
Theo đại diện của Tổng thống Zelenskyy, Nga có gài gián điệp trong lĩnh vực quốc phòng của Ukraine, họ chuyển thông tin đến Moscow và cho phép Nga dự đoán các kế hoạch của Ukraine trên chiến trường. Fedir Venislavskyi nói trong một cuộc họp báo: "Chúng ta không thể đánh giá thấp kẻ thù. Thật không may, tình báo của họ gài nhiều điệp viên, kể cả trong lĩnh vực quốc phòng của chúng ta.
Một tổ chức think-tank có trụ sở tại Mỹ nhận định dựa trên hình ảnh vệ tinh, Bắc Triều Tiên có thể đang chuẩn bị ra mắt loại tàu ngầm mới được cho là có khả năng bắn hỏa tiễn đạn đạo, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Tư, 21 tháng 9 năm 2022. Các hình ảnh về nhà máy đóng tàu Sinpo South, trên bờ biển phía đông của Bắc Triều Tiên, từ ngày 18 tháng 9 cho thấy sáu sà lan và tàu tập trung xung quanh cảng xây dựng, theo 38 North, tổ chức chuyên quan sát Bắc Triều Tiên.
Lãi suất tăng đều đặn đã khiến người tiêu dùng và doanh nghiệp ngày càng tốn kém khi đi vay – để mua nhà, xe và các giao dịch hàng hóa khác. Và gần như chắc chắn sắp tới sẽ có thêm nhiều đợt tăng lãi suất nữa. Các viên chức FED được cho là sẽ phát tín hiệu lãi suất chuẩn có thể lên tới 4.5% vào đầu năm tới. Một chuỗi các đợt tăng lãi suất sẽ khiến nền kinh tế Mỹ có nguy cơ rơi vào suy thoái, đồng nghĩa với thất nghiệp, sa thải nhân viên và tạo áp lực lên giá chứng khoán. Bài này nêu lên những thắc mắc và trả lời thiết thực dành cho người tiêu dùng.
Trong quyết định dài 29 trang với lời lẽ cứng rắn, Tòa Phúc Thẩm Liên Bang Khu Vực 11 đã ngăn chặn một phần án lệnh của tòa cấp dưới, trong đó Thẩm phán Aileen Cannon tạm thời cấm Bộ Tư Pháp sử dụng các tài liệu mật trong cuộc điều tra hình sự của họ đối với Trump. Đối với lập luận của Bộ Tư Pháp cho rằng “Tòa liên bang có thể đã sai trong việc thực thi quyền tài phán khi cấm chính phủ Hoa Kỳ sử dụng các tài liệu mật trong cuộc điều tra hình sự, và đòi hỏi chính phủ phải giao nộp những tài liệu đánh dấu là ‘Classified’ cho một chuyên gia đặc biệt thẩm tra,” phán quyết của hội đồng 3 vị thẩm phán phán: “Chúng tôi đồng tình.”
Đẩy mạnh cuộc chiến chống lạm phát dài đăng đẳng, Cục Dự trữ Liên bang hôm nay đã tăng lãi suất cơ bản vào thứ Tư lên 3/4 điểm/phần trăm trong lần thứ ba liên tiếp, một tốc độ làm tăng nguy cơ suy thoái. Việc Fed đã thúc đẩy lãi suất ngắn hạn, ảnh hưởng đến nhiều khoản cho vay tiêu dùng và kinh doanh, lên phạm vi từ 3% đến 3,25%, mức cao nhất kể từ đầu năm 2008. Các nhà hoạch định chính sách cũng báo hiệu rằng vào đầu năm 2023, họ dự kiến sẽ có thêm một đợt tăng lãi suất cao hơn so với dự kiến hồi tháng Sáu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.