Hôm nay,  

4 Lý Do Tại Sao Các Luật Phá Thai Ở Hoa Kỳ Đi Ngược Lại Ý Muốn Của Đa Số Dân Chúng

02/09/202200:00:00(Xem: 3022)
abortion
Không chỉ riêng về vấn đề quyền phá thai, nhiều người thường thắc mắc tại sao chính sách công đôi khi không phù hợp với những gì công chúng mong muốn?

 

 

HOA KỲ – Ngày 2 tháng 8 năm 2022, các cử tri ở Kansas đã chọn chống lại việc lật ngược quyền phá thai theo hiến pháp của tiểu bang. Vài ngày sau, các nhà lập pháp Indiana đã quyết định cấm gần như tất cả các trường hợp phá thai.

Cả hai đều là các bang theo xu hướng bảo thủ, và đều ủng hộ nỗ lực tái đắc cử của cựu Tổng thống Donald Trump với tỷ suất gần giống nhau vào năm 2020: 56.1% - 41.5% ở Kansas và 57% - 41% ở Indiana. Vậy điều gì giải thích cho các kết quả khác nhau?

Câu trả lời là ở Kansas, cử tri trực tiếp quyết định kết quả. Ở Indiana, thì các nhà lập pháp là người ra quyết định. Sự khác biệt này có ý nghĩa quan trọng, bởi vì đối với các vấn đề gây tranh cãi như phá thai, cũng như trong các vấn đề nổi bật khác, các cơ quan lập pháp tiểu bang không phải lúc nào cũng đại diện cho mong muốn của công chúng, người dân trong tiểu bang của họ.

Một nhóm các khoa học gia về xã hội từ nhiều trường đại học đã thường xuyên thăm dò ý kiến của người dân Hoa Kỳ ở tất cả 50 tiểu bang kể từ tháng 4 năm 2020. Sau quyết định của Tối Cao Pháp Viện đảo ngược bảo đảm hiến pháp về quyền phá thai, cuộc thăm dò ý kiến đã phát hiện ra sự mất kết nối giữa làn sóng các luật mới hạn chế quyền tiếp cận phá thai của các tiểu bang và những mong muốn của người dân ở các tiểu bang đó.

Điều này đặt ra câu hỏi tại sao chính sách công đôi khi không phù hợp với những gì công chúng mong muốn. Dưới đây là 4 yếu tố giúp giải thích sự mâu thuẫn đó.

1.    Phân Chia Khu Vực Theo Quyền Lợi Đảng Phái (Gerrymandering)

“Gerrymandering”, hoặc hành động thu hút các khu vực bầu cử theo cách có lợi cho một đảng chính trị hơn đảng chính trị khác, góp phần vào các kết quả chính sách không phản ánh ý muốn của đa số cử tri. Nó còn có một tên gọi hoa mỹ khác: “thuật đẽo gọt bản đồ để thao túng bầu cử.”

Ở nhiều tiểu bang, các cơ quan lập pháp theo đảng phái thường thành lập các quận để tối đa hóa sự thống trị của đảng mình trong các cuộc bầu cử sắp tới. Ở North Carolina, mặc dù tỷ lệ phiếu bầu tổng thống là 50% - 49% vào năm 2020, cho thấy công chúng bỏ phiếu chia đều, một bản đồ bầu cử đề xuất bởi cơ quan lập pháp bang do Đảng Cộng Hòa kiểm soát, nếu được thực hiện, sẽ dẫn đến kết quả là Đảng Cộng Hòa có thể giành được 10 trong số 13 ghế Quốc Hội trong năm 2022.

Tại Illinois, Đảng Cộng Hòa đã giành được 41% số phiếu bầu tổng thống năm 2020. Tuy nhiên, bản đồ bầu cử được đề xuất - do Đảng Dân chủ vẽ - nếu được thực hiện, có thể chỉ mang lại cho Đảng Cộng Hòa 3 trong số 17 ghế Quốc Hội trong cuộc bầu cử năm 2022.

“Gerrymandering” có thể tạo ra các cuộc bầu cử trong đó ứng cử viên của một đảng sẵn sàng giành chiến thắng, dẫn đến các cuộc tổng tuyển cử không mang tính cạnh tranh, nơi mà tranh cử thực sự xảy ra chỉ trong cuộc bầu cử sơ bộ. Vì vấn đề phá thai đang phân cực mạnh mẽ giữa hai chính đảng (Dân Chủ và Cộng Hòa), nên “gerrymandering” có thể dẫn đến việc các viên chức được bầu không đại diện cho đa số cử tri về vấn đề này.

*Gerrymander ra đời lần đầu tiên vào năm 1812, khi thống đốc Elbridge Gerry của bang Massachusetts thông qua dự luật vẽ lại ranh giới các quận để được lợi thế bầu cử dành cho đảng của mình, Đảng Dân Chủ – Cộng hòa (là một trong hai chính đảng lớn của Mỹ vào thời kỳ đó, đảng còn lại là Đảng Liên Bang). Hình thù các quận bầu cử được vẽ lại nhìn kỳ quái đến mức nó trông giống như một con rồng lửa (salamander). Tờ báo Boston Gazette đã ghép tên Gerry vào chữ Salamander để tạo thành chữ “Gerrymander” như hiện nay.

2. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp và không đồng đều

Các chính sách ban hành bởi các chính phủ được bầu cử một cách dân chủ có thể không phản ánh được ý chí của những người mà họ đại diện nếu mọi người không – hoặc không thể – bỏ phiếu.

Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ, đặc biệt là ở cấp tiểu bang và địa phương, và trong những năm không bầu cử tổng thống, có thể rất thấp. Ví dụ, tỷ lệ cử tri đi bầu trong các cuộc bầu cử giữa kỳ kể từ năm 2002 chỉ đạt trung bình 42% số cử tri đủ điều kiện.

Sự đại diện của dân chủ đặc biệt bị bóp méo khi tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu vừa thấp vừa không đồng đều, với một số nhóm bỏ phiếu với số lượng đặc biệt thấp. Vào năm 2020, 70.9% cử tri người gốc da trắng đã bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống, so với 58.4% cử tri người không thuộc gốc da trắng, trong khi 76% người trường thành đủ điều kiện đi bỏ phiếu là từ 65 đến 74 tuổi, so với 51.4% những người từ 18 đến 24. Kết quả trong nền dân chủ Hoa Kỳ - thí dụ như các chính sách và quy định được thông qua - nghiêng về việc đại diện cho những người bỏ phiếu hơn là cho những người không bỏ phiếu, vì vậy các chính sách có thể trở nên thiên vị đối với những người không bỏ phiếu.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định bỏ phiếu, bao gồm việc mọi người có cảm thấy tiếng nói của họ quan trọng hay không; và ở một mức độ nhỏ hơn, việc bỏ phiếu có dễ dàng hay không. Hoa Kỳ có một lịch sử lâu dài về việc hạn chế quyền bầu cử và trong những thập niên gần đây, Tối Cao Pháp Viện đã làm suy yếu các luật đó. Tuy nhiên, trong thời kỳ hậu dân quyền, hầu hết các khoa học gia về chính trị đều kết luận rằng các luật hạn chế bầu cử không quan trọng bằng việc các cá nhân có nghĩ rằng lá phiếu của họ sẽ ảnh hưởng đến tiến trình chính trị hay không.

Tính đến nay, có nhiều tín hiệu trái chiều về việc liệu quyết định trong vụ Dobbs có thúc đẩy số cử tri đi bầu nhiều hơn hay không. Các cuộc thăm dò đã phát hiện ra rằng những người quan tâm nhất đến quyền phá thai sau phán quyết vụ Dobbs có xu hướng giữ thái độ ủng hộ quyền phá thai. Tuy nhiên, một cuộc thăm dò gần đây của Trường Post-Schar Washington cho thấy rằng những người quan tâm về quyền phá thai nhất lại không chắc chắn sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới, so với những người ít quan tâm hơn.



3. Thiết kế các thể chế chính trị của Hoa Kỳ

Các Vị Sáng Lập Hiến Pháp đã lo sợ về “sự chuyên chế của đa số.” Họ lo lắng rằng nền dân chủ thuần túy (direct democracy *) sẽ không ổn định, tàn bạo và cuối cùng thất bại trong bạo lực.

* Direct Democracy: Dân chủ trực tiếp, hay còn gọi là dân chủ thuần túy, là một hình thức chính quyền dân chủ trong đó các công dân của một quốc gia trực tiếp bỏ phiếu thông qua luật pháp của quốc gia đó thay vì bầu ra các đại diện để chấp thuận các luật đó. Dân chủ trực tiếp hiện đại đặc trưng bởi ba trụ cột chính là: Quyền đề xướng luật lệ, Trưng cầu dân ý (bao gồm cả trưng cầu dân ý bắt buộc, cho phép nhân dân bỏ phiếu phủ quyết sự ban hành pháp luật), Bãi nhiệm (bằng cách gửi kiến nghị hoặc trưng cầu dân ý cho phép nhân dân có quyền bãi nhiệm những người đã được bầu ra).

Ngược lại, một đoàn thể đại diện lớn bị ràng buộc bởi Hiến pháp, về mặt lý thuyết tạo ra một hệ thống trong đó các bên có ảnh hưởng sẽ chống lại lẫn nhau để ngăn chặn bất kỳ bên nào thống trị các bên khác. Hệ thống này nhằm bầu ra những người đại diện có lòng yêu nước, giác ngộ và dấn thân vì lợi ích cộng đồng nói chung hơn là nhân dân, và vì vậy cho nên hạn chế sự đại diện trực tiếp cho người dân.

Tuy nhiên, thiết kế của các vị sáng lập hiến pháp quốc gia về thể chế chính trị Mỹ cũng góp phần tạo ra sự lõng lẽo giữa người dân và chính sách công.

Thí dụ, người Mỹ không bỏ phiếu trực tiếp quyết định ai sẽ làm tổng thống. Họ bỏ phiếu cho các cử tri vào Đại Cử Tri Đoàn, những người này sau đó bỏ phiếu bầu tổng thống. Đại cử tri đoàn của mỗi tiểu bang tương đương với đại biểu quốc hội đoàn của tiểu bang. Bởi vì mỗi tiểu bang có hai TNS, bất kể dân số bang đó nhiều ít, các cá nhân ở các tiểu bang có dân số nhỏ có ảnh hưởng lớn hơn trong các cuộc bầu cử tổng thống và tại Thượng Viện Hoa Kỳ.

Với hệ thống đại cử tri đoàn, đôi khi các ứng cử viên tổng thống thua cuộc trong cuộc bỏ phiếu phổ thông trên toàn quốc nhưng lại thắng trong cuộc biểu quyết đại cử tri đoàn, thì vẫn thắng cuộc tổng thống. Sau đó, tổng thống bổ nhiệm các thẩm phán liên bang, nếu được Thượng Viện Hoa Kỳ chấp thuận, sẽ giữ chức vị trọn đời và có quyền đưa ra các phán quyết về tính hợp hiến của các vấn đề quan trọng của quốc gia, chẳng hạn như quyền được phá thai.

Trong số 6 vị thẩm phán tối cao pháp viện đã bỏ phiếu để lật ngược án lệ Roe v. Wade, có 3 vị được bổ nhiệm bởi một tổng thống đã thua trong cuộc bỏ phiếu trên toàn quốc, và 5 vị được xác nhận bởi đa số TNS đại diện cho một phần nhỏ dân số Hoa Kỳ.

Ngay cả trong trường hợp tổng thống là người chiến thắng cuộc biểu quyết đại cử tri đoàn và cũng chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu trên toàn quốc, thì một dự luật trước khi nằm trên bàn của tổng thống cũng phải qua được cửa ải của cả hai viện Quốc Hội. Mà theo quy định của Thượng Viện, việc ban hành hầu hết các đạo luật đòi hỏi phải có sự đồng ý của đa số TNS.

Sự kết hợp giữa thiết kế và quy tắc này có nghĩa là các quy trình lập pháp bị lệch về hướng bất động, bị động, đôi khi trái với ý muốn của đa số người dân.

4. Phân cực theo địa lý

Hoa Kỳ phân cực về mặt chính trị theo bản đồ địa lý, đặc biệt là giữa các tiểu bang và mật độ dân số. Các khu vực nông thôn có xu hướng ủng hộ Đảng Cộng Hòa và chống phá thai nhiều hơn so với khu vực thành thị.

Nguyên nhân cơ bản của sự phân cực theo địa lý này là ảnh hưởng của chính bản thân vị trí địa lý, bao gồm cả sự khác biệt về văn hóa xã hội địa phương, cũng như các mô hình nhân khẩu học tồn tại từ trước phản ánh sự khác biệt giữa các thành viên điển hình của hai bên.

Vì vậy, thí dụ, các trung tâm thành phố đô thị có xu hướng thu hút những người tương đối trẻ, có trình độ học vấn cao và đa dạng về sắc tộc, những người có xu hướng liên kết với Đảng Dân Chủ. Cư dân ở các vùng nông thôn thì có xu hướng là lớn tuổi, học vấn không cao và da trắng, tất cả các đặc điểm thường liên quan đến Đảng Cộng Hòa.

Các khu vực nông thôn và các bang có dân số nhỏ hơn có ảnh hưởng bầu cử nhiều hơn ở cấp quốc gia, đặc biệt là do các đặc điểm như Cử tri đoàn và số lượng TNS bằng nhau trên mỗi bang. Đổi lại, xu hướng đảng phái cấp quốc gia có thể ảnh hưởng đến các quyết định như bổ nhiệm tư pháp.

Trong trường hợp quyền phá thai, sự phân cực theo địa lý đã góp phần tạo ra sự khác biệt giữa các mong muốn của công chúng và các chính sách của chính phủ, khi trao quyền cho các cơ quan lập pháp của bang, mà các thành viên của bang thường chống phá thai mạnh mẽ hơn so với tổng số người dân của bang họ đại diện.

Hệ thống chính quyền của Hoa Kỳ được hình thành vào thế kỷ 18 từ sự thỏa hiệp giữa các bang nông thôn và thành thị với mức độ dân số tương đối khác nhau. Nó được thiết kế để ngăn chính phủ nhúng tay can thiệp những mong muốn của người dân nhưng cũng khiến việc thay đổi chính sách trở nên khó khăn, và đã dẫn đến việc các chính sách công không phản ánh được ý chí của đa số.

Các xu hướng gần đây như được mô tả ở trên đã làm trầm trọng thêm các khuynh hướng này. Phá thai chỉ đơn thuần là vụ việc mới nhất, và là một trong số các vấn đề gây tranh cãi nhiều hơn.

Việt Báo*

*Phỏng dịch theo bài viết của nhóm khoa học gia về xã hội Trường Harvard Kennedy, bao gồm Matthew A Baum, Marvin Kalb Giáo sư Truyền thông Toàn cầu & Giáo sư Chính sách Công; Alauna Safarpour, Nghiên cứu sinh sau tiến sĩ; và Kristin Lunz Trujillo, Nghiên cứu sinh sau tiến sĩ. Bài viết có tiêu đề “4 lý do tại sao luật phá thai thường mâu thuẫn với sở thích của đa số ở Hoa Kỳ, từ soạn thảo hiến pháp đến tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp,” được đăng trên trang TheConversation.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bão Fiona đổ bộ vào quần đảo Turks và Caicos như một cơn bão cấp 3 mạnh mẽ, mang theo mưa lớn và lũ lụt đe dọa tính mạng của cư dân, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Ba, 20 tháng 9 năm 2022.
Sau một đợt tấn công chớp nhoáng, quân Ukraine phải quyết định xem nên phòng thủ hay tấn công tiếp.
Chính quyền quân sự ở Myanmar đã không kích rồi đưa quân bộ chiến càn quét các khu vực dân sự trong đó có 1 trường học, làm chết ít nhất 13 người, trong đó có 7 trẻ em, theo lời các quan chức Liên Hiệp Quốc hôm thứ ba. Quỹ trẻ em LHQ, tức là UNICEF, cho biết cuộc tấn công xảy ra tại thị trấn Tabayin ở khu vực Sagaing của Tây Bắc Myanmar vào cuối tuần trước.
Văn Phòng Vận Động Tranh Cử Jay Chen- ứng cử viên Dân Biểu Liên Bang Địa Hạt 45- xin mời quí vị cư dân gốc Việt vùng Little Saigon ghi danh tham dự miễn phí ngày thực tập phỏng vấn thi quốc tịch 29 Tháng 09 2022.
Ukraine cho biết quân lính của họ đã tiến xa hơn về phía đông, tiến vào vùng lãnh thổ mà Nga rời bỏ gần đây, mở đường cho một cuộc tấn công nhắm vào khu vực Donbas, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Hai, 19 tháng 9 năm 2022. Lo lắng trước những thắng lợi gần đây của Ukraine, nhà lãnh đạo khu vực Donbas, chính quyền được Moscow hậu thuẫn, đã kêu gọi mở cuộc trưng cầu dân ý khẩn cấp.
Đội ngũ luật sư của cựu Tổng thống Trump đã từ chối đáp ứng yêu cầu giải thích rõ ràng các tuyên bố xung quanh việc giải mật các tài liệu bị tịch thu ở tư dinh Mar-a-Lago của ông hồi tháng trước, theo trang TheHill đưa tin ngày Thứ Hai, 19 tháng 9 năm 2022.
Ukraine cho biết quân lính của họ đã tiến xa hơn về phía đông, tiến vào vùng lãnh thổ mà Nga rời bỏ gần đây, mở đường cho một cuộc tấn công nhắm vào khu vực Donbas, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Hai, 19 tháng 9 năm 2022. Lo lắng trước những thắng lợi gần đây của Ukraine, nhà lãnh đạo khu vực Donbas, chính quyền được Moscow hậu thuẫn, đã kêu gọi mở cuộc trưng cầu dân ý khẩn cấp.
Truyện dài chống tham nhũng, lãng phí ở Việt Nam đã được thi hành từ Trung ương xuống địa phương, nhưng tham nhũng cứ trơ ra là vì sao? Thắc mắc này không phải đến thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới có mà từ khuya lắm rồi, ít nhất cũng từ khóa đảng VII thời ông Đỗ Mười làm Tổng Bí thư (28 tháng 6 năm 1991 - 26 tháng 12 năm 1997). Nhưng tại sao tình trạng này cứ kéo dài mãi và không có dấu hiệu suy giảm mà còn biến chứng, lan nhanh mặc dù nhà nước đã tung ra nhiều biện pháp phòng ngừa và chữa trị...
Pentagon sẽ tiến hành kiểm tra toàn diện việc sử dụng các tài khoản mạng xã hội giả để tham gia chiến tranh tâm lý. Theo các nhà nghiên cứu tại Graphika và Stanford Internet Observatory, Facebook và Twitter đã xác định và xóa bỏ hơn 150 tài khoản bị nghi ngờ do quân đội Hoa Kỳ điều hành vi phạm các chính sách...
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết các lực lượng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc quyết định tiến hành một cuộc xâm lược. Cho đến nay, đây là tuyên bố rõ ràng nhất của Biden về vấn đề này, và chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh phẫn nộ, theo trang Reuters đưa tin ngày Chủ Nhật, 18 tháng 9 năm 2022.
Tôi đã trót có dăm ba lời về nón cối, mũ cối, và dép râu nên (lỡ trớn) cũng xin được thưa luôn, đôi câu, về cái nón tai bèo...
Thống đốc Pedro Pierluisi cho biết, hòn đảo 3.3 triệu dân đã bị mất điện trước đó trong ngày 18 tháng 9 khi bão Fiona đến gần Puerto Rico. Ông nói: “Do ảnh hưởng của cơn bão, hệ thống điện hiện nay không hoạt động. Điều này thật thảm khốc. Chúng tôi đang ứng phó với trường hợp khẩn cấp,” và cho biết thêm rằng tình trạng lũ lụt đã được báo cáo ở nhiều khu vực khác nhau của hòn đảo.
Quân lính Ukraine đã tiến đến bờ phía đông của sông Oskil ở khu vực Kharkiv. Trong bài phát biểu tối Chủ Nhật, Zelenskiy thề sẽ tiếp tục gây áp lực lên Moscow. Ông nói: “Có lẽ một số người sẽ cho rằng, sau một loạt thắng lợi thì giờ đây chúng tôi tạm ngừng lại. Nhưng sẽ không có chuyện đó. Chúng tôi đã chuẩn bị cho những trận chiến tiếp theo. Vì Ukraine phải được tự do. Phải là như vậy.”
Vào sáng ngày Thứ Bảy 17/09/2022, tại khu Đền Thờ Đức Thánh Trần trên khu phố Bolsa- Trần Hưng Đạo thành phố Westminster đã diễn ra lễ Húy Nhật Đức Thánh Trần Hưng Đạo lần thứ 722.
Bạn ơi, -Kẻ trí tuệ ít lỗi lầm và khi phạm lỗi thì nhận biết và tu sửa. Kẻ ngu si không biết lỗi lầm và khi nhận biết thì biện minh mà không hề tu sửa. -Kẻ trí tuệ trước mọi sự việc đều tìm hiểu và phân tích lợi-hại. Còn kẻ ngu si chỉ nhìn thấy lợi mà không thấy hại. -Kẻ trí tuệ biết đo lường thời thế. Còn kẻ ngu si thì làm bừa, khi thất bại lại đổ lỗi cho Trời. Tức khí nhảy ra đâm chém dễ. Nhẫn nhục chờ thời khó, “Khảng khái cần vương dị. Thung dung tựu nghĩa nan.” (Lý Trần Quán Tiến Sĩ đời Lê Trung Hưng)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.