Hôm nay,  

“Espionage Act”: Không Cần Phải Là Gián Điệp Mới Vi Phạm Đạo Luật Gián Điệp

19/08/202200:00:00(Xem: 1744)
Espionage Act
 Mang tên là Đạo Luật Gián Điệp nhưng nó hiếm khi liên quan đến hoạt động gián điệp, và cũng không cần phải là gián điệp mới vi phạm Đạo luật này. (Nguồn: pixabay.com)

HOA KỲ – Việc lục soát tư dinh ở Florida của cựu tổng thống Donald Trump theo lệnh của tòa án liên bang đã tập trung sự chú ý vào Đạo Luật Gián Điệp năm 1917 (Espionage Act of 1917). Có một phần của luật được liệt kê là 1 trong 3 vi phạm tiềm ẩn của Trump mà Bộ Tư Pháp đang điều tra.

Trước đây, dưới thời chính quyền Obama, Đạo Luật Gián Điệp từng được áp dụng rộng rãi để trừng phạt những người tố giác và làm rò rỉ an ninh quốc gia. Bất kể được sử dụng để truy tố ai, nó đều làm dấy lên kinh hoàng và phẫn nộ. Dưới đây là một số điều cần lưu ý về Đạo Luật Gián Điệp.

Đạo Luật Gián Điệp hiếm khi liên quan đến hoạt động gián điệp

Khi quý vị nghe đến từ “tình báo,” (espionage) quý vị có thể nghĩ về gián điệp do thám (spy) và âm mưu “tầm cỡ” quốc tế. Thực tế thì cũng có một phần của đạo luật (18 U.S.C. section 794) là có liên quan đến hoạt động làm gián điệp cho các chính phủ nước ngoài, với mức hình phạt tối đa là tù chung thân.

Phần này của đạo luật được minh chứng rõ nhất qua việc kết tội Jonathan Pollard vào năm 1987, vì tội làm gián điệp và cung cấp thông tin tuyệt mật cho Israel; cựu sĩ quan Sở Tình Báo Trung Ương (Central Intelligence Agency) Aldrich Ames năm 1994, vì làm điệp viên hai mang cho KGB Nga; và cựu đặc vụ FBI Robert Hanssen năm 2002, bị bắt quả tang bán bí mật của Hoa Kỳ cho Liên Xô và Nga trong hơn 20 năm. Cả 3 người này đều nhận án chung thân.

Nhưng các vụ liên quan đến gián điệp rất hiếm. Chẳng hạn như trong cuộc điều tra Trump, thì đạo luật được áp dụng cho việc thu thập, sở hữu hoặc chuyển giao trái phép một số thông tin nhạy cảm của chính phủ.

Chuyển giao có thể có nghĩa là chuyển tài liệu từ một địa điểm được phép sang một địa điểm không được cho phép – nhiều loại thông tin nhạy cảm của chính phủ phải được lưu giữ trong các cơ sở an toàn. Đạo luật cũng có thể được sử dụng trong trường hợp từ chối yêu cầu của chính phủ về việc trả lại các tài liệu, thông tin này. Tất cả các hoạt động bị cấm trên thuộc một phần riêng biệt trong Đạo Luật Gián Điệp, và được sử dụng phổ biến hơn phần 18 U.S.C. section 794.

Không cần phải có một thế lực nước ngoài hỗ trợ mới bị coi là vi phạm

Cố ý sở hữu trái phép những thông tin, mà nếu chính phủ nước ngoài thu được có thể gây tổn hại đến lợi ích của Hoa Kỳ nói chung, là đủ để nhận một bản án 10 năm.

Những người ủng hộ Trump đang đưa ra những tuyên bố rằng việc chỉ sở hữu các tài liệu nhạy cảm của chính phủ có thể xem là hành vi vô hại. Những tuyên bố này không đúng. Lý do khiến Bộ Tư Pháp lo ngại theo Section 793 là nội dung nhạy cảm và mối liên quan với các thông tin quốc phòng, được gọi là “NDI.”

Một trong những vụ việc nổi tiếng nhất liên quan đến Đạo Luật Gián Điệp, là vụ “Wikileaks” – Julian Assange bị truy tố vì lấy và công bố các tài liệu bí mật về quân sự và ngoại giao vào năm 2010. Dù mục đích không phải là để giúp đỡ các chính phủ nước ngoài, nhưng nó liên quan đến việc gạ gẫm, chiếm đoạt, sở hữu và công bố trái phép các thông tin nhạy cảm mà có thể hữu ích cho các chính phủ nước ngoài.

Hai viên chức cấp cao của chính quyền Đảng Dân Chủ gần đây - Sandy Berger, cố vấn an ninh quốc gia thời Clinton và David Petraeus, giám đốc CIA dưới thời chính quyền Obama - đều nhận tội nhẹ trước nguy cơ bị truy tố theo Đạo Luật Gián Điệp.

Berger đã mang về nhà một tài liệu tuyệt mật – giấu trong vớ mang ở chân – vào cuối nhiệm kỳ của mình. Petraeus thì chia sẻ thông tin mật với một người không được cho phép vì những lý do không có liên quan gì đến chính phủ nước ngoài.

Đạo luật không chỉ là về những thông tin được phân loại

Một số tài liệu mà FBI tìm kiếm và đã tìm thấy trong cuộc lục soát tư dinh của Trump được xếp loại là “tuyệt mật” (top secret) hoặc “tuyệt mật – có chứa thông tin phân vùng nhạy cảm.” (Sensitive compartmented information – SCI *)

*Sensitive Compartmented Information – SCI: Thông tin phân vùng nhạy cảm là một loại thông tin được phân loại của Hoa Kỳ liên quan đến hoặc có nguồn gốc từ các nguồn, phương pháp hoặc quy trình phân tích tình báo nhạy cảm. Tất cả SCI phải được giữ và giải quyết trong các hệ thống kiểm soát truy cập chính thức do Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia thiết lập.

Cả hai cách phân loại thông tin trên (Top Secret và SCI) đều thuộc dạng đỉnh điểm nghiêm trọng.

Những thông tin thuộc loại “tuyệt mật – có chứa thông tin phân vùng nhạy cảm” là những thông tin thực sự gây tổn hại cho Hoa Kỳ nếu nó rơi vào tay nước ngoài.

Một giả thuyết được phe cánh của Trump đưa ra là chỉ cần giải quyết các tài liệu với tư cách là tổng thống, thì Trump có thể giải mật (declassified*) chúng một cách hiệu quả. Thực tế thì không dễ dàng như vậy – việc giải mật của tổng thống sẽ cần phải thực hiện theo Executive Order 13526 (Sắc lệnh 13526, được ban hành vào ngày 29 tháng 12 năm 2009 bởi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Đây là một trong một loạt các mệnh lệnh điều hành từ các Tổng thống Hoa Kỳ nêu rõ cách giải quyết những thông tin mật), phải có văn bản và hành động này phải xảy ra khi Trump là một tổng thống – không có chữ “cựu.” Nếu các tài liệu đã được giải mật, thì chúng phải được ghi chú như vậy.

          * Declassified: Giải mật – những thông tin được giải mật sẽ được xếp vào loại ngừng phân loại tối mật, thường theo nguyên tắc tự do thông tin. Thủ tục giải mật khác nhau tùy theo quốc gia. Các giấy tờ có thể được giữ lại mà không được phân loại là bí mật, và cuối cùng được phép công bố.
Và, cứ cho là các tài liệu đã được giải mật, dù sự thật có vẻ không đúng như vậy, thì Trump vẫn đang ở trong tình trạng phạm tội. Đạo Luật Gián Điệp áp dụng cho tất cả thông tin quốc phòng (National Defense Information – NDI), trong đó các tài liệu mật chỉ là một phần. Loại thông tin này bao gồm một loạt các thông tin nhạy cảm bao gồm thông tin về quân sự, năng lượng, khoa học, công nghệ, cơ sở hạ tầng và các rủi ro thiên tai quốc gia. Theo luật pháp và các quy định, các tài liệu NDI không được công bố công khai và phải được giải quyết dưới dạng thông tin nhạy cảm.

Công chúng không thể đánh giá vụ việc chỉ dựa trên thông tin mật

Những trường hợp liên quan đến thông tin mật hoặc NDI thì chắc chắn không phải những vụ mà ai cũng có thể phân xử được.

Không ai trong chúng ta được ngó qua các tài liệu được đề cập, và chúng ta cũng không nên làm vậy. Tại sao?

Bởi vì chúng là thông tin mật.

Ngay cả khi chúng ta có thể “dòm” qua những tài liệu đó rồi, chúng ta cũng sẽ không thể đưa ra đánh giá sáng suốt về tầm quan trọng của chúng, bởi vì chúng có liên quan đến những thứ khiến chúng được xếp loại là thông tin mật – chúng ta sẽ chỉ đưa ra những đánh giá phiến diện.

Ngay cả khi một vị thẩm phán nào đó trong một vụ kiện về Đạo Luật Gián Điệp có quyền xem xét hết tất cả các thông tin cần thiết để đánh giá bản chất và rủi ro của các tài liệu, thì điều đó cũng không quan trọng. Thực tế, tất cả các tài liệu mật hoặc được quy định là thông tin quốc phòng nhạy cảm mới là quan trọng.

Trong lịch sử, các vụ án liên quan đến Đạo Luật Gián Điệp đôi khi mang tính chính trị và hầu như sẽ luôn bị chính trị hóa.

Đạo luật Gián điệp năm 1917, được Quốc Hội thông qua 2 tháng sau khi Hoa Kỳ tuyên chiến chống lại Đức trong Thế Chiến I, khiến bất kỳ người nào can thiệp hoặc cố gắng phá hoại lực lượng vũ trang Hoa Kỳ trong một cuộc chiến tranh, hoặc bằng bất kỳ cách nào hỗ trợ cho các nỗ lực của kẻ thù của quốc gia. Theo các điều khoản của đạo luật, được Tổng thống Woodrow Wilson ký thành luật vào ngày 15 tháng 6 năm 1917, những người bị kết án về hành vi như vậy có thể bị phạt 10,000 đô la và 20 năm tù. Theo một điều khoản vẫn còn được áp dụng của đạo luật, bất kỳ ai bị kết tội cung cấp thông tin cho kẻ thù trong thời chiến có thể bị kết án tử hình. Luật pháp cũng cho phép xóa những tài liệu được coi là “có lý hoặc có tính chất gây hại” khỏi thư từ Hoa Kỳ.

Nhưng nó ngay lập tức được sử dụng để nhắm vào những người nhập cư, những người tổ chức lao động và những người cực đoan thiên tả. Nó là công cụ của các chính trị gia chống cộng thời Chiến Tranh Lạnh như TNS Joe McCarthy trong những năm 1940 và 1950. Vụ Julius và Ethel Rosenberg, bị xử tử vì chuyển bí mật nguyên tử cho Liên Xô, là vụ án nổi bật nhất trong thời đại đó.

Trong những năm 1960 và 1970, đạo luật được sử dụng để chống lại các nhà hoạt động vì hòa bình, bao gồm cả Daniel Ellsberg của Ngũ Giác Đài. Kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2001, các viên chức đã sử dụng đạo luật chống lại những người như Edward Snowden. Vì lịch sử này, đạo luật này thường bị chỉ trích vì cản trở quyền tự do ngôn luận và hoạt động chính trị của Tu Chính Án Số Một.

Sự phức tạp , những nguy cơ tiềm ẩn về an ninh quốc gia và những án tù ‘mọt gông’ của Đạo Luật Gián Điệp đã làm dấy lên nhiều xung đột chính trị. Những vụ việc liên quan tới đạo luật đều phức tạp và gây tranh cãi, cho nên, chúng ta cần kiên nhẫn và thận trọng trước khi đưa ra kết luận.
 
Nguồn: theo bài viết của Joseph Ferguson, Co-Director, National Security and Civil Rights Program, Loyola University Chicago; và Thomas A. Durkin, Distinguished Practitioner in Residence, Loyola University Chicago. Bài viết được đăng trên trang TheConversation.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Buổi ra mắt sách của nhà phê bình văn học Bùi Vĩnh Phúc hôm Chủ Nhật 21/4/2024 tại Nhà sách Tự Lực cũng là một cơ duyên để nhiều bạn văn gặp nhau, trong một thời đại thống trị của văn học Internet, khi không còn bao nhiêu sách giấy được xuất bản, và cũng không còn bao nhiêu buổi ra mắt sách giấy ngay giữa Quận Cam, California.
Một người đàn ông tên là Xiaolei Wu đã theo dõi và đe dọa một nữ sinh viên Trung Quốc tại đại học Boston sau khi cô này dán tờ rơi ủng hộ dân chủ đã bị Tòa Mỹ kết án 9 tháng tù liên bang và Wu sẽ bị trục xuất về TQ khi mãn hạn tù. Các công tố cho biết sau khi thiếu nữ dán tờ rơi thể hiện tình đoàn kết với người biểu tình ở Trung Quốc, Xiaolei Wu, 26 tuổi, đã cố gắng tìm ra địa chỉ của cô và đe dọa chặt tay cô trong một tin nhắn trên ứng dụng WeChat, theo CNN.
Tuần này trong mục “nói thêm”, Project Syndicate trò chuyện với GS Bùi Mẫn Hân, là Giáo sư về Công quyền học của trường Cao đẳng Claremont McKenna và là thành viên cao cấp không thường trú tại Quỹ Marshall Đức của Hoa Kỳ. Ông còn là tác giả của cuốn sách “The Sentinel State: Surveillance and the Survival of Dictatorship in China” (Nhà nước canh gác: Giám sát và sự sống còn của chế độ độc tài ở Trung Quốc).
Cuộc bầu cử Tổng thống 2024 chỉ còn hơn 6 tháng nữa, để giúp quý độc giả nắm được tình hình bầu cử, Việt Báo sẽ thường xuyên cập nhật các bài phân tích đáng tin cậy từ những nguồn thông tin uy tín. Các bài phân tích này dựa vào các cuộc thăm dò dư luận, các cuộc phỏng vấn với các chiến dịch và chiến lược gia, báo cáo, hoạt động của các chiến dịch, cũng như các khuynh hướng lịch sử và nhân khẩu học.
Thứ Năm (25/4), Đại học Nam California (University of Southern California, USC) cho biết sẽ hủy lễ tốt nghiệp ra trường năm nay, một tuần sau khi thông báo hủy bài phát biểu của thủ khoa khóa 2024 – một nữ sinh viên gốc Hồi Giáo, theo Reuters.
NEW YORK – Thứ Năm (25/4), trong phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ cựu giám đốc tờ báo lá cải National Enquirer David Pecker cho lời khai trước tòa rằng ông từng tranh cãi với Trump và luật sư cũ của Trump trước cuộc bầu cử năm 2016 về việc ai nên trả tiền để ‘bưng bít’ câu chuyện ‘bê bối tình dục’ của cựu Tổng thống, theo Reuters.
LHQ – Thứ Tư (24/4), tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Nga đã phủ quyết một nghị quyết do Hoa Kỳ soạn thảo có nội dung kêu gọi các nước ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang ngoài không gian, theo Reuters.
Phim cao bồi được tái hiện ở các sân trường, lớp học ở một tiểu bang. Khi những người biểu tình hô vang “Bàn tay của bạn dính máu”, Hạ viện tiểu bang Tennessee hôm thứ Ba đã thông qua dự luật cho phép một số giáo viên và nhân viên mang súng ngắn trong khuôn viên trường học. Đạo luật này trước đây đã được Thượng viện tiểu bang thông qua và tờ báo Tennessean loan tin rằng nó "gần như được đảm bảo sẽ trở thành luật trong vòng vài tuần"
Nhân chứng đầu tiên trong phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ cựu giám đốc David Pecker (báo lá cải The National Enquirer) thừa nhận đã sử dụng tờ báo lá cải của mình để ‘ém nhẹm’ những tin không hay về Trump để giúp ông đắc cử năm 2016, theo Reuters.
Một báo cáo của Liên hợp quốc công bố hôm thứ Ba nói rằng châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu trong năm 2023, với lũ lụt và bão đứng đầu danh sách các yếu tố gây thương vong và thiệt hại kinh tế. Các nhà khoa học cảnh báo về điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt vì biến đổi khí hậu do khí nhà kính do con người thải ra khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn. Trung Quốc là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới.
Các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng vô gia cư trong vụ kiện liên quan đến chính sách chống lối sống lang thang (anti-vagrancy) của một thành phố phía tây nam Oregon. TCPV sẽ xem xét, xác định tính hợp pháp của các luật mà nhiều địa phương áp dụng để cấm người vô gia cư cắm trại, dựng lều trên đường phố và công viên công cộng, theo Reuters.
Trong ngày đầu tiên của phiên tòa hình sự tại New York, xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ các công tố viên cho biết cựu Tổng thống đã vi phạm luật pháp và phá hoại quy trình bầu cử năm 2016 bằng cách cố gắng che giấu việc có quan hệ tình dục với một tài tử phim khiêu dâm. Trong khi đó, luật sư bào chữa tuyên bố Trump không phạm tội, theo Reuters.
Nhiều tháng qua, đảng Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ luôn tìm cách ngăn chặn việc tiếp tục viện trợ cho Ukraine, một dự luật mà tổng thống Joe Biden thúc giục thông qua lâu nay. Sau nhiều cuộc đàm phán giữa hai đảng, cảnh bế tắc tại nghị trường làm cho công luận thế giới càng bi quan hơn về triển vọng chiến thắng quân Nga trên chiến trường Ukraine...
Một học sinh trung học ở North Carolina đã bị truy tố tội hành hung sau khi bị camera ghi lại cảnh tát vào mặt một giáo viên trong một cuộc trao đổi mà học sinh này chửi mắng cô giáo bằng ngôn từ tục tĩu. Vụ này liên quan đến thiếu niên được ẩn danh vì là vị thành niên, xảy ra tại trường trung học Parkland ở Winston-Salem vào ngày 15 tháng 4, theo Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Forsyth (FCSO) cho biết trên Facebook.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.