Hôm nay,  

Giới thiệu tuyển tập “KÝ 3” của Đinh Quang Anh Thái

23/06/202217:09:00(Xem: 2608)

Giới thiệu tuyển tập “KÝ 3”

của Đinh Quang Anh Thái

 

Phan Tấn Hải

 
blank

Tuyển tập “KÝ 3” của Đinh Quang Anh Thái đã phát hành gần đây. Tuyển tập gồm những bài ghi lại tiếng nói của nhiều người có liên hệ tới dòng chảy lịch sử của quê nhà, và phần lớn là những người được gọi là dị kiến, hay những ý kiến nằm ngoài khu vực chính thống của nhà nước CSVN.
 

Đọc trang Mục Lục là có thể thấy những âm vang ngoài vòng chính thống, nhưng lại chính là tiếng nói chân thực phù hợp với suy nghĩ của đa số đồng bào.

- Vĩnh biệt bác Bùi Diễm;

- Dan Southerland, những phút cuối cùng của VNCH;

- Nguyễn Tú - "Phạm Xuân Ẩn làm gián điệp gây tai hại vô cùng cho đất nước".

- Nguyễn Thừa Du và Trần Thụy Ly - Biến động mi62n Trung 1965

- Lê Thị Ý - Ngày mai đi nhận xác chồng

- Tống Văn Công - Bước qua lời nguyễn

- Tô Hải - Hồi ký của một thằng hèn

- Thái - Bình

- Tiêu Dao Bảo Cự - Nửa đời nhìn lại

- Bùi Minh Quốc - Tiếng thét trong thơ

- Sinh hoạt văn học Miền Nam trước 1975 trong mắt: Võ Đắc Danh, Tuấn Khanh, Thúy Hà, Tống Văn Công, Nguyễn Thanh Bình, Trần Đĩnh, Kim Chi, Nguyễn Thị Hậu, Dương Thu Hương

- Nam Phương - Lời bạt.

.

Tuyển tập dày 248 trang. Trong Lời Ngỏ, Đinh Quang Anh Thái viết, trích: "KÝ 3 là một nén hương của tác giả thành kính tưởng nhớ những người đã khuất và cũng là tấm lòng đối với những người còn sống ẩn hiện trong cuốn sách."

Để độc giả có thể nhìn sơ lược nội dung sách, nơi đây chúng ta sẽ trích tiếng nói của vài tác giả được tác giả ĐQAT phỏng vấn.

.

Trường hợp nhạc sĩ Tô Hải (1927-2018), người đã viết cuốn "Hồi ký của một thằng hèn" – cũng là một điển hình cho nhiều trí thức gia nhập Đảng CSVN và rồi, khi tỉnh thức, đã rời bỏ Đảng CSVN. Nhạc sĩ Tô Hải tức Tô Đình Hải sinh năm 1927 tại Hà Nội. Bắt đầu học chữ và học nhạc tại các trường soeur Hà Nội, và sau khi đậu tú tài I chương trình Pháp, Tô Hải gia nhập Vệ Quốc Đoàn rồi trở thành đảng viên đảng Cộng Sản. Từ năm 1947, tên tuổi Tô Hải được nhiều người biết đến với các ca khúc Nụ Cười Sơn Cước, Trở Lại Đô Thành… Tô Hải viết nhiều, trên dưới 1,000 bản nhạc, nhưng như chính lời ông thú nhận, “hầu hết sáng tác của tôi là do ‘hèn’ nên nội dung chỉ là hát lên hát xuống các khẩu hiệu tuyên truyền.” Năm 1960, Tô Hải bỏ đảng Cộng Sản, ra khỏi quân đội. Sau năm 1975, ông vào Sài Gòn và năm 1986 về hưu non. Khi tác giả ĐQAT phỏng vấn, nhạc sĩ Tô Hải lúc đó là 83 tuổi. Cụ từ trần 7 năm sau đó.

Nơi đây chúng ta trích vài đoạn nơi trang 118-119 của tuyển tập “KÝ 3” khi nhạc sĩ trả lời tác giả Đinh Quang Anh Thái:

 

“ĐQAT: Thông thường, khi viết hồi ký, người ta có thói quen nói tốt về mình; riêng ông, ông lại viết rằng, đây là Hồi Ký Của Một Thằng Hèn; tại sao ạ?

Nhạc sĩ Tô Hải: Cuốn hồi ký này, chủ yếu tôi chỉ viết về sự hèn của tôi thôi. Hèn của tôi vì sống trong một xã hội mà suốt cả cuộc đời mình – cho tới khi về hưu – tôi mới dứt ra được. Trước kia, ăn lương của đảng và nhà nước, mình cứ phải viết những điều mình không muốn viết để tồn tại. Tôi cũng giống rất nhiều anh em khác, cuối đời mới thấy mình cần phải soi lại mình. Hành động soi lại mình này tôi đã làm từ 15-20 năm nay nhưng tôi không dám đưa ra ở trong nước, cho nên phải đưa ra ở ngoài nước. Nếu tại Việt Nam được tự do sáng tác, tự do xuất bản thì tôi in ở trong nước chứ tôi đâu phải đưa ra ngoài. Tới hôm nay, sách chưa ra mắt độc giả mà báo chí tại Việt Nam đã chửi tôi rồi. (Ho sù sụ). Tôi xin lỗi dạo này tôi hơi yếu nên hay ho và nói năng không lưu loát.

 

ĐQAT: Đọc hồi ký của ông, độc giả thấy ông vào lúc tròn đôi mươi đã nhìn lá cờ đỏ sao vàng như biểu tượng niềm tin của dân tộc, nhưng sau này ông nói rằng, cụ thân sinh ra ông từng bảo ông rằng “theo Cộng Sản mà thất bại trở về thì cụ thân sinh ra ông sẽ tống ra ngoài cửa”. Hẳn rằng lúc bấy giờ, cụ thân sinh ra ông đã ý thức được sự tác hại của Cộng Sản đối với đất nước?

Nhạc sĩ Tô Hải: Bố tôi lúc bấy giờ làm trong ngành bưu điện, nên ông có nhiều sách báo ở bên Tây gửi sang thành ra ông đọc được nhiều và tôi cũng đọc theo. Hai bố con chúng tôi có hai quan điểm rất đối lập nhau. Lúc bấy giờ, không chỉ riêng tôi, mà cả Vua Bảo Đại và các nhà cách mạng lão thành cũng đều thấy cái ông Nguyễn Ái Quốc sau đổi tên thành Hồ Chí Minh là người yêu nước chứ chẳng phải là Cộng Sản gì cả. Nhất là ông Hồ lại còn giải tán Đảng Cộng Sản Đông Dương và thành lập Chính phủ Liên hiệp với sự tham gia của nhiều người không Cộng Sản. Bố tôi thì bảo “mày bị lừa” và cũng chính câu nói của ông bố tôi đã đẩy tôi đi theo ngọn cờ đỏ sao vàng. Nói thật, đó là tự ái của tôi lúc bấy giờ mới 18 tuổi. Thế cho nên tôi tiếp tục theo Cộng Sản. Cho tới thời kỳ Cải cách Ruộng đất thì tôi vỡ mộng và tôi bắt đầu viết..." (ngưng trích)

.

Trong khi đó, trưởng thành trong khói lửa Miền Nam, có một nhà thơ độc đáo. Bài viết của ĐQAT về “Lê Thị Ý: Tác giả ‘ngày mai đi nhận xác chồng’” đã cho thấy một hình ảnh khác của cuộc chiến. Lúc đó là cuối thập niên 70, trong bối cảnh chiến tranh lên cao điểm, ca khúc “Tưởng Như Còn Người Yêu” do Phạm Duy phổ nhạc từ thơ của Lê Thị Ý. Nhà thơ Lê thị Ý xuất thân trong một gia đình văn nghệ. Người anh lớn là nhà thơ Vương Đức Lệ, người chị lớn là nhà văn Phượng Kiều và cô em gái là nhà văn Lê Thị Nhị. Lê Thị Ý làm thơ rất sớm, từ lúc còn học trung học và viết đều hơn khi theo gia đình vào Nam năm 1954. Tháng 11 năm 2010, nhân dịp từ California đi Virginia, tác giả Đinh Quang Anh Thái nói chuyện với nhà thơ Lê Thị Ý.

 

Trích nơi trang 71-72 của “KÝ 3” khi nhà thơ trả lời ĐQAT về duyên khởi bài thơ:

“Nhà thơ Lê Thị Ý: Lúc đó là năm 1970, tôi sống tại Pleiku. Thành phố nhỏ bé này vào giai đoạn chiến tranh khốc liệt, chỉ thấy lính, vợ lính, xe tăng, xe Jeep; hầu như không thấy gì khác nữa. Nhà tôi ở gần nhà xác của quân đội. Tôi chứng kiến cảnh biết bao các bà đi nhận xác chồng. Tôi thấy đàn bà, con nít đến lật cái poncho quấn xác để nhìn mặt người thân, cảnh đó khiến tôi đau đớn không chịu nổi. Rõ ràng nỗi đau của những người có chồng chết trận là nỗi đau của chính mình. Thành thật, tôi vô cùng xúc động và chính tôi sống bằng hình ảnh những người vợ lính, vợ sĩ quan khóc bên xác chồng. Nỗi buồn đau đó là nỗi buồn đau của mình..." (ngưng trích)

 

Bài thơ đó nơi đây, chúng ta ghi lại nửa sau bài thơ “Thương Ca 1”, với 10 dòng thơ cuối bài thơ (trang 74-75):

"...Dài hơi hát khúc thương ca

Thân côi khép kín trong tà áo đen

Chao ơi thèm nụ hôn quen

Đêm đêm hẹn sẽ chong đèn chờ nhau

Chiếc quan tài phủ cờ màu

Hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng

Em không thấy được xác chàng

Ai thêm lon giữa hai hàng nến trong?

Mùi hương cứ tưởng hơi chồng

Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai.”"

Trong khi giọng thơ Lê Thị Ý rất buồn, thơ của Bùi Minh Quốc rất mạnh mẽ. Tuyển tập “KÝ 3” ghi lại ngôn ngữ của nhà thơ này qua bài “Bùi Minh Quốc: tiếng thét trong thơ” nơi trang 189:

 

“Nhà thơ Bùi Minh Quốc đã nhiều lần uất ức gào lên trong thơ của ông:
 

Tổ quốc hỡi tình chi đau đớn mãi

Con yêu người, ngục tối nuốt trời xanh

Ôi tổ quốc vào tay quỷ dữ

Tiếng hát tự do uất nghẹn khắp thân mình.

 

và Bùi Minh Quốc cũng đã thét lên:

 

Đảng… chỉ tay,

Quốc Hội… giơ tay,

Mặt Trận… vỗ tay,

Chính Phủ… ra tay,

Doanh nghiệp nhà nước… ngửa tay,

Công an… còng tay,

Tội phạm… bắt tay,

Báo chí… chùn tay,

Trí thức… phẩy tay,

Đồng đội… cụt tay,

Quan chức… đầy tay,

Dân… trắng tay.

 

Vài dòng tiểu sử Bùi Minh Quốc được Đinh Quang Anh Thái ghi lại như sau, nơi trang 190:

“Bùi Minh Quốc còn có bút hiệu là Dương Hương Ly, sinh năm 1940 tại Hà Tây. Ông làm thơ ngay từ thủa nhỏ và nổi tiếng rất sớm. Bùi Minh Quốc và vợ là Dương Thụy Xuân Quỳ thuộc vào thế hệ của những người gắn liền với “huyền thoại” mà giới lãnh đạo cộng sản Hà Nội gọi là “các văn nghệ sĩ hy sinh cho cuộc kháng chiến chống Mỹ,” nhưng thực chất chỉ là cuộc xâm chiếm miền Nam, đưa cả nước quy về một mối dưới chế độ toàn trị của đảng cộng sản. Bà Dương Thụy Xuân Quỳ cũng là một nhà thơ nổi tiếng. Bà đã hy sinh trong chiến tranh, để lại một người con gái tên là Dương Ly Hương. Bùi Minh Quốc dùng tên con gái làm bút hiệu của mình.”

 

Thế hệ trẻ nghĩ gì? Tuấn Khanh là một người cầm bút nổi tiếng trong thế hệ trung niên, bản thân cũng là một nhạc sĩ, nhận định về văn học Miền Nam trước 1975 nơi trang trang 210-211, trích:

 

“…Văn hóa miền Nam bị giằng xé rách rưới, đứng giữ đống bùn lầy, vẫn mỉm cười kiêu hãnh, bất chấp đạo quân chiến thắng năm 1975 đã trút mọi căm thù lên bằng cách đốt, cấm, bắt cả những người viết sách đi tù.

Tôi được nghe rằng sau năm 1990, có một chỉ đạo từ Hà Nội, rằng những gì mà miền Nam đã có, nguồn lực của chế độ mới có thể thay thế, thì phải ra sức thay, để nhấn chìm văn hóa miền Nam vào quên lãng. Chẳng hạn như sách dịch: cuốn Hoàng Tử Bé, bản gốc Le Petit Prince của nhà văn Pháp Antoine De Saint-Exupéry do Bùi Giáng dịch được thay bằng bản mới là Hoàng Tử Nhỏ. Bố Già, nguyên tác The Godfather của Mario Puzo, bản dịch của Ngọc Thứ Lang, thì được thay bằng bản mới là Ông Trùm. Đỉnh Gió Hú, nguyên bản của Emily Bronté do Nhất Linh chuyển sang Việt ngữ thì thay bằng Đồi Gió Hú…

Rõ ràng, có một chủ trương muốn thay thế và cào bằng đối với văn học miền Nam, nhưng có vẻ như sức sống của một giai đoạn văn chương và tri thức của hai nền Cộng Hòa vẫn đứng vững. Những ấn bản được nhặt lên từ bùn lầy, bị xô giật rách rưới, vẫn tỏa sáng kỳ lạ đến tận hôm nay...." (ngưng trích)

 

Có nhiều thông tin trong tuyển tập “KÝ 3” của Đinh Quang Anh Thái để đọc, để quan tâm, để suy nghĩ. Đây là một tác phẩm nên đọc để thấy rằng có rất nhiều điều bất bình tại quê nhà, nơi có nhiều tiếng nói bây giờ chỉ được nghe ở hải ngoại.

 

Độc giả có thể mua sách qua mạng:

https://www.barnesandnoble.com/

với Keywords: “Ky 3” hoặc “Dinh Quang Anh Thai”.

 

Cũng có thể mua qua nhà sách Tự Lực:

14318 Brookshurt St.
Garden Grove CA 92843
Phone: 888-204-7749

.

 

 

 

 

 




Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
LHQ – Thứ Tư (24/4), tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Nga đã phủ quyết một nghị quyết do Hoa Kỳ soạn thảo có nội dung kêu gọi các nước ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang ngoài không gian, theo Reuters.
Phim cao bồi được tái hiện ở các sân trường, lớp học ở một tiểu bang. Khi những người biểu tình hô vang “Bàn tay của bạn dính máu”, Hạ viện tiểu bang Tennessee hôm thứ Ba đã thông qua dự luật cho phép một số giáo viên và nhân viên mang súng ngắn trong khuôn viên trường học. Đạo luật này trước đây đã được Thượng viện tiểu bang thông qua và tờ báo Tennessean loan tin rằng nó "gần như được đảm bảo sẽ trở thành luật trong vòng vài tuần"
Nhân chứng đầu tiên trong phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ cựu giám đốc David Pecker (báo lá cải The National Enquirer) thừa nhận đã sử dụng tờ báo lá cải của mình để ‘ém nhẹm’ những tin không hay về Trump để giúp ông đắc cử năm 2016, theo Reuters.
Một báo cáo của Liên hợp quốc công bố hôm thứ Ba nói rằng châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu trong năm 2023, với lũ lụt và bão đứng đầu danh sách các yếu tố gây thương vong và thiệt hại kinh tế. Các nhà khoa học cảnh báo về điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt vì biến đổi khí hậu do khí nhà kính do con người thải ra khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn. Trung Quốc là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới.
Các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng vô gia cư trong vụ kiện liên quan đến chính sách chống lối sống lang thang (anti-vagrancy) của một thành phố phía tây nam Oregon. TCPV sẽ xem xét, xác định tính hợp pháp của các luật mà nhiều địa phương áp dụng để cấm người vô gia cư cắm trại, dựng lều trên đường phố và công viên công cộng, theo Reuters.
Trong ngày đầu tiên của phiên tòa hình sự tại New York, xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ các công tố viên cho biết cựu Tổng thống đã vi phạm luật pháp và phá hoại quy trình bầu cử năm 2016 bằng cách cố gắng che giấu việc có quan hệ tình dục với một tài tử phim khiêu dâm. Trong khi đó, luật sư bào chữa tuyên bố Trump không phạm tội, theo Reuters.
Nhiều tháng qua, đảng Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ luôn tìm cách ngăn chặn việc tiếp tục viện trợ cho Ukraine, một dự luật mà tổng thống Joe Biden thúc giục thông qua lâu nay. Sau nhiều cuộc đàm phán giữa hai đảng, cảnh bế tắc tại nghị trường làm cho công luận thế giới càng bi quan hơn về triển vọng chiến thắng quân Nga trên chiến trường Ukraine...
Một học sinh trung học ở North Carolina đã bị truy tố tội hành hung sau khi bị camera ghi lại cảnh tát vào mặt một giáo viên trong một cuộc trao đổi mà học sinh này chửi mắng cô giáo bằng ngôn từ tục tĩu. Vụ này liên quan đến thiếu niên được ẩn danh vì là vị thành niên, xảy ra tại trường trung học Parkland ở Winston-Salem vào ngày 15 tháng 4, theo Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Forsyth (FCSO) cho biết trên Facebook.
California có thể tự hào với nền y tế hướng tới toàn dân của mình, với khoảng 15 triệu cư dân (tương đương 1/3 dân số) đang được hưởng Medi-Cal
Theo hai nguồn tin an ninh Iraq và một viên chức Hoa Kỳ, có ít nhất 5 hỏa tiễn đã được phóng từ thị trấn Zummar của Iraq nhắm tới một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở đông bắc Syria vào Chủ Nhật (21/4), theo Reuters.
Nhà báo Terry Anderson đã qua đời hôm Chủ Nhật (21/4), thọ 76 tuổi. Ông từng bị phiến quân Hồi Giáo bắt giữ gần 7 năm ở Lebanon, và trở thành biểu tượng cho tình cảnh khốn khó của các con tin người phương Tây trong suốt cuộc nội chiến 1975-1990 ở nước này, theo Reuters.
Lời Giới Thiệu: Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam thông báo sẽ tổ chức một cuộc họp tham vấn vào ngày 23/04/2024 tại thành phố Cần Thơ về Dự án Kênh đào Funan Techo. Việt Ecology Foundation xin giới thiệu một bài viết của BS Ngô Thế Vinh về Dự án đang gây nhiều tranh cãi này. Ông là người từ rất sớm gióng lên tiếng chuông cảnh báo về hiểm họa của các đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, đã viết nhiều bài khảo luận và là tác giả hai cuốn sách Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (2000) và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch (2007). Ông cũng được biết tới như một nhà hoạt động môi sinh bền bỉ từ ngót 30 năm nay, với mối quan tâm bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong và ĐBSCL.
Nhà văn, sử gia Nguyên Vũ - Vũ Ngự Chiêu đã ra đi. Tên khai sanh là Vũ Ngự Chiêu, sử dụng hai bút hiệu là Nguyên Vũ và Chính Đạo. Ông sinh ngày 6 tháng 10/1942 tại Hải Dương, VN, và từ trần ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi.
Donald Trump đã tung ra một loạt bài đăng trên mạng xã hội yêu cầu quyền miễn tố của tổng thống và đe dọa những người tiền nhiệm trước khi bước vào ngày thứ tư của phiên tòa hình sự hôm thứ Sáu. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ sẽ nghe các tranh luận vào tuần tới trong đơn kháng cáo của Trump đối với vụ truy tố về lật đổ cuộc bầu cử ở Washington, D.C.,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.